1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an

96 502 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 268,6 KB

Nội dung

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự lớnmạnh của các tổ chức tài chính - tín dụng và các tập đoàn kinh tế, khả năng ứngdụng rộng rãi công nghệ thông tin vào cuộc sống,

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngay từ khi mới xuất hiện, phân tích tài chính đã thu hút được sự quan tâmcủa các nhà quản trị Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự lớnmạnh của các tổ chức tài chính - tín dụng và các tập đoàn kinh tế, khả năng ứngdụng rộng rãi công nghệ thông tin vào cuộc sống, phân tích tài chính đã thực sựphát triển, được chú trọng và trở thành một công cụ đắc lực cho các nhà quản trịnhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Việt Nam phân tích tài chính phần nào vẫn còn khá mới mẻ Tuy nhiênvới sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với lĩnh vực tài chính tín dụng đãtạo điều kiện cho phân tích tài chính có được sự quan tâm của các nhà quản trị Nềnkinh tế thị trường phát triển nhanh chóng tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thứccho các doanh nghiệp Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế năng động nàycác doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của phân tích tài chínhcũng như thường xuyên vận dụng vận dụng vào tình hình thực tiễn của doanhnghiệp Từ đó nhận ra hững cơ hội cũng như thách thức trong hoạt động của đơn vị.Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu và quyết định tối ưu nhằm đạt cácmục tiêu hoạt động của doanh nghiệp

Chính vì vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là công việc cần nhằm nângcao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Phân tích tài chính sẽ cho thấy nhữngmặt mạnh, mặt yếu hiện tại của một doanh nghiệp và giúp nhận biết nhanh chóngnhững khu vực yếu kém trong quản trị tài chính hay trong hoạt động đầu tư củadoanh nghiệp

Cũng như phần lớn các công ty khác, công ty cổ phần vật tư nông nghiệpNghệ An chưa có một sự quan tâm đúng mức đến công tác phân tích tài chính Việcphân tích tài chính hiện nay của công ty chỉ mang tính chất báo cáo tổng kết đánhgiá sau một năm tài chính chứ không có ý nghĩa trong việc giúp các nhà quản lý đưa

ra các quyết định đúng đắn và thích hợp Chính vì thế đã phần nào hạn chế khả nănghoạt động của công ty Do đó, sau một thời gian thực tập tại công ty, em đã thấy

Trang 2

được sự cần thiết phải nghiên cứu đến vấn đề phân tích tài chính củưa công ty, và

em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

Mục tiêu nghiên cứu:

Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyếtđịnh Vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin về khảnăng thanh toán; tình hình sử dụng vốn; khả năng sinh lời của doanh nghiệp Ngoài

ra, phân tích tài chính doanh nghiệp cần phải cung cấp những thông tin về nhữngnhân tố ảnh hưởng đem đến thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh:

+ So sánh theo chiều dọc: so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước (cả về sốtuyệt đối và số tương đối) để thấy được chiều hướng biến động của chỉ tiêu phântích

+ So sánh theo chiều ngang: xem xét tỷ trọng từng chỉ tiêu so với tổng số

- Phương pháp đồ thị, biểu đồ: mô tả biến động của các chỉ tiêu một các trựcquan thông qua đồ thị, biểu đồ

Trong quá trình phân tích cần kết hợp các phương pháp phân tích để đạt đượchiệu quả cao, thông tin cung cấp được đầy đủ, rõ ràng

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi đề tài tập trung nghiên cứu là : phân tích thực trạng tài chính và cácgiải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty vật tưnông nghiệp Nghệ An

Về thời gian: năm 2011- 2012

Trang 3

Về nguồn số liệu: các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính năm

2011 và 2012 của công ty

 Kết cấu luận văn:

Nội dung chuyên đề ngoài lời nói đầu và phần kết luận, gồm có 3 chương:Chương 1: Một số lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp

Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính công ty cổ phần vật tư nông nghiệpNghệ An

Chương 3: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An

Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô,

đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo – Ts Nguyễn Thị Hà, cũng như sự chỉ bảo

của các anh chị Phòng Tài Chính – Kế toán của công ty vật tư nông nghiệp Nghệ

An Do thời gian thực tập và vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, chắc chắn đề tàikhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được thầy cô và các bạn đóng góp ýkiến để luận văn của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2013

Sinh viên: Doãn Hữu Công

Trang 4

CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được sử dụng

để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra đượccác quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được DN, từ đó giúp những đối tượngquan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của DN, qua đó có đượcquyết định phù hợp với lợi ích của chính họ

1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

Nền kinh tế càng phát triển thì tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏimỗi quyết định tài chính đưa ra đều phải được cân nhắc và cẩn trọng Do đó màphân tích TCDN ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế, đặc biệt

là các DN, các ngân hàng và các tổ chức cung cấp tín dụng

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của

DN Mỗi đối tượng lại quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau, nhưng tất

cả hướng đến mục tiêu chung đó là: nắm rõ tình hình tài chính của DN để đưa raquyết định đúng đắn có lợi cho mình Phân tích TCDN sẽ giúp cho các đối tượngquan tâm đạt được mục đích của họ

o Đối với nhà quản lý: là người trực tiếp quản lý DN

Phân tích TCDN sẽ đáp ứng được các mục tiêu sau:

• Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn

đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán vàrủi ro tài chính trong DN

Trang 5

• Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tìnhhình thực tế của DN, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận

• Phân tích TCDN là cơ sở cho những dự đoán tài chính

• Phân tích TCDN là một công cụ để kiểm tra kiểm soát hoạt động quản lýtrong DN

Phân tích TCDN làm nổi bật điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dựđoán là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ không chỉ chính sách tài chính

mà còn làm rõ các chính sách chung trong DN

o Đối với các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là những người giao vốn củamình cho DN quản lý Họ có thể là cổ đông, các cá nhân hoặc đơn vị DN khác Cácnhà đầu tư quan tâm đến những tính toán về giá trị của DN Thu nhập của các nhàđầu tư là thu nhập từ cổ phiếu bao gồm: tiền lợi tức cổ phiếu và giá trị tăng thêm(chênh lệch giá mua – bán) của vốn đầu tư do biến động giá trên thị trường, hay yếu

tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của DN Trên thực tế, các nhà đầu tư tiến hànhđánh giá khả năng sinh lời của DN, đánh giá triển vọng phát triển của DN và đánhgiá các cổ phiếu trên Thị trường tài chính Các yếu tố này tác động đến thu nhập củacác nhà đầu tư Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư là để đánh giá DN và ướcđoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo biểu tài chính, khả năng sinhlời, phân tích rủi ro trong kinh doanh

o Đối với người cho vay: Đây là những người cho DN vay vốn để đảmbảo nhu cầu xản xuất – kinh doanh Khi cho vay, họ phải biết chắc được khả nănghoàn trả tiền vay Thu nhập của họ là lãi suất tiền vay Do đó, phân tích tài chính đốivới người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng Tuy nhiên, có

sự khác nhau giữa khoản cho vay ngắn hạn và khoản cho vay dài hạn

• Đối với cho vay ngắn hạn: người cho vay quan tâm đến khả năng thanh toánnhanh của DN Hay đó chính là khả năng ứng phó của DN khi nợ vay đến hạn trả

• Đối với khoản cho vay dài hạn: người cho vay quan tâm đến khả năng hoàn

Trang 6

trả và khả năng sinh lời của DN mà việc hoàn trả vốn và lãi lại tùy thuộc vào khảnăng sinh lời này.

o Đối với những người hưởng lương trong DN: Thu nhập của nhữngngười hưởng lương trong DN là tiền lương được trả và tiền lời được chia (nếu họtham gia cổ phiếu của công ty) Thu nhập này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của DN Do đó, phân tích tài chính giúp họ định hướng việc làm ổnđịnh của mình, từ đó mà yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của

DN theo vị trí đã được phân công

o Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: phân tích tài chính sẽ giúp các cơquan Nhà nước đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt độngtài chính của DN về mức độ tuân thủ các chính sách, chế độ và quy định của Phápluật Từ đó, có thể phát hiện ra những gian lận, sai sót của DN, kịp thời có biệnpháp ngăn chặn và xử lý đích đáng đối với hành vi vi phạm của DN

1.1.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.

Phân tích hay đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp đó là tập hợp cácphương pháp phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thờigian qua và dự báo về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời gian tới Điềunày giúp cho nhà quản lý đưa ra được các quyết định chính xác, đồng thời nó cũnggiúp cho các đối tượng quan tâm đưa ra được các quyết định phù hợp

Phương pháp phân tích tài chính là các cách thức, kỹ thuật để đánh giá tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Từ những đánh giá đó giúp cho nhà quản trị đưa rađược các quyết định kinh tế tài chính phù hợp với tình hình của doanh nghiệp nhằmthực hiện được các mục tiêu đã đề ra Trong phân tích tài chính người ta thường sửdụng các phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp hệ số

- Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố

Trang 7

1.1.3.1 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nóichung và trong tài chính nói riêng Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý tớiđiều kiện so sánh cũng như kỹ thuật so sánh

* Về điều kiện so sánh:

- Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu để so sánh

- Các đại lượng hoặc chỉ tiêu khi đem ra so sánh với nhau phải có cùng nộidung kinh tế và cùng một tiêu chuẩn biểu hiện

* Về kỹ thuật so sánh:

- So sánh về số tuyệt đối: là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu

kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc

- So sánh về số tương đối: là việc xác định phần trăm số tăng (giảm) giữa thực

tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích

Khi phân tích báo cáo tài chính có thể sử dụng hai phương pháp là phân tíchtheo chiều dọc hoặc phân tích theo chiều ngang

- Phân tích theo chiều ngang: Là việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tươngđối của cùng một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính Qua đó thấy được sự biến động củatừng chỉ tiêu trong kỳ so sánh

- Phân tích theo chiều dọc: Là việc xem xét xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêutrong tổng thể qui mô chung Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêutrong tổng thể

1.1.3.2 Phương pháp hệ số

Hệ số tài chính được tính bằng cách đem so sánh trực tiếp (chia) một chỉ tiêunày với một chỉ tiêu khác để thấy được mức độ ảnh hưởng và vai trò của các yếu tố,chỉ tiêu này đối với chỉ tiêu, yếu tố khác

1.1.3.3 Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài

Trang 8

chính (phương pháp phân tích Dupont)

Mức độ sinh lời vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp là kết quả tổng hợp củahàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của nhà quản trị Để thấy được mốiquan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm với mức sinh lờicủa doanh nghiệp người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó.Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ đã thiết lập và phân tích mối quan hệ tương tác giữacác hệ số tài chính Phương pháp này có tính ứng dụng rất cao trong thực tiễn

Ngoài ra trong phân tích kinh tế tài chính người ta còn sử dụng các phươngpháp phân tích khác như phương pháp phân tích liên hoàn, phương pháp đồ thị,

phương pháp hồi qui

1.1.4 Tài liệu phân tích

Các thông tin tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua các báo cáo sau:

- Bảng cân đối kế toán mẫu số B01 – DN

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mẫu số B02 – DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu số B05 – DN

- Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số B04 – DN

Ngoài những thông tin từ các báo cáo trên thì để có thể có cái nhìn đầy đủchính xác, tổng quan thì người làm phân tích tài chính cần tìm hiểu thêm nhiềuthông tin qua báo chí, internet liên quan đến doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranhvới doanh nghiệp

1.2 NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính

Tài liệu được dùng để đánh giá khái quát tình hình tài chính là các báo cáo tàichính, mà chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo tài

Trang 9

chính cung cấp thông tin một cách khái quát nhất về tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của DN Nó là nguồn tài liệu quan trọng và rất có ích đối với các đối tượng bêntrong và bên ngoài DN.

1.2.1.1 Bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán (B01 – DN) là một báo tài chính tổng hợp, phản ánhmột cách tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tàisản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo

- Phần tài sản: Phản ánh giá trị toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báocáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp

- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các tài sản của doanh nghiệp đếnthời điểm lập báo cáo Nó cũng thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối vớinhững đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp

1.2.1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (B02-DN) là một báo cáo tàichính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động củadoanh nghiệp Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp về phươngthức kinh doanh, việc sử dụng các tiềm năng vốn, lao động kỹ thuật, kinh nghiệm quản

lý của doanh nghiệp và chỉ ra rằng các hoạt động đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tìnhtrạng lỗ vốn

1.2.1.3Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền (B03-DN) tệ được lập để trả lời những câu hỏi liên quanđến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình trả nợ, đầu tư bằng tiền

   Các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau,mỗi sự thay đổi chỉ tiêu trong báo cáo này hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnhhưởng đến báo cáo kia, trình tự đọc hiểu và kiểm tra các báo cáo tài chính phảiđược bắt đầu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ kết hợpbảng cân đồi kế toán kỳ trước để đọc và kiểm tra bảng cân đối kỳ này Do đó, để

Trang 10

phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhà phân tích cần đọc vàhiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhận biết được và tập trung vào các chỉtiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích của họ.

1.2.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng.

Có bốn nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu được sử dụng trong phân tích tài chính, đólà:

• Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

• Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn

• Nhóm chỉ tiêu về tình hình hoạt động

• Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Mỗi nhóm chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của DN, nhưng lại có mối liên hệ vớinhau Và nhiệm vụ của các nhà phân tích là phải tìm hiểu mối liên hệ đó để có thể kếtluận khái quát về toàn bộ tình hình tài chính của DN

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữacác khoản có khả năng sử dụng để thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanhtoán trong kỳ

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán bao gồm:

➢ Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời)

Trang 11

ngắn, do đó nguồn để trả phải là những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền dễdàng.

Để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt hay xấu thìngoài việc sử dụng hệ số trên ta còn phải xem xét ba yếu tố sau:

• Bản chất ngành kinh doanh

• Cơ cấu tài sản lưu động

• Hệ số vòng quay các khoản phải thu, hệ số vòng quay hàng tồn kho, hệ sốvòng quay vốn lưu động

Mặt khác hệ số này cao chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán củadoanh nghiệp như trường hợp vật tư hàng hoá bị ứ đọng nhiều hoặc sản phẩm dởdang quá lớn không thể dễ dàng chuyển ngay thành tiền được Do vậy để đánh giáchính xác hơn ta dùng hệ số khả năng thanh toán nhanh

➢ Khả năng thanh toán nhanh:

➢ Khả năng thanh toán tức thời

Trang 12

Tiền và các khoản tương đương tiền

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiềnhiện có và tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong DN Đây là chỉ tiêu các chủ nợngắn hạn quan tâm để đánh giá tại thời điểm phân tích, doanh nghiệp có khả năngthanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không Tất nhiên, không phải tất cả cáckhoản nợ ngắn hạn đều cần thanh toán ngay tại thời điểm phân tích Nhưng nếu cónhững khoản nợ đến và quá hạn thì cần xem tại sao doanh nghiệp để phát sinhnhững khoản nợ quá hạn nhất là khi doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán tứcthời

➢ Khả năng thanh toán lãi vay:

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

Lãi vay phải trả trong kỳ

Hệ số này phản ánh khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp Lãi vay là mộtkhoản chi phí cố định cho việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp Nguồn để trả lãivay là lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số này sẽ giúp cho các nhà phân tích thấyđược hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp như thế nào? Lợi nhuận tạo ra có

đủ bù đắp chi phí sử dụng vốn vay hay không?

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì môi trường đầu tư kinh doanh củadoanh nghiệp cũng có sự thay đổi, kéo theo đó là sự thay đổi về tỷ trọng các loạivốn Vì vậy không có kết cấu vốn nào là cố định cho mọi trường hợp Các doanhnghiệp luôn có xu hướng hợp lý hóa kết cấu vốn cho phù hợp với tình hình sản xuấtkinh doanh, tình hình đầu tư Việc nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷsuất tài trợ sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn trong chính sách

Trang 13

huy động vốn, chính sách đầu tư của mình.

➢ Cơ cấu nguồn vốn:

Hệ số nợ và hệ số vốn chủ là hai hệ số quan trọng nhất trong cơ cấu nguồnvốn

Để mô tả rõ hơn mức độ đảm bảo của vốn chủ đối với vốn vay, người ta dùng

hệ số đảm bảo nợ được xác định theo công thức sau:

Nguồn vốn chủ sở hữu

Hệ số đảm bảo nợ =

Tổng nợ phải trả

➢ Cơ cấu tài sản:

Các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản cho phép đánh giá tổng quát quá trình tình hìnhphân bổ nguồn lực và các loại tài sản của doanh nghiệp

Trang 14

Có hai chỉ tiêu quan trọng sau:

TSLĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn

Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn =

Tổng tài sản = 1 – Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn

TSCĐ và đầu tư tài sản dài hạn

Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn =

Tổng tài sản = 1 – Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn

Một doanh nghiệp có hệ số đầu tư tài sản dài hạn càng lớn thể hiện mức độtrang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô cũng như năng lực sản xuất kinh doanhmạnh Với điều kiện như hiện nay – khi mà yếu tố công nghệ đóng một vai trò rấtquan trọng, nó quyết định tính cạnh tranh – thì đây là một ưu thế của doanh nghiệp

Hệ số đầu tư tài sản dài hạn cao cũng có thể hiểu về mặt đầu tư dài hạn Đầu tư dàihạn là đầu tư cho tương lai Có thể hiện tại, doanh nghiệp chưa thu hồi được vốnngay nhưng về lâu dài, nó đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kiếm lời

1.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu về tình hình hoạt động.

➢ Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán trong kỳ

Số vòng quay HTK trong kỳ =

Giá trị HTK bình quân trong kỳ

Số vòng quay HTK cho ta biết trong kỳ HTK quay được mấy vòng

360 ngày

Trang 15

Số ngày một vòng quay HTK =

Số vòng quay HTK Chỉ tiêu này cho biết số ngày trung bình của một vòng quay HTK HTK thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động Vì vậy, cần giớihạn mức dự trữ của HTK ở mức tối ưu, tránh tình trạng vốn bị ứ đọng nhiều quá.Mặt khác, phải tăng được vòng quay của chúng Bởi vì, nếu số vòng quay HTKcàng cao thì hàng tồn kho luân chuyển với tốc độ càng nhanh, giảm được thời gianvốn bị ứ đọng trong kho, từ đó sẽ giảm được chi phí bảo quản, giảm chi phí tàichính nếu như HTK được tài trợ bằng vốn vay Lúc đó, doanh nghiệp chỉ cần dự trữHTK ở mức thấp vẫn có thể tạo ra doanh thu cao

Chỉ tiêu về tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền

Doanh thu bán hàng có thuế trong kỳ

Số vòng quay các khoản phải thu =

Số dư bình quân các khoản phải thu

360 ngày

Kỳ thu tiền trung bình =

Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu trong kỳ phản ánh tốc độ chuyển đổi cáckhoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độthu hồi các khoản phải thu càng nhanh, giảm được lượng vốn bị chiếm dụng trongkhâu thanh toán, và giảm được các khoản chi phí tài chính phát sinh kèm theo (vídụ: chi phí để quản lý các khoản nợ phải thu)

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoảnphải thu Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh trong thanhtoán

➢ Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Trang 16

Doanh thu thuần

Số vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này được dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nó chobiết trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là vốnlưu động luân chuyển càng nhanh, giảm các khoản vốn ứ đọng quá lâu trong khâu

dự trữ, khâu sản xuất và khâu lưu thông Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng Ngược lại, nếu số vòng quay vốn lưu động quá thấp, doanh nghiệp cần phảixem xét lại cách quản lý sử dụng, vốn lưu động của mình để có những biện phápđiều chỉnh kịp thời

360 ngày

Kỳ luân chuyển vốn lưu động =

Số vòng quay VLĐChỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưuđộng Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì càng giảm thiểu thời gian vốn bị

ứ đọng, do đó vốn lưu động càng được sử dụng hiệu quả và ngược lại

M1 x ( K1 – Ko)

Mức tiết kiệm vốn lưu động =

360

Trong đó: M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ so sánh

K1, Ko: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, do tăng tốc độ luân chuyển vốn , doanh nghiệp

có thể đạt được quy mô như cũ nhưng có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưuđộng là bao nhiêu

 Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Trang 17

Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng vốn cố định =

Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định như thế nào, nghĩa là 1đvốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Khi phân tích chỉ tiêunày cần tìm hiểu cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp cũng như hiệu quả hoạtđộng của từng loại tài sản cố định Từ đó, doanh nghiệp đề ra được chiến lược đầu

tư hợp lý, phát huy được công suất hoạt động của các tài sản cố định đang sử dụng,đồng thời đưa ra được biện pháp xử lý kịp thời như thanh lý, nhượng bán đối vớinhững tài sản cố định đã quá cũ kỹ, lạc hậu, không còn sử dụng được nữa

Hàm lượng vốn cố định:

Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ

Hàm lượng VCĐ =

Tổng DT hoặc DTT thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này cho để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần cần baonhiêu vốn cố định

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguyên giá tài sản cố định trong kỳ tham gia tao

ra được mấy đồng doanh thu thuần

Hệ số hao mòn TSCĐ.

Trang 18

Số KHLK TSCĐ tại thời điểm đánh giá

Hệ số hao mòn TSCĐ =

NGTSCĐBQ tại thời điểm đánh giá

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hao mòn của tài sản cố định trong doanh nghiệp,mặt khác nó phản ánh tổng quát năng lực còn lại của TSCĐ cũng như vốn cố định ởthời điểm đánh giá

•Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh:

Doanh thu thuầnVòng quay toàn bộ vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh bình quânChỉ tiêu này phản ánh 1đ vốn kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng trong kỳtạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Từ đó, có thể đánh giá được khả năngquản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp là hiệu quả hay không hiệu quả Vòng quayvốn kinh doanh lớn là yếu tố quan trọng hàng đầu làm gia tăng lợi nhuận cho doanhnghiệp, đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của doanh nghiệp

1.2.2.4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệptrong một kỳ nhất định Do đó, nó thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng

mà đặc biệt là các nhà đầu tư, nhà cung cấp tín dụng Vì nó gắn liền với lợi ích củacác đối tượng này Dựa vào kết quả của việc phân tích nhóm chỉ tiêu này mà các đốitượng quan tâm có thể đưa ra các quyết định: đầu tư hay không đầu tư, bỏ vốn nhiềuhay ít, đầu tư trong thời gian dài hay ngắn Còn đứng về phí doanh nghiệp thì nhìnvào các chỉ tiêu này, các nhà quản trị có thế tự đánh giá được trình độ quản lý, sửdụng vốn của mình như thế nào, đem lại kết quả đến mức nào Từ đó, rút ra đượcnhững kinh nghiệm trong quản lý, sử dụng vốn và hoạch định chiến lược phát triển

Trang 19

doanh nghiệp trong tương lai.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng.

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất LNST trên DTT =

Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được từ 1đ doanh thu thuần Nó làthước đo chỉ rõ năng lực của doanh nghiệp trong việc sáng tạo ra lợi nhuận và nănglực cạnh tranh Bởi vì, nếu chi phí cá biệt tăng, theo quy luật cạnh tranh doanhnghiệp không thể tăng giá bán mà phải giảm lợi nhuận của họ Còn nếu giá bángiảm, doanh nghiệp vẫn tìm mọi cách đảm bảo thu được lợi nhuận để cho việc giảmgiá bán không dẫn đến thua lỗ Do đó, khi tỷ suất này cao không nên vội kết luận làtốt mà còn phải xem xét đến các khía cạnh khác nữa Nếu cao là do doanh nghiệpgiảm được giá thành sản phẩm thì tốt nhưng nếu cao là do tăng giá bán trong điềukiện cạnh tranh không đổi là điều không tốt, vì khi đó khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp giảm, khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm làm cho doanh thu và lợinhuận cũng giảm theo

•Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAe)

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản =

Vốn kinh doanh bình quânChỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của 1đ vốn kinh doanh Nócho biết cứ 1đ vốn kinh doanh được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuậntrước thuế và lãi vay

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA)

Lợi nhuận sau thuế

Trang 20

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD =

Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này phản ánh 1đ vốn kinh doanh có thể tạo ra mấy đồng lợinhuận sau thuế Nếu tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệuquả Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh sau thuế được nhà đầu tư sử dụng nhiều hơn

vì nó phản ánh chính xác số tiền mà chủ doanh nghiệp nhận được sau khi đã thựchiện tất cả các nghĩa vụ với Ngân hàng, Nhà nước

•Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tạo ra lợi nhuận sau thuế cho các chủ doanhnghiệp tính trên mỗi đồng vốn họ bỏ ra

Tổng số cổ phần thường đang lưu hành

Hệ số EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác là một trongnhững mục tiêu mà các nhà quản lý doang nghiệp luôn hướng tới

Trang 21

Cổ tức 1 cổ phần thường (DIV) =

Tổng số cổ phần thường đang lưu hành

Hệ số giá trên thu nhập (P/E)

Đây là chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng để xem xét lựachọn đầu tư vào cổ phiếu của các Công ty Hệ số này được xác định bằng công thứcsau:

Giá thị trường 1 cổ phần

Hệ số giá trên thu nhập =

Thu nhập 1 cổ phầnChỉ tiêu này phản ánh nhà đầu tư hay thị trường trả giá bao nhiêu cho 1 đồngthu nhập của Công ty Nhìn chung hệ số này cao là tốt, thể hiện sự đánh giá caotriển vọng Công ty của nhà đầu tư Tuy nhiên, khi sử dụng hệ số này phải xem xétthận trọng

1.2.2.5 Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu (Phương trình Dupont)

• Phân tích các nhân tố tác động đến doanh lợi tổng vốn

Tỷ suất lợi nhuận VKD = Tỷ suất LNST trên DTT x Số vòng quayVKD

Trang 22

Từ phương trình này ta thấy doanh lợi tổng vốn tăng khi doanh thu từmột đồng vốn tăng và lợi nhuận từ một đồng doanh thu tăng Điều đó có nghĩa là

DN phải đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn và quản lý, sử dụng tiết kiệm chi phí

• Phân tích nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Tỷ suất LNVCSH = Tỷ suất LNST trên DTT x Vòng quay VKD x 1/(1 –

Hệ số nợ)

Phương trình này cho thấy doanh lợi vốn chủ phụ thuộc ba nhân tố: Lợinhuận tạo ra từ một đồng doanh thu, doanh thu thu được từ một đồng vốn và hệ số

nợ bình quân của DN trong kỳ

1.2.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

Muốn phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phải lập được bảng kêdiễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Trước hết, cần phải xác định diễn biến thayđổi nguồn vốn và sử dụng vốn bằng cách dựa vào Bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp, so sánh số liệu cuối năm với đầu năm để tìm ra sự thay đổi của từng khoảnmục trên Bảng cân đối kế toán Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xemxét và phản ánh vào một trong hai cột: “Diễn biến nguồn vốn” hoặc “Sử dụng vốn”theo cách thức sau:

• Phản ánh vào cột “Diễn biến nguồn vốn” sẽ tương ứng với các khoản mục:tăng phần nguồn vốn hoặc giảm phần tài sản

• Phản ánh vào cột “Sử dụng vốn” sẽ tương ứng với các khoản mục: tăngphần tài sản hoặc giảm phần nguồn vốn

Sau đó, sắp xếp các chỉ tiêu về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn dưới hìnhthức một bảng cân đối, từ đó đánh giá tổng quát nguồn tiền của doanh nghiệp ởtrong kỳ đã được sử dụng vào mục đích gì? Và các nguồn phát sinh dẫn đến việctăng giảm nguồn tiền làm cơ sở định hướng huy động vốn trong kỳ tiếp theo

1.3 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Trang 23

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

Vốn là yếu tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có một lượngvốn nhất định Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, tùy theo tính chất hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể có các phương án huy độngvốn khác nhau Với điều kiện như hiện nay, khi mà thị trường tài chính đang khôngngừng phát triển thì doanh nghiệp càng có nhiều sự lựa chọn trong việc huy độngvốn Doanh nghiệp có thể huy động từ nội bộ: từ các cổ đông, từ lợi nhuận khôngchia, từ người lao động của doanh nghiệp Hay nguồn vốn bên ngoài như vốn vay,phát hành cổ phiếu mới, thuê tài chính Nhưng dù là nguồn vốn gì thì doanh nghiệpcũng phải bỏ ra một khoản chi phí gọi là chi phí sử dụng vốn Do đó, khi đứng trướcmột nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét tất cả cácphương án huy động vốn có chi phí thất nhất, nhưng vẫn đảm bảo an toàn tài chínhcho doanh nghiệp Vốn huy động được phải sử dụng đúng mục đích và hợp lý, đầu

tư có trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư dàn trải mà gây lãng phí vốn

1.3.2 Thiết lập cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản hợp lý.

Sự tác động của nhiều yếu tố như: yếu tố đầu tư, yếu tố thị trường đầu vào vàyếu tố thị trường đầu ra, yếu tố lãi suất tín dụng đã làm cho cơ cấu nguồn vốn và

cơ cấu tài sản của doanh nghiệp khó mà ổn định Các doanh nghiệp luôn có xuhướng điều chỉnh các cơ cấu này sao cho phù hợp với điều kiện, tình hình mới Tuynhiên dù điều chỉnh như thế nào thì cũng phải đảm bảo xây dựng được một cơ cấunguồn vốn và cơ cấu tài sản tối ưu Một cơ cấu tài sản hợp lý không những giảmđược các khoản vốn bị ứ đọng, bị chiếm dụng mà còn phát huy được năng lực sảnxuất kinh doanh, phát huy tác dụng của hệ thống đòn bẩy kinh doanh, tăng cơ hộiđầu tư kiếm lời cho doanh nghiệp Còn một cơ cấu nguồn vốn tối ưu sẽ cho phépdoanh nghiệp tối thiểu hóa được chi phí sử dụng vốn, tận dụng được ảnh hưởng của

hệ thống đòn bẩy tài chính Việc kết hợp giữa cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

Trang 24

phải đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, nghĩa là: tài sản dài hạn phảiđược tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn.

1.3.3 Đảm bảo khả năng thanh toán.

Doanh nghiệp vừa đóng vai trò là con nợ lại vừa đóng vai trò là chủ nợ Làchủ nợ khi doanh nghiệp bán sản phẩm ra thị trường Là con nợ khi doanh nghiệp đimua các yếu tố đầu vào như: vốn, nguyên vật liệu, lao động để khắc phục cho quátrình sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp luôn muốn chiếm dụng vốn càng nhiềucàng tốt Điều này cũng dễ hiểu, vì khi đó doanh nghiệp không phải bỏ tiền túi ra

mà lại có thể tạo ra lợi nhuận cho mình Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp đi vay củaNgân hàng, mua chịu nguyên vật liệu của nhà cung cấp, kéo dài thời gian trả lươngcho công nhân nhằm tập trung vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh Chiếm dụngvốn của người khác để làm lợi cho chính mình, rõ ràng là rất khôn ngoan, nhưngkéo theo đó là sự mất an toàn về tài chính của doanh nghiệp Các khoản vốn nàycuối cùng thì doanh nghiệp cũng phải hoàn trả Nhưng muốn trả được thì phải cónguồn để trả Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp sau khi chiếmdụng được vốn thì thỏa sức sử dụng mà quên đi nghĩa vụ trả nợ, cũng không có kếhoạch đầu tư, sử dụng vốn một cách hợp lý Nợ ngắn hạn thì đem đầu tư cho tài sảndài hạn Và khi các chủ nợ đòi nợ, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn thì doanhnghiệp không kịp thu hồi vốn để trả nợ Doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khảnăng thanh toán, và dần đánh mất uy tín của mình trong con mắt của nhà cung cấp,các ngân hàng Do đó, điều cần thiết là doanh nghiệp phải xác định được giới hạncủa số vốn đang chiếm dụng Không phải bao giờ chiếm dụng càng nhiều vốn cũngđều có kết quả tốt, mà còn phải xét đến yếu tố an toàn tài chính cho doanh nghiệp.Khi lượng vốn chiếm dụng quá lớn mà lại không có kế hoạch sử dụng hiệu quả,không dự tính nguồn để trả nợ thì doanh nghiệp có nguy cơ không thể thanh toánnổi Và khi đó, phá sản là điều tất yếu Việc quản lý tốt loại vốn này không nhữngđảm bảo khả năng thanh toán mà nó còn tạo điều kiện cho việc quản lý vốn bằngtiền Doanh nghiệp nên lập bảng theo dõi từng khoản nợ cụ thể với đầy đủ thông tin

về số tiền phải trả, thời gian hoàn trả Dựa vào bảng này, nhà quản lý có thể chủ

Trang 25

động trong việc dự trữ lượng tiền mặt hợp lý, để vừa tránh tình trạng ứ đọng màdoanh nghiệp vẫn có thể đối phó với các khoản nợ đến hạn.

1.3.4 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý đối với khách hàng.

Khách hàng thì bao giờ cũng muốn mua hàng nhưng chưa muốn trả tiền.Doanh nghiệp muốn tiêu thụ được sản phẩm thì phải bán chịu cho khách hàng Điềunày dẫn đến một lượng vốn của doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng trong khâu thanhtoán Nếu việc quản lý lượng vốn này không tốt, doanh nghiệp sẽ không có đủ vốn

để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục Do đó, với tư cách làchủ nợ, doanh nghiệp phải đưa ra chính sách tín dụng hợp lý, lập kế hoạch kiểmsoát các khoản phải thu Dựa vào từng mục đích cụ thể: xâm nhập thị trường, giữchân cách khách hàng lớn hay thiết lập mạng lưới phân phối rộng khắp mà doanhnghiệp sẽ áp dụng cho từng chính sách tín dụng tương ứng Doanh nghiệp nên phânloại, theo dõi các khoản phải thu của từng đối tượng khách hàng, đánh giá mức độthu hồi nợ để chủ động trong việc sử dụng vốn, trích lập các quỹ dự phòng tài chính

để tránh tổn thất quá lớn khi rủi ro xảy ra Đồng thời, cần phải đưa ra những thỏathuận, hình thức xử lý cụ thể khi phía khách hàng không đảm bảo thanh toán đúnghạn

1.3.5 Tận dụng tác động của hệ thống đòn bẩy: đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính.

Hầu như các doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng vai trò của đòn bẩy kinhdoanh và đòn bẩy tài chính Có nhiều lý do mà một trong những lý do chính là xuấtphát từ nhận thức của người cán bộ Tài chính – kế toán Người ta vẫn còn nghi ngờ

về ảnh hưởng của hệ thống đòn bẩy, chưa tin vào kết quả mà nó mang lại Do đó,các doanh nghiệp không có sự nghiên cứu, quan tâm đúng mức đến tác động của hệthống đòn bẩy

Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định trong tổng chiphí Nếu doanh nghiệp sử dụng chi phí cố định càng cao bao nhiêu thì sau khi vượtqua điểm hòa vốn, khả năng tạo lãi của doanh nghiệp càng lớn Đòn bẩy kinh doanh

Trang 26

sẽ khuếch đại lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Đòn bẩy tài chính phản ánh mức độ sử dụng Nợ trong tổng nguồn vốn củadoanh nghiệp Khi mức doanh lợi tổng vốn vẫn còn lớn hơn lãi suất tiền vay và hệ

số nợ vẫn nhỏ hơn hệ số nợ trung bình của ngành thì doanh nghiệp nên tiếp tục tăng

hệ số nợ Khi đó, càng vay nợ càng có lợi vì đòn bẩy tài chính phát huy tác độngdương, nó sẽ khuếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Nhưng đồng thời rủi rotài chính cũng tăng, doanh nghiệp phải cân nhắc để đảm bảo an toàn tài chính chodoanh nghiệp

Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính cũng giốngnhư sử dụng con dao hai lưỡi Khi doanh nghiệp sử dụng chi phí cố định càng caothì vốn chủ sở hữu khó mà đáp ứng đủ, nên doanh nghiệp phải vay dài hạn, đẩy hệ

số nợ tăng, kéo theo lãi vay phải trả tăng Nếu doanh nghiệp không vượt qua đượcđiểm hòa vốn thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng và có thể mất khả năng thanh toán.Trong trường hợp sử dụng đòn bẩy tài chính, hệ số nợ cao mà doanh lợi tổng vốn béhơn lãi suất tiền vay thì khi đó, lợi nhuận do vốn chủ sở hữu tạo ra phải bù đắp cho

sự thiếu hụt của lãi vay phải trả làm giảm lợi nhuận mà chủ sở hữu có thể nhậnđược Ngoài ra, hệ số nợ quá cao thì rủi ro trong thanh toán rất dễ xảy ra Do đó,doanh nghiệp cần rất thận trọng khi sử dụng hai đòn bẩy này Nếu biết cách sử dụngthì kết quả mà nó mang lại rất lớn Nhưng nếu doanh nghiệp mắc sai lầm thì hậuquả cũng khó lường

Trang 27

CHƯƠNG 2:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ

NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN 1

2

2.1 KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN

2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1Giới thiệu công ty:

Tên Doanh nghiệp: Tổng Công Ty CP Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An

Tiếng Anh: Nghe An Agriculural Matlrials Joins Stoce Corporation

Địa chỉ: Số98, Đường Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh - Nghệ An

Điện thoại: 0383.853836 - 0383.853900 Fax: 0383.853996

Email: agrimexna@gmail.com

Mã số thuế: 2900326255

Tài khoản: 102010000383073 tại Ngân Hàng Công Thương Nghệ An

Tổng Giám Đốc: Anh hùng lao động - Kỹ sư Trương Văn Hiền

Vốn điều lệ: 46.000.000.000 VNĐ; Số cổ phần: 4.600.000 cổ phần

2.1.1.2Quá trình hình thành :

Tiền thân là Công ty Tư liệu sản xuất được thành lập ngày 1/6/1960 Sau hơn 30năm hoạt động, ngày 29/9/1992 Công ty được thành lập lại theo Nghị Định 388/CP,Quyết định số 1741 QĐ/UB của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Nghệ An với tên gọi Công

ty Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An, giấy phép đăng ký kinh doanh số 106723 doTrọng Tài Kinh Tế Nghệ An cấp ngày 10/10/1992; giấy phép kinh doanh xuất nhập

Trang 28

khẩu số 215-1019/GP ngày 20/12/1993 do Bộ Thương Mại cấp Công ty là doanhnghiệp với 100% vốn Nhà nước.

Tháng 3/2005, Công ty thực hiện cổ phần hoá Công ty Cổ Phần Vật Tư NôngNghiệp Nghệ An được thành lập theo Quyết Định số 816/QĐ/UB-ĐMDN ngày18/3/2005 của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Nghệ An Công ty hoạt động theo Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 2703000526 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TỉnhNghệ An cấp ngày 27/3/2005 và thay đổi 6 lần

Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 4 ngày 26/4/2008 công tyđổi tên thành Công ty CP- Tổng Công Ty Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An TheoGiấy phép kinh doanh thay đổi lần thứ 6 ngày 22/1/2009 Công ty chính thức đổi tênthành: Tổng Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An

1.1.3 Quá trình phát triển :

Những năm đầu bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường, do địa bàn hoạtđộng phân tán, cơ sở vật chất, năng lực sản xuất và trình độ của cán bộ công nhânviên chưa đáp ứng yêu cầu nên Công ty đã gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh

Tháng 5/1990, Công ty là đơn vị thí điểm tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai Tỉnh

là Nghệ An và Hà Tĩnh Công ty đã mạnh dạn vay vốn Ngân Hàng mua nội địa

200-300 tấn phân bón cung cấp trong Tỉnh Một năm sau, sau khi tạo được uy tín vớibạn hàng là Tổng công ty Vật Tư Nông Nghiệp bằng việc mạnh dạn ký hợp đồngtiếp nhận, giải toả hàng cho Tổng công ty nhập khẩu về Cảng Cửa Lò Làm ăn cóhiệu quả, tạo được sự tín nhiệm thường xuyên, được Ngân Hàng hỗ trợ tạo điềukiện trong thanh toán nên chỉ sau 3 năm (1994-1996), Công ty đã có lợi nhuận gần

700 triệu đồng và bổ sung vào vốn 1500 triệu đồng

Năm 1995-1996 Công ty đã mạnh dạn nhập khẩu uỷ thác phân bón và xuấtkhẩu uỷ thác nông sản với Tổng công ty VTNN Việt Nam Sau 2 năm làm tốt côngtác nhập khẩu ủy thác, năm 1997, công ty được chỉ định là đơn vị đầu mối nhập khẩuphân bón trực tiếp của tỉnh Nghệ An

Trang 29

Nhận thấy nhu cầu sử dụng phân bón trong nước tăng cao, Công ty quyếtđịnh đầu tư vào khâu sản xuất phân bón tổng hợp NPK Năm 1999, Công ty quyếtđịnh xây dựng dây chuyền thiết bị theo công nghệ mới với công suất 5 vạn tấn/năm Với phương châm " kinh doanh ngoài Tỉnh, phục vụ trong Tỉnh", Công ty đãxây dựng các kho tại các địa bàn miền núi, mở các tổ bán hàng tại các Tỉnh như:Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Thành Phố Hồ Chí Minh…

Hiện nay, Tổng công ty đang trực tiếp quản lý 11 Công ty TNHH 1 thànhviên cấp huyện; 1 trạm tiếp nhận hàng hoá ở Cửa Lò; 1 nhà máy sản xuất phân bónSao Vàng; 7 kho trung chuyển hàng hoá; 1 đội xe vận tải; cùng 3 phòng ban trựcthuộc khác

Nhìn chung, trong hoàn cảnh nào đi nữa, với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnhđạo, công nhân viên, Tổng công ty từng bước phát triển vững mạnh, đạt được nhiềuthành tích nổi bật:

- Đơn vị Anh hùng Lao Động thời kỳ đổi mới

- Huân chương Độc lập hạng Ba

- Giải thưởng vàng chất lượng năm 1998, 1999, 2002

- Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ năm 2002, 2005

- Giải thưởng Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương năm 2003

- Cúp Vàng ISO 2006-2007

- Siêu cúp thương hiệu mạnh và phát triển bền vững năm 2007

- Nhiều bằng khen của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, các Bộ, Nghành,

Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh

Trong năm 2009 vừa qua, Tổng công ty đã đạt được những thành tích nổitrội như sau:

- Chính phủ tặng cờ thi đua

- Huân chương Độc lập hạng Nhì

- Giải Bạc Giải thưởng chất lượng Quốc gia 2009

- Được nhận chứng chỉ là 1 trong 500 doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam

Trang 30

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty CP VTNN Nghệ An.

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ

Tổng công ty CP VTNN Nghệ An là một đơn vị có tư cách pháp nhân, cócon dấu riêng và hoạt động theo Điều lệ của Đại hội đồng cổ đông và tuân thủ mọichủ trương chính sách của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước toàn thể Công ty.Các phòng ban trong đơn vị, các đơn vị trực thuộc có quan hệ mật thiết với nhautrên cơ sở thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ tốt công tác quản lý và khôngngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụquản lý, kỹ thuật cho các cán bộ công nhân viên

Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà Nước và theo quy định của pháp luật;thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quy định của Luật Lao Động Thực hiệnđúng chế độ về các báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà Nước và chịu tráchnhiệm về tính xác thực của các báo cáo đó

- Đại lý xăng dầu

- Sản xuất in ấn các loại bao bì; sản xuất mua bán vật liệu xây dựng

- Kinh doanh khách sạn nhà hàng

- Cung cấp nước sinh hoạt và các công trình nước sinh hoạt

- Kinh doanh bất động sản, kinh doanh vận tải đường bộ

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty CP VTNN Nghệ An

2.1.3.1 Khái quát mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty

Trang 31

Chú thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Mỗi bộ phận trong Tổng công ty có chức năng riêng biệt nhằm thực hiện tốtquá trình sản xuất, kinh doanh của công ty một cách có hiệu quả nhất

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất gồm tất cả các cổ

đông có quyền biểu quyết Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Công ty TNHH 1TV vật

tư huyện

Trạm tiếp nhận hàng hoá

Đội xe vận tải

Phòng

kinh doanh

Phòng tổ chức hành chính

Phòng

kế tài vụ

toán-BAN GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN

TRỊ

Trang 32

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất, có toàn quyền nhân danh

Tổng công ty để quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi củacông ty, phù hợp với pháp luật Việt Nam và với Nghị quyết của Đại hội đồng cổđông

- Ban Giám đốc: gồm Tổng Giám Đốc và phó Tổng Giám Đốc

+ Tổng Giám Đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầuTổng công ty, đại diện cho công ty trước pháp luật, trong các quan hệ kinh tế giữaTổng công ty với các đối tác, tổ chức trong và ngoài nước; trực tiếp chỉ đạo bộmáy quản lý và toàn quyền ra quyết định

+ Phó Tổng Giám Đốc: được Tổng Giám Đốc uỷ quyền và cùng TổngGiám Đốc quản lý công ty

- Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên Có quyền và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp

lý hợp pháp trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh

- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ thực hịên toàn bộ các hoạt động kinh doanh

của Tổng công ty như: khai thác thị trường, tìm kiếm thị trường đầu ra, tổ chứcmua hàng về nhập kho, vận chuyển hàng hoá Các lĩnh vực hoạt động cụ thể củaphòng kinh doanh là: tiếp nhận và cung cấp phân bón; mua nông sản để xuất khẩu;cung cấp thông tin nhanh

- Phòng kế toán - tài vụ: thực hiện việc ghi chép tính toán phản ánh các loại

sổ kế toán; kê khai nộp các khoản thuế tháng, quý, năm; chịu trách nhiệm kiểm trahoạt động tài chính, lập báo cáo quyết toán; Phòng này cùng với phòng kinh doanh

sẽ chuẩn bị tài chính và lên kế hoạch cho Tổng công ty

- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho Tổng Giám Đốc về công tác

quản lý, tuyển dụng, đề bạt, bố trí sắp xếp lao động trong toàn nghành; theo dõicông văn đến, duy trì nội dung quy chế Tổng công ty

- Nhà máy sản xuất phân bón NPK: chuyên sản xuất phân tổng hợp NPK

phục vụ sản xuất nông nghiệp trong và ngoài Tỉnh Hiện nay Tổng công ty có nhàmáy sản xuất phân bón Sao Vàng Ngoài ra Tổng công ty còn có một Nhà máyđang xây dựng và trong tiến độ hoàn thành tại khu kinh tế mở Đông Nam

Trang 33

- Trạm tiếp nhận hàng hoá tại Cửa Lò: tiếp nhận hàng nhập khẩu từ các nước

về, có nhiệm vụ bảo quản, lưu trữ và phân phối về các kho, dưới sự điều hành củaTổng công ty

- Kho trung chuyển: làm nhiệm vụ tiếp nhận, xuất và bảo quản hàng hoá

- Đội xe vận tải: có nhiệm vụ giải quyết vận chuyển hàng hoá khi khách hàng

yêu cầu, chuyển hàng hoá ở cảng khi có tàu về

2.1.5 Kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011-2012

1 VND Vốn kinh doanh bình

quân 844.333.558.557 737.719.699.518

2 VND Vốn chủ sở hữu bình

quân 217.972.921.085 227.910.639.987

3 VND Doanh thu thuần 1.466.380.043.233 998.404.773.962

4 VND Lợi nhuận từ hoạt động

sản xuất kinh doanh 163.749.743.757 75.124.929.926

5 VND Lợi nhuận khác 2.629.025.985 14.045.272.130

6 VND Lợi nhuận trước thuế 60.101.119.348 30.379.788.583

7 VND Lợi nhuận sau thuế 50.492.952.968 24.891.598.693

Trang 34

Qua bảng 2.1 ta thấy so với năm 2011, VKD bình quân đãgiảm106.613.859.040 đồng, tương ứng giảm 12.63%.Điều này cho thấy trong nămđơn vị có xu hướng giảm vốn kinh doanh và giảm quy mô sản xuất kinh doanh.Doanh thu thuần năm 2012 so với năm 2011giảm 467.975.269.271 đồng tươngứng tỷ lệ giảm 31,91%, cho thấy sự giảm quy mô kinh doanh và việc thúc đẩy bánhang và sản xuất kinh doanh giảm khiến cho doanh thu thuần của công ty giảm sút

so với năm 2011

Tổng lợi nhuận sau thuế giảm 25.601.354.275đồng tương ứng tỷ lệ giảm50.7%, các chỉ tiêu sinh lời của đơn vị ROS, ROA, ROE của đơn vị đều có dấu hiệugiảm sút so với năm 2011 một cách đáng kể

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN

2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty.

2.2.1.1 Những thuận lợi của công ty.

• Là đơn vị sản xuất phân bón tổng hợp NPK đã nhiều năm hoạt động sản xuấtkinh doanh trên địa bàn tỉnh được sự giúp đỡ quan tâm của chính quyền các cấpcũng như các cơ quan, ban ngành trong tỉnh, sự tín nhiệm của người nông dân cộngvới sự năng động của Ban giám đốc, đội ngũ cán bộ các bộ phận trong công ty lànhững người có năng lực tận tâm với công việc, công nhân sản xuất các đội, các tổ

là những người thợ lành nghề, tất cả điều đó đã góp phần tích cực vào kết quả hoạtđộng của doanh nghiệp

• Sự chỉ đạo và tác động tích cực bằng các chủ trương chính sách của NhàNước nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng khoa học Điều này tác động tốtđến doanh nghiệp khi sản xuất được những loại phân bón tổng hợp chất lượng cao

2.2.1.2 Những khó khăn của công ty.

 Trong năm qua do sự suy giảm kinh tế của nền kinh tế trong nước nóiriêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, chưa hoàn toàn được phục hồi ảnh hưởng

Trang 35

đến thị trường hàng hoá và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Hạn mức vayvốn tại các ngân hàng thương mại bị hạn chế ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cậnvốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Hiện nay, xuất hiện rất nhiều công ty cạnh tranh cùng ngành nghề với đơn

vị gây nên khó khăn lớn đối với đơn vị trong quá trình tiêu thụ hàng hóa và ảnhhưởng lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị

2.2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty.

2.2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua BCĐKT.

a Về cơ cấu tài sản:

Từ số liệu tổng hợp trên Bảng 2.2, ta thấy:

- Về sự biến động: Tổng tài sản của Công ty ở thời điểm cuối năm 2012 là

475.260.286.053 đồng, giảm 524.918.826.929 đồng so với cuối năm 2011 tươngứng giảm 52% Nguyên nhân là do sự sụt giảm mạnh về TSNH của đơn vị cụ thểnhư sau:

Trang 36

+ TSNH cuối năm 2012 là 367.119.508.764 đồng, giảm 528.114.044.955

đồng so với cuối năm 2011 tương ứng giảm với tỉ lệ 59%

+ TSDH cuối năm 2012 là 108.140.777.289 đồng, tăng 3.195.218.026

đồng so với cuối năm 2011 tương ứng tăng với tỉ lệ 3%

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền Tỷ lệ (%)

A Tài sản ngắn

hạn 895.233.553.719 90 367.119.508.764 77 -528.114.044.955 -59

B Tài sản dài hạn 104.945.559.263 10 108.140.777.289 23 3.195.218.026 3

Trang 37

TỔNG TÀI SẢN 1.000.179.112.982 100 475.260.286.053 100 -524.918.826.929 -52

Trang 38

Về cơ cấu:

+ TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty ở cả cuối năm

2011 và cuối năm 2012 Cụ thể: cuối năm 2011, TSNH chiếm 90%, cuối năm

2012 giảm xuống còn 77%, tức giảm 13% so với cuối năm 2011

+ TSDH cuối năm 2011 chiếm 10% trong tổng tài sản, cuối năm 2012 tỷtrọng TSDH tăng lên và ở mức 23%, tăng 13% so với cuối năm 2011

Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón tổnghợp, đòi hỏi phải có lượng vốn lưu động lớn trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh Do đó, TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản được coi là hợplý

Đi sâu vào từng khoản mục ta thấy:

 Về tài sản ngắn hạn

Trang 39

Đvt: VND Bảng 2.3: Bảng phân tích tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tỷ lệ (%)

Ngày đăng: 17/11/2014, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011-2012 - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011-2012 (Trang 33)
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản công ty - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.2 Bảng phân tích cơ cấu tài sản công ty (Trang 36)
Bảng 2.3: Bảng phân tích tài sản ngắn hạn - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.3 Bảng phân tích tài sản ngắn hạn (Trang 37)
Bảng 2.4: Bảng phân tích tài sản dài hạn - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.4 Bảng phân tích tài sản dài hạn (Trang 41)
Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.5 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn (Trang 45)
Bảng 2.6: Bảng phân tích nợ ngắn hạn - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.6 Bảng phân tích nợ ngắn hạn (Trang 47)
Bảng 2.7: Bảng phân tích nợ dài hạn của Công ty. - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.7 Bảng phân tích nợ dài hạn của Công ty (Trang 51)
 Bảng 2.8: Bảng phân tích vốn chủ sở hữu. - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.8 Bảng phân tích vốn chủ sở hữu (Trang 53)
 Bảng 2.9: Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.9 Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh (Trang 57)
 Bảng 2.11: Bảng phân tích hệ số thanh toán nợ ngắn hạn - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.11 Bảng phân tích hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (Trang 63)
  Bảng2.12: Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.12 Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh (Trang 64)
 Bảng 2.13: Bảng phân tích hệ số thanh toán tức thời - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.13 Bảng phân tích hệ số thanh toán tức thời (Trang 65)
  Bảng2.14: Bảng phân tích hệ số nợ - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.14 Bảng phân tích hệ số nợ (Trang 67)
 Bảng 2.15: Bảng phân tích hệ số cơ cấu tài sản - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.15 Bảng phân tích hệ số cơ cấu tài sản (Trang 68)
  Bảng 2.16: Bảng phân tích số vòng quay hàng tồn kho - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.16 Bảng phân tích số vòng quay hàng tồn kho (Trang 69)
  Bảng 2.17: Bảng phân tích vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.17 Bảng phân tích vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu (Trang 70)
  Bảng 2.18: Bảng phân tích số vòng quay VLĐ và kỳ luân - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.18 Bảng phân tích số vòng quay VLĐ và kỳ luân (Trang 71)
  Bảng 2.19: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.19 Bảng phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn (Trang 72)
  Bảng 2.20: Bảng phân tích vòng quay toàn bộ vốn - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.20 Bảng phân tích vòng quay toàn bộ vốn (Trang 73)
  Bảng 2.21: Bảng phân tích hệ số sinh lời - phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an
Bảng 2.21 Bảng phân tích hệ số sinh lời (Trang 74)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w