Tận dụng tác động của hệ thống đòn bẩy: đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an (Trang 25 - 27)

đòn bẩy tài chính.

Hầu như các doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng vai trò của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính. Có nhiều lý do mà một trong những lý do chính là xuất phát từ nhận thức của người cán bộ Tài chính – kế toán. Người ta vẫn còn nghi ngờ về ảnh hưởng của hệ thống đòn bẩy, chưa tin vào kết quả mà nó mang lại. Do đó, các doanh nghiệp không có sự nghiên cứu, quan tâm đúng mức đến tác động của hệ thống đòn bẩy.

Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định trong tổng chi phí. Nếu doanh nghiệp sử dụng chi phí cố định càng cao bao nhiêu thì sau khi vượt qua điểm hòa vốn, khả năng tạo lãi của doanh nghiệp càng lớn. Đòn bẩy kinh doanh sẽ khuếch đại lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Đòn bẩy tài chính phản ánh mức độ sử dụng Nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Khi mức doanh lợi tổng vốn vẫn còn lớn hơn lãi suất tiền vay và hệ số nợ vẫn nhỏ hơn hệ số nợ trung bình của ngành thì doanh nghiệp nên tiếp tục tăng hệ số nợ. Khi đó, càng vay nợ càng có lợi vì đòn bẩy tài chính phát huy tác động dương, nó sẽ khuếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Nhưng đồng thời rủi ro tài chính cũng tăng, doanh nghiệp phải cân nhắc để đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính cũng giống như sử dụng con dao hai lưỡi. Khi doanh nghiệp sử dụng chi phí cố định càng cao thì vốn chủ sở hữu khó mà đáp ứng đủ, nên doanh nghiệp phải vay dài hạn, đẩy hệ số nợ tăng, kéo theo lãi vay phải trả tăng. Nếu doanh nghiệp không vượt qua được điểm hòa vốn thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng và có thể mất khả năng thanh toán.

Trong trường hợp sử dụng đòn bẩy tài chính, hệ số nợ cao mà doanh lợi tổng vốn bé hơn lãi suất tiền vay thì khi đó, lợi nhuận do vốn chủ sở hữu tạo ra phải bù đắp cho sự thiếu hụt của lãi vay phải trả làm giảm lợi nhuận mà chủ sở hữu có thể nhận được. Ngoài ra, hệ số nợ quá cao thì rủi ro trong thanh toán rất dễ xảy ra. Do đó, doanh nghiệp cần rất thận trọng khi sử dụng hai đòn bẩy này. Nếu biết cách sử dụng thì kết quả mà nó mang lại rất lớn. Nhưng nếu doanh nghiệp mắc sai lầm thì hậu quả cũng khó lường.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nghệ an (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w