hàng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn đã được gia hạn thanh toán mà chưa thanh toán được. Trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán, trả lại hàng hóa đã mua thì doanh nghiệp phải có hình thức xử phạt nhất định.
- Năm là: Công ty phải chú trọng công tác sản xuất, ưu tiên theo thứ tự đơn đặt hàng, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện theo đúng hợp đồng đã kí. Điều này rất quan trọng vì nó làm tiền đề cho việc thu hồi được các khoản nợ đúng hạn.
- Sáu là: Công ty cần lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Việc lập dự phòng này sẽ đảm bảo cho công ty tránh được rủi ro khi không thu hồi được các khoản phải thu đến hạn, tránh những khó khăn về tài chính của công ty.
Đối với nợ phải trả
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, tỷ trọng nợ phải trả chiếm tới hơn 60%. Vì vậy việc quản lý các khoản nợ phải trả là hết sức quan trọng. Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, doanh nghiệp cần phải nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nhờ vậy mới đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp trước nhà cung cấp và các tổ chức tín dụng. Doanh nghiệp cần phải tận dụng xin gia hạn nợ để tăng thời gian chiếm dụng vốn, nhằm đủ lượng vốn tiến hành hoạt động sản xuất của công ty.
3.2.2. Tái cấu trúc lại cơ cấu nguồn vốn của công ty theo hướng sử dụngvốn chủ sở hữu vốn chủ sở hữu
Cấu trúc nguồn vốn của công ty có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Nếu có một tỷ lệ lớn nợ phải trả, tức là sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao thì có thể khuếch đại được ROE với điều kiện doanh nghiệp có ROAe > i. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải những rủi ro tài chính rất lớn trong tương lai, rủi ro mất khả năng thanh toán và phụ thuộc rất lớn về mặt tài chính vào bên ngoài. Ngược lại, nếu có một tỷ lệ vốn chủ lớn thì doanh nghiệp sẽ tự chủ về mặt tài chính nhưng doanh nghiệp không tận dụng được đòn bẩy tài chính để khuếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE.
Qua phân tích tình hình tài chính của công ty, dễ dàng nhận thấy công ty có một hệ số nợ cao (đầu năm là 0.6, cuối là 0.58). Như vậy, công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao. Tuy nhiên, việc sử dụng một hệ số nợ cao cũng là con dao hai lưỡi, vì công ty sẽ tiềm ẩn nguy cơ chịu rủi ro tài chính rất
lớn. Vì vậy trong tương lai, công ty nên giảm việc sử dụng nợ, tăng cường sử dụng vốn chủ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc về mặt tài chính nhằm phù hợp hơn với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, lãi suất luôn ở mức cao, công ty nên tận dụng tối đa lợi nhuận để tái đầu tư nhằm gia tăng tài sản, đảm bảo an toàn tài chính, độc lập tự chủ, tạo uy tín đối với các đối tác làm ăn. Nếu khắc phục được những điểm yếu về sử dụng nhiều vốn chủ thì đó là 1 hướng đi đúng đắn của nhà quản lý doanh nghiệp. Để thực hiện được điều đó, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Sắp xếp lại các khoản nợ, thanh toán hết các khoản nợ đến hạn. Đồng thời cắt giảm các khoản vay không hợp lý.
- Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn vốn đi vay. Lựa chọn các kế hoạch đầu tư hợp lý, tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí vốn.
- Tăng cường sử dụng vốn chủ bằng cách giữ lại lợi nhuận để lại để tái đầu tư.
3.2. 3. Quản lý hàng tồn kho hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốnlưu động lưu động
Việc quản lý hàng tồn kho là rất quan trọng vì :
- Vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Việc duy trì một lượng vốn về hàng tồn kho thích hợp sẽ mạng lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh việc phải trả giá cao hơn cho việc đặt hàng nhiều làn với số lượng nhỏ và những rủi ro chậm trễ hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư hay những thiệt hại do không đáp ứng được các đơn đặt hàng của khách hàng.
- Việc dự trữ hàng tồn kho hợp lý giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hóa. Từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ chu
chuyển vốn lưu động, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các phương tiện sản xuất nhân lực.
Theo phân tích ở chương 2, số vòng quay hàng tồn kho của công ty luôn ở mức thấp hơn trung bình ngành, đồng thời năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho lại giảm đi so với năm 2011, chứng tỏ công ty đang gặp không ít khó khăn trong việc quản lý hàng tồn kho, gây ứ đọng vốn trong khâu sản xuất. Một số biện pháp đề xuất cho công ty như sau:
- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hoá cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dữ trữ thường xuyên.
- Tìm nhà cung cấp uy tín với giá thành rẻ và nguyên liệu cung cấp chất lượng và ổn định. Có thể kí hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp này để hưởng các chính sách ưu đãi.
- Lựa chọn các phương tiện vận chuyển một cách thích hợp, tìm biện pháp giảm bớt chi phí vận chuyển, bốc xếp.
- Lập kế hoạch sản xuất từng mặt hàng năm kế hoạch, trên cơ sở tình hình năm báo cáo và nhu cầu thị trường, chi tiết khối lượng sản xuất cho từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập về. Nếu có hàng kém phẩm chất thì phải có đề nghị với người bán để đền bù tránh thiệt hại cho Công ty.
- Bảo quản tốt việc dự trữ thành phẩm, nguyên vật liệu trong kho. Tính toán để xác định số lượng vật tư mỗi lần cung cấp để chi phí lưu kho nhỏ nhất. Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường nguyên vật liệu đầu vào. Giá xăng dầu và điện liên tục tăng trong thời gian gần đây, khiến giá cả nguyên vật liệu cũng không ngừng tăng. Vì thế, Công ty cần dự đoán và điều chỉnh kịp thời lượng dự trữ.
- Căn cứ vào giá cả các loại vật tư, hàng hoá trên thị trường và giá gốc của các loại đó để lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Ngoài ra công ty cũng
nên mua bảo hiểm hàng hoá đối với những hàng hoá đang đi trên đường và hàng hoá nằm trong kho.
- Cuối kỳ, Công ty cần kiểm tra, đánh giá lại vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền và đối chiếu sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch.
3.2.4- Tiếp tục nâng cấp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị
Việc đầu tư máy móc thiết bị công ty có thể thực hiện theo các hướng sau: - Nhập khẩu máy móc thiết bị tân tiến từ các nước có nền khoa học công nghệ phát triển nhằm đổi mới dây chuyền công nghệ. Tuy nhiên, công ty cần xem xét kỹ những đặc tính kỹ thuật, thời hạn bảo hành của máy móc và cũng như xem xét các loại máy móc của công ty nhằm tận dụng sử dụng, tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí.
- Áp dụng quy trình quản lý chất lượng và những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong quản lý các công trình xây lắp và đầu tư, đảm bảo đưa các công trình vào sử dụng đáp ứng tiêu chí: An toàn, chất lượng, đúng tiến độ, với giá thành và chi phí ngày càng hạ, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Công ty có thể tăng cường tài sản cố định thuê tài chính. Đây là phương thức tài trợ cho TSCĐ có ưu điểm vượt trội so với hình thức vay vốn dài hạn từ Ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
- Công ty cần sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn nhằm đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.
Ngoài việc đầu tư thì công ty cũng cần có những chính sách quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý. Trong năm 2012, công ty đã khai thác khá tốt năng lực sản xuất của tài sản cố định, thể hiện ở hiệu suất sử dụng vốn cố định đã tăng lên( từ 1,13 vào năm 2011 nà 1,77 năm 2012), tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp. Vì vậy trong tương lai, công ty cần
- Tiến hành phân loại, thanh lý, nhượng bán các TSCĐ đã lạc hậu năng suất thấp.
- Thực hiện tốt chế độ khấu hao TSCĐ mà Nhà nước quy định. Nên áp dụng chế độ khấu hao hợp lý đối với từng loại TSCĐ.
3.2.5. Chú trọng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường tiềm năng,đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm