Đánh giá kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời của DN

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng thương mại thành đạt (Trang 35 - 40)

d. Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán

1.2.2.3Đánh giá kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời của DN

Đánh giá kết quả SXKD:

- Thông qua xem xét các chỉ tiêu trên BCKQKD, so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối để xác định được việc tăng giảm lợi nhuận chủ yếu là do nhân tố nào. Từ đó đánh giá hiệu quả SXKD và đưa ra những giải pháp nâng cáo kết quả kinh doanh trong kỳ tới.

- Bên cạnh đó, để đưa ra kết luận chính xác nhất cần quan tâm đến một số chỉ tiêu sau:

Tỷ suất GVHB trên DTT =

Tỷ suất CPBH trên DTT =

Tỷ suất CPQLDN trên DTT =

Khi xem xét các chỉ tiêu này cần chỉ ra sự biến động tăng hay giảm cũng như nguyên nhân của sự tăng giảm đó để chỉ ra được thành tích, khuyết điểm trong công tác quản lý chi phí của DN từ đó đưa ra những nhận xét góp phần nâng cao hiệu quả SXKD.

Đánh giá khả năng sinh lời:

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời luôn được các nhà quản trị TC quan tâm. Nó là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định TC trong tương lai. Hệ số sinh lời bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu:

- Tỷ suất LNST trên doanh thu (hay hệ số lãi ròng): phản ánh mối quan hệ giữa LNST và DTT trong kỳ của DN. Nó thể hiện khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ, DN có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.

Tỷ suất LNST trên doanh thu (hệ số lãi ròng) =

LNST trong kỳ Doanh thu trong kỳ

Nhìn chung hệ số này cao là tốt nhưng không phải nhận xét đó đúng trong mọi trường hợp, để đánh giá chỉ tiêu này cần đặt trong một ngành cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể, so với các kỳ trước, so sánh với các DN cùng ngành.

- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD hay tỷ suất sinh lời

kinh tế của TS (ROAE).

Tỷ suất sinh lời kinh tế của TS (ROAE) =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế TS hay VKD bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của TS hay VKD không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập DN và nguồn gốc của VKD, đồng thời nó cho biết một đồng giá trị TS mà DN đã huy động vào SXKD tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

- Tỷ suất LNST trên VKD hay tỷ suất sinh lời ròng của TS (ROA):

phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Tỷ suất LNST trên VKD

(ROA ) =

LNST

VKD hay TS bình quân trong kỳ

- Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE): Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên 1 đông VCSH trong kỳ:

Tỷ suất lợi nhuận VCSH

(ROE) =

LNST

-Thu nhập 1 cổ phần( EPS)

Đây là 1 chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường( hay cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế

Thu nhập 1 cổ

phần( EPS) =

LNST- Cổ tức trả cổ đông ưu đãi Tổng số cổ phần thường đang lưu hành Hệ số EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác là 1 trong những mục tiêu mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn hướng tới.

-Cổ tức 1 cổ phần ( DIV)

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức trong năm

Cổ tức một cổ phần

thường(DIV) =

Số LNST dành trả cổ tức cho cổ đông thường Tổng số cổ phần thường đang lưu hành

Mối quan hệ giữa các hệ số TC - phương pháp phân tích DUPONT

Mức sinh lời của VCSH của DN là kết quả tổng hợp của nhiều biện pháp và quyết định của nhà quản lý DN. Để thấy được mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của DN, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó. Những mối quan hệ chủ yếu đựơc xem xét là:

- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất LNST trên vôn kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận.

LNST = LNST x DTT Tổng số VKD DTT Tổng số VKD Hay: Tỷ suất LNST trên VKD = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn

Xem xét mối quan hệ này có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất LNST trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế

nào đến tỷ suất LNST trên VKD. Trên cơ sở đó, người quản lý DN đề ra các biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất LNST trên VKD.

- Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận VCSH: LNST

= LNST x Tổng số VKD

VCSH Tổng số VKD VCSH

Hay:

Tỷ suất lợi nhuận

VCSH (ROE) =

Tỷ suất LNST trên VKD x

Mức độ sử dụng đòn bẩy TC

- Từ hai mối quan hệ trên có thể xác định tỷ suất lợi nhuận VCSH bằng công thức sau:

LNST

= LNST x DTT x Tổng số VKD

VCSH DTT Tổng số VKD VCSH

Như vậy:

ROE = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x

Mức độ sử dụng đòn bẩy TC Từ công thức trên cho ta thấy các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận VCSH là hệ số lãi ròng, Vòng quay toàn bộ vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy TC. Qua đó, giúp cho các nhà quản lý xác định và tìm biện pháp nhằm khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận VCSH của DN.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bầy TC

Để đánh giá việc sử dụng đòn bẩy TC (hay chính sách huy động bằng vay nợ) của công ty trong kỳ có phát huy tác dụng tích cực hay không ta xem xét công thức dưới đây:

Trong đó:

D : Vốn vay E : VCSH

So sánh ROAE với i để kết luận xem việc sử dụng vốn vay sẽ gia tăng được ROE (ROAE > i),hay làm giảm sút nhanh ROE (ROAE <i) hay không ảnh hưởng đến ROE (ROAE = i)

. Các mô hình tài trợ vốn cho doanh nghiệp

a.Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được

đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên. Toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

- Lợi ích áp dụng mô hình này:

+ Giúp cho doanh nghiệp ạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn.

+ Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn. - Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:

+ Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được bảo đảm hơn, song kém linh hoạt hơn

b. Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một

phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên doanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.

Về mặt thực tế, có những doanh nghiệp khi gặp thời vụ, dự trữ vật tư và hang tồn kho để bán tăng lên, lúc này đã sử dụng phần nguồn vay dài hạn để tài trợ cho phần tăng đột biến đó. Trong tình huống này, cũng phải chấp nhận đưa đến việc sử dụng vốn có tính linh hoạt hơn, mặc dù có chi phí cao hơn.

c. Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thương

thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Về lợi thế, mô hình này chi phí sử dụng hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn. Trong thực tế, mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn, vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanh nghiệp mới hình thành lại càng cần thiết. Việc sử dụng mô hình này, doanh nghiệp cũng cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này, khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng thương mại thành đạt (Trang 35 - 40)