Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng thương mại thành đạt (Trang 86 - 90)

- Nếu không sử dụng đòn bẩy tài chính:

2.2.5. Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty

Bảng 2.10: Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho của công ty

Đơn vị tính:ng.đ Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số chênh lệch Tỷ lệ(%) Tỷ trọng(%) Nguyên, vật liệu 17.583.272 47,98 13.520.376 22,1 (4.062.896) (23,11) (25,87) Công cụ dụng cụ 738.745 2,02 818.830 1,34 80.085 10,84 (0,68) Chi phí SXKD dở dang 17.653.019 48,17 46.220.280 75,56 28.567.261 161,83 27,39 Thành phẩm tồn kho 427.909 1,17 492.999 0,81 65.090 15,21 (0,36) Hàng gửi đi bán 246.728 0,67 118.649 0,19 (128.079) (51,91) (0,48) Cộng 36.649.678 100 61.171.134 100 24.521.456 66,9` 0

Trongkhoản mục hàng tồn kho thì:

-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối năm tăng 28.567.261 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 161,83%. Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng tăng nhanh nhất trong năm qua làm cho lượng hàng tồn kho của công ty tăng lên cao. Chi phí SXKD dở dang của công ty trong năm qua tăng lên chủ yếu do các hạng mục công trình trong thời gian thi công chưa hoàn thành để nhiệm thu công trình và thu hồi vốn cho công ty.

- Nguyên vật liệu tồn kho cuối năm 2012 là 13.520.376 nghìn đồng còn cuối năm 2011 là 17.583.272, giảm so vơi đần năm là 4.062.896 nghìn đồng

với mức giảm là 23,11%. Nguyên nhân là do đầu năm công ty dự trữ nguyên vật liệu cho các hợp đồng mới ký kết vào cuối năm chúng đã hình thành vào chi phí SXKD dở dang và thành phẩm chưa tiêu thụ. Tuy nhiên doanh nghiệp nên xem xét có đủ nguyên vật liệu cung ứng kịp thời cho sản xuất liên tục không bị gián đoạn, giảm được các chi phí thiệt hại ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu.

-Thành phảm tồn kho của công ty trong năm qua cũng tăng với số tăng lên là 65.090 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,21%, điều này cũng hợp lý khi quy mô sản xuất tăng lên và thị trường tiêu thụ năm qua gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế suy thoái.Để phân tích chính xác hơn hiệu quả quản lý hàng tồn kho ta xét đến chỉ tiêu vòng quay HTK. Ta thấy vòng quay HTK công ty cũng giảm so với năm trước và làm số ngày tồn kho tăng lên. Đây là dấu hiệu công ty quản lý HTK chưa tốt. Nguyên nhân là khi quy mô sản xuất tăng, doanh thu tiêu thụ tăng kéo theo tổng giá vốn tăng theo, nhưng tốc đọ tăng của hàng tồn kho cao hơn tốc độ tăng của của giá vốn nên chỉ tiêu này năm 2011 là 3,46 đến năm 2012 chỉ còn 3,16 vòng. Có thể nói quản trị hàng tồn kho cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vố. Nếu xác định và duy trì được một mức tồn kho hợp lý sẽ tối thiểu hóa được chi phí dự trữ hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo cho hoạt động SXKD diễn ra bình thường, tồn kho hợp lý cũng rất quân trọng làm sao cho có đủ sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng không làm ứ đọng vốn góp phần tiết kiệm sử dụng vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Công ty nên chú trọng đến các công trình đang xây dựng dở dang đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ nhằm duy trì uy tín của công ty và thu hồi vốn kịp thời.

Như vây, năm 2012 mặc dù tình hình nền kinh tế khó khăn nhưng tình hình tài chính khá lành mạnh và kết quả kinh doanh của công ty tương đối tốt,tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế về số vòng quay toàn bộ

vốn, khả năng thanh toán nhanh giảm, tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) và tỉ suất lợi nhuận VCSH (ROE) lại giảm đi đáng kể.

Qua thời gian thực tập tại CTCP đầu tư phát triển xây dựng thương mại Thành Đạt, đi sâu tìm hiểu thực tế hoạt động TC năm 2012 vừa qua tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đánh giá chung về thực trạng TC và việc tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty năm vừa qua như sau:

Ưu điểm:

• Tình hình TC của công ty tương đối lành mạnh. Cụ thể:

-Công tác tổ chức NV hợp lý. Các NV nội sinh được ưu tiên khai thác trước (sử dụng linh hoạt NV khấu hao, giảm bớt các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư TC ngắn hạn để trang trải cho hoạt động SXKD, nhằm nâng cao khả năng sinh lời, tăng trích lập các quỹ thuộc VCSH...). NV ngoại sinh được sử dụng linh hoạt nhằm tiêt kiệm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, trong năm 2012 công ty cũng phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn dài hạn, làm giảm hệ số nợ, và tăng dần mức độ tự chủ về mặt TC.

-Mô hình tài trợ vốn rất an toàn và thận trọng với nguồn VLĐ thường xuyên luôn dương và ở mức khá cao. NVDH chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng NV (đầu năm và cuối năm tương ứng là và 18,84% và 22,24%),

-Công ty đảm bảo khả năng thanh toán ở mức rất an toàn (các hệ số khả năng thanh toán đều đảm bảo so với trung bình ngành. Tuy hầu hết các hệ số này đều giảm so với đầu năm (trừ hệ sô khả năng thanh toán hiện thời )

-Tiêu thụ được đẩy mạnh, doanh thu tăng đáng kể, các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 vào đầu năm và chiếm tỷ lệ nhỏ ở cuối năm.

Bên cạnh những ưu điểm chỉ ra ở trên, trong năm vẫn còn một số tồn tại mà công ty cần xem xét để đưa ra những điều chỉnh hợp lý hơn trong thời gian tới.

Giá vốn hàng bán tăng rất nhanh và vượt cả tốc độ tăng của DTT, làm cho lợi nhuận trong năm của DN giảm mạnh. Mặc dù do một số nguyên nhân khách quan như giá xăng dầu, giá điện được điều chỉnh tăng, giá nguyên vật liệu tăng cao, tiền lương của cán bộ nhân viên tăng, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do khuyết điểm của DN trong việc quản lí chi phí, giá thành sản xuất.

Chi phí quản lí DN tăng mạnh làm lợi nhuận của DN giảm đi đáng kể.

Do đó trong thời gian tới, công ty cần chú trọng công tác quản lí chi phí, nhằm tiết kiệm chi phí quản lí DN, từ đó nâng cao lợi nhuận.

Hệ số nợ tuy có xu hướng giảm dần về cuối năm nhưng tại cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm vẫn được duy trì ở mức cao (khoảng 60%). Điều này chứng tỏ tình hình TC của công ty phụ thuộc khá lớn vào bên ngoài, điều này có thể dẫn đến rủi ro TC tăng cao.

Các khoản phải thu và khoản phải trả của công ty có xu hướng tăng. Điều này đòi hỏi DN phải có cơ chế quản lí công nợ chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng nợ phải thu quá hạn, khó đòi, để đảm bảo vốn phục vụ cho SXKD diễn ra thường xuyên, liên tục.

Mô hình tài trợ vốn tuy an toàn về mặt TC nhưng nguồn vốn lưu động thường xuyên ở mức khá cao. Công ty sử dụng một lượng khá lớn NVDH để đầu tư cho TSNH, làm cho chi phí sử dụng vốn khá cao. Điều này làm cho việc sử dụng vốn chưa thực sự tiết kiệm.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng thương mại thành đạt (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w