- Nếu không sử dụng đòn bẩy tài chính:
3.2.1. Đẩy mạnh công tác thanh toán, giảm thiểu thời gian vốn bị chiếm dụng
dụng
Ở đây ta chủ yếu tìm ra biện pháp để quản lý các khoản phải thu. Quản lý các khoản phải thu từ khách hàng là một vấn đề quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp bởi:
- Khoản phải thu tử khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ tới việc tiêu thụ sản phẩm.
- Quản lý các khoản phải thu còn liên quan chặt chẽ tới việc tổ chức và bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp.
Khi xem xét tình hình công nợ của công ty, ta nhận thấy số vốn mà công ty bị chiếm dụng luôn lớn hơn số vốn mà công ty đi chiếm dụng. Trong số vốn mà công ty bị chiếm dụng, hầu hết là các khoản phải thu khách hàng. Bên cạnh đó, khả năng thanh toán tức thời của công ty còn ở mức thấp( đạt 0,21 vào năm 2011 và giảm còn 0,18 vào năm 2012). Vì vậy công ty cần có các giải pháp nhằm thu hẹp bớt nợ phải thu và cải thiện khả năng thanh toán với nhà cung cấp. Em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:
Đối với Nợ phải thu:
- Một là: Phân tích khả năng thanh toán của khách hàng, xem xét năng lực tài chính của khách hàng có lành mạnh hay không. Đây là một công việc rất quan trọng vì nó quyết định việc công ty có khả năng thu hồi nợ hay không.
- Hai là: Trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng công ty cần đưa ra thảo luận và thống nhất các điều khoản về việc thanh toán với khách hàng như: quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, điều khoản khi các bên vi phạm hợp đồng... một cách cụ thể. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường và thực hiện đầy đủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.
- Ba là: Công ty nên có chính sách tín dụng hợp lý đối với khách hàng để nâng cao hơn nữa tốc độ thu hồi nợ như: chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với hợp đồng có giá trị lớn, khách hàng thường xuyên và khách hàng thanh toán tiền sớm. Đồng thời phải có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng nếu có vượt quá thời hạn thanh toán trong hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng.
Chính sách chiết khấu thanh toán biện pháp thường được các công ty sử dụng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm các khoản nợ. Đó là
việc công ty dành ra một tỷ lệ thích hợp trên tổng số tiền khách hàng phải thanh toán để chiết khấu cho khách hàng. Tỷ lệ này được gọi là thích hợp khi căn cứ vào tỷ lệ đó, tính ra chi phí tín dụng thương mại cấp cho khách hàng nhỏ hơn lãi suất tín dụng ngân hàng.
Chính sách bán chịu nếu được sử dụng một cách hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thu hồi các khoản nợ. Công ty cần:
* Xác định mục tiêu bán chịu: Nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải toả hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính của doanh nghiệp.
* Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn chịu.
* Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu: thực chất là so sánh giữa các chi phí phát sinh do bán chịu với lợi nhuận mà chúng mang lại.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, bán chịu được coi như là một trong những biện pháp để đẩy nhanh tiêu thụ. Mâu thuẫn ở đây là đẩy nhanh tiêu thụ trong trường hợp này lại làm chậm kỳ luân chuyển vốn, giảm số vòng quay vốn lưu động. Chính vì vậy, để tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu, công ty phải căn cứ vào chỉ tiêu lợi ích tài chính bán chịu:
Lợi ích bán chịu = Chênh lệch thu nhập nhờ bán chịu – Chi phí nảy sinh khi có bán chịu
Trong đó: Chi phí nảy sinh khi có bán chịu = Lãi phải trả cho khoản phải thu vì bán chịu + Chi phí quản lý do bán chịu như đi lại, điện thoại, công văn, tiền lương... + Chi phí thu hồi nợ khác.
Nếu lợi ích của việc bán chịu > 0 thì doanh nghiệp nên thực hiện chính sách này còn nếu nhỏ hơn 0 thì phải xem xét lại phương thức kinh doanh.
Tuy nhiên nếu chỉ nhờ bán chịu để nhằm tăng doanh thu tiêu thụ thì chưa đủ, điều quan trọng nhất, công ty cần gắn liền một cách chặt chẽ việc bán chịu với các chính sách thu hồi công nợ và các hình thức chiết khấu,
giảm giá phù hợp, mềm dẻo, linh hoạt nhằm giúp cho công ty nhanh chóng thu lại phần vốn bị chiếm dụng, tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Nhờ bán chịu hàng hoá, sản phẩm cho khách hàng, công ty có thể tiêu thụ được một lượng hàng lớn hơn so với không bán chịu cho khách hàng. Do đó doanh thu tiêu thụ tăng thêm làm cho các chỉ tiêu có liên quan đến doanh thu tiêu thụ cũng được cải thiện như vòng quay tiền, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng vốn cố định. Tuy nhiên mặt trái của chính sách này là làm giảm một số chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân, doanh lợi tiêu thụ. Chính sách này đòi hỏi:
* Có phương án xử lý cụ thể đối với từng khoản bán chịu sao cho giảm được các chi phí thu tiền, nợ khó đòi... đồng thời vẫn phải đảm bảo bù đắp được mọi rủi ro công ty có thể phải gánh chịu khi áp dụng việc bán chịu.
* Thời hạn bán chịu không quá lâu.
* Khách hàng có khả năng thanh toán nợ trong thời gian gần nhất. * Lãi suất nợ vay thấp.
* Mức giá bán chịu phải cao hơn mức giá bán thanh toán ngay.