1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường

136 808 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 370,97 KB

Nội dung

Mối quan hệ giữa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...41 1.4.1 Mối quan hệ giữa phân tích tình hình tài chính

Trang 1

Lê Thị Phương Thảo

Chuyên ngành: Tài chính Doanh nghiệp

Mã số: 0954010808

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ HÀ

Trang 2

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH

HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 10

1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính: 10

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp: 10

1.1.2 Nội dung tài chính doanh nghiệp: 11

1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp: 12

1.2 Lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: 13

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 13

1.2.2 Tài liệu phục vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: 15

1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp: 18

1.2.3.1 Phương pháp so sánh: 18

1.2.3.2 Phương pháp phân chia (chi tiết): 19

1.2.3.3 Phương pháp tỷ lệ: 19

1.2.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp: 19

1.2.4.1Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính: 19

1.2.4.2 Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng vốn: 22

1.2.4.3 Phân tích tài chính qua các hệ số tài chính: 23

1.2.4.3.3 Các hệ số về hiệu suất hoạt động 27

1.2.4.3.4 Các hệ số về khả năng sinh lời: 30

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính doanh nghiệp 38

1.3.1 Các nhân tố chủ quan 38

1.3.1.1 Nhận thức của lãnh đạo về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 38

Trang 3

1.3.1.5 Lựa chọn phương pháp phân tích 39

1.3.2 Các nhân tố khách quan 39

1.3.2.1 Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành 39

1.3.2.2 Hệ thống pháp lý 40

1.3.2.3 Nhân tố công nghệ 40

1.4 Mối quan hệ giữa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 41

1.4.1 Mối quan hệ giữa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 41

1.4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 41

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH MIỀN BẮC CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG 45

2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường và chi nhánh tại miền Bắc của công ty 45

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 45

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh và đặc điểm hoạt động công ty 47

2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ kinh doanh 47

2.1.2.2 Đặc điểm hoạt động công ty 47

2.1.3 Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính chủ yếu của công ty những năm gần đây 51

2.2 Thực trạng tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh miền Bắc công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường 52

Trang 4

2.2.1.1 Thuận lợi 52

2.2.1.2 Khó khăn 53

2.2.2 Thực trạng tình hình tài chính của chi nhánh miền Bắc Công ty cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường 54

2.2.2.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán và hệ số cơ cấu tài sản của công ty Cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường 54

2.2.2.2 Tình hình tài trợ vốn của công ty 61

2.2.2.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty 68

2.2.2.4 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty 72

2.2.2.5 Thực trạng hiệu quả hoạt động của công ty 81

2.2.2.6 Phân tích hệ số khả năng sinh lời của công ty 91

2.2.2.7 Phân tích mối quan hệ tương tác giữa hệ số tài chính (phương pháp phân tích DUPONT): 96

2.3Những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức tài chính và hoạt động kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường: 98

2.3.1 Những điểm mạnh: 99

2.3.2.Những hạn chế: 100

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV NGỌC HÒA 104

3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới: 104

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội: 104

3.1.2 Các rủi ro của công ty trong bối cảnh hiện nay 105

3.1.3 Định hướng phát triển của công ty 106

Trang 5

hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: 108 3.2.2 Phấn đấu tiết kiệm chi phí, xây dựng giá thành sản phẩm hợp lý để tăng lợi nhuận: 113 3.2.3 Quản lý hàng tồn kho hiệu quả: 114 3.2.4 Tìm kiếm các thị trường mới, sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu 116 3.2.5 Tiếp tục hoàn thiện công tác quản trị tài chính, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp cũng như trình độ chuyên môn của người lao động: 117 3.2.6 Giải pháp về quản lý kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tổ chức thực hiện: 119

KẾT LUẬN 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo đó là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu

nổ ra năm 2008 vẫn chưa tới hồi kết thúc, kinh tế thế giới cũng như Việt Namvẫn chưa xác định được đâu là điểm chạm đáy của mình để rồi hi vọng một bướcngoặt đi lên khôi phục lại nền kinh tế vốn đang trì trệ và nhiều bất cập Hệ lụycủa nó là vấn đề bất ổn an ninh, thất nghiệp, mức sống giảm sút do sự leo thangcủa giá cả và lạm phát Trước bối cảnh đó, chính phủ đã có nhiều chính sách nhưthắt chặt tài khóa, tiền tệ, giảm tỷ lệ lạm phát, tái cơ cấu thị trường ngân hàng vàchứng khoán, đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảotăng trưởng Tuy nhiên, trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu,nền kinh tế Việt Nam mặc dù chưa đạt được mức tăng trưởng trước đó nhưngvẫn duy trì được con số dương đã là một điều đáng mừng

Đối với một doanh nghiệp trong khu vực tư nhân, cuộc chiến lại càng cam go,quyết liệt, đấu tranh giữa sự tồn tại và đứng trên bờ vực phá sản Năm 2012,chứng kiến một số lượng lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa

và nhỏ - vốn chiềm tỷ lệ lớn các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, phásản hoặc lâm vào tình trạng phá sản Nguyên nhân tới từ tỷ lệ lạm phát tăng cao,đồng tiền mất giá, sức mua giảm sút, doanh nghiệp không tiêu thụ được sảnphẩm hảng hóa đã sản xuất ra mà còn phải thu hẹp sản xuất Bên cạnh đó, donhững biến động tiêu cực trên thị trường tín dụng, các ngân hàng bắt buộc phảikiềm chế tỷ lệ nợ xấu của mình nên việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanhnghiệp lại càng khó khăn hơn Chưa kể tới là giá cả các yếu tố đầu vào lại tăngcao dẫn tới tình trạng đội chi phí sản xuất, tăng giá thành Trước những khó khăn

Trang 7

như vậy, thực tế đặt ra cho các doanh nghiệp đó là phải mau chóng thực hiện cácbiện pháp nhằm cấu trúc lại tổ chức, tối ưu hóa việc sản xuất kinh doanh theohướng tăng năng suất chất lượng, chống lãng phí và tiết kiệm nhằm giảm tối đachi phí, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm Muốn thực hiện được điều đó, trướchết doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân phải đảm bảo được tình hình tài chínhlành mạnh

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Để tăng cường hiệu quả tài chính, các nhà quản trị cần quan tâm hàng đầuđến vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp Vì thế, tổ chức công tác tài chính cầnđược chú trọng, thường xuyên tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá các chỉtiêu tài chính, cũng như dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp trong nhữngkhoảng thời gian nhất định, từ đó đưa ra các giải pháp kinh tế nói chung và giảipháp tài chính nói riêng phù hợp Đánh giá tài chính là một vấn đề phức tạp, cònmới mẻ, chưa được áp dụng phổ biến và thường xuyên đối với các doanh nghiệp

Việt Nam nhưng ngày càng có vai trò quan trọng trong điều hành quản lý doanh

nghiệp Do vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt việc tổ chức, phân tích tàichính, bởi đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thànhbại của doanh nghiệp

3 Phạm vi nghiên cứu

Để nhằm hiện thực hóa các mục tiêu nghiên cứu thực tiễn sau thời gian đượcđào tạo lý thuyết tại Học viện, em đã chọn Chi nhánh miền bắc công ty cổ phầncông nghiệp Vĩnh Tường làm đơn vị thực tập Phạm vi nghiên cứu chính của đề

Trang 8

tài là tình hình tài chính của Chi nhánh miền bắc công ty Cổ phần công nghiệpVĩnh Tường trong hai năm 2011 và 2012

Với mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận, bước đầu làm quen với công tácquản trị tài chính, phân tích đánh giá tình hình tài chính, trong quá trình thực tậptại Chi nhánh miền Bắc Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường Cộng với đó

là mong muốn đóng góp cho công tác quản trị tài chính phòng tài chính kế toán –

nơi em thực tế thực tập, em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng tài chính

và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh miền Bắc Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường”.

4 Phương pháp nghiên cứu

Kết hợp giữa các phương pháp trong phân tích phân tích tài chính: Phươngpháp đánh giá, Phương pháp phân tích nhân tố, Phương pháp dự báo,… và kếthợp với đó là phương pháp quan sát thực tế

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp và phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

Chương 2 : Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Chi nhánh miền Bắc Công ty cố phần công nghiệp Vĩnh Tường

Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chi nhánh miền Bắc Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường.

Trang 9

Do thời gian thực tập có hạn, điều kiện nghiên cứu và trình độ kiến thứccòn hạn chế nên kết quả nghiên cứu còn nhiều thiết sót, em rất mong nhận được

sự góp ý của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty cùng phòng tài chính – kếtoán và bạn đọc để nhận thức hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn sựhướng dẫn tận tình của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà cùng các thầy cô trongkhoa Tài Chính Doanh Nghiệp, sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên tại Chinhánh miền Bắc Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường đã tạo điều kiện để

em có thể hoàn thành luận văn này

Trang 10

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những sốliệu, kết quả tính toán trong luận văn hoàn toàn xuất phát từ tình hình thực tế củaChi nhánh miền bắc công ty cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường Nếu có gì sai sóttôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Sinh viên

Lê Thị Phương Thảo

Trang 11

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính:

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp:

Tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự

ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ Để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp cần bỏ ra một số vốn nhất định, phù hợp với quy mô vàđiều kiện kinh doanh của mình nhằm có được các phương tiện cần thiết, đó làsức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Qua quá trình sản xuất tạo

ra sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ hàng hóa, lấy thu bù chi, nộpthuế cho Nhà nước, còn lại lợi nhuận sau thuế và tiếp tục phân phối khoản lợinhuận này Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng chính là quátrình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu cuốicùng của hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận và gia tăng giá trị doanhnghiệp Sự phát sinh, vận động và chuyển hóa liên tục của các dòng tiền vào,dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính và hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp và một tất yếu nhằm tạo ra sự chuyển dịch về giá trị.Bên trong của quá trình tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp làcác quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính phảnánh bản chất của tài chính doanh nghiệp Đó là: quan hệ tài chính giữa doanhnghiệp và Nhà nước; quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế

và các tổ chức xã hội khác; quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao

Trang 12

động trong doah nghiệp; quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với chủ sở hữudoanh nghiệp; quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.

Từ các vấn đề trên có thể rút ra một số kết luận sau:

- Tài chính doanh nghiệp xét về mặt hình thức là quỹ tiền tệ trong quá trìnhtạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanhnghiệp Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp và các quan hệ kinh tế dưới hìnhthức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanhnghiệp trong quá trình kinh doanh

- Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tớicác mục tiệu của doanh nghiệp đề ra Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập,phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tàichính doanh nghiệp

1.1.2 Nội dung tài chính doanh nghiệp:

- Lựa chọn và quyết định đầu tư: triển vọng của một doanh nghiệp trongtương lai phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định đầu tư dài hạn với quy mô vốnlớn và ảnh hưởng lâu dài tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó Dovậy, đứng trước một quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc trênnhiều mặt đặc biệt về khía cạnh tài chính, phải xem xét dòng tiền ra, dòng tiềnvào của dự án để đánh giá cơ hội đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy

đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp: tài chính doanh nghiệp phảixác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, baogồm cả vốn dài hạn và vốn ngắn hạn Tiếp theo phải tổ chức huy động vốn kịpthời, đầy đủ, phương pháp huy động thích hợp với tình hình của doanh nghiệp

- Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi và

Trang 13

đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp: tài chính doanh nghiệp phải tìmmọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có của doanh nghiệp vào hoạt độngkinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và xử lý tốt việcthanh toán các khoản phải trả và thu hồi các khoản phải thu, quản lý chi phí mộtcách tiết kiệm, hiệu quả.

- Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanhnghiệp: điều này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triểndoanh nghiệp Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện đời sống của công nhân viêntrong công ty, từ đó đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho họ, góp phần nângcao chất lượng công việc

- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp: thông quatình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thực hiện cácchỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.Đồng thời, cần tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để đánh giá

về hiệu quả sử dụng vốn, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đưa rabiện pháp quản lý tối ưu

- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính: các doanh nghiệp luôn cần lập kế hoạchtài chính để định hướng cho hoạt động tài chính ở đơn vị mình Có kế hoạch tàichính tốt sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu quả

1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp:

- Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động củadoanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục: vốn là tiền đề cho hoạt động củadoanh nghiệp Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh cácnhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũngnhư hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt

Trang 14

động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được Do vậy, việcđảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tụcphụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp.

- Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

 Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánhgiá lựa chọn đầu tư từ góc độ tài chính

 Việc huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp doanh nghiệp chớp được cơ hộikinh doanh

 Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp có thểgiảm bớt chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

 Việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệpnâng cao đáng kể tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

 Huy động vốn tối đa vào hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tránhđược tình trạng ứ đọng vốn

Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp: quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng làquá trình vận động chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ Thông qua tình hình thuchi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính, có thể kiểm soát kịpthời, tổng quan các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện những mặtchưa tốt, có biện pháp quản lý thích hợp Có thể nói, hoạt động tài chính của doanhnghiệp ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp

1.2 Lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

Trang 15

Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đoán tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính củadoanh nghiệp Mỗi một đối tượng lại quan tâm theo giác độ và mục tiêu khácnhau Do nhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phântích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để đápứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phântích tài chính ra đời ngày càng hoàn thiện và phát triển, đồng thời cũng tạo ra sựphức tạp của phân tích tài chính Các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau sẽđưa ra các quyết định với mục đích khác nhau Vì vậy, mục tiêu của phân tích tàichính doanh nghiệp đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ khác nhau:

- Đối với bản thân doanh nghiệp: là phân tích nội bộ phục vụ công tác quản

trị, điều hành doanh nghiệp, vì vậy thường do doanh nghiệp tự tiến hành để đápứng những mục tiêu như: đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý trong giai đoạn đãqua, việc thực hiện các nguyên tắc cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năngthanh toán và dự báo các nguy cơ rủi ro từ đó có những bện pháp điều chỉnh kịpthời và có cơ sở cần thiết để hoạch định chính sách tài chính cho tương lai củadoanh nghiệp Hay như hướng tới các quyết định của Ban giám đốc theo chiềuhướng có lợi nhất

- Đối với nhà đầu tư: giúp họ biết được khả năng sinh lời cũng như tiềm

năng phát triển của doanh nghiệp: câu hỏi chủ yếu đòi hỏi phải làm rõ là cổ tứcnhận được, thu nhập bình quân cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ là bao nhiêu, giá cảcủa cổ phiếu trên thị trường, , từ đó quyết định xem có nên đầu tư vốn vào

Trang 16

doanh nghiệp hay không.

- Đối với người cho vay: Xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.

Đối với những khoản vay ngắn hạn: người cho vay đặc biệt quan tâm tới khảnăng thanh toán ngay của doanh nghiệp Nói khác đi là khả năng ứng phó củadoanh nghiệp khi nợ vay đến hạn phải trả Đối với những khoản cho vay dài hạn,người cho vay phải tính chắc khả năng hoàn trả vốn và lãi vì thế sức sinh lời củavốn và các yếu tố gây ra rủi ro về thanh toán, tài chính của doanh nghiệp lànhững thông tin mà người cho vay phải nắm bắt trước khi họ tiến hành cho vay

- Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp: Lợi ích của

nhóm người này là tiền lương và khả năng thăng tiến dành cho họ.Cả hai khoảnlợi ích này đều phụ thuộc vào kết quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ định hướng việc làm ổn định của mình,

từ đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theocông việc được phân công đảm nhiệm

Như vậy, quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trongtiến trình phân phối để tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp diễn ra như thế nào, kết quả kinh tế tài chính của sự vận động

và chuyển hóa ra sao, có phù hợp với mục tiêu mong muốn của các đối tượngquan tâm đến tài chính doanh nghiệp là đối tượng nghiên cứu cụ thể của phântích tài chính doanh nghiệp

1.2.2 Tài liệu phục vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:

Tài liệu cơ bản để phục vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là hệ

thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp,

bao gồm các báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát các chỉ tiêu giá trị về tình

Trang 17

hình tài sản, nguồn hình thành tài sản theo kết cấu, kết quả hoạt động kinh doanh

và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp tại một thời điểm, thời kỳ nhất định

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh

tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệptại một thời điểm nhất định BCĐKT có ý nghĩa về mặt kinh tế và pháp lý: Vềmặt kinh tế: Số liệu phần TÀI SẢN cho phép nhà phân tích đánh giá một cáchtổng quát quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp Số liệu phần NGUỒNVỐN phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giáthực trạng tài chính của doanh nghiệp Về mặt pháp lý: số liệu phần TÀI SẢNthế hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sửdụng để sinh lời Phần NGUỒN VỐN thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụcủa doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu Như vậy,tài liệu từ BCĐKT cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình đầu tư và sửdụng vốn của doanh nghiệp

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản

ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, baogồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh vàcác hoạt động khác Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớntrong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cóthể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả từng hoạtđộng cũng như kết quả chung toàn doanh nghiệp Số liệu trên báo cáo này còn là

cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều nămliền, và dự báo hoạt động trong tương lại Thông qua Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh có thể đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Trang 18

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính tổng hợp phản

ánh quá trình hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo củadoanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấpthông tin liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp BCLCTT cung cấpthông tin để đánh giá khả năng tạo ra tiền, các khoản tương đương tiền và nhucầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền Đánh giá về thời giancũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền trong doah nghiệp.Cung cấp thông tin về nguồn tiền hình thanh từ các hoạt động kinh doanh, hoạtđộng đầu tư, hoạt động tài chính để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đốivới tình hình tài chính doanh nghiệp Đồng thời đánh giá khả năng thanh toán vàxác định nhu cầu tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo

Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính trình bày những thông

tin trọng yếu mà báo cáo tài chính khác chưa thể hiện được Thuyết minh báocáo tài chính cung cấp những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng đểphân tích đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan và phù hợp

Ngoài thông tin từ báo cáo tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp còn sửdụng nhiều nguồn thông tin khác để các kết luận trong phân tích tài chính có tínhthuyết phục:

Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế: Hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều nhân tố thuộc môi trường vĩ mô nên phântích tài chính doanh nghiệp cần đặt trong bối cảnh chung của kinh tế trong nước

và thế giới Kết hợp những thông tin này sẽ đánh giá đầy đủ hơn tình hình tàichính và dự báo những nguy cơ, cơ hội đối với hoạt động của doanh nghiệp.Những thông tin thường quan tâm bao gồm: thông tin về tăng trưởng, suy thoáikinh tế, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, các chính sách lớn của Chính phủ

Trang 19

Thông tin theo ngành: Ngoài những thông tin về môi trường vĩ mô, những

thông tin liên quan đến ngành, lĩnh vực kinh doanh cũng cần được chú trọng Đólà: mức độ và yêu cầu công nghệ của ngành, mức độ cạnh tranh, quy mô thịtrường, nhịp độ và xu hướng vận động của ngành Những thông tin trên sẽ làm

rõ hơn nội dung các chỉ tiêu tài chính trong từng ngành, lĩnh vực kinh doanh,đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp

Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Do mỗi doanh nghiệp

có những đặc điểm riêng trong tổ chức sản xuất kinh doanh và trong phươnghướng hoạt động nên để đánh giá hợp lý tình hình tài chính, nhà phân tích cầnnghiên cứu kỹ lượng đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Mục tiêu và chiếnlược hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm quá trình luân chuyển vốn trong cáckhâu kinh doanh, tính thời vụ, mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp,khách hàng, ngân hàng và các đối tượng khác

1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp:

1.2.3.1 Phương pháp so sánh:

Là phương pháp nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của chi tiêubằng cách dựa trên so sánh với một chỉ tiêu gốc Đây là phương pháp được sửdụng rộng rãi và phổ biến trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

Trang 20

1.2.3.2 Phương pháp phân chia (chi tiết):

Đây là phương pháp được sử dụng để chia nhỏ quá trình và kết quả thànhnhững bộ phân khác nhau phục vụ cho mục tiêu nhận thức quá trình và kết quả

đó dưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đốitượng trong từng thời kỳ Người ta thường chi tiết quá trình phát sinh và kết quảđạt được theo những tiêu thức sau:

- Chi tiết theo yếu tố cấu thành

- Chi tiết theo thời gian phát sinh

- Chi tiết theo không gian phát sinh

1.2.3.3 Phương pháp tỷ lệ:

Phương pháp tỷ lệ là phương pháp xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu dướidạng phân số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực của các tỷ lệ đại lượng tài chính trongcác quan hệ tài chính Trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thì các tỷ

lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánh những nội dung

cơ bản theo mục đích hoạt động của doanh nghiệp: nhóm tỷ lệ đánh giá về khảnăng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu tài chính và đầu tư, các chỉ số về khả nănghoạt động, các chỉ số về khả năng sinh lời

1.2.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp:

1.2.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo

cáo tài chính:

Thông qua các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quáttoàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản vànguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo Phân tích tài chính doanhnghiệp thông qua bảng cân đối kế toán là việc đi sâu tìm hiểu các mối quan hệ,

Trang 21

tình hình, biến động của các loại tài sản, nguồn vốn trong bảng cân đối kế toánnhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính, sử dụng tài sản của doanh nghiệp.Phần tài sản phản ánh số vốn và kết cấu các loại vốn của đơn vị hiện có tạithời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới hình thái vật chất như tài sản cố định, vậtliệu, sản phẩm, hàng hóa, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thái

nợ phải thu ở tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh(thu mua, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ) Phần tài sản phản ánh chính sách tài trợ củadoanh nghiệp Căn cứ vào nguồn số liệu này trên cơ sở tổng số và kết cấu tài sản

mà đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụngvốn của doanh nghiệp

Phần nguồn vốn phản ánh chính sách huy động vốn của doanh nghiệp, phảnánh các nguồn hình thành tài sản, các loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhưnguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn nợ phải trả Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồntrong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh chất lượng hoạt động, thực trạng tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý,vật chất của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý, sử dụng như Nhà nước,khách hàng, người lao động…

Để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán, talần lượt xem xét trên các giác độ sau:

- So sánh sự biến động cả về số tương đối và số tuyệt đối của từng chỉ tiêutrên bảng cân đối kế toán Phép so sánh ngang cho phép đánh giá được quy môvốn và khả năng huy động vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ

Khi xem xét vấn đề này cần quan tâm chú ý đến sự biến động của từng chỉ tiêuảnh hưởng tới sự biến động chung như thế nào? Chẳng hạn tiền và các khoảntương đương tiền phản ánh khả năng thanh toán nợ nhanh hay tức thời của doanhnghiệp Các chỉ tiêu về phải thu của khách hàng hay trả trước cho người bán

Trang 22

phản ánh chính sách thương mại của bạn hàng và nhà cung cấp Tài sản cố địnhtăng hay giảm phụ thuộc vào việc doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô và nănglực sản xuất bằng cách đầu tư thêm máy móc thiết bị hay muốn thu hẹp quy mô,khấu hao nhanh để thu hồi vốn, thanh lý các máy móc thiết bị đã lỗi thời, lạchậu

- So sánh theo chiều dọc để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn kinhdoanh Từ đó đánh giá xem cơ cấu vốn như vậy đã hợp lý hay chưa, và sự tácđộng của cơ cấu vốn này tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Việc xem xét này chủ yếu được thực hiện bằng cách xác định tỷ trọng cảu từngloại vốn trong tổng vốn, so sánh số liệu đầu kỳ và cuối kỳ trên cả hai giác độ sốtuyệt đối và số tương đối

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy được

xu hướng biến động về tài chính đã được cải thiện hay xấu đi, từ đó tìm ra biệnpháp khắc phục trong kỳ tới

Thông qua các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quáttình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu

về doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạtđộng khác Số liệu trên báo cáo này được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu vềkhả năng sinh lời, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về các khoảnphải nộp Đồng thời cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về lợi nhuận thuđược hay các khoản lỗ của doanh nghiệp Khi phân tích tình hình tài chính thôngqua báo cáo kết quả kinh doanh, cần xem xét sự biến động của các chỉ tiêu doanhthu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợinhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác, so sánh giữa số đầu năm và sốcuối năm trên hai giác độ số tuyệt đối và số tương đối

Trang 23

Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm:

- Đánh giá tình hình tài chính trên các khía cạnh:

 Đánh giá sơ bộ kết cấu thu chi của các hoạt động

 Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

 Đánh giá tốc độ tăng trưởng của các hoạt động kinh doanh

- Phân tích sự biến động của các khoản mục trong báo cáo bằng cách sosánh mức và tỷ lệ biến động của kỳ báo cáo so với kỳ gốc trên từng chỉtiêu và so sánh từng chỉ tiêu với doanh thu thuần

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tề là một bộ phận hợp thành hệ thống Báo cáo tài chínhdoanh nghiệp, cung cấp thông tin giúp cho sử dụng đánh giá các thay đổi trongtài sản thuẩn, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năngthanh toán và khả năng tao ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động của doanhnghiệp

Báo cáo lưu chuyển tiền tề dùng để kiểm tra thực trạng chuyển tiền của doanhnghiệp, đánh giá các dự đoán trước đây của dòng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữakhả năng sinh lời và lượng lưu chuyển tiền thuần và dự đoán khả năng về độ lớn,thời gian và tốc độ lưu chuyển của các luồng tiền trong tương lai qua cung cấpthông tin cho các chủ thể quản lý

1.2.4.2 Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng vốn:

Việc phân tích này cho phép nắm được tổng quát diễn biến thay đổi củanguồn vốn và sử dụng vốn trong mỗi quan hệ với vốn bằng tiền của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập Bảng cân đối kế toán,

từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của thời kỳ tiếptheo:

Trang 24

- Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn:

Việc này được thực hiện như sau: chuyển toàn bộ các mục trên Bảng cân đối

kế toán thành cột dọc, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi củamỗi khoản mục Mọi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phảnánh vào một trong hai cột, diễn biến nguồn vốn hoặc sử dụng vốn bằng cách:

 Diễn biến nguồn vốn sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản

 Sử dụng vốn sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn

Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Sử dụng vốn Số tiền Tỷ trọng

(%) Diễn biến nguồn vốn Số tiền

Tỷ trọng(%)

và sử dụng vốn của kỳ tiếp theo Từ kết quả này, nhà quản trị tài chính có thểđưa ra những giải pháp hữu hiệu để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng cácnguồn vốn hiện có của doanh nghiệp Mặt khác, thông tin này còn rất hữu íchcho các nhà đầu tư để họ có thể biết doanh nghiệp đã làm gì với số vốn của họ

1.2.4.3 Phân tích tài chính qua các hệ số tài chính:

1.2.4.3.1 Các hệ số về khả năng thanh toán:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Trang 25

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời thấp chứng tỏ khả năng trả nợ của doanhnghiệp kém và cũng là dầu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính màdoanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ Hệ số này cao thể hiện doanh nghiệp

có năng lực tốt để thanh toán các khoản nợ đến hạn Tuy nhiên, trong một số trườnghợp, hệ số này quá cao chưa chắc đã tốt vì có thể doanh nghiệp có lượng hàng tồnkho lớn gây ứ đọng vón hoặc bị chiếm dụng các khoản phải thu lớn Vì vậy, để nhậnxét đúng cần xem thêm về tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như kết hợp với các

hệ số khác để đánh giá chính xác hơn về doanh nghiệp

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán

nhanh =

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho (1.2)

Nợ ngắn hạn

Trong cách tính hệ số khả năng thanh toán nhanh, hàng tồn kho bị trừ khỏitài sản ngắn hạn là do trong những tài sản lưu động thì hàng tồn kho có tínhthanh khoản kém nhất Vì vậy, hệ số này phản ánh khả năng trả ngay các khoản

nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ mà không cần dựa vào việc bán các loạivật tư, hàng hóa Xem xét hệ số này cần phải đặt trong sự so sánh với hệ số trungbình của ngành để có cái nhìn khách quan hơn

Trang 26

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán

tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền (1.3)

Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và cáckhoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn Hệ sốnày cũng tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh Nếu hệ số này quá thấpchứng tỏ doanh nghiệp đang thiếu tiền, ngược lại, nếu hệ số này quá cao thể hiệndoanh nghiệp để quá nhiều tiền nhàn rỗi, bị ứ đọng vốn, vòng quay tiền chậm,giảm hiệu quả sử dụng vốn

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Lãi vay phải trả

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp, đồngthời phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ Hệ số này cũng thểhiện số vốn doanh nghiệp vay được sử dụng mang lại lợi nhuận như thế nào, có

đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không

1.2.4.3.2.Các hệ số về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản:

Cơ cấu nguồn vốn cũng như cơ cấu tài sản có tác động trực tiếp tới hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp luôn muốn xây dựng được cơcấu nguồn vốn nhằm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn

Hệ số cơ cấu nguồn vốn:

Trang 27

Hệ số nợ và hệ số vốn chủ cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc về tàichính của doanh nghiệp Tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao thể hiện doanh nghiệp tự chủ

về mặt tài chính cao, lượng vốn tự có cao, ít bị ràng buộc và chịu sức ép của cáckhoản vay Nếu tỷ lệ nợ cao thi doah nghiệp có mức độ sử dụng đòn bẩy tàichính cao, số vốn tự bỏ ra ít mà chủ yếu sử dụng vốn từ bên ngoài

Hệ số cơ cấu tài sản:

Hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp Hệ

số này bao gồm: tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tỷ suất đầu tư vào tài sảndài hạn

Tỷ suất đầu tư vào = Tổng tài sản dài hạn (1.8)

Trang 28

1.2.4.3.3 Các hệ số về hiệu suất hoạt động

Có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử dụng vốn hiện có của doanhnghiệp Các hệ số này bao gồm:

trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho luân chuyển trong

kỳ và phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm ngành kinh doanh

Thông thường, nếu số vòng quay hàng tồn kho cao hơn so với các doanhnghiệp trong ngành cho thấy việc tổ chức và quản lý hàng tồn kho của doanhnghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảmlượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho thấp

Trang 29

chứng tỏ hàng tồn kho chậm luân chuyển, vốn bị ứ đọng, sản phẩm chậm mangtiêu thụ nên làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân để hàng tồn kho quay được mộtvòng Chỉ tiêu này càng nhỏ thì vòng quay hàng tồn kho càng nhanh, càng tốtcho doanh nghiệp

Kỳ thu tiền trung bình:

Vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu

Trang 30

Chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi cáckhoản phải thu thành tiền mặt và phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanhnghiệp Chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn.

quân

Chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanhnghiệp Hệ số này lớn thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao vì hàng hóatiêu thụ nhanh, vật tư tồn kho thấp tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, nâng caolợi nhuận Ngược lại, nếu hệ số này thấp chứng tỏ tiêu thụ hàng hóa chậm, vật tưtồn kho nhiều hoặc tiền mặt tồn quỹ lớn, số lượng, khoản phải thu nhiều

Kỳ luân chuyển vốn lưu động =

360

(1.13a) Vòng quay vốn lưu

động

Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ sử dụng vốn cố định của doanhnghiệp Hiệu suất sử dụng vốn cố định lớn thể hiện doanh nghiệp sử dụng vốn cốđịnh hiệu quả và ngược lại

Hiệu suất sử dụng vốn cố

định =

Doanh thu thuần

(1.14) Vốn cố định bình quân

Doanh thu thuần

Trang 31

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuân SXKD

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Hệ số huy động VCĐ

Số VCĐ đang dùng trong hoạt động kinh

doanh

Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp

Vòng quay vốn kinh doanh:

Vòng quay vốn kinh doanh phản ánh tổng hiệu suất sử dụng tài sản sau khi

đã loại bỏ tài sản tài chính dài hạn của doanh nghiệp và được xác định như sau:

Vòng quay

vốn kinh doanh =

Doanh thu thuần bán hàng

(1.15) Vốn kinh doanh bình quân trong

kỳ

1.2.4.3.4 Các hệ số về khả năng sinh lời:

Các hệ số sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Hệ số sinh lời bao gồm:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng)

Tỷ suất lợi nhuận

sau thuế trên

Lợi nhuận sau thuế trong

Doanh thu trong kỳ

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuầntrong kỳ của doanh nghiệp Nó thể hiện khi tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ

có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản – ROA E )

Trang 32

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh,không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc củavốn kinh doanh:

 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi đã trangtrải lãi tiền vay:

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE):

Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm Chỉ tiêu này phản ánhmức lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thu được trên mỗi đồng vốn chủ

Trang 33

sở hữu bỏ ra:

Lợi nhuận sau thuế

(1.20) Vốn chủ sở hữu bình quân

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ

Tổng số cổ phần đang lưu hành

Hệ số EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác là một trong nhữngmục tiêu mà nhà quản trị doanh nghiệp luôn hướng tới Điều này có lợi chodoanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu thường mới, đồng thời giúp duy trì giá cổphiếu ở mức cao và ổn định

Trang 34

= Thu nhập một cổ phần thường trong

năm

 Các hệ số giá trị thị trường

Các hệ số này phản ánh giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp hay nói cách khácphản ánh chính giá trị của doanh nghiệp trên thị trường Qua hệ các hệ số này cóthể nhận biết phần nào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị của doanhnghiệp so với những doanh nghiệp khác

 Hệ số giá trên thu nhập (hệ số P/E)

Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng để xemxét lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu của các công ty

Hệ số giá trên thu nhập Giá trị thị trường một cổ phần (1.26)

Thu thập một cổ phân

Chỉ tiêu này phản ánh nhà đầu tư hay thị trường trả giá bao nhiêu cho 1 đồngthu nhập của công ty Nhìn chung hệ số này cao là tốt, thể hiện sự đánh giá caotriển vọng của công ty từ nhà đầu tư Tuy nhiên, khi sử dụng hệ số này phải xemxét thận trọng bởi vì giá thị trường của một cổ phiếu đôi khi không phản ánhđúng thực trạng của công ty mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trên thị trường

 Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (hệ số M/B)

Hệ số giá trị thị trường trên giá trị số

sách =

Giá trị thị trường 1 cổ

)Giá trị sổ sách 1 cổ phần

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị sổ sách 1 cổphần của công ty Nó cũng cho thấy sự tách rời giữa giá trị thị trường và giá trị

Trang 35

sổ sách Hệ số này nếu nhỏ hơn 1 là biểu hiện xấu về triển vọng của công ty,ngược lại nếu hệ số này quá cao đòi hỏi nhà đầu tư phải xem xét thận trọng trongviệc quyết định đầu tư vào công ty.

 Tỷ suất cổ tức

Giá thị trường một cổ phần

Chỉ tiêu này cho biết nếu nhà đầu tư bỏ ra 1 đồng đầu tư vào 1 cổ phiếu công

ty trên thị trường thì có thể thu lại được bao nhiêu cổ tức

1.2.4.3.5 Phân tích mối quan hệ tương tác giữa hệ số tài chính( phương pháp phân tích DUPONT)

Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu là kết quả tổng hợp của hàng loạt biệnpháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp Để thấy được sự tác động củamối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tớimức sinh lời của vốn chủ sở hữu, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu đểphân tích sự tác động đó Những mối quan hệ chủ yếu được xem xét là:

- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanhvới hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi

nhuận sau thuế

trên VKD

= Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn (1.21)

Xem xét mối quan hệ này có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợinhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng thếnào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh Từ đó, nhà quản lý đề racác biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh

- Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:

Trang 36

Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính

(1.23)

Từ công thức trên cho thấy các yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận

vốn chủ sở hữu trong kỳ là: hệ số lãi ròng, vòng quay toàn bộ vốn, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Từ đó, nhà quản lý xác định, tìm biện pháp khai thác các

yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

1.2.4.3.6 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn

Việc phân tích này cho phép nắm được tổng quát diễn biến thay đổi củanguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định giữa đầu năm với cuối năm, từ đó có thể địnhhướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của thời kỳ tiếp theo

 Xác định diễn biến thay đổi nguốn vốn và sử dụng vốn

Việc xác định này được thực hiện bằng cách so sánh số liệu cuối kỳ vớiđầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên Bảng cân đối kế toán Mỗi

sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong 2cột “sử dụng vốn” và “diễn biến nguồn vốn” theo tiêu chí sau:

- Sử dụng vốn sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn

- Diễn biến nguồn vốn sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản

 Lập bảng phân tích

Trang 37

Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng vốn và liên quan đến việcthay đổi nguồn vốn dưới hình thức 1 bản cân đối Qua bảng này có thể xem xét

và đánh giá tổng quát: Số vốn tăng hay giảm của doanh nghiệp ở trong kỳ đãđược sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặcgiảm vốn Trên cơ sở kết quả phân tích có thể giúp nhà quản trị định hướng huyđộng vốn cũng như lập kế hoạch sử dụng vốn kỳ tiếp theo

1.2.4.3.6 Phân tích mô hình tài trợ

Phân tích mô hình tài trợ cho biết được tình hình tài trợ tài sản của doanhnghiệp là như thế nào? Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì có mô hình tài trợriêng biệt phù hợp với đặc thù kinh doanh Có 3 mô hình tài trợ vốn mà hầu hếtcác doanh nghiệp thường sử dụng như sau:

- Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên đượctài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản tạm thời được đảm bảo bằngnguồn vốn tạm thời

Mô hình này có ưu điểm là giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi rotrong thanh toán, mức độ an toàn cao; giảm bớt được chi phí sử dụng vốn Tuynhiên hạn chế của mô hình này là chưa tạo ra được sự linh hoạt trong tổ chức và

sử dụng vốn, đôi khi để lỡ cơ hội đầu tư tuy nhiên tính an toàn khá cao

- Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và mộtphần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, phần tàisản lưu động còn lại được tài trợ bởi vốn tạm thời

Mô hình này có ưu điểm là đảm bảo an toàn tài chính cực cao, luôn đảmbảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, tuy nhiên hạn chế của mô hình chính

là việc sử dụng quá nhiều nguồn vốn thường xuyên làm cho chi phí sử dụng vốncao, hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút

- Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyênđược đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thườngxuyên và tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bởi nguồn vốn tạm thời

Trang 38

Mô hình này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp, giúpcho doanh nghiệp linh hoạt trong quá trình sử dụng vốn Nhược điểm của môhình là nguy cơ rủi ro tài chính cao nếu có sự cố ngoài ý muốn khiến chủ nợđồng loạt hỏi nợ sẽ khiến doanh nghiệp lâm vào nguy cơ phá sản, trong quá trìnhkinh doanh đôi khi sẽ bị thiếu vốn vào đầu tư các loại tài sản cần thời gian đểchuyển đổi vốn gây gián đoạn kinh doanh

 Phân tích mô hình tăng trưởng

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thị trường ngoài mục tiêu lợi nhuận còn làmục tiêu tăng trưởng, chính vì vậy phân tích mô hình tăng trưởng chính là vấn đềrất quan trọng đối với người quản lý Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh

mà các doanh nghiệpcó một mức tăng trưởng riêng, đôi khi mức tăng trưởngthấp chưa chắc đã xấu hay một mức tăng trưởng cao cũng chưa chắc đã đánh giáđúng tình hình công ty

Tỷ lệ tăng trưởng của một công ty (g) được xác định như sau:

g = ROE x k (Với k là tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tư)

Như vậy tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp phụ thuộc vào:

+ Sự tích lũy của chính doanh nghiệp biểu hiện qua tỷ lệ lợi nhuận giữ lạitái đầu tư

+ Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được thể hiện qua tỷ suất lợinhuận vốn chủ ROE

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

Trang 39

1.3.1.1 Nhận thức của lãnh đạo về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp

Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đang ngày càng đóng vai tròkhông thể thiếu với mỗi nhà quản lý doanh nghiệp Nó là một cơ sở giúp nhàquản trị đánh giá, nhìn nhận đúng đắn về thực trạng, khả năng tài chính củadoanh nghiệp mình, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có nhận thứcđúng đắn về hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp này Rất nhiều doanhnghiệp không chú trọng tới việc đầu tư cho bộ máy chuyên phân tích tài chính.Với những nhà lãnh đạo, chủ sở hữu của doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn vềvai trò và tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp và quản lý tàichính doanh nghiệp thì những doanh nghiệp đó thường phát triển rất ổn định cókhả năng lựa chọn các dự án đầu tư hợp lý, cách quản lý tài chính cũng rất minhbạch và đảm bảo an toàn

1.3.1.2 Chất lượng ngồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Nhân tố quan trọng đầu tiên phải kể đến trong phân tích tài chính doanhnghiệp chính là thông tin, tính chính xác của thông tin quyết định đến kết quảphân tích có chính xác hay không Nhà quản trị luôn phải kiểm soát được thôngtin, thu thập những số liệu chính xác nhất để đánh giá một cách trung thực tìnhhình tài chính doanh nghiệp

Trang 40

1.3.1.3 Nhân sự thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp đòi hỏi người quản lý tài chính phải cótầm nhìn, có tư duy nhạy bén đồng thời phải nắm vững kiến thức về tài chínhdoanh nghiệp Để phân tích tài chính doanh nghiệp một cách thấu đáo và đánhgiá trên nhiều khía cạnh thì người quản lý tài chính cần sử dụng một loạt cácphương pháp phân tích, tổng hợp thông tin từ nhiều luồng và vận dụng nhữngkinh nghiệm của bản thân để đưa ra những nhận xét đánh giá cũng như dự đoán

dự báo sau khi có kết quả phân tích Chính vì những lý do trên mà trình độchuyên môn của nhà quản lý tài chính doanh nghiệp thực sự rất quan trọng, cóđược như vậy thì công tác phân tích tài chính doanh nghiệp mới thực sự hiệu quảtrong nền kinh tế hiện nay

1.3.1.4 Tổ chức hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp

Tổ chức công tác phân tích là yếu tố có tác động tổng hợp, nó liên kết cácyếu tố nhân sự, thông tin, phương pháp phân tích, cơ sở vật chất với nhau, liênquan đến việc huy động, phối hợp các nguồn lực thực hiện phân tích tài chính

1.3.1.5 Lựa chọn phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích là công cụ hữu hiệu giúp đạt được mục tiêu phântích Nếu áp dụng linh hoạt và hợp lý các phương pháp phân tích thì sẽ kết hợpđược các ưu điểm, hạn chế và bù trừ các nhược điểm của từng phương pháp chonhau, mang lại kết quả phân tích chính xác toàn diện Do đó, các nhà quản trị cầnlựa chọn phương pháp phân tích phù hợp để có được kết quả phân tích như mongmuốn

1.3.2 Các nhân tố khách quan

1.3.2.1 Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là thước đo đối với các chỉ tiêu của doanhnghiệp khi phân tích Nó cho biết chỗ đứng của doanh nghiệp trong ngành nghềkinh doanh của mình Một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành hoàn thiện chínhxác sẽ cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích đối với công tác phân tích tài

Ngày đăng: 17/11/2014, 12:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ – TS.Nghiêm Thị Thà (2011), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2011), Giáo trìnhphân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ – TS.Nghiêm Thị Thà
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2011
2. PGS. TS Nguyễn Đình Kiệm, TS.Bạch Đức Hiển đồng chủ biên (2010) Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: biên "(2010)"Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Tài chính
3. Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều (2007), Tài chính doanh nghiệp- Lý thuyết, bài tập và bài giải, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp- Lý thuyết,bài tập và bài giải
Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2007
4. PGS.TS Lưu Thị Hương – PGS.TS Nguyễn Duy Hào, Tài chính doanh nghiệp, NXB đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanhnghiệp
Nhà XB: NXB đại học Kinh tế quốc dân
5. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính Doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính Doanh nghiệp hiện đại
Tác giả: PGS.TS Trần Ngọc Thơ
Nhà XB: NXBThống kê
Năm: 2003
7. Báo cáo tài chính thường niên, Chi nhánh miền Bắc công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường, 2011 và 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính thường niên
8. Myers (2000), Principles of Corporate Finance – Sixth Edition, McGraw Hill, Journal of Finance Sách, tạp chí
Tiêu đề: Principles of Corporate Finance – Sixth Edition
Tác giả: Myers
Năm: 2000
9. Scott, Jr.Martin, Petty, Kcown (1991), Basic Financial Management – eigth edition, Prentice Hall International.Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basic Financial Management –eigth edition
Tác giả: Scott, Jr.Martin, Petty, Kcown
Năm: 1991

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1:Các mốc thời gian đáng nhớ đối với công ty - đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường
Bảng 1.1 Các mốc thời gian đáng nhớ đối với công ty (Trang 44)
Bảng 2.2: Hệ số cơ cấu tài sản của công ty cuối năm 2011, 2012 - đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường
Bảng 2.2 Hệ số cơ cấu tài sản của công ty cuối năm 2011, 2012 (Trang 60)
Bảng 2.3:  Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty(Đvt: vnđ) - đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường
Bảng 2.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty(Đvt: vnđ) (Trang 62)
Bảng 2.4: Phân tích hệ số cơ cấu nguồn vốn - đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường
Bảng 2.4 Phân tích hệ số cơ cấu nguồn vốn (Trang 67)
Bảng 2.5: Phân tích hoạt động tài trợ (Đvt: vnđ) - đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường
Bảng 2.5 Phân tích hoạt động tài trợ (Đvt: vnđ) (Trang 68)
Sơ đồ 2.4: Biểu đồ phân tích mô hình tài trợ vốn của công ty năm 2012 - đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường
Sơ đồ 2.4 Biểu đồ phân tích mô hình tài trợ vốn của công ty năm 2012 (Trang 70)
Bảng 2.6: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty trong năm 2012 (Đvt:vnđ). - đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường
Bảng 2.6 Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty trong năm 2012 (Đvt:vnđ) (Trang 72)
Bảng 2.7: Phân tích tình hình công nợ do chiếm dụng và bị chiếm dụng của công ty năm 2012 (Đvt: vnđ) - đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường
Bảng 2.7 Phân tích tình hình công nợ do chiếm dụng và bị chiếm dụng của công ty năm 2012 (Đvt: vnđ) (Trang 75)
Bảng 2.8: Phân tích  tình hình công nợ của công ty - đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường
Bảng 2.8 Phân tích tình hình công nợ của công ty (Trang 76)
Bảng 2.9: Phân tích các hệ số về khả năng thanh toán - đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường
Bảng 2.9 Phân tích các hệ số về khả năng thanh toán (Trang 81)
Bảng 2.10: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011, 2012 (ĐVT: đồng) - đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường
Bảng 2.10 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011, 2012 (ĐVT: đồng) (Trang 85)
Bảng  2.16: Phân tích DUPONT - đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường
ng 2.16: Phân tích DUPONT (Trang 107)
Bảng 3.1: Bảng các chỉ tiêu kết quả kinh doanh năm 2013 - đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh miền bắc công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường
Bảng 3.1 Bảng các chỉ tiêu kết quả kinh doanh năm 2013 (Trang 119)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w