Từ đầu thế kỉ XX đến nay, phân tích tài chính thực sự được phát triển vàchú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngàycàng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5
1.1 Vài nét cơ bản về tài chính doanh nghiệp 5
1.1.1 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5
1.2.Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính 7
1.2.1.Khái niệm 7
1.2.2 Vai trò của phân tích tài chính 7
1.2.3.Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.2.3.1 .Thu nhập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.2.3.2 Phân tích các hệ số tài chính 11
1.2.3.2.1 Các hệ số về khả năng thanh toán 12
1.2.3.2.2 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản 13
12.1.3.1 Các hệ số về hiệu suất hoạt động 14
1.2.1.4.1 Các hệ số về khả năng sinh lời 16
1.2.1.4 Hệ số giá trị thị trường 18
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 21
1.3.1.Nhân tố chủ quan 21
1.3.1.1.Nhận thức của lãnh đạo về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 21
1.3.1.2.Chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 21
1.3.1.3.Nhân sự thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp 21
1.3.1.4.Tổ chức hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp 22
1.3.1.5.Lựa chọn phương pháp phân tích 22
1.3.2.Nhân tố khách quan 22
1.3.2.1.Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành 22
1.3.2.2.Hệ thống pháp lý 23
1.3.2.3.Nhân tố công nghệ 23
1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 23
CHƯƠNG II:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TI CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG 25
2.1 khái quát vài nét về công ti cổ phần cao su sao vàng 25
2.1.1 Qúa trình hình thành, phát triển công ti 25
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu 29
2.1.3 Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh 30
2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý 30
bản pháp luật khác có liên quan 30
2.1.3.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh 31
2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 32
2.1.4.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 32
Trang 22.1.4.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ 33
2.1.5 Kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây 34
2.2 đánh giá thực trạng tài chính công ti cổ phần cao su sao vàng 34
2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ti cổ phần cao su Sao Vàng 34
2.2.1.1 Đánh giá khái quát thông qua bảng cân đối kế toán 35
2.2.1.2 Đánh giá tình hình tài chính công ti cổ phần cao su Sao Vàng thông qua báo cáo kết quả kinh doanh 41
2.2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Sao Vàng thông qua các hệ số tài chính đặc trưng 45
2.2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán 45
2.2.2.2 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ti 50
2.2.2.3 Đánh giá hiệu suất hoạt động của công ti 53
2.2.2.4 Đánh giá khả năng sinh lời 58
2.3 Những vấn đề đặt ra sau khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp của công ty cổ phần cao su Sao Vàng 61
2.3.1 Những thành quả đạt được 61
2.3.2 Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty 62
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TI CỔ PHẦN CAO SU 65
3.1 phương hướng, mục tiêu phát triển kinh doanh trong thời gian tới 65
3.1.1 Phương hướng 65
3.1.2 Mục tiêu 66
3.1.2.1 Mục tiêu ngắn hạn 66
3.1.2.2 Chiến lược kinh doanh dài hạn 66
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cao su sao vàng 67
3.2.1 Các biện pháp về quản trị tiền mặt và quản trị tài sản lưu động 67
3.2.2 Thực hiện chính sách bán chịu để tăng doanh thu tiêu thụ 69
3.2.3Kết hợp đẩy mạnh công tác thanh toán, thu hồi các khoản nợ 71
3.2.4 Tăng cường quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm ,tăng lợi nhuận 73
3.2.5 Giải pháp tái cơ cấu lại cấu trúc vốn cho doanh nghiệp 75
3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động tiên thụ, gia tăng thị phần 76
Thường xuyên nghiên cứu thị trường săm lốp xe trên thế giới, và nhu cầu của các nước cụ thể để tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty 77
3.2.7 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 77
3.2.8 Hoàn thiện công tác phân tích tài chính 79
KẾT LUẬN 81
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang thế kỉ 21 nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tíchcực Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đã dần trở thành phương châm của cácdoanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển Đứng trước vận hội mớicủa nền kinh tế, các doanh nghiệp buộc phải có chính sách kinh doanh phùhợp, chiến lược kinh doanh rõ ràng để tồn tại trong xu thế cạnh tranh khốcliệt Và quả thật, thị trường không còn chỗ đứng cho các doanh nghiệp chỉchăm chăm dựa vào đồng vốn của Nhà nước bao cấp, ngại đổi mới, làm ăntheo kiểu quan liêu, chụp giật Các doanh nghiệp buộc phải xác định được chỗđứng của mình trên thị trường Doanh nghiệp nào không có năng lực cạnhtranh thì sẽ bị đào thải, đó là qui luật tất yếu của thị trường
Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này,các doanh nghiệp buộc phải có một tình hình tài chính lành mạnh Điều nàyđòi hỏi mỗi một doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác tài chính, thườngxuyên tổ chức việc phân tích, tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, cũngnhư việc dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những khoảngthời gian nhất định Mỗi doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc tổ chức, phântích tài chính, bởi đó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sựthành bại của doanh nghiệp trong kinh doanh
Xuất phát từ thực tế nêu trên, và với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáoPGS,TS Vũ Công Ty, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các cô chú trongphòng tài chính kế toán của công ti cổ phần Cao Su Sao Vàng, em đã lựachọn đề tài “ đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh tại công ti cổ phần Cao su Sao Vàng” với mong muốnlàm rõ cơ sở lí luận về công tác phân tích tài chính và đánh giá thực trạng tàichính tại công ti cổ phần cao su Sao Vàng
Nội dung luận văn bao gồm 3 chương :
Chương 1: lí luận chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tàichính doanh nghiệp
Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại công ti cổ phần cao su SaoVàng
Trang 4Chương 3: Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh tại công ti cổ phần cao su Sao Vàng.
Em rất mong nhận được sự đóng góp của của các thầy cô giáo cùngtoàn thể các cô chú trong công ti cổ phần cao su Sao Vàng để hoàn thiện bàiluận văn của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 20/4/2009
Sinh viên:Đào Thị Phương
Lớp: K43/11.09
Trang 5
CHƯƠNG 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Vài nét cơ bản về tài chính doanh nghiệp.
1.1.1 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường là môi trường hoạt động, phát triển của cácdoanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó có quyền tựchủ, tự do sản xuất kinh doanh nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật,thực hiện tốt các quy luật kinh tế Theo điều 4 luật doanh nghiệp năm 2006
quy định doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Theo kinh nghiệm các nhà kinh tế học đã chỉ ra,trong quá trình pháttriển, mỗi doanh nghiệp đều phải giải quyết được 3 vấn đề kinh tế cơ bản:
- Thứ nhất : quyết định sản xuất cái gì
- Thứ hai : quyết định sản xuất như thế nào
- Thứ ba : quyết định sản xuất cho ai
Đây là những vấn đề được coi là kim chỉ nam hoạt động của các doanhnghiệp trên thương trường
Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều cần phảituân thủ các quy luật về cạnh tranh, cung cầu, quy luật giá cả Mỗi doanhnghiệp là một cá thể trong môi trường cạnh tranh do đó, hơn ai hết, bản thânmỗi doanh nghiệp phải xác định được những nhân tố cơ bản nhất, chính yếunhất ảnh hưởng đến sự tồn tại của mình, xác định được năng lực của bản thâncũng như năng lực của đối thủ cạnh tranh hay nói một cách khác phải biết vịtrí của mình trên thương trường Và quan trọng hơn cả doanh nghiệp còn phảixác định được nhu cầu của thị trường về sản phẩm của mình, phát huy mọinguồn lực để đáp ứng nhu cầu nhưng phải biết dừng lại khi cung đã quá dưthừa…
Trang 61.1.2 Hiểu thế nào về tài chính doanh nghiệp và hoạt động tài chính.
Để có thể hiểu được tài chính doanh nghiệp là gì thì trước tiên phải tìmhiểu về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhữnghoạt động gì Nói một cách nôm na thì quá trình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp là quá trình kết hợp yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị,nguyên liệu v.v và sức lao động để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêuthụ hàng hóa để thu lợi nhuận
Như vậy, xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trongquá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động củadoanh nghiệp Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tếdưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệcủa doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu:
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: phát sinh khidoanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước và Nhà nước gópvốn vào doanh nghiệp dưới bất kì hình thức nào
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổchức xã hội khác: thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khidoanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ chonhau
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động: thể hiệntrong việc doanh nghiệp thanh toán trả tiền công, thực hiện thưởng phạt vậtchất đối với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanhnghiệp: mối quan hệ này thể hiện trong đầu tư, góp vốn hay rút vốn của chủ
sở hữu đối với doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế củadoanh nghiệp
- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: đây là mối quan hệthanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh,trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạttới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra Các hoạt động gắn liền với việc tạo
Trang 7lập, phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của các quỹ tiền tệ thuộchoạt động tài chính của doanh nghiệp
1.2.Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính.
1.2.1.Khái niệm.
Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỉXIX Từ đầu thế kỉ XX đến nay, phân tích tài chính thực sự được phát triển vàchú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngàycàng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của cáctập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin.Nghiên cứu phân tích tài chính là khâu quan trọng trong quản lý doanhnghiệp Vậy phân tích tài chính là gì? Nội dung phân tích và sử dụng phươngpháp phân tích như thế nào?
“Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, các quyết định quản lý phù hợp.”
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tíchcác báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệthống các phương pháp, công cụ và kĩ thuật phân tích, giúp người sử dụngthông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát,lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhậnbiết, phán đoán, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ
và đầu tư phù hợp
1.2.2 Vai trò của phân tích tài chính.
Phân tích tài chính đối với nhà quản trị.
Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanhchủ yếu của doanh nghiệp Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của BanTổng giám đốc Giám đốc tài chính, dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, ngânquỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý
Trang 8 Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư.
Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu - lợi tức cổ phần vàgiá trị tăng thêm của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhậnbiết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Đó là một trong những căn cứ giúp
họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không?
Phân tích tài chính đối với người cho vay.
Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợcủa khách hàng Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề
mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay haykhông? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?
Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởnglương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luậtsư… Dù họ công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn hiểu biết
về hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ
1.2.3.Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.2.3.1 .Thu nhập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp.
Việc thu nhập và sử dụng cá nguồn thông tin là vấn đề quan trọng hàngđầu cho quá trình phân tích Thông tin mà các doanh nghiệp sử dụng là: Cácthông tin bên ngoài doanh nghiệp và các thông tin nội bộ doanh nghiệp
Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế ngày càng có quan hệkinh tế mật thiết với nhau, ảnh hưởng lớn tới nhau, doanh nghiệp nào nắmđược càng nhiều các thông tin kinh tế và xử lý các thông tin bên ngoài doanhnghiệp hết sức quan trọng
Bên cạnh đó, phân tích tài chính có mục tiêu đưa ra những lý do dự báotài chính giúp cho việc ra quyết định về mặt tài chính và giúp cho việc dựkiến kết quả tương lai của doanh nghiệp nên không thể chỉ giới hạn trongphạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà còn phải mở rộng sang các lĩnhvực khác như: các thông tin chung về kinh tế; thuế, tiền tệ; các thông tin vềngành kinh doanh của doanh nghiệp; các thông tin về pháp lý, về chính sáchtài chính của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, thông tin về thị trường, tiến
bộ khoa học kĩ thuật…
Trang 9Đồng thời, cần phải đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên
hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh Bởi vì trong cùng ngành
sẽ có những tính chất và đặc điểm giống nhau Những nghiên cứu theo ngành
sẽ chỉ rõ tầm quan trọng của ngành nghiên cứu trong nền kinh tế, các sảnphẩm và hoạt động khác nhau của ngành, quy trình công nghệ, các khoản đầu
tư, cơ cấu ngành, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển…
Các thông tin nội bộ doanh nghiệp.
Đây là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết, mang tính chất bắt buộc Vớinhững đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt động nhưmột nhà cung cấp quan trọng những thông tin đáng giá cho phân tích tàichính Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ phải cung cấp nhữngthông tin kế toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Thôngtin kế toán được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính: bảng cân đối kếtoán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chínhcủa một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là một báo cáotài chính có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu,quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp
Kết cấu của bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: tài sản vànguồn vốn được trình bày dưới dạng một phía hoặc hai phía Cả hai phần tàisản và nguồn vốn đều bao gồm các chỉ tiêu tài chính phát sinh, phản ánh từngnội dung tài sản và nguồn vốn
Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanhnghiệp tại thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanhnghiệp Về mặt kinh tế, các số liệu ở phần tài sản phản ánh được quy mô vàkết cấu tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo
Bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu vốn được huy động vào sản xuất kinhdoanh tức là nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thờiđiểm lập báo cáo Về mặt kinh tế, qua việc xem xét nguồn vốn, người sử dụngthấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp Về mặt pháp lý, nguồn vốncho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã kinh doanh với Nhànước, số tài sản đã hình thành bằng nguồn vốn vay ngân hàng, vốn vay đối
Trang 10tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán đối với người lao động, cổđông, nhà cung cấp, ngân sách…
Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho cácnhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính hoặc khả năng thanhtoán và cơ cấu của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả kinh doanh
Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phântích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh Khácvới Bảng cân đối kế toán, báo cáo Kết quả kinh doanh cho biết sự dịchchuyển của tiền trong quá trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp và chophép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Báo cáoKết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiềnthực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ, so sánh tổng chi phí phát sinh với sốtiền thực nhập quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở doanh thu và chiphí, có thể xác định được kết quả sản xuất – kinh doanh: lỗ lãi trong năm.Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất –kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳnhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sửdụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất –kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm 3 phần:
Phần 1: Báo cáo lỗ lãi
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước
Phần 3:Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễngiảm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời những câu hỏi liên quanđền luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình trả nợ, đầu tư bằng tiềncủa doanh nghiệp trong từng thời kỳ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin về các dòng tiềnlưu chuyển và các khoản coi như tiền - những khoản đầu tư ngắn hạn có tínhlưu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổi thành một khoảntiền biết trước, ít chịu rủi ro về giá trị do những thay đổi về lãi suất Những
Trang 11luồng vào ra của tiền và những khoản coi như tiền được tổng hợp thành banhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạtđộng đầu tư, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và được lập theophương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết vớinhau, mỗi sự thay đổi chỉ tiêu trong báo cáo này hoặc trực tiếp hoặc gián tiếplàm ảnh hưởng đến báo cáo kia, trình tự đọc hiểu và kiểm tra các báo cáo tàichính phải được bắt đầu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyểntiền tệ kết hợp bảng cân đồi kế toán kỳ trước để đọc và kiểm tra bảng cân đối
kỳ này Do đó, để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhàphân tích cần đọc và hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhận biếtđược và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêuphân tích của họ
1.2.3.2 Phân tích các hệ số tài chính
Trong phân tích tài chính, các hệ số tài chính chủ yếu được phân thành
5 nhóm chính:
Hệ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để
đánh giá khả năng đáp ứng của các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: Nhóm chỉ tiêu này phản
ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vaycủa doanh nghiệp
Hệ số hiệu suất hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc
sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp
Hệ số về khả năng sinh lời: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản
xuất - kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp
Hệ số giá trị thị trường: nhóm chỉ tiêu này phản ánh giá trị của một
doanh nghiệp mà chủ yếu là các công ti cổ phần Từ đó nhà đầu tư đưa raquyết định một cách chính xác nhất khi đầu tư vào công ti
Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọngnhiều hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác Chẳng hạn, các chủ nợngắn hạn đặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của người vay.Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạtđộng và hiệu quả sản xuất - kinh doanh Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về
Trang 12khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầuthanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùngcủa doanh nghiệp Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ số về cơ cấu vốn vì
sự thay đổi tỷ số này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ
1.2.3.2.1 Các hệ số về khả năng thanh toán
Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu
về khả năng thanh toán của doanh nghiệp Bởi vì một doanh nghiệp đượcđánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh trước hết phải được thể hiện ởkhả năng chi trả, khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệpphản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong
kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ Nhóm chỉ tiêu này bao gốm cácchỉ tiêu :
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có với tổng số
nợ phải trả( bao gồm nợ ngắn hạn với nợ dài hạn) Để đánh giá được khả năngthanh toán của doanh nghiệp chỉ căn cứ vào chỉ tiêu này là chưa đủ Tuynhiên, hệ số này cao là một dấu hiệu khả quan đối với doanh nghiệp Hệ sốnày có ý nghĩa trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc thế chấptài sản vay nợ
Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản
Trang 13phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn Tài sảnquay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền,bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu Hàng tồn kho làcác tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động.
Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn- hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
H s thanh toán t c th i ệ số thanh toán tức thời ố thanh toán tức thời ức thời ời
Hệ số thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Là tỉ số giữa tiền và các khoảng tương đương tiền đối với các khoản nợngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng ứng phó nhanh nhất với các khoản
nợ đến hạn của doanh nghiệp
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
Đây cũng là một hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu tài chính củadoanh nghiệp Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanhnghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.Nếu một doanh nghiệp nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lờicủa đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán lãitiền vay đúng hạn
Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Số lãi tiền vay phải trả trong kì
1.2.3.2.2 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
Hệ số này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữudoanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ýnghĩa quan trọng trong phân tích tài chính Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốncủa chủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàncho các món nợ
1 Hệ số cơ cấu nguồn vốn thể hiện chủ yếu thông qua hệ số nợ
Hệ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ):
Trang 14Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đốivới các chủ nợ trong việc góp vốn Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợtrên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảmbảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản Trong khi đó, các chủ sở hữudoanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh vàmuốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp Song, nếu tỷ số nợ quá cao, doanhnghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
b Hệ số cơ cấu tài sản
Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: Tài sảnlưu động và tài sản ngắn hạn khác, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác
Tỉ suất đầu tư vào TS ngắn hạn
hay TS lưu động =
Tài sản ngắn hạnTổng tài sản
Tỉ suất đầu tư vào
Tài sản dài hạn Tổng tài sảnCần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thểcủa doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lí trong việc đầu tư vào các loại tàisản của doanh nghiệp
12.1.3.1 Các hệ số về hiệu suất hoạt động
Các hệ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tàisản của doanh nghiệp Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho cácloại tài sản cố định, tài sản lưu động Do đó, các nhà phân tích không chỉ quantâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tàisản của doanh nghiệp Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tínhtoán các tỷ số này để xem khả năng hoạt động của doanh nghiệp
Vòng quay hàng tồn kho
Trang 15Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng tỷ sốgiữa giá vốn hàng bán với số hàng tồn kho bình quân trong kì Số vòng quayhàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm, ngành nghề kinhdoanh.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Số hàng tồn kho bình quân trong kì
Kì thu tiền trung bình
Là một hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phảnánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giaohàng cho đến khi thu được tiền bán hàng Kì thu tiền bán hàng của doanhnghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toáncủa doanh nghiệp
Kì thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh thu bình quân 1 ngày trong kì
Số vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòngquay của vốn lưu động thực hiện được trong một thời kì nhất định( thường làmột năm)
Số vòng quay vốn lưu động = Tổng mức luân chuyển VLĐtrong kì
Số lần luân chuyển vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác
Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài
Doanh thu trong kì Vốn CĐ và vốn dài hạn khác bình quân trong kì
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác trong
kì tham gia tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kì đó
Trang 16 Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn:
Vòng quay tài sản hay
1.2.1.4.1 Các hệ số về khả năng sinh lời
Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt độngriêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợpnhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp
Tỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thuthuần trong kì của doanh nghiệp Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanhthu trong kì, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế trong kì Doanh thu trong kì
Tỉ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay
tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản( ROA E )
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanhkhông tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc củavốn kinh doanh
ROAE = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tài sản hay vốn kinh doanh BQ
Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kì có khả năngsinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay
Tỉ suất lợi nhuận trước
= Lợi nhuận trước thuế trong kìvốn kinh doanh BQ sử dụng trong kì
Trang 17 Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỉ suất sinh lời ròng từ tài sản( ROA)
Phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế
trên VKD( ROA) =
Lợi nhuận sau thuếvốn kinh doanh( hay tài sản) bình quân trong kì
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu( ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và đượccác nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanhnghiệp Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhấttrong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông
ưu đãi( nếu có)Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
Hệ số chi trả cổ tức
Chỉ tiêu này phản ánh công tí đã giành ra bao nhiêu phần trăm thu nhập
để trả cổ tức cho cổ đông Qua đó cũng cho thấy công ti giành ra bao nhiêuphần trăm thu nhập để tái đầu tư
Hệ số chi trả
cổ tức =
Cổ tức 1 cổ phần thườngThu nhập 1 cổ phần thường trong năm
Trang 18Cả 3 chỉ tiêu trên thể hiện chính sách cổ tức của công ti cổ phần Đâykhông đơn thuần là việc phân chia lợi tức ra các phần bằng nhau, mà nó phứctạp hơn nhiều bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các cổ đông, đến sự tăngtrưởng và phát triển của công ti trong tương lai
1.2.1.4 Hệ số giá trị thị trường
Hệ số giá trên thu nhập( hệ số P/E)
Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng đểxem xét lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu của các công ti Chỉ tiêu này phản ánhnhà đầu tư thị trường trả giá bao nhiêu cho 1 đồng thu nhập của công ti Nhìnchung hệ số này cao là tốt
Hệ số giá trên
Giá thị trường 1 cổ phần Thu nhập 1 cổ phần
Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách( Hệ số M/B)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổsách 1 cổ phần của công ti Hệ số này nhỏ hơn 1 là dấu hiệu xấu về triển vọngcủa công ti, ngược lại nếu hệ số này quá cao đòi hỏi nhà đầu tư phải xem xétthận trọng trong quyết định đầu tư vào công ti
Hệ số giá thị trường trên
giá trị sổ sách =
Giá thị trường 1 cổ phần Giá trị sổ sách 1cổ phần
Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp,nhưng trên thực tế người ta sử dụng 3 phương pháp chủ yếu là phương pháp
so sánh, phương pháp tỷ lệ và phương pháp Dupont
1.Phương pháp so sánh
Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo các điều kiện có thể sosánh được các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nộidung và tính chất và đơn vị tính toán…) và theo mục đích phân tích mà xác
Trang 19gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị sosánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối hoặc số bình quân Nội dung sosánh bao gồm:
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy
rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởng haythụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấucủa doanh nghiệp
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình củangành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được
So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so vớitổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả
về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kếtoán liên tiếp
Phương pháp phân tích tỷ số được dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ
số của các đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ
số, cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính Về nguyên tắc, phươngpháp tỷ số yêu cầu phải xác định được ngưỡng, các định mức để nhận xét,đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ số củadoanh nghiệp với giá trị các tỷ số tham chiếu bởi vì một đặc tính dễ nhận thấycủa các tỷ số đơn là khi đứng độc lập chúng trở thành vô nghĩa
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính phân thànhcác nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêuhoạt động của doanh nghiệp Đó là nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm
Trang 20tỷ số về khả năng cân đối vốn, nhóm tỷ số về khả năng hoạt động , nhóm tỷ số
về khả năng sinh lãi Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng
lẻ, bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theogiác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau đểphục vụ mục tiêu phân tích của mình
3.Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Phương pháp phân tích tài chính Dupont cho thấy mối quan hệ tương
hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ
sử dụng các mối quan hệ chủ yếu này để phân tích các tỷ số tài chính Vì vậy
nó được gọi là phương pháp Dupont Hiện nay, phương pháp này được sửdụng rộng rãi ở nhiều quốc gia
Phương pháp Dupont là phương pháp tài chính quan trọng, với phươngpháp này các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến cáchiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp Bản chất của phươngpháp này là tách một tỷ số tổng hợp mức sinh lời của doanh nghiệp như thunhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu thành tích sốcủa các chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau Điều đó cho phépphân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp Ưu điểm của phươngpháp này là tìm ra được nguyên nhân của vấn đề từ đó có thể đưa ra các giảipháp để giải quyết vấn đề đó Nhưng hạn chế của phương pháp này là nó kháphức tạp và nhiều khi nguyên nhân chưa hẳn là đúng Có thể có trường hợpmột số nhân tố tác động tới nhiều chỉ tiêu được gọi là nguyên nhân gây ra sựthay đổi của chỉ tiêu cần phân tích tuy nhiên những tác động này là ngượcnhau vì vậy rất khó có thể nói chính xác rằng nhân tố đó có tác động như thếnào đến kết quả phân tích cuối cùng
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
có nhận thức đúng đắn về hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp này
Trang 21Nếu ở một doanh nghiệp mà các lãnh đạo có nhận thức đúng đắn về vai trò vàtầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp thì ở đó côngtác tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách triệt
để và hoạt động phân tích tài chính sẽ thực sự hiệu quả
nghiệp
Thông tin là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phântích tài chính, vì vậy nếu thiếu thông tin sử dụng không chính xác thì kết quảphân tích chỉ là hình thức mà không có ý nghĩa gì Do đó, thông tin sử dụngtrong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính
1.3.1.3.Nhân sự thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là quá trình nhà phân tích sử dụng các công cụ,phương pháp để xử lý, phân tích, đánh giá các thông tin kế toán và các thôngtin khác nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Nên các kết quảphân tích tài chính là những nhận xét, đánh giá của người phân tích Vì vậy,trình độ của người phân tích sẽ tác động trực tiếp đến kết quả phân tích
Người thực hiện công tác phân tích tài chính nếu có trình độ chuyênmôn vững vàng, nắm vững quy trình phân tích và có khả năng đánh giá tinh tếthì sẽ có tác động tích cực tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Họ
sẽ đưa ra được kết quả phân tích chính xác và đưa ra những nhận xét, giảipháp phù hợp và thích đáng, giúp công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả
1.3.1.4.Tổ chức hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp.
Tổ chức công tác phân tích là yếu tố có tác động tổng hợp, nó liên kếtcác yếu tố con người, thông tin, phương pháp, cơ sở vật chất với nhau, liênquan đến việc huy động, phối hợp các nguồn lực thực hiện phân tích tài chính
1.3.1.5.Lựa chọn phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là công cụ hữu hiệu giúp đạt được mục tiêuphân tích Nếu áp dụng linh hoạt và hợp lý các phương pháp phân tích thì sẽkết hợp được các ưu điểm, làm giảm nhược điểm của phương pháp, mang lạikết quả phân tích chính xác và toàn diện Ngược lại, nếu chỉ sử dụng mộtphương pháp phân tích thì chỉ thấy được một mặt của vấn đề nào đó cần phântích, không phản ánh hết nội dung cần phân tích
Trang 22Mỗi phương pháp phân tích đều có những ưu điểm và hạn chế nhấtđịnh Do vậy, mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn được phương pháp phân tíchthích hợp cho mình để có thể hỗ trợ được tốt nhất cho công tác phân tích, gópphần mang lại kết quả phân tích sâu sắc, triệt để.
1.3.2.Nhân tố khách quan
1.3.2.1.Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên một hoặc một sốlĩnh vực nhất định Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường bao gồm nhiềudoanh nghiệp với nhiều đặc điểm chung đặc trưng của ngành bên cạnh nhữngđặc điểm vốn có của mình
Một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành hoàn thiện, chính xác và cậpnhật sẽ có tác dụng tích cực đến công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp
Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành giúp các nhà phân tích có được cái nhìnkhách quan và toàn diện về ngành và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ
đó giúp cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp đươc hoàn thiện hơn
Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành được xây dựng chính xác là cơ sởtham chiếu quan trọng cho các doanh nghiệp khi tiến hành phân tích tài chính.Chúng ta chỉ có thể khẳng định các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp làthấp hay cao khi đem chúng so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệpkhác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện làchỉ tiêu trung bình ngành Thông qua đối chiếu chỉ tiêu trung bình ngành, nhàquản trị biết được vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường, sức mạnh củadoanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh; từ đó đánh giá một cách chính xácthực trạng doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
1.3.2.2.Hệ thống pháp lý.
Hệ thống pháp lý có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến công tác phântích tài chính, khuyến khích hay hạn chế tình hình kinh doanh của doanhnghiệp Hệ thống pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện cho các nhà phân tích cóthể lựa chọn phương pháp tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện thống nhất cácchỉ tiêu trong toàn ngành, giúp các nhà phân tích dễ dàng tìm kiếm thông tin
và ngược lại Hệ thống pháp lý mà thiếu chặt chẽ, không thống nhất có tácđộng tiêu cực đến công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp
Trang 231.3.2.3.Nhân tố công nghệ.
Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại như máy tính, các phần mềmchuyên dụng thì các phương pháp phân tích tài chính dù phức tạp đến đâucũng có thể đưa vào áp dụng một cách dễ dàng Đấy chính là tác động trựctiếp của nhân tố công nghệ đến khả năng áp dụng các phương pháp phân tíchtài chính trong doanh nghiệp
Với một công nghệ phân tích tài chính hoàn chỉnh thì việc đạt được cáckết quả như mong muốn trong phân tích là việc dễ dàng Một công nghệ phântích tài chính hoàn chỉnh phải được thiết lập từ trên xuống và thực hiện mộtcách có hệ thống từ việc thu nhận các số liệu cho đến việc xử lý các số liệu
Do vậy, nếu doanh nghiệp thiếu sự đầu tư, trang bị khiến cho mọi qúatrình từ thu thập đến phân tích, xử lí số liệu đều phải tiến hành thủ công thìhoạt động phân tích tài chính nói chung và việc áp dụng các phương phápphân tích nói riêng sẽ kém hiệu quả
1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chứcquản lí kinh doanh Hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời là một phạm trùkinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của soanh nghiệp vềlao động vật tư, tiền vốn để đạt kết quả cao nhất với chi phí ít nhất
Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện ở mốitương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu, giảm chi, có nghĩa là tối đahóa lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống cònđối với 1 doanh nghiệp Nó là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà quảntrị, là mục tiêu của những chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn.Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả mới có thể tồn tại, khẳng định chỗđứng của mình trên thị trường
Xét trên phạm vi rộng hơn, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp cũng rất cần thiết Bởi lẽ, mỗi doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ
sở và quan trọng của xã hội nếu các doanh nghiệp không đảm bảo được yếu
tố hiệu quả kinh doanh, làm ăn thua lỗ thì tất yếu tác động đến xã hội về nhiềumặt
Trang 24Như vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làcần thiết và là mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp và các cá nhân thamgia hoạt động kinh doanh Đó là tiền đề phát triển đối với bản thân doanhnghiệp và toàn xã hội.
Trang 25CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TI CỔ
PHẦN CAO SU SAO VÀNG
2.1 khái quát vài nét về công ti cổ phần cao su sao vàng
2.1.1 Qúa trình hình thành, phát triển công ti
Tên công ti: CÔNG TI CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
Tên giao dịch quốc tế: Sao Vàng Rubber Joint stock Company
Đồng thời trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm(1958- 1960) Đảng và Chính phủ đã phê duyệt phương án xây dựng khu côngnghiệp Thượng Đình gồm 3 nhà máy: Cao su – Xà phòng- thuốc lá ThăngLong (gọi tắt là khu Cao – Xà - Lá), nằm ở gần trung tâm Hà nội thuộc quậnThanh Xuân ngày nay Công trường được khởi công xây dựng ngày22/12/1958 và vinh dự được Bác Hồ về thăm ngày 24/2/1959
Sau hơn 13 tháng miệt mài lao động, quá trình xây dựng nhàxưởng, lắp đặt thiết bị, đào tạo cán bộ, công nhân cơ bản hoàn thành, ngày6/4/1960 nhà máy tiến hành sản xuất thử những sản phẩm săm lốp xe đạp đầutiên mang tên “nhà máy Cao su Sao vàng” Và cũng từ đó nhà máy mang tên
“nhà máy Cao su Sao vàng Hà nội”
Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành và hàng năm lấyngày này làm ngày truyền thống, ngày kỷ niệm thành lập nhà máy, một bông
Trang 26hoa hữu nghị của tình đoàn kết keo sơn Việt –Trung (bởi toàn bộ công trìnhxây dựng này nằm trong khoản viện trợ không hoàn lại của Đảng và ChínhphuTrung Quốc tặng nhân dân ta) Đây cũng là một xí nghiệp quốc doanh lớnnhất, lâu đời nhất và duy nhất sản phẩm săm lốp ôtô, con chim đầu đàn củangành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su Việt nam.
Về kết quả sản xuất năm 1960, năm thứ nhất nhận kế hoạch củaNhà nước giao, nhà máy đã hoàn thành các chỉ tiêu như sau:
+ Giá trị tổng sản lượng: 2.459.442đ+ Các sản phẩm chủ yếu: - Lốp xe đạp: 93.664 chiếc
- Săm xe đạp: 38.388 chiếc+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên: 262 người được phân bổtrong 3 phân xưởng sản xuất và 6 phòng ban nghiệp vụ Về trình độ không có
ai tốt nghiệp đại học, chỉ có 2 cán bộ tốt nghiệp trung cấp
Trải qua nhiều năm tồn tại trong cơ chế hành chính bao cấp(1960- 1987) nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng, số lao độngtăng không ngừng (năm 1986 là 3.260 người song nhìn chung sản phẩm đơnđiệu, chủng loại nghèo nàn, ít được cải tiến vì không có đối tượng cạnh tranh,
bộ máy gián tiếp thì cồng kềnh, người đông xong hoạt động trì trệ, hiệu quảkém, thu nhập người lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn
Năm 1988- 1989, nhà máy trong thời kỳ quá độ, chuyển đổi từ
cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường- Đây là thời kỳ thách thức
và cực kỳ nan giải, nó quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp XHCN.Song với truyền thống Sao vàng luôn toả sáng, với một đội ngũ cán bộ lãnhđạo năng động, có kinh nghiệm, đã định hướng đúng rằng nhu cầu tiêu thụsăm lốp ở Việt Nam là rất lớn, nghĩa là chúng ta phải sản xuất làm sao để thịtrường chấp nhận được Với tinh thần sáng tạo, đoàn kết nhất trí, nhà máy đãtiến hành tổ chức, sắp xếp lại sản xuất có chọn lọc với phương châm vì lợi íchcủa nhà máy Do đó, chúng ta đã bước đầu đưa nhà máy thoát ra khỏi tìnhtrạng khủng hoảng Năm 1990, sản xuất dần ổn định, thu nhập của người laođộng có chiều hướng tăng lên, đã có những biểu hiện lành mạnh chứng tỏ nhàmáy có thể tồn tại và hoà nhập được trong cơ chế mới
Từ năm 1991 đến nay, nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình làmột doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các
Trang 27khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước Thu nhập của người laođộng được nâng cao và đời sống luôn được cải thiện.
Nhà máy được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc, được tặng nhiều
cờ và bằng khen của cấp trên Các tổ chức đoàn thể (Đảng uỷ, công đoàn,đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) được công nhận là đơn vị vữngmạnh
Từ những thành tích vẻ vang trên đã có kết quả:
- Theo QĐ số 645/CNNg ngày 27/8/1992 của Bộ Công nghiệp nặng đổitên nhà máy thành Công ty Cao su Sao vàng
- Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên công tyCao su Sao vàng
- Tiếp đến ngày 5/5/1993 theo QĐ số 215QĐ/TCNSĐT của Bộ Côngnghiệp nặng cho thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước
Với tinh thần sáng tạo, đoàn kết nhất trí, nhà máy đã tiến hành tổ chức,sắp xếp lại sản xuất có chọn lọc với phương châm vì lợi ích của nhà máy Do
đó, đã bước đầu đưa nhà máy thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng Năm
1990, sản xuất dần ổn định, thu nhập của người lao động có chiều hướng tănglên, đã có những biểu hiện lành mạnh chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại và hoànhập được trong cơ chế mới
Nhà máy được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc, được tặng nhiều
cờ và bằng khen của cấp trên Các tổ chức đoàn thể (Đảng uỷ, công đoàn,đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) được công nhận là đơn vị vữngmạnh
Từ những thành tích vẻ vang trên đã có kết quả:
- Theo QĐ số 645/CNNg ngày 27/8/1992 của Bộ Công nghiệp nặng đổitên nhà máy thành Công ty Cao su Sao vàng
- Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên công tyCao su Sao vàng
- Tiếp đến ngày 5/5/1993 theo QĐ số 215QĐ/TCNSĐT của Bộ Côngnghiệp nặng cho thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước
- Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như của Tổngcông ty Hóa chất Việt Nam trong việc đổi mới sắp xếp lại các Doanh nghiệpNhà nước, ngày 24 tháng 10 năm 2005, Công ty Cao su Sao Vàng được Cổ
Trang 28phần hoá theo Quyết định số 3500/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp Ngày 03tháng 04 năm 2006, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nộicấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ49.048.000.000 đồng Ngày 07 tháng 12 năm 2006, Công ty đã thay đổi lạiđăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ đã tăng lên thành
80.000.000.000 đồng Ngày 27 tháng 07 năm 2007 Công ty thay đổi lần 2
đăng ký kinh doanh với số vốn điều lệ đã tăng lên thành 108.000.000.000đồng
Với bề dày lịch sử của gần 50 năm, Công ty đã khẳng định được uy tíncũng như thương hiệu Sao Vàng của mình trên thị trường trong nước và thếgiới Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng đã được Đảng và Nhà nước khentặng nhiều huân chương cao quý trong suốt gần 50 năm qua vì những đónggóp xuất sắc vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước Các sản phẩmchủ yếu của Công ty như: săm lốp xe đạp, xe máy, săm lốp ô tô mang tínhtruyền thống đạt chất lượng quốc tế, có tín nhiệm trên thị trường và đượcngười tiêu dùng ưa chuộng Để có thể chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đểsản xuất các sản phẩm chất lượng cao, trong những năm qua, bằng nguồn vốnvay ngân hàng, vốn tự có do huy động từ các cổ đông trong công ti, nhờ đầu
tư đổi mới công nghệ, nên ngoài các sản phẩm truyền thống, Công ty đã thửnghiệm chế tạo thành công lốp máy bay TU-134(930x305), IL 18 và MIG-21(800x200); lốp ô tô cho xe vận tải có trọng tải lớn ( từ 12 tấn trở lên) vànhiều sản phẩm cao su kỹ thuật cao cấp khác Đây được đánh giá là thành tựuđáng kể của công ti cũng như của ngành sản xuất săm lốp Việt Nam
Để cụ thể hóa những cam kết về chất lượng sản phẩm, Công ty đặc biệtchú trọng khâu giám sát chất lượng từng công đoạn sản xuất Sản phẩm mangnhãn hiệu SRC hiện nay được đảm bảo bởi hệ thống Quản lý Chất lượng theotiêu chuẩn ISO 9001:2000 do Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc
Trang 29 Giải Vàng – giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học Côngnghệ và Môi trường trao tặng;
Giải Sáng tạo Khoa học Công nghệ VIFOTEC cho đề tài Nghiên cứuSản xuất săm lốp máy bay phục vụ Quốc phòng;
5 năm liền đoạt giải TOP-TEN hàng tiêu dùng Việt Nam;
Vị trí thứ nhất trong TOP-5 Sản phẩm hàng Việt nam chất lượng cao– Ngành hàng xe và phụ tùng;
Đạt danh hiệu “THƯƠNG HIỆU MẠNH” năm 2007, năm 2008 dongười tiêu dùng bình chọn
Vừa qua, công ty đã chính thức được cấp chứng chỉ ISO 2002 của tậpđoàn BVQI Vương Quốc Anh Đó chính là sự khẳng định mình trước cơ chếthị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt
Công ti luôn thực hiện đúng khẩu hiệu đề ra “chất lượng quyết định sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp” Vì vậy đã không ngừng hoàn thiện,cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nữa nhucầu của thị trường trong và ngoài nước, hoàn thành vượt mức các khoản nộpngân sách, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động Sựphát triển gắn liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội chính là sự pháttriển bền vững
Mọi nỗ lực của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng đều hướng tới mục
tiêu: "LỐP VIỆT VÌ LỢI ÍCH NGƯỜI VIỆT ".
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu
Khi bắt đầu đi vào hoạt động, với năng lực về vốn, lao động, khoa học
kĩ thuật còn hạn chế, Công ty chỉ sản xuất 2 mặt hàng chủ yếu là săm và lốp
xe đạp Năm đầu tiên đi vào hoạt động sản xuất, Công ty sản xuất ra 93.664chiếc lốp xe đạp và 38.388 chiếc săm xe đạp
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường và khoa học kĩ thuật,Công ty đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Hiện nay, Công
ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên 3 lĩnh vực chính:
- Công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su
- Xuất nhập khẩu phục vụ ngành công nghiệp chế tạo cao su
- Chế tạo và lắp đặt máy, thiết bị dùng gia công các mặt hàng cao su
Trang 30Hàng năm Công ty sản xuất ra hàng chục triệu bộ săm lốp xe đạp, xemáy và ô tô, hàng chục ngàn tấn sản phẩm cao su kĩ thuật Đặc biệt trongnhững năm vừa qua, Công ty đã tạo một bước đột phá mới bằng việc nghiêncứu và chế tạo thành công lốp máy bay dân dụng TU- 134 (930x305), IL 18
và lốp máy bay quốc phòng MIG-21(800x20) Công ty đã được chọn là đơn
vị duy nhất cung cấp lốp máy bay cho không quân Việt Nam
2.1.3 Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh
2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Bước vào cơ chế thị trường, cùng với việc thay đổi loại hình doanhnghiệp, công ti cổ phần Cao su Sao Vàng đã tiến hành sắp xếp lại bộ máyquản lí Công ti vẫn tiếp tục duy trì mô hình tổ chức bao gồm các phòng ban,trụ sở chính, các xí nghiệp và chi nhánh trực thuộc Hiện nay, ngoài khối vănphòng đặt tại trụ sở chính, Công ty có 07 xí nghiệp trực thuộc và 3 chi nhánh.Các chi nhánh có mặt tại rải rác tại cả ba miền Bắc – Trung – Nam, tạo điềukiện thuận lợi cho việc phát triển một mạng lưới thị trường và các kênh phânphối sản phẩm rộng khắp
Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng được tổ chức và hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều lệ tổ chức và hoạt động củaCông ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan
Cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng trongcông ty là Đại hội đồng cổ đông Giúp việc cho cơ quan này có Hội đồngquản trị, ban kiểm soát, ban tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng nhưphòng tài chính kế toán, phòng Tổ chức nhân sự, phòng vật tư, phòng xâydựng cơ bản, phòng tiếp thị bán hàng, các trung tâm nghiên cứu mỗi phòngban, bộ phận thực hiện một nhiệm vụ riêng, không chồng chéo Bộ máy quản
lí của công ti được đánh giá là rõ ràng và khoa học
Trang 312.1.3.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh
III Thu nhập bquân/năm 32,337 61,702
Bảng 2.2 Tình hình nhân sự trong 2 năm 2007-2008
Công ti rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực Do dặc thù của ngànhkinh doanh nên số lượng lao động là nam giới chiếm tỉ lệ lớn, số lượng laođộng có trình độ chiếm tỉ lệ đáng kể Công ti liên tục mở những khóa đào tạo
về tay nghề nâng cao trình độ người lao động, tổ chức sát hạch kiến thứcchuyên môn
* Tình hình tổ chức hoạt động
Quá trình sản xuất các sản phẩm của công ty được tổ chức thực hiện ởbốn xí nghiệp sản xuất chính, XN Luyện cao su Xuân hoà, Chi nhánh cao suThái bình, NM pin cao su Xuân hoà, NM cao su Nghệ An và một số xí nghiệpphụ trợ
- Xí nghiệp cao su số 1: chuyên sản xuất lốp xe máy, băng tải, gioăngcao su, dây curoa, cao su chống ăn mòn và ống cao su
- Xí nghiệp cao su số 2: chuyên sản xuất săm, lốp xe đạp các loại, ngoài
ra còn có phân xưởng sản xuất tăm xe đạp
- Xí nghiệp cao su số 3: chuyên sản xuất săm, lốp ôtô, lốp máy bay
- Xí nghiệp cao su số 4: chuyên sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy
- Xí nghiệp Cơ điện- Năng lượng: có nhiệm vụ cung cấp điện máy, lắpđặt, chế tạo khuôn mẫu, sữa chữa về điện, cung cấp hơi nén, hơi nóng và nướccho các đơn vị sản xuất kinh doanh cho toàn bộ công ty
- Xưởng kiến thiết bao bì: có nhiệm vụ xây dựng kiến thiết nội bộ sữachữa các TSCĐ, làm sạch các thiết bị máy móc, vệ sinh sạch sẽ cho toàn côngty
- Xí nghiệp luyện cao su Xuân hoà: sản xuất cao su bán thành phẩm
Trang 32- Xí nghiệp cao su kỹ thuật : phụ trách về kỹ thuật, các sản phẩm caosu.
- Chi nhánh cao su Thái bình: chuyên sản xuất săm, lốp xe đạp( phầnlớn là săm lốp xe thồ)
- Chi nhánh cao su Đà Nẵng: Có chức năng tiếp thị, chăm sóc kháchhàng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên đồng thời đóng vai trò là kho trungchuyển sản phẩm SRC tại miền Trung
- Chi nhánh cao su Thành phố Hồ Chí Minh: Có chức năng tiếp thị,chăm sóc khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam
- Nhà máy pin- cao su Xuân hoà: có nhiệm vụ sản xuất pin khô mangnhãn hiệu con sóc, ắc quy, điện cực, chất điện hoá và một số thiết bị điện nằmtại tĩnh Vĩnh phúc( nay chuyển thành công ty cổ phần pin Xuân hoà)
2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
2.1.4.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Nhìn chung, quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình sảnxuất liên tục khép kín, qua nhiều giai đoạn chế biến song chu kỳ ngắn Do đóviệc sản xuất một loại sản phẩm được thực hiện khép kín trong một phânxưởng Mặc dù sản phẩm của Công ty rất đa dạng (trên 100 mặt hàng chính),nhưng mỗi xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất một hay một số loại sản phẩm Cácloại sản phẩm tại Công ty đều được sản xuất từ cao su và có đặc tính sử dụngtương đối giống nhau, vì vậy quy trình công nghệ chung tương đối giốngnhau Bao gồm 2 giai đoạn:
Quy trình chung cho tất cả cấc loại sản phẩm, khi đưa vào sản xuất sảnphẩm cụ thể có thể thêm hay bớt một vài giai đoạn phụ thể hiện thông quabảng 2.3
Trang 332.1.4.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ.
Công ti CP cao su Sao Vàng đã rất thành công với các sản phẩm xămlốp ô tô, xe đạp, xe máy với chất lượng tốt, giá cả phải chăng được người tiêudùng tin tưởng và mến mộ Thị trường tiêu thụ của công ti chủ yếu là cáckhách hàng truyền thống Với thị trường trong nước, công ti đã chiếm lĩnhđược số lượng lớn thị phần cả 3 miền Đặc biệt là miền Bắc và miền Trung
Thị trường tiêu thụ chính của Công ty là miền Bắc và miền Trung vìvậy khách hàng chủ yếu là các đại lý và cửa hàng bán lẻ trên hai miền Bắc,Trung Đến nay, Công ty đã có 3 chi nhánh ở cả 3miền, đó là các chi nhánh;
TP Thái Bình, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh Từ các chi nhánh này lại có cáctổng đại lý (trên 100) và các tiểu dại lý (khoảng 200), đây là lực lượng chínhphân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng
Đặc biệt, công ti còn có đơn đặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài nhưIrac, bêlarut Đây là dấu hiệu tốt với Cao su Sao Vàng cũng như với ngànhcông nghiệp sản xuất săm lốp của Việt Nam
Trong mấy năm gần đây, Công ty phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt
từ các doanh nghiệp cao su trong nước cũng như nước ngoài Trong nước đó
là sự lớn mạnh của các Công ty cao su Đà Nẵng, Công ty cao su Đồng Naiđang dần dần chiễm lĩnh thị trường miền Trung ngoài nước đó là sự xâmnhập của tràn lan xăm lốp Trung Quốc, ĐàI Loan, Nhật Bản, Thái Lan,Malaysia,
Những năm gần đây, Công ty mới chỉ xuất khẩu sản phẩm một cáchgián tiếp ra nước ngoài thông qua một Công ty của HảI Phòng Việc xuấtkhẩu gián tiếp khiến cho Công ty đã không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp vớikhách hàng, do đó không có khả năng nắm bắt được nhu cầu và mở rộng thịtrường Nhận thức được điều đó, trong mấy năm gần đây Công ty đã đẩymạnh việc thăm dò, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, và bước đầu đã đạt đượcnhững thành công nhất định, năm qua Công ty đã xuất khẩu được lô hàng trựctiếp qua Ba Lan và sẽ còn tiếp tục xuất khẩu qua Cuba, Anbari, Nga,
2.1.5 Kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây
ĐVT: Nghìn đồng VT: Nghìn đồng ng
Trang 34Tổng giá trị tài sản 469.166.602 471.148.645
515.999.295
Tài sản ngắn hạn 214.923.891 230.885.409
269.089.707
Tài sản dài hạn 254.242.711 240.263.236
246.909.588
Doanh thu thuần 646.027.404 896.134.837
920.292.031
Lợi nhuận sau thuế 9.731.575 26.020.732 2.261.266Lãi cơ bản trên cổ
Thu nhập bình quân
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2006-2008
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 3 năm trở lại đây, quy mô kinh doanhcủa công ti ngày càng được mở rộng thể hiện ở chỉ tiêu tổng tài sản tăng lên,doanh thu thuần cũng tăng qua các năm Các năm làm ăn đều có lãi Đặc biệt,ngay sau năm cổ phần hóa năm 2007 lợi nhuận công ti tăng lên đáng kể Lợinhuận sau thuế tăng lên gấp gần 3 lần tuy nhiên, năm 2008 công ti đã khônggặt hái được những thành công như mong đợi Điều này xuất phát từ nhiềunguyên nhân mà chúng ta sẽ bàn đến ở phần sau
2.2 đánh giá thực trạng tài chính công ti cổ phần cao su sao vàng
2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ti cổ phần cao su Sao Vàng
Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp mộtcách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay khôngkhả quan Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệpthấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Thôngqua bảng cân đối kế toán, chúng ta có thể đánh giá được một số vấn đề cơ bảnsau:
2.2.1.1 Đánh giá khái quát thông qua bảng cân đối kế toán
1 Cơ cấu tài sản
Trang 35Kết cấu tài sản của doanh nghiệp có sự chênh nhỏ giữa tài sản ngắn hạn
và dài hạn Tài sản ngắn hạn có nhỉnh hơn chút chiếm trên 52% còn tài sảndài hạn chiếm 48%
Quy mô tài sản của doanh nghiệp vẫn được mở rộng điều đó được thểhiện rõ thông qua số liệu của bảng 2.5 Tổng tài sản của doanh nghiệp cuốinăm 2008 tăng 85 tỉ tương ứng với tỉ lệ tăng 18.12% so với năm 2007 Đó làkết quả của việc gia tăng đồng thời của cả TSNH và TSDH với tỉ lệ tăngtương ứng là 18.02% và 18.23%
Về TSNH: Vào thời điểm đầu năm, TSNH có giá trị là246,847,351nghđ chiếm tỉ trọng 52.17% đến cuối năm, TSNH tăng lên đạt291,322,063nghđ, tăng một lượng là 44,484,712( nghìn đ) với tỉ lệ tăng tươngứng là 18.02% Nguyên nhân của sự biến động này là do hàng tồn kho tănglên đáng kể tăng 56,910,740nghđ với tỉ lệ tăng 35.50% so với thời điểm cuốinăm 2007; Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng 539,546nghđ với tỉ lệ tăng11.95% Trong năm, các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng nhẹ1,220,495(ngh đ) với tỉ lệ tăng là 2.03% Tuy nhiên, tiền mặt giảm đi mộtlượng đáng kể 44,484,712(ngh đ) tương ứng với tỉ lệ giảm 64.9%
Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong tổng TSNH của doanhnghiệp Cuối năm 2007 chiếm 64.95% và cuối năm 2008 tăng lên đến74.56% Điều này cho thấy hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rátcao Thành phẩm tồn kho chiếm tỉ trọng cao nhất một phần do đặc điểm sảnxuất của Công ty Các loại sản phẩm mà công ti sản xuất như săm, lốp, cácsản phẩm cao su cao cấp có thời gian sử dụng tương đối dài, ưu điểm là cókhả năng chịu mài mòn cao và chịu trọng tải lớn, ít bị hỏng hóc do đó, thờigian lưu kho có thể lớn Vì thế, có thể sản xuất một lượng hàng lớn trong khochờ tiêu thụ mà chất lượng vẫn được đảm bảo Một lý do khác là trong năm,Công ty có nhiều đơn đặt hàng với nhu cầu cao về sản phẩm Công ty đã chủđộng kế hoạch dự trữ cho sản xuất từ trong năm Mặt khác giá nguyên vật liệutăng cũng tương ứng làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng đến tỉ
lệ so sánh giữa giá tri thành phảm năm 2008 so với năm 2007 Việc thống kêchi tiết từng loại hàng tồn kho về giá thành, số lượng là rất cần thiết trongviệc tính toán chi phí lưu kho cũng như việc xác định giá bán sản phẩm
Trang 36 Ngay sau hàng tồn kho, các khoản phải thu cũng chiếm tỉ trọng khálớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Xét theo chiều ngang, cáckhoản phải thu về cuối năm có tăng lên nhưng do sự gia tăng của các khoảnphải thu thấp hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản ngắn hạn do đó tỉ trọngkhoản này có xu hướng giảm dần về cuối năm Năm 2007 là 24.37% và giảmdần về cuối năm 2008 còn 21.07% Phải thu của khách hàng chiếm tỉ trọnglớn trong tổng các khoản phải thu và nó quyết định đến sự gia tăng cả khoảnnày về mặt giá trị trên bảng cân đối kế toán Phải thu của khách hàng năm
2008 tăng 9,833,562(nghđ) Trong khi phải thu của khách hàng tăng mạnh thìkhoản trả trước cho người bán lại giảm di đáng kể về cuối năm Giảm11,034,726(ngh đ) Điều này chứng tỏ, thay vì có được một khoản vốn lớn sửdụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn của doanh nghiệp lại đang bịchiếm dụng Vì vậy đòi hỏi công ti cần có biện pháp thúc đẩy quá trình thuhồi các khoản nợ phải thu
Tuy hàng tồn kho và các khoản phải thu đều tăng nhưng vốn bằngtiền của doanh nghiệp giảm mạnh Điều này cho thấy trong năm 2008 công ty
có xu hướng không tích luỹ tiền nhiều Tiền mặt trong quỹ có tăng nhưngkhông dáng kể so với sự giảm sút của tiền gửi ngân hàng làm cho vốn bằngtiền của công ti giảm đi 64.9% Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, cộngvới sự gia tăng của lạm pháp thì việc doanh nghiệp không tích lũy nhiều tiềnmặt là điều dễ hiểu Tiền nên được luân chuyển và nằm dưới dạng vật tư, máymóc thiết bị Dù sao chăng nữa thì việc doanh nghiệp duy trì một lượng tiềnmặt thấp cũng là một rủi ro lớn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn
Về TSDH: Cuối năm 2008, TSCĐ & ĐTDH tăng 41,251,907(ngh đ)với tỉ lệ tăng là 18.23% Trong đó tổng TSCĐ tăng 39,879,514(ngh đ) tươngứng tăng 17.66% sự gia tăng của TSCĐ chủ yếu do trong năm doanh nghiệpthực hiện đầu tư, mua sắm thêm máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền côngnghệ, thêm vào đó trong năm, công ti có đầu tư xây dựng nhiều công trình lớnđòi hỏi chi phí lớn làm cho chi phí xây dựng dở dang gia tăng Sự gia tăngtương ứng của TSCĐ là hoàn toàn phù hợp với sự gia tăng của quy mô sảnxuất kinh doanh Điều này làm tăng năng lực sản xuất của công ti trong dàihạn Đầu tư tài chính dài hạn tăng 30,692 nghìn đ với tỉ lệ tăng 14% Mặc dùtrong tổng tài sản dài hạn, khoản này chiếm tỉ trọng nhỏ không đáng kể tuy
Trang 37nhiên sự gia tăng của nó vè cuối năm chứng tỏ công ti đang chú ý đầu tư vàolĩnh vực kinh doanh này.
Qua phân tích sơ bộ nói trên, có thể thấy tài sản của doanh nghiệp trongnăm 2008 tăng lên đáng kể so với năm 2007 Toàn bộ là do sự gia tăng đồng
bộ của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Điều đó cho thấy doanh nghiệpvẫn không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và gia tăng năng lựcsản xuấn hiện có nhằm làm dồi dào thêm tiềm lực tài chính nội tại
2 Cơ cấu nguồn vốn
Tương ứng với sự gia tăng của tài sản, tổng nguồn vốn của công ti cũngtăng lên nhanh chóng Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn của công
ti cuối năm 2008 tăng lên 85,736,619 ngh đ với tỉ lệ tăng 18.12% Trong đó:
Xét về giá trị, nợ phải trả tăng 97,417,436 (nghđ) với tỉ lệ tăng 30.78%.Nguyên nhân chủ yếu là do đồng thời cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cùng giatăng Cuối năm so với đầu năm, nợ ngắn hạn tăng 31.22% trong khi nợ dàihạn tăng lên 28.91% Góp phần lớn vào sự tăng lên của nợ ngắn hạn là sự giatăng của vay và nợ ngắn hạn tăng 119.206.330 tương ứng với tỉ lệ 46.44%
Trong khi đó, tất cả các chỉ tiêu từ người mua trả tiền trước, phải trảcho người bán, thuế và các khoản phải nộp đều giảm Cho thấy đồng vốn củadoanh nghiệp đang bị chiếm dụng rất nhiều Vay và nợ dài hạn là nhân tố chủyếu quyết định đến sự gia tăng của nợ dài hạn Nguồn vốn tín dụng từ ngânhàng là một nhân tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Sự gia tăng của nguồn vốn tín dụng là hoàn toàn hợp lý xuấtphát từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thực hiện mở rộng quy
mô sản xuất, đồng thời xuất phát từ sự eo hẹp của nguồn vốn chủ Khả nănghuy động vốn chủ vẫn chưa cao do doanh nghiệp mới thực hiện cổ phần hóađược 2 năm, lượng vốn huy động được từ việc phát hành chứng khoán cũngđược bổ sung liên tục nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn Quảthực, trong năm 2008, NVCSH có giảm đi 11,680,817(nghđ) Trong khi vốnđầu tư của chủ sở hữu không thay đổi 108,000,000(nghd) thì việc giảm đi 11
tỉ của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối làm cho nguồn vốn chủ sở hữu giảm11,680,817(nghđ) với tỉ lệ giảm 7.46%
Tóm lại qua quá trình phân tích, ta thấy quy mô của doanh nghiệpđang được mở rộng thông qua việc gia tăng tài sản và nguồn vốn, tuy nhiên
Trang 38doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay làm cho tỉ lệ nợ phải trả tănglên, đồng nghĩa với việc tỉ lệ vốn chủ sở hữu giảm đi dẫn đến việc doanhnghiệp đứng trước nguy cơ mất tự chủ về mặt tài chính Sự lệ thuộc vào vốnvay làm tăng chi phí lãi vay, điều này sẽ tác động rất lớn đến kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần sau.
3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
* Về sử dụng vốn: Thông qua bảng 2.9 về diễn biến nguồn vốn và sửdụng vốn, ta thấy quy mô sử dụng vốn của công ti cổ phần cao su Sao Vàngnăm 2008 tăng lên 208,528,456(nghđ) Trong đó chủ yếu là chi để đầu tư tănglượng hàng tồn kho dự trữ với số tiền là 56,910,740(nghđ) Có điều này là dotrong năm, công ti mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng lượng sản xuất, chính
vì vậy, doanh thu bán hàng có tăng lên chiếm tỉ trọng 27.29% Mặt khác,cùng với việc gia tăng lượng hàng tồn kho, công ti cũng đẩy mạnh việc đầu tưđổi mới dây chuyền công nghệ nên nguyên giá TSCĐ cũng tăng lên đáng kể
và chiếm 25.49% trong tổng quy mô vốn sử dụng tăng lên Cũng trong năm,công ti đầu tư xây dựng thêm một số công trình như máy DHLH 45, hệ thốngnạp liệu máy luyện kính… đẩy chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên27,341,097(nghđ) chiếm tỉ trọng 13.11% trong tổng vốn sử dụng tăng lên.Công ti đã dùng tiền để thanh toán các khoản nợ người cung cấp làm chokhoản vốn chiếm dụng được của nhà cung cấp giảm xuống chiếm 5.99%.Không những thế, công ti còn cấp thêm tín dụng cho khách hàng và giảmkhoản nhận trước tiền hàng của người mua Trong năm, công ti còn thực hiệnđầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, thanh toán lương thưởng đúng hạn,đều đặn hơn cho người lao động Tuy vậy do tình hình kinh tế gặp khó khănnên trong năm lợi nhuận sau thuế của công ti giảm làm giảm khoản lợi nhuậnsau thuế chưa phân phối chiếm tỉ trọng đáng kể 5.16%
* Về diễn biến nguồn vốn: Phần chủ yếu được huy động từ vay nợ ngắnhạn ngân hàng Số vốn tăng thêm từ vay nợ tăng lên 119,206,330(nghđ)chiếm 57.17% tổng số vốn huy động thêm Việc gia tăng vay nợ đã thể hiệnmột điều là công ti chú trọng việc huy động vốn từ bên ngoài, sử dụng nợ vay
là chủ yếu Điều này cũng hoàn toàn hợp lý đối với một công ti vừa mới cổphần hóa, khả năng huy động vốn chủ sở hữu là không cao Mặt khác việcchủ động sử dụng vốn vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là
Trang 39chính sách rất thông dụng đối với hầu hết các công ti trong giai đoạn hiệnnay Cùng với sự gia tăng của vay ngắn hạn, lượng vay nợ dài hạn cũng tănglên nhưng với tỉ trọng nhỏ hơn 8.28% Ngoài ra, công ti còn huy động thêmvốn thông qua việc thu hồi tài sản cố định dưới hình thức khấu hao, chiếmdụng thêm vốn của nhà cung cấp…
Để biết được tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn như trên cóhợp lý hay không, ta đi xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
4 Đánh giá mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Việc phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm mục đíchđánh giá khái quát việc phân bổ, huy động cũng như hiệu quả sử dụng cácloại vốn và nguồn vốn trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinhdoanh
Nguyên tắc cân bằng tài chính được coi là kim chỉ Nam khi xem xét sựcân đối giữa vốn và nguồn vốn Khi tính đến độ an toàn trong thanh toán và
sự ổn định của chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nguyên tắccân bằng tài chính đòi hỏỉ “TSDH chỉ được tài trợ bởi một phần nguồn vốndài hạn và chỉ một phần TSNH được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn “
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp được xác dịnh theo côngthức:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Năm 2007 nguồn vốn thường xuyên = 156,683,451 + 59,760,509
= 216,443,960(nghđ)Năm 2008 nguồn vốn thường xuyên là 222,037,114(nghđ)
Trang 40Bảng 2.10: Cơ cấu tài trợ của công ty cuối năm 2008
n v : Nghìn ng ĐVT: Nghìn đồngơn vị: Nghìn Đồng ịnh hệ số vốn chủ sở hữu: ĐVT: Nghìn đồngồng
267,535,542
B Nguồn vốn dài hạn
- Nguồn vốn chủ sở hữu: