Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định và nâng caogiá trị của mình, mỗi doanh nghiệp cần nắm vững tình hình tài chính cũngnhư kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.. Việc phân tích tình
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốtnghiệp
Đàm Văn Hạnh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 7
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 11
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ 12
LỜI MỞ ĐẦU 14
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 14
2.Đối tượng nghiên cứu 15
3 Mục đích nghiên cứu 15
4 Phạm vi nghiên cứu 16
5 Phương pháp nghiên cứu 16
6 Kết cấu đề tài 16
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 18
1.1 TCDN và quản trị tài chính doanh nghiệp 18
1.1.1.TCDN và các quyết định TCDN 18
1.1.1.1.Khái niệm tài chính doanh nghiệp 18
1.1.1.2 Các quết định TCDN 19
1.1.2 Quản trị TCDN 20
1.1.2.1 Khái niệm, nội dung 20
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị TCDN 22
1.1.2.3 Vai trò của quản trị TCDN 22
1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 24
Trang 31.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 24
1.2.2 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 26
1.2.2.1.Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp 26
1.2.2.1.1 Xác định nhu cầu vốn kinh doanh 26
1.2.2.1.2 Phân tích kết cấu và sự biến động nguồn vốn 28
1.2.2.2.Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp 30
1.2.2.3 Đánh giá mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp 32
1.2.2.4.Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp 33
1.2.2.5.Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 34
1.2.2.5.1 Tình hình nợ phải thu 34
1.2.2.5.2.Tình hình nợ phải trả ngắn hạn 35
1.2.2.5.3 Tình hình khả năng thanh toán 36
1.2.2.6 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 39
1.2.2.7.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 42
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CTCP ĐẦU TƯ HẢI ĐƯỜNG TRONG THỜI GIAN QUA 45
2.1 Quá trình hình thành và phát triển CTCP đầu tư Hải Đường 45
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 45
2.1.1.1 Thông tin cơ bản về CTCP đầu tư Hải Đường 45
2.1.1.2 Tóm tắt quá trình thành lập và phát triển của CTCP đầu tư Hải Đường 46
2.1.1.3 Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh 48
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của CTCP đầu tư Hải Đường 48
Trang 42.1.2.1 Chức năng, nghành nghề kinh doanh của CTCP đầu tư Hải Đường
48
2.1.2.3.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của CTCP đầu tư Hải Đường 53
2.1.3.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động 54
2.1.3.1.Những mặt thuận lợi 54
2.1.3.2 Những khó khăn thách thức trong quá trình hoạt động 56
2.2 Đánh giá thực trạng tài chính tại CTCP đầu tư Hải Đường 57
2.2.1 Về tình hình huy động vốn của CTCP đầu tư Hải Đường 57
2.2.1.1 Xác định nhu cầu vốn tại CTCP đầu tư Hải Đường 57
2.2.2 Khái quát tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư Hải Đường 61
2.2.3 Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của công ty cổ phần đầu tư Hải Đường 65
2.2.4.Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của CTCP đầu tư Hải Đường .66
2.2.4.1 Tình hình nợ phải thu 66
2.2.4.2 Tình hình nợ phải trả ngắn hạn 67
2.2.4.3.Khả năng thanh toán 68
2.2.5 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư Hải Đường 71
2.2.6 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư Hải Đường 73
2.3 Đánh giá chung về thực trạng tài chính tại CTCP đầu tư Hải Đường 74
2.3.1 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của CTCP đầu tư Hải Đường 74
Trang 52.3.2 Những mặt tích cực 74
2.3.3 Những tồn tại, hạn chế 74
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTCP ĐẦU TƯ HẢI ĐƯỜNG 76
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của CTCP đầu tư Hải Đường trong thời gian tới 76
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 76
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của CTCP đầu tư Hải Đường 77
3.1.2.1 Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014 77
3.1.1.2 Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 77
3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của CTCP đầu tư Hải Đường 78
3.2.1 Xây dựng cơ cấu nguồn vốn tối ưu 78
3.2.2 Chủ động trong việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn luôn đảm bảo nguồn vốn kịp thời cho sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn thấp nhất 79
3.2.3 Tăng cường quản lí và sử dụng vốn bằng tiền 80
3.2.4 Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tăng cường quản lí công nợ và nâng cao khả năng thanh toán 81
3.2.5 Tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán tài chính trong công ty và thường xuyên tiến hành công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính 83
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 6DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Bảng 2.01: Dự báo nhu cầu VLĐ năm 2013 của công ty
Bảng 2.02: Phân tích diễn biến nguồn vốn năm 2013
Bảng 2.03: Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sỡ hữu
Bảng 2.04: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động sử dụng
Bảng 2.05: Khái quát về tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty năm 2013
Bảng 2.11: Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển nợ phải thu
Bảng 2.12: Khả năng thanh toán
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn kinh doanhBảng 2.14: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhBảng 2.15: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty
Sơ đồ 2.01: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Sơ đô 2.02: Sơ đồ tổ chức bộ máy tài chính kế toán của công ty
Sơ đồ 2.03: Mô hình tài trợ cuối năm vốn 2013
Sơ đồ 2.04: Mô hình tài trợ vốn đầu năm 2012
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ra nhữngkhó khăn và thách thức vô cùng lớn cho các doanh nghiệp, khiến cho sự cạnhtranh giữa các thành phần kinh tế ngày càng trở nên gay gắt Doanh nghiệpkhông chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành cùng lĩnh vực kinhdoanh trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực tài chínhmạnh ngoài nước Doanh nghiệp muốn cạnh tranh thành công và khẳng địnhchỗ đứng trong nền kinh tế thị trường cần phải có những quyết định đúng đắnkịp thời nắm bắt cơ hội hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động nhất là trongkhâu quản lí tài chính Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định và nâng caogiá trị của mình, mỗi doanh nghiệp cần nắm vững tình hình tài chính cũngnhư kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đó là việc đánh giá tình hình tàichính
Có thể nói: quản lí tài chính là chức năng quan trọng số một trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tính sự thành bại trong kinhdoanh Đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm
vi toàn thế giới, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như các thảm hoạ thiên tai,tình hình bất ổn chính trị, lạm phát, kinh tế phục hồi chậm Muốn vậy, cácnhà quản trị tài chính phải tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh cũngnhư các hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách chi tiết để từ đó giúpdoanh nghiệp xây dựng chiến lược đầu tư và phát triển đúng đắn trong tương
Trang 9lai, cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến đến mục tiêu cuối cùng
là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp
Việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp được tiến hành thườngxuyên sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ, cán
bộ công nhân viên và các chủ thể khác thấy rõ thực trạng hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp, xác định đầy đủ đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởngcủa các nhân tố đến tình hình tài chính để từ đó có những giải pháp hữu hiệunhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính tài chính của doanh nghiệp.Thực tế Việt nam hiện nay, các doanh nghiệp còn xem nhẹ việc đánh giátình hình tài chính dẫn đến việc ra quyết định khi thị trường có biến động,không tự chủ được trong điệu kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, lúng túngtrong việc huy động và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả,không bảo toàn được vốn kinh doanh, gây ra tình trạng thua lỗ, dẫn tới phásản Đây là vấn đề bức xúc đặt ra đối với các nhà quản trị tài chính doanhnghiệp và cũng đan thu hút được sự chú ý đặc biệt của những người quan tâmnghiên cứu trong lĩnh vực tài chính Nhận thức được tầm quan trọng và đểhiểu rõ hơn việc phân tích này, qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Họcviện Tài Chính, sau gần 2 tháng thực tập tại CTCP đầu tư Hải Đường, với sựtận tình hướng của thầy giáo – TS Bùi Văn Vần và các cán bộ trong phòng tàichính kế toán công ty, em đã chọn và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp với đềtài:
“Đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Hải Đường”
2.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu
Trang 10đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại CTCP đầu tư HảiĐường.
Tìm hiểu thực trạng tài chính của công ty, từ đó :
Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2013 trên cơ sở
so sánh với năm 2012 thông qua những kết quả đạt được trong 2 năm
Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh tại đơn vị trong thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương phápduy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phươngpháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụngcác bảng biểu để minh họa
6 Kết cấu đề tài
Tên đề tài : “ Đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư Hải Đường”
Trang 11Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm
có 3 phần :
Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp
Chương 2 : Đánh giá thực trạng tài chính tại CTCP đầu tư Hải Đường trong
thời gian qua
Chương 3 : Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của
CTCP đầu tư Hải Đường
Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu là do em thực hiện, các số liệu được sửdụng là hoàn toàn trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị.Tuy nhiên, do trình độ nhận thức còn hạn chế nên luận văn không tránhkhỏi những sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô để bài luận văn của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo và phòng Tài chính kế toán công ty đãhết sức giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này
Trang 12CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 TCDN và quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1.TCDN và các quyết định TCDN
1.1.1.1.Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng nhằm mục đích sinh lợi Để tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải ứng trước số vốn nhấtđịnh, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh nhằm chuẩ bị các yếu tốđầu vào đó là nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…và sức laođộng Qua quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp tiến hànhtiêu thụ sản phẩm, lấy thu bù chi, nộp thuế cho nhà nước, còn lại là lợi nhuậnsau thuế và doanh nghiệp lại tiếp tục phân phối khoản lợi nhuận này Như vậyhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập,phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanhnghiệp có thể nói hoạt động tài chính là một tất yếu trong quá trình sản xuấtkinh doanh của donh nghiệp góp phần quan trong trong việc thực hiện mụctiêu tối đa hóa lợi nhuận và gia tăng giá trị doanh nghiệp
Bên trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan
hệ tài chính của doanh nghiệp Đó là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp vớinhà nước; quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và tổchức xã hội khác; quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao độngtrong doanh nghiệp; quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với chủ sỡ hữudoanh nghiệp và quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
Từ những điều trên, có thể đưa ra nhận xét sau:
Trang 13- Xét về mặt bản chất, TCDN là các qua hệ kinh tế dưới hình thứcgiá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
- Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quátrình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động củadoanh nghiệp
Như vậy,TCDN là hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thứcgiá trị gắn liền với sự chu chuyển vốn của doanh nghiệp phát sinh trong quátrình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm đạt tớicác mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật chophép
1.1.1.2 Các quết định TCDN
TCDN có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp: Nóhuy động vốn đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường vàliên tục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và làcông cụ hiệu quả để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
TCDN thực chất quan tâm nghiên cứa ba quyết định chủ yếu, đó là quyếtđịnh đầu tư vốn, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận.1) Quyết định đầu tư: Doanh nghiệp nên đầu tư vào lĩnh vực nào, cơhội nào, dự án nào là phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất? nên đầu tư ngắnhạn hay dài hạn, đầu tư bên trong hay ra bên ngoài doanh nghiệp? quyết địnhđầu tư của doanh nghiệp bao gồm: Quyết định đầu tư TSLĐ, quyết định đầu
tư TSCĐ và quyết định cơ cấu giữa đầu tư TSCĐ và đầu tư TSLĐ
2) Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn): Doanh nghiệplựa chọn nguồn vốn nào cho quyết định đầu tư, vốn vay hay vốn chủ, vayngắn hạn hay dài hạn, cơ cấu huy động như thế nào là hợp lí?
Trang 143) Quyết định phân phối lợi nhuận: Gắn liền với quyết định về phânchia cổ tức hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế củadoanh nghiệp được chia như thế nào, tỷ lệ chia lãi, tỷ lệ giữ lại tái đầu tư làbao nhiêu?
1.1.2 Quản trị TCDN
1.1.2.1 Khái niệm, nội dung
Khái niệm Quản trị TCDN
Quản trị TCDN là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiệncác quyết định tài chính nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
Do các quyết định tài chính trong doanh nghiệp đều gắn liền với việc tạo lập,phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp,
vì vậy quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận là quá trình hoạchđịnh, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối
và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là hoạt động của nhà quản trị doanhnghiệp và luôn gắn liền với 3 quyết định tài chính chủ yếu: Quyết định đầu tư,quyết định tài trợ và quyết định phân phối sao cho có lợi nhất cho chủ sỡ hữudoanh nghiệp
Nội dung quản trị TCDN: Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:
- Tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư: Để đi đến
quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt
về kinh tế, kĩ thuật và tài chính Trong đó về mặt tài chính cần xem xét dòngtiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ hộ đầu tư
về mặt tài chính Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giáhiệu quả dự án đầu tư
Trang 15- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp: Nhà quản
trị phải xác định nhu cầu vốn cấn thiết cho các hoạt động của doanh nghiệptrong kì, tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ, có lợicho hoạt động doanh nghiệp Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức vàphương pháp huy động thích hợp cần cân nhắc kết cấu nguồn, điểm lợi cũngnhư chi phí sử dụng của từng nguồn
- Sử dụng hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Nhà quản trị tìm mọi
các huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịpthời vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồitiền bán hàng và khoản thu khác đồng thời kiểm soát chặt chẽ chi phí phátsinh Thường xuyên có biện pháp đảm bảo cân bằng thu chi bằng tiền đảmbảo doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn
- Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp: Thực hiện phân phối hợp lí lợi nhuận sau thuế cũng như trích
lập và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp góp phần cải thiện đời sống vậtchất người lao động, giải quyết hài hòa lợi ích trước mắt của chủ sỡ hữudoanh nghiệp với lợi ích lâu dài – sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp:
Thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hìnhthực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình kinh doanhcủa doanh nghiệp Mặt khác, việc định kì tiến hành phân tích tình hình tàichính giúp nhà quản trị đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, điểm mạnh,điểm yếu trong quản lí từ đó đưa ra quyết định quản trị phù hợp
- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính: Hoạt động tài chính của doanh ngiệp
cần được dự kiến trước thông qua kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính thì
Trang 16doanh nghiệp mới có thể đưa ra quyết định tài chính thích hợp và chủ độngđưa ra biện pháp hữu hiệu khi thị trường có biến động
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị TCDN
Quản trị tài chính doanh nghiệp trong các doanh nghiệp khác nhau làkhông giống nhau Sự khác biệt đó chịu sự chi phối của các nhân tố cơ bản làhình thức pháp lí tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất kinh tế - kĩ thuậtngành nghề và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
- Hình thức pháp lý: Ở Việt Nam, theo luật doanh nghiệp 2005, có 4
hình thức pháp lý cơ bản là: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty
cổ phần và công ty tránh nhiệm hữu hạn Hình thức pháp lí ảnh hưởng đếnphương thức hình thành và huy động vốn, tổ chức quản lí và sử dụng vốn,việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sỡ hữuđối với khoản nợ doanh nghiệp…
- Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ngành nghề kinh doanh: Đặc điểm ngành
nghề kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức tài chính của doanhnghiệp Bởi những đặc trưng này quyết định đến nhu cầu vốn, cơ cấu tỉ lệ vốnlưu động vốn cố định cũng như khả năng tự cân đối thu chi bằng tiền củadoanh nghiệp
- Môi trường kinh doanh: Bao gồm tất cả yếu tố bên trong và bên ngoài
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Môi trường kinh tế tài chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ,môi trường văn hóa - xã hội…
-1.1.2.3 Vai trò của quản trị TCDN
Quản trị tài chính có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển củadoanh nghiệp, điều đó được thể hiện qua qua những điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, Huy động vốn đầy đủ, kịp thời đảm bảo cho hoạt động sản
xuất kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục Trong quá trình hoạt động
Trang 17kinh doanh luôn phát sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho các hoạtđộng thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển doanh nghiệp Tài chínhdoanh nghiệp giúp xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết trong từngthời kì và tìm nguồn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh Các nhà quảntrị sẽ cân nhắc kĩ lưỡng để lựa chọn phương án huy động vốn có chi phí thấp,thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn rabình thường và liên tục.
Thứ hai, Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm hiệu quả, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quản trịTCDN giữ vai trò quan trọng trong đánh giá lựa chọ dự án đầu từ trên cơ sởphân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án, từ đó giúp lựachọn dự án tối ưu Việc huy động vốn kịp thời và phương pháp huy động vốnthích hợp giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn, góp phần tănglợi nhuận Đồng thời, huy động tối đa số vốn hiện có giúp doanh nghiệp tránhđược thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng số vòng quay tài sản, giảm số vốn vay,giảm tiền lãi phải trả, góp phần tăng lợi nhuận
Thứ ba, Kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua
tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, cácbáo cáo tài chính, các nhà quản trị có thể đánh giá tổng quát và kiểm soát cácmặt hoạt động của doanh nghiệp từ đó phát hiện những tồn tại và đưa ranhững quyết định thích hợp
TCDN ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động của của doanhnghiệp các nhà quản trị doanh nghiệp cần sử dụng tốt công cụ quan trọng này
để đưa ra được những kết quả phân tích đúng đắn và các quyết định phù hợpnhằm đạt được mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Trang 181.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp là việc xem xét, phân tích mộtcách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động của tài chính doanh nghiệp đểthấy được thực trạng tài chính là tốt hay xấu, xác định rõ nguyên nhân và mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính,từ đó giúp nhà quản trịdoanh nghiệp đưa ra những quyết định kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp khôn g chỉ là biện pháp hữuích giúp cho các nhà quản trị kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính doanhnghiệp, phát hiện những điểm yếu cần khắc phục và nhưng điểm mạnh cầnphát huy, là cơ sở để xác lập kế hoạch tài chính và xây dựng các chỉ tiêu trongkinh doanh, mà còn là phương tiện giúp các đối tượng sử dụng thông tin khác
có thể đánh giá về năng lực tài chính và triển vọng phát triển của doanhnghiệp Kết quả đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớnđến các quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin Với những đối tượngkhác nhau thì quan tâm đến những góc độ khác nhau của kết quả đánh giá tìnhhình tài chính nhưng đều có mục đích chung là đảm bảo lợi ích kinh tế củamình:
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị: Mối quan tâm hàng đầucủa họ là lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Do vậy, họđánh giá tình hình tài chính để thực hiện chức năng quản trị của mình, cân đốigiữa khả năng sinh lời và rủi ro để đưa ra những giải pháp tối ưu trong quátrình kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với những nhà đầu tư, là những người quan tâm đến hiệu quả củanhững đồng vốn bỏ ra đầu tư vào doanh nghiệp, mục đích sử dụng thông tinphân tích tài chính của họ là đánh giá năng lực tài chính, khả năng thanh toán,
Trang 19khả năng sinh lời, hiệu quả sự dụng vốn…Để từ đó xem xét đồng vốn đầu tư
có sinh lời hay không? có nên tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp hay không? Đối với chủ nợ: Khác với hai đối tượng trên, chủ nợ là người cho doanhnghiệp vay vốn hoặc bán chịu cho doanh nghiệp Họ luôn quan tâm đến khảnăng trả nợ của doanh nghiệp để làm sao thu hồi được nợ gốc và lãi Nhưngchủ nợ luôn đặc biệt chú ý đến nhóm hệ số thể hiện khả năng thanh toán củacủa doanh nghiệp; số lượng chủ nợ; tài sản đảm bảo cho khoản vay của họtrong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro; đồng thời quan tâm đến khả năngsinh lời – cơ sở của việc hoàn trả nợ( cả gốc và lãi) Qua phân tích, đánh giátài chính họ đi đến quyết định có cho doanh nghiệp tiếp tục vay hay là thu hồicác khoản đã cho vay
Còn người lao động, những người có thu nhập từ chính kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Họ sử dụng kết quả đánh giá đểkiểm tra hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời định hướng ổn địnhviệc làm, trên cơ sở đó yên tâm đóng góp sức lao động, tận tâm với công việc.Đối với cơ quan quản lí nhà nước: Nắm bắt được tình hình tài chính củadoanh nghiệp giúp họ đánh giá kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhànước của doanh nghiệp, đồng thời thấy rõ những ảnh hưởng của các yếu tốkinh tế xã hội đến hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh
tế nói chung Từ đó, đề ra những chính sách, cơ chế, giải pháp tài chính phùhợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển lành mạnh Như vậy đã gópphần nâng cao hiệu quả quản lí vĩ mô nền kinh tế
Đánh giá tình hình tài chính nhằn cung cấp những thông tin có tác dụnghữu ích trong việc ra quyết định của các nhà quản trị Vì vậy việc đánh giáphải đạt được những mục tiêu sau:
Phân tích tài chính phải cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin có hữu íchcho nhà quản trị và các đối tượng có lợi ích liên quan giúp họ đưa ra quyết
Trang 20định đúng đắn Ngoài ra còn giúp họ có được thông tin để đánh giá khả năng
và tính chắc chắn của dòng tiền vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh
có hiệu quả hay không cũng như doanh nghiệp có đảm bảo được khả năngthanh toán hay không?
Phân tích tài chính doanh nghiệp cung cấp các thông tin về vốn chủ sỡhữu, các khoản nợ và tình hình biến động của chúng Hơn nữa việc phân tíchtình hình tài chính còn cung cấp thông tin về việc thực hiện chức năng quản lícủa nhà quản trị doanh nghiệp Các nhà quản trị không chỉ có trách nhiệmquản lí, bảo toàn số vốn mà còn phải sử dụng chúng sao cho hiệu quả hiệuquả
1.2.2 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
1.2.2.1.Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp
1.2.2.1.1 Xác định nhu cầu vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanhnghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn kinh doanh có thể được chiathành vốn cố định và vốn lưu động
Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu
tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu
tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
Xác định nhu cầu vốn kinh doanh chủ yếu là đi xác định nhu cầu vốn lưuđộng bởi lẽ vốn cố định thường ít thay đổi trong ngắn hạn Mặt khác, trongngắn hạn doanh thu biến động không nhiều nên máy móc thiết bị còn đáp ứng
Trang 21được, TSCĐ thay đổi theo chiến lược dài hạn và phản ánh trong ngân sáchvốn đầu tư dài hạn.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tốithiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục
Nhu cầu VLĐ = Vốn HTK + Nợ phải thu – nợ phải trả nhà cung cấp
Xác định nhu cầu VLĐ có thể sử dụng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp
Nhu cầu vốn nợ phải thu = DTBH bq ngày × kì thu tiền bq
Nhu cầu vốn nợ phải trả NCC = doanh số mua chịu bq ngày × kì trả tiềnbq
2) phương pháp gián tiếp
phương pháp điều chỉnh tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo
Trang 22 phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển và tốc độ luân chuyển
phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu
` phương pháp này dựa vào biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của cácyếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầuVLĐ theo doanh thu năm kế hoạch
1.2.2.1.2 Phân tích kết cấu và sự biến động nguồn vốn
Để làm rõ tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp cần đi sâuphân tích nửa bên phải – phần Nguồn Vốn của bảng cân đối kế toán
Thứ nhất, là đánh giá được tình hình biến động của tổng nguồn vốn,
nợ phải trả cũng như vốn chủ sỡ hữu Sử dụng phương pháp so sánh để thấyđược chênh lệch cả về số tuyệt đối và tương đối giữa cuối năm và đầu năm.Qua đó có thể đánh giá được khả năng và chính sách huy động vốn của doanhnghiệp
Thứ hai, là đánh giá về cơ cấu nguồn vốn Cơ cấu nguốn vốn là thể hiện
tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huyđộng, sử dụng vào sản xuất kinh doanh Để thấy được sự biến động cơ cấunguồn vốn người ta thường tiến hành so sánh tỷ trọng từng loại vốn trongtổng nguồn vốn giữa thời điểm cuối năm và đầu năm
Thứ ba, là khái quát mức độ tự chủ về tài chính Khi xem xét cơ cấunguồn vốn của một doanh nghiệp người ta thường quan tâm đến mối quan hệgiữa nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu Cơ cấu nguồn thể hiện qua các chỉ tiêuchủ yếu sau:
Mức luân chuyển năm kế hoạch
Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
Trang 23Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Nợ phải trả
Hệ số này phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổngnguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tổng tài sản của doanh nghiệp có baonhiêu phần trăm được tài trợ bằng nợ phải trả
Hệ số vốn chủ sỡ hữu = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sỡ hữu
Hệ số này phản ánh vốn chủ sỡ hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trongtổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Ngoài ra cơ cấu vốn còn được thể hiện qua hệ sô:
Hệ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu = Nợ phải trả
Vốn chủ sỡ hữu
Nếu vốn chủ sỡ hữu chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ doanh nghiệp có khảnăng tự chủ tài chính cao nhưng ngược lại mức độ sử dụng đòn bẩy tài chínhthấp Điều này có lợi hay không cần căn cứ thêm vào các yếu tố liên quankhác để có được đánh giá xác thực nhất
Thứ tư, là xem xét cơ cấu vốn theo thời gian huy động và sử dụng.Theo tiêu thức này thì nguồn vốn của công ty chia thành NVTT và NVTX.NVTT là nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động và sử dụng trong thời gianngắn (thường là dưới 1 năm) NVTX là nguồn vốn doanh nghiệp huy động và
sử dụng trong thời gian dài ( hơn 1 năm) NVTX chịu chi phí sử dụng vốncao hơn nhưng lại ổn định hơn, áp lực trả nợ trong thời gian ngắn thấp hơn
NVTT = Nợ ngắn hạn
NVTX = Nợ dài hạn + vốn chủ sỡ hữu
Trang 24Xem xét cơ cấu vốn theo thời gian huy động và sử dụng qua các chỉ tiêu tỷ trọng NVTT và NVTX trong tổng nguồn vốn của công ty.
Tỷ trọng NVTT =
Tỷ trọng NVTX = 1 – tỷ trọng NVTT
Xem xét cơ cấu vốn theo tiêu thức này cho biết công ty đang sử dụngchủ yếu là NVTT hay NVTX, từ đó cho thấy ấp lực trả nợ của doanh nghiệptrong thời gian tới là cao hay thấp, nguồn vốn tài trợ cho sản xuất kinh doanh
là ổn định hay không ổn định
1.2.2.2.Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước màdoanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Dựa theo đặc điểm luân chuyển của vốn thì vốn kinh doanh của doanhnghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động
Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc muasắm các TSCĐ sử dụng trong kinh doanh
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để muasắm, hình thành các TSLĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpnhư nguyên nhiên vật liêu dự trữ sản xuất, thành phẩm dở dang, bán thànhphẩm, thành phẩm, các khoản vốn bằng tiền,vốn trong thanh toán
Để làm rõ tình hình đầu tư và sử dụng của doanh nghiệp cần đi sâuphân tích nửa bên trái – phần Tài Sản của bảng cân đối kế toán
Thứ nhất, là đánh giá khái quát về quy mô và biến động quy mô vốn
của doanh nghiệp Xem xét số tuyệt đối của các chỉ tiêu tài sản hiện có tạithời điểm báo cáo có thể biết được quy mô kinh doanh và năng lực sản xuất
NVTTVKD
×100%
Trang 25của doanh nghiệp.Thông qua việc so sánh giữa số cuối kì vào số đầu kì cả về
số tuyệt đối lẫn số tương đối của tổng tài sản và chi tiết từng loại tài sản, từ
đó có thể đánh giá khái quát về sự biến động quy mô kinh doanh và năng lựcsản xuất theo hướng mở rộng hay thu hẹp Đồng thời chú ý đến tác động củatừng loại tài sản đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:
Sự biến động của tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn ảnh hưởng đếnkhả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
Sự biến động của hàng tồn kho ảnh hưởng lớn bởi chu kì sản xuất kinhdoanh từ khâu dự trữ đến khâu tiêu thụ
Sự biến động các khoản phải thu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán
và chính sách tín dụng của doanh nghiệp Ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản
lí và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tài sản cố định biến động thể hiện sự thay đổi về quy mô và năng lựcsản xuất kinh doanh hiện có
Thứ hai, là cần xem xét cơ cấu vốn có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh
của doanh nghiệp hay không và sự tác động của cơ cấu vốn đến hoạt độngkinh doanh Để thấy được sự biến động trong cơ cấu vốn thì cần xác định tỷtrọng từng loại tài sản, so sánh chênh lệch cuối kì với đầu kì Ngoài ra, cơ cấuvốn thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau:
Hệ số đầu tư tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn
Trang 26Hệ số này phản ánh trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêuphần trăm là là tài sản dài hạn
Việc đánh giá phải dựa vào những biến động thực tế của các khoảnmục và các chỉ tiêu đồng thời liên hệ với đặc điểm ngành nghề kinh doanh vàcác yếu tố thị trường, khi đó mới đưa ra được nhưng nhận xét sát thực
1.2.2.3 Đánh giá mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan
về giá trị tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hiệu quả hay không Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn
NVLDTX(NWC) = tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Hoặc: NVLDTX(NWC) = Nguồn vốn thường xuyên – tài sản dài hạn
Trường hợp 1: Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn (NWC > 0) là điềuhợp lý (doanh nghiệp dùng một phần nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho tàisản ngắn hạn) vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững mối quan hệ
Trang 27cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắnhạn Đồng thời nó cũng thể hiện sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn
và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn Tuy nhiên, khi dùng nguồn vốn thường xuyêntài trợ cho tài sản ngắn hạn sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn bình quân
Trường hợp 2: Tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn( NWC < 0): Doanhnghiệp sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn) Doanhnghiệp vi phạm nguyên tắc cân bằng tài chính Mặc dù nợ ngắn hạn có thể cóđược là do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn nhưng
vì chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến viphạm nguyên tắc tín dụng và đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn
Trường hợp 3: Tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn( NWC = 0), trường hợpnày doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc cân bằng tài chính dùng nguồn vốn ngắnhạn tài trợ cho tài sản ngăn hạn, dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dàihạn Mô hình này mang lại độ an toàn tài chính cao tuy nhiên chưa hẳn là tối ưu.Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dàihạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiếttrong hoạt động của doanh nghiệp Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ramột mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, giúp tình trạng tàichính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn
1.2.2.4.Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp
Vốn bằng tiền ( gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) làmột bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là là loại tàisản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán củadoanh nghiệp Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉsinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định Hơn nữa vớiđặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thấtthoát, gian lận, lợi dụng
Trang 28Qua phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền cho ta thấytrong ki vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng lên hay giảm đi, nguyên nhânnào dẫn tới sự biến động đó, công ty duy trì tỷ lệ tiền mặt tại quỹ là baonhiêu, tỷ lệ đó là hợp lí hay không hợp lí, có gấy ứ đọng, lãng phí vốn hay làkhông?
1.2.2.5.Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 1.2.2.5.1 Tình hình nợ phải thu
Nợ phải thu là những khoản tiền mà khách hàng và các bên liên quanđang nợ doanh nghiệp tài thời điểm báo cáo Các khoản nợ này sẽ được thanhtoán trong thời gian ngắn và được coi là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp,bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ ngắn hạn,phải thu theo tiến độ hợp đồng và các khoản phải thu khác
Xem xét tình hình nợ phải thu của doanh nghiệp:
Thứ nhất, là so sánh cả số tuyệt đối và số tương đối quy mô nợ phải thutại thời điểm cuối kì so với đầu kì để thấy được quy mô và xu hướng biến độnquy mô nợ phải thu
Thứ hai, là phân tích chỉ tiêu vòng quay nợ phải thu:
Vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng( có thuế)
Nợ phải thu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thành tiền mặtcủa doanh nghiệp, tức là xem xét trong kì kinh doanh các khoản phải thuquay được mấy vòng và được xác định bằng quan hệ tỉ lệ giữa doanh thu bánhàng và các khoản phải thu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lí số dư của các khoản phải thu và hiệuquả của việc thu hồi nợ Nếu chỉ tiêu này cao phản ánh tốc độ thu hồi nợnhanh, điều này được đánh giá là tốt, vì khả năng hoán chuyển các khoản
Trang 29phải thu thành tiền càng nhanh thì doanh nghiệp càng ít bị chiếm dụng vốn vàluôn sẵn tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cũng như trả các khoản nợ đếnhạn
Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt vì điều đó đồng nghĩa với
kì thanh toán ngắn, do đó giảm sản lượng tiêu thụ dẫn đến giảm hiệu quả kinhdoanh Vị vậy khi đánh giá chỉ tiêu này cần gắn với chính sách tín dụng củadoanh nghiệp
Thứ ba, là phân tích chỉ tiêu kì thu tiền bình quân: Kì thu tiền bình quânphản ánh thời gian một vòng luân chuyển nợ phải thu, nghĩa là để thu đượctiền từ các khoản phải thu cần thời gian là bao nhiêu ngày
Kì thu tiền bình quân = Số vòng quay các khoản phải thu Số ngày trong kì(360)
Chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện tốc độ thu hồi nợ càng nhanh, doanh nghiệp ít
bị chiếm dụng vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động được vốn, đảmbảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi
Chỉ tiêu này càng có ý nghĩa hơn khi biết được thời hạn bán chịu quyđịnh cho khách hàng Nếu thời gian quay vòng các khoản phải thu lớn hơnthời hạn bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi nợ bị coi là chậm
và kém hiệu quả, doanh nghiệp cần có biện pháp để nhanh chóng thu hồi nợ
và ngược lại
1.2.2.5.2.Tình hình nợ phải trả ngắn hạn
Nợ phải trả ngắn hạn là khoản nợ phát sinh trong suốt quá trình hoạtđộng kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho chủ nợ trongthời hạn nhất định Nợ phải trả là nguồn vốn của doanh nghiệp, bao gồmnguồn vốn do đi vay và nguồn vốn trong thanh toán Nguồn vốn do đi vay làcác khoản tiền mà doanh nghiệp vay của ngân hàng và các đối tượng khác vớinhững cam kết hay điều kiện nhất định Nguồn vốn trong thanh toán bao gốm
Trang 30các khoản tiền mà doanh nghiệp tàm thời chiếm dụng trong thời gian chưađến hạn thanh toán như: phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế vàcác khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, chi phí phải trả vvPhân tích tình hình nợ phải trả cần làm rõ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, là quy mô nợ phải trả tại thời điểm báo cáo và biến động quy
mô nợ phải trả thời điểm cuối kì và đầu kì
Thứ hai, là tỷ trọng từng khoản phải trả trong tổng nợ phải trả của doanhnghiệp Khoản nào đến hạn, quá hạn hay chưa đến hạn để chủ động trong việcthanh toán
1.2.2.5.3 Tình hình khả năng thanh toán
Trong quá trình sản xuất kinh doanh hầu hết tất cả doanh nghiệp đềuthực hiện việc tài trợ vốn thông qua vay nợ ngắn hạn và mua chịu hàng hóacủa nhà cung cấp Tuy nhiên việc tìm nguồn tài trợ cho quá trình sản xuấtkinh doanh khi doanh nghiệp không đủ vốn để tự tài trợ thường gặp một sốkhó khăn sau:
- Việc vay nợ quá nhiêu rất nguy hiểm cho doanh nghiệp dù thời hạn trả
Trang 31 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời ( hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn)
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn bao gốm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Nợ ngắnhạn là các khoản nợ phải thanh toán trong vòng 12 tháng Hệ số này cho biếtmột đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn
Hệ số này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinhdoanh nào có tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì hệ sốnày lớn và ngược lại Để đánh giá cần dựa vào hệ số trung bình ngành Tuynhiên hệ số này ở các ngành nghề khác nhau có sự khác nhau Một căn cứquan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số hả năng thanh toán hiện thời củadoanh nghiệp ở các thời điểm trước đó
Thông thường, khi hệ số này thấp( đặc biệt là khi nhỏ hơn 1) chứng tỏkhả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu và cũng là dấu hiệu báo trước khó khăntiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ
Nếu hệ số này cao thể hiện doanh nghiệp có tiềm lực tốt để thanh toáncác khoản nợ đến hạn Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao chưa hẳn đã là tốt vì
có thể doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn gây ứ đọng vốn hoặc bị chiếmdụng các khoản phải thu lớn Vậy, để đánh giá đúng hơn cần xem xét thêmtình hình tài chinh doanh nghiệp
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Trang 32này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệptrong kì mà không cần thanh lí khẩn cấp hàng tồn kho.
Hệ số này cảng cao nói chung là càng tốt nhưng nếu quá cao thì phảixem xét lại, nếu như do các khoản phải thu quá lớn sẽ gây bất lợi cho doanhnghiệp Bởi lẽ vốn của doanh nghiệp đang bị các đối tượng khác chiếm dụnglớn sẽ khiến doanh nghiệp vừa bị ứ đọng vốn lại vừa phải đối mặt với nguy
cơ mất khả năng thanh toán Xem xét hệ số này cần có sự so sánh với chỉ tiêutrung bình ngành để có cái nhìn khách quan hơn
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tiền và các khoảntương đương tiền để thanh toán ngay cho cho một đồng nợ ngắn hạn Nếu hệ
số khả năng thanh toán tức thời quá thập chứng tỏ doanh nghiệp đang thiếutiền; ngược lại nếu quá cao,thể hiện doanh nghiệp đang để quá nhiều tiềnnhàn rỗi, bị ứ đọng vốn, vòng quay chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Lãi vay phải trả
Trang 33Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp, đồngthời cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải của chủ nợ Hệ số này còncho biết số vốn vay được sử dụng mang lại lợi nhuận như thế nào, có đủ để
bù đắp lãi vay phải trả
Hệ số này càng cao thì khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp càngcao Tuy nhiên phải xem xét chi tiết kết hợp với các chỉ tiêu khác nữa mới cóthể đưa ra những nhận xét đánh giá chính xác
1.2.2.6 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉtiêu sau
Vòng quay tài sản( hay vòng quay toàn bộ vốn)
Vòng quay tài sản = Vốn kinh doanh bình quân Doanh thu thuần trong kì
Chỉ tiêu này cho biết trong kì kinh doanh vốn của doanh nghiệp quayđược bao nhiêu vòng
Vòng quay tài sản phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn
bộ vốn hiện có của doanh nghiệp Hệ số nàyphụ thuộc vào đặc điểm nghànhnghề kinh doanh, chiến lược và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp
Tài sản là cái gốc của sinh lời Chính vì vậy muốn tăng khả năng sinh lờicho doanh nghiệp thì cốt yếu phải tăng hiệu suất sử dụng, khai thác tài sản,chính là tăng vòng quay tài sản
Kì luân chuyển vốn kinh doanh
Kì luân chuyển vốn kinh doanh = Số ngày trong kì (360)
Vòng quay toàn bộ vốn
Chỉ tiêu này cho biết số ngày trung bình để vốn kinh doanh có thể quayđược một vòng
Trang 34Hệ số này càng nhỏ thì vốn kinh doanh quay vòng càng nhanh, hiệu suất
sử dụng tài sản càng tốt, càng hiệu quả
Trang 35 Kì luân chuyển vốn lưu động
Kì luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kì (360) Vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này cho biết số ngày trung bình để VLĐ có thể quay được mộtvòng
Hệ số này càng nhỏ thì VLĐ quay vòng càng nhanh, hiệu suất sử dụngVLĐ càng tốt, càng hiệu quả
Chỉ tiêu này cao, cho thấy doanh nghiệp đang tổ chức và quản lí dự trữ
là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kì sản xuất kinh doanh, giảm lượngvốn bỏ vào hàng tồn kho Chỉ tiêu này thấp, thường gợi lên doanh nghiệp cóthể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng ứ đọng hoặc sản phẩm tiêu thụchậm Hệ số này phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản lí sử dụng vốn lưu độngcũng như chính sách tồn kho, chính sách tín dụng thương mại của doanhnghiệp
Kì luân chuyển HTK
Kì luân chuyển HTK = Số ngày trong kì (360) Vòng quay HTK
Chỉ tiêu này cho biết số ngày trung bình để HTK có thể quay được mộtvòng
Chỉ tiêu này nhỏ cho thấy doanh nghiệp tổ chức quản lí tồn trữ là tốt
Trang 361.2.2.7.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp được xem xét đánhgiá qua các chỉ tiêu như sau:
Trang 37 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ( BEP)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tổng tài sản(VKD) bình quân
Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trước thuế
và lãi vay trên vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của tàisản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của nguồn tài trợ và thuếthu nhập doanh nghiệp
Hệ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao hay nóicách khác là việc kinh doanh đạt hiệu quả
Hệ số này đặc biệt có ý nghĩa trong việc xem xét mối quan hệ với lãisuất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có có tác động tích cực haytiêu cực đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Cụ thể, nếu tỷ suất sinh lờikinh tế của tài sản cao hơn lãi suất vay vốn thì việc sử dụng vốn vay đang cótác động tích cực làm khuếch đại khả năng sinh lời của vốn chủ sỡ hữu, nhàquản trị nên tiếp tục gia tăng sử dụng vốn vay trong điều kiện vẫn kiểm soátđược rủi ro
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trên VKD = Lợi nhuận trước( sau) thuế
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn kinh doanh trong kì có khả năng tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước ( sau) thuế Chỉ tiêu này càng cao thì cóthể đánh giá là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hiệu quả và ngượclại, nếu chỉ tiêu này thấp thì doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Tỷ suất LNST trên VKD = Lợi nhuận sau thuế trong kì Doanh thu thuần trong kì
Trang 38Chỉ tiêu này cho biết khi thực hiện được một đồng doanh thu trong kì thìdoanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càngcao thì có thể đánh giá là doanh nghiệp thực hiện tốt việc quản lí, sử dụng tiếtkiêm chi phí và ngược lại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Chỉ trong giới hạn luận văn tốt nghiệp, đề tài không thể nêu hết được những lý luận về phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp mà chỉ nêu ra những lí luận chung nhất là cơ sở làm sáng tỏ vấn đề: Tầm quan trong của đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung và tầm quan trọng của đánh giá tình hình tài chính với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nói riêng Hơn nữa luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu hoạt động đánh giá tài chính doanh nghiệp và đưa ra những phương pháp và nội dung đánh giá phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
Nhưng để hiểu hơn về hoạt động đánh giá tài chính doanh nghiệp , chương II của luận văn sẽ nghiên cứu trực tiếp thực tế tình hình tài chính của CTCP đầu tư Hải Đường thông qua các nội dung đánh giá và phương pháp phân tích như đã thống nhất trong chương I
Trang 39CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CTCP ĐẦU TƯ HẢI ĐƯỜNG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Quá trình hình thành và phát triển CTCP đầu tư Hải Đường.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
2.1.1.1 Thông tin cơ bản về CTCP đầu tư Hải Đường.
Địa chỉ trụ sở chính: Xóm 19, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, Nam
Định
Điện thoại: 03503 796 699 Fax : 03503 796 789Email: info@hdcgroup.com.vn Website: www.hdcgroup.com.vn
Tên người liên hệ: Văn Thanh Sơn
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ
Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm dươnglịch hàng năm
Hình thức sở hữu vốn: Sử dụng vốn cổ đông và vốn vay
Hình thức kinh doanh: Kinh doanh thương mại
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất hàng may sẵn
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởngđến BCTC
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Chế độ kế toán doanh nghiệp
Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán: công tytuân thủ theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam
Trang 40Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung Giấy chứng nhận ĐKKD/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận mã sốdoanh nghiệp:
Số 0600739378 cấp lần đầu ngày 08/10/2010 thay đổi lần thứ hai ngày10/02/2012
2.1.1.2 Tóm tắt quá trình thành lập và phát triển của CTCP đầu tư Hải Đường
Công ty CPĐT Hải Đường được thành lập từ tháng 10/2010 tại xóm 19,
xã Hải Đường, huyện Hải Hậu Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện vớiphương châm vừa làm, vừa phối hợp đào tạo nghề cho lao động nông thôntheo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới quốc gia Hiện nay Công ty đã có 8chuyền sản xuất với hơn 400 công nhân Gần một(1) năm đầu khi mới thànhlập, toàn bộ cơ sở sản xuất và dạy nghề gồm hơn 80 máy may công nghiệp và
120 lao động cả trực tiếp và gián tiếp đều nhờ hội trường của UBND xã HảiĐường Từ chỗ ban đầu chỉ có 2 chuyền sản xuất theo phương thức nhỏ lẻ nêncác mối quan hệ khách hàng cũng chỉ mang tính tạm thời, mức lương khiêmtốn của công nhân 1.5 – 2 triệu đồng/người/tháng Khi được địa phương bố trímặt bằng xây dựng nhà xưởng, cũng là lúc số lượng công nhân có tay nghềkhá vừa được đào tạo cũng như tuyển dụng bổ xung ổn định Đến nay nhàmáy may số 1 Công ty CPĐT Hải Đường đang ngày càng thu hút được 1 lựclượng lao động khá đông chủ yếu là con em địa phương và các xã lân cận.Trong đó có 350 công nhân là người địa phương xã Hải Đường Với mức thunhập ổn định từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng Tổng thu nhập hàng thángkhoảng 750 - 800 triệu đồng Đây là nguồn thu nhập đáng kể so với lao độngnông nghiệp của địa phương và cũng từ nguồn thu nhập này đã góp phần cảithiện, nâng cao mức sống cho người lao động, góp phần cùng cộng đồng dân