Kết quả hoạt động kinh doanhCơ cấu và sự biến động nguồn vốn Cơ cấu và sự biến động tài sản Cơ cấu vốn bằng tiềnBảng kê diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiềnPhân tích diễn biến nguồn tiền
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Đỗ Ngọc Thúy
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 4
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp .4 1.1.2 Quản trị Tài chính doanh nghiệp 6
1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 12
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 12
1.1.1 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 14
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THÉP KẾT CẤU VÀ XÂY DỰNG THÀNH TRUNG.38 TRONG THỜI GIAN QUA 38
2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần sản xuất thép kết cấu và xây dựng Thành Trung: 38
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển: 38
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 43
Trang 32.2 Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần sản xuất thép kết cấu
và xây dựng Thành Trung 50
2.2.1 Về tình hình huy động vốn của công ty 50
2.2.2 Về tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty 53
2.2.3 Về tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của công ty 59
2.2.4 Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty 63
2.2.5 Về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty 72
2.2.6 Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 78
2.2.7 Về chính sách phân phối lợi nhuận của công ty 86
2.3 Đánh giá chung về thực trạng tài chính tại công ty cổ phần sản xuất thép kết cấu và xây dựng Thành Trung 88
2.3.1 Những mặt tích cực 88
2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 89
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THÉP KẾT CẤU VÀ XÂY DỰNG THÀNH TRUNG 92
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 92
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội năm 2013 - 2014 92
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty 93
3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần sản xuất thép kết cấu và xây dựng Thành Trung 95
3.2.1 Xây dựng cơ cấu nguồn vốn phù hợp với điều kiện của công ty, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và sử dụng vốn, đặc biệt là vốn lưu động 95
Trang 43.2.2 Linh hoạt trong việc sử dụng chính sách tín dụng thương mại, kiểm soát chặt chẽ tình hình công nợ, không để nợ xấu gia tăng 973.2.3 Đảm bảo khả năng thanh toán 983.2.4 Tăng cường hoạt động kiểm soát, quản lý chặt chẽ chi phí 99
3.2.5 Sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính, tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp, đề ra chính sách phân phối lợi nhuận hợp lí cho sự phát triển lâu dài 100
3.2.6 Hoàn thiện bộ máy kế toán – tài chính, tăng cường hoạt động phân tích
và đánh giá tình hình tài chính thường xuyên trong hoạt động của doanh nghiệp ……… 101
3.2.7 Chú trọng công tác dự báo biến động thị trường, tăng cường hiệu quả sử dụng công cụ quản trị rủi ro 102KẾT LUẬN 106DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTGT HTK LNST TDTM TSCĐ TSDH TSLĐ TSNH VCĐ VCSH VKD VLĐ
::::::::::::Giá trị gia tăngHàng tồn khoLợi nhuận sau thuếTín dụng thương mạiTài sản cố địnhTài sản dài hạnTài sản lưu độngTài sản ngắn hạnVốn cố địnhVốn chủ sở hữuVốn kinh doanhVốn lưu động
Trang 6Kết quả hoạt động kinh doanh
Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn
Cơ cấu và sự biến động tài sản
Cơ cấu vốn bằng tiềnBảng kê diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiềnPhân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiềnTình hình công nợ năm 2012 – 2013
Hệ số phản ánh khả năng thanh toánThời gian chuyển hóa thành tiềnHiệu suất sử dụng vốn kinh doanhHiệu quả sử dụng vốn kinh doanhCác nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến ROA và ROEtrong doanh nghiệp
Chính sách phân phối lợi nhuận
48515459616264677173808587
Trang 7Xác định nguồn vốn lưu động thường xuyênTình hình luân chuyển hàng tồn kho
Tình hình luân chuyển nợ phải thuHiệu suất sử dụng vốn lưu độngHiệu suất sử dụng vốn cố địnhHiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
18192049587475767778
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,Đảng và chính phủ Việt Nam luôn tập trung tìm kiếm nhiều giải pháp nhằmđưa nền kinh tế của đất nước phát triển mọi mặt, chủ động hội nhập vào nềnkinh tế thế giới và khu vực Với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giớiWTO (tháng 11 năm 2006) đã mở ra một chân trời mới mang lại nhiều cơ hội
về thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam, song cùng với đó là mức độcạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề đặc biệt là các doanhnghiệp nước ngoài ngày càng khốc liệt Trong tình hình đó, để có thể tồn tại
và phát triển, các doanh nghiệp phải phát huy tối đa mọi tiềm lực có được đểđạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất Muốn vậy, các nhà quản trịdoanh nghiệp phải luôn nắm rõ được thực trạng sản xuất kinh doanh và đặcbiệt là thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình thông qua việc thườngxuyên phân tích, đánh giá, từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợpnhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong tình hình kinh tế có những diễn biến phức tạp và chưa có nhiềukhởi sắc như hiện nay, với nguồn lực vô cùng hạn chế và khó tiếp cận, doanhnghiệp không thể huy động và sử dụng vốn một cách tự phát, các quyết địnhnhư huy động vốn từ đâu? Sử dụng vốn thế nào cho hiệu quả? đều phải đượcvạch ra dựa trên sự phù hợp với tình hình tài chính trong từng giai đoạn cụ thểcủa doanh nghiệp Có thể thấy, việc nắm rõ và đánh giá đúng đắn thực trạngtài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng, là yếu tố then chốt quyết định sựphát triển bền vững và lâu dài của một doanh nghiệp
Xuất phát từ những lí do trên, trong thời gian thực tập tại công ty cổphần sản xuất thép kết cấu và xây dựng Thành Trung, dưới sự hướng dẫn tậntình của giáo viên hướng dẫn TS Đoàn Hương Quỳnh và sự giúp đỡ của các
Trang 9cán bộ phòng Tài chính kế toán của công ty, em lựa chọn đề tài: “ Đánh giá
thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công
ty cổ phần sản xuất thép kết cấu và xây dựng Thành Trung” để nghiên cứu
cho luận văn tốt nghiệp của mình
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp như lý luận chung, các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chínhcủa công ty cổ phần sản xuất thép kết cấu và xây dựng Thành Trung
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Khái quát và hệ thống hóa các lý luận chung về đánh giá thực trạngtài chính của doanh nghiệp
- Thông qua các chỉ tiêu đã sử dụng, đưa ra nhận định, đánh giá về thựctrạng tài chính của công ty trong thời gian vừa qua
* Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính để tìm
ra được những tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tìnhhình tài chính tại công ty trong thời gian tới
3 Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: nghiên cứu tình hình tài chính doanh nghiệp tại phòng
Tài chính kế toán công ty cổ phần sản xuất thép kết cấu và xây dựng ThànhTrung, địa chỉ: Km19 – Quốc lộ 3 – Khối 4 – Phủ Lỗ - Sóc Sơn – Hà Nội
* Về thời gian: Từ ngày 10/2/2014 đến 20/5/2014
* Về nguồn tài liệu: các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán và báo cáo
tài chính các năm 2011, 2012 và 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương
Trang 10pháp điều tra, thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu thống kê thuthập từ công ty cổ phần sản xuất thép kết cấu và xây dựng Thành Trung.
5 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Tên đề tài:
“ Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình
tài chính tại công ty cổ phần sản xuất thép kết cấu và xây dựng Thành Trung”
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 phần chính:
Chương 1: Lý luận chung về đánh giá thực trạng tài chính của doanh
nghiệp
Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần sản xuất
thép kết cấu và xây dựng Thành Trung trong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tại
công ty cổ phần sản xuất thép kết cấu và xây dựng Thành Trung
Trang 11CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm Tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,cung ứng hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mụcđích sinh lời
Trong nền kinh tế thị trường, để có yếu tố đầu vào khi tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần đến một lượngvốn tiền tệ nhất định Quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trìnhtạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp, quá trình đóphát sinh các luồng tiền đi vào và luồng tiền đi ra, tạo thành luồng vận độngtài chính của doanh nghiệp Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệcủa doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành cácquan hệ tài chính doanh nghiệp , bao gồm: quan hệ tài chính giữa doanhnghiệp và Nhà nước, giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanhnghiệp, giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu doanh nghiệp, giữa doanhnghiệp với các chủ thể kinh tế và tổ chức xã hội khác và quan hệ tài chínhtrong bản thân nội bộ doanh nghiệp
Như vậy:
- Xét về hình thức Tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.
Trang 12- Xét về bản chất, Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạttới các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Cáchoạt động gắn liền với việc tạo lập phân phối sử dụng, vận động chuyển hóacủa quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp
1.1.1.2 Các quyết định Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp nghiên cứu 3 quyết định chủ yếu, đó là quyếtđịnh đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận
* Quyết định đầu tư: là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài
sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động) Cácquyết định đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm: quyết định đầu tư tàisản lưu động(tồn quỹ, tồn kho, ), quyết định đầu tư tài sản cố định (mua sắmtài sản cố định, đầu tư dự án …) và quyết định quan hệ giữa đầu tư tài sản lưuđộng và đầu tư tài sản cố định(sử dụng đòn bẩy kinh doanh, quyết định điểmhòa vốn)
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong cácquyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giâ trị của doanh nghiệp
* Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn): là những quyết
định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyếtđịnh đầu tư Các quyết định nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:quyết định huy động vốn ngắn hạn (vay ngắn hạn hay sử dụng tín dụng thươngmại), quyết định huy động vốn dài hạn (vay dài hạn, phát hành trái phiếu,…)
Trang 13Quyết định huy động vốn là một thách thức không nhỏ đối với các nhàquản trị tài chính của doanh nghiệp, cần phải có những đánh giá và dự báođúng đắn trước khi đưa ra quyết định huy động vốn.
* Quyết định phân chia lợi nhuận: gắn liền với quyết định của các
nhà quản trị tài chính về phân chia cổ tức hay chính sách cổ tức của doanhnghiệp, sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay giữ lại để táiđầu tư Những quyết định này liên quan đến việc doanh nghiệp nên theo đuổimột chính sách côr tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động nhưthế nào đến giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu của công ty trên thị trường
Ngoài ba quyết đinh chủ yếu như trên, trong tài chính doanh nghiệpcòn có rất nhiều loại quyết định có liên quan đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp như quyết định mua bán, sáp nhập doanh nghiệp,…
1.1.2 Quản trị Tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm và nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp
Khái niệm
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và
tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
Do các quyết định tài chính của doanh nghiệp đều gắn liền với việc tạolập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanhnghiệp; vì vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận là quá trìnhhoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phânphối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp
Trang 14 Nội dung
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:
- Tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư
Quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổimới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới…quyếtđịnh rất lớn tới triển vọng trong tương lai của một doanh nghiệp Để đi đếnquyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt
về kinh tế, kỹ thuật và tài chính
- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn do các hoạt động của doanh nghiệp
Nhà quản trị tài chính phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho cáchoạt động của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn,
tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt độngcủa doanh nghiệp; cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặt để đi đến quyết địnhlựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp
- Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Nhà quản trị tài chính phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốnhiện có của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời sốvốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiềnbán hàng và các khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chiphát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; thường xuyên tìm biệnpháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và chi vốn bằng tiền, đảm bảo cho doanhnghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
Trang 15- Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
Thực hiện phân phối lợi nhuận sau thuế hợp lý cũng như trích lập và sửdụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triểndoanh nghiệp, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao độngtrong doanh nghiệp, giải quyết hài hòa giữa lợi ích trước mắt của chủ sở hữuvới lợi ích lâu dài – sự phát triển của doanh nghiệp
- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính,tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp; định kì phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp giúp đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, dự báo trước tình hình tàichính của doanh nghiệp trong tương lai
- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trướcthông qua việc lập kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính tốt thì doanhnghiệp mới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới mụctiêu của doanh nghiệp Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quátrình chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường có sự biến động
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp trong các doanh nghiệp là không giốngnhau Sự khác biệt đó chịu sự chi phối của các nhân tố cơ bản là hình thứcpháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinhdoanh và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 16 Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp
Ở Việt Nam, mỗi doanh nghiệp đều tồn tại dưới một trong 4 hình thứcpháp lý tổ chức doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợpdanh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần (Luật doanh nghiệp2005).Mỗi hình thức pháp lý lại có những đặc điểm rất khác nhau về chủ sởhữu, thành viên, hình thức vốn,…Do vậy, khi phân tích đánh giá và lựa chọncác quyết định tài chính thì nhà quản trị tài chính không thể bỏ qua hình thứcpháp lý của doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chínhdoanh nghiệp như: Phương thức hình thành và huy động vốn, việc tổ chứcquản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và tráchnhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp…
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiệntrong một hoặc một số ngành kinh doanh nhất định Mỗi ngành kinh doanh lại
có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc
tổ chức tài chính của doanh nghiệp Ví dụ như các doanh nghiệp hoạt độngtrong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao, tốc độchu chuyển vốn lưu động nhanh trong khi đối với ngành công nghiệp nặng thìngược lại, vốn cố đinh chiếm tỷ lệ cao hơn và thời gian thu hồi vốn cũngchậm hơn
Do vậy, tùy vào tính chất của ngành kinh doanh, các nhà quản trị phảitính toán hợp lý trong việc tổ chức tài chính, nhằm đảm bảo vốn kịp thời, đầy
đủ cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như bảo đảm cân đối giữa thu và chibằng tiền
Trang 17 Môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhấtđịnh Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong vàbên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp: môi trường kinh tế - tàichính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môitrường văn hóa – xã hội… Đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp thìmôi trường kinh tế - tài chính có ảnh hưởng chủ đạo và xét đến tác động cảtrong khu vực và thế giới thông qua các yếu tố như: cơ sở hạ tầng, tình trạngnền kinh tế, lãi suất thị trường, lạm phát, chính sách kinh tế của Nhà nước,…
1.1.2.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, tất cả các quyết định chiến lược và chiến thuậtđều được lựa chọn chủ yếu dựa trên sự phân tích, đánh giá về mặt tài chính.Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên hết sức quantrọng đối với hoạt động của doanh nghiệp và được thể hiện qua các mặt chủyếu sau:
* Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn
ra bình thường và liên tục
Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp, việc đảmbảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tụcphụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp.Nhà quản trị tài chính trên cơ sở xem xét tình hình thị trường tài chính, nhucầu vốn và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định tối ưunhất trong việc tổ chức huy động các nguồn vốn bên trong hay bên ngoài đápứng nhu cầu cho các hoạt động của doanh nghiệp Một chính sách tài trợ đúng
Trang 18đắn sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, góp phần thực hiện mục tiêu tối
đa hóa giá trị doanh nghiệp
* Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Với việc lựa chọn các dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc, so sánhgiữa tỷ suất sinh lời, chi phí huy động vốn và mức độ rủi ro của dự án đầutư… nhà quản trị tài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm vàđạt hiệu quả cao Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp chodoanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuậndoanh nghiệp Việc lựa chọn các hình thúc và phương pháp huy động vốnthích hợp, đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt đượcchi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sởhữu của doanh nghiệp Mặt khác, với việc huy động tối đa số vốn hiện có vàhoạt độngkd có thể giúp doanh nghiệp tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn,tăng vòng quay tài sản, giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãivay, góp phần tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
* Kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vậnđộng, chuyển hóa hình thái vốn tiền tệ Vì vậy, thông qua việc xem xét tìnhhình thu, chi hàng ngày, và nhất là thông qua việc đánh giá tình hình tài chínhdoanh nghiệp và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản trị tàichính có thể kiểm soát kịp thời và toàn diện các mặt hoạt động của doanhnghiệp, từ đó chỉ ra những tồn tại và những tiềm năng chưa được khai thác để
Trang 19đưa ra các quyết định thích hợp, điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt được mụctiêu đề ra của doanh nghiệp.
1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là quá trình thu thập và phân tích các thông tin tài chính , tính toán các chỉ số, để đối chiếu xem hoạt động của doanh nghiệp có đạt được mục tiêu, kết quả tương xứng với nguồn lực (chi phí) bỏ ra hay không Thông thường, đáng giá nhằm phân tích sự phù
hợp, tính hiệu quả của tài chính doanh nghiệp
Đánh giá là một khâu rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đối với hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ những kết quả đánh giá, cácnhà quản trị sẽ căn cứ vào đó mà đưa ra các quyết định tài chính cho phù hợp.Đánh giá càng tốt thì việc ra quyết định càng đúng đắn Đánh giá cần đượcphải tiến hành thường xuyên và có hệ thống
1.2.1.2 Mục tiêu của đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, ngoàichủ doanh nghiệp, các nhà quản trị doanh nghiệp, người lao động, còn cónhiều đối tượng bên ngoài quan tâm đến tài chính của doanh nghiệp như cácnhà đầu tư, các nhà cung cấp tín dụng… Mỗi đối tượng lại quan tâm đến tàichính doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau Do đó đối với mỗi đốitượng thì đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiêp cũng nhằm các mục tiêukhác nhau Cụ thể:
Trang 20• Đối với nhà quản lý doanh nghiệp:
- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giaiđoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năngthanh toán…
- Hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù hợpvới tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phânphối lợi nhuận…
- Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dựđoán tài chính, là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trongdoanh nghiệp
• Đối với các nhà đầu tư
Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư là đểđánh giá giá trị doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việcnghiên cứu các báo biểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trongkinh doanh…
• Đối với người cho vay
Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp đối với người cho vay làxác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng
• Đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp
Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp giúp họ định hướng việclàm ổn định của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việc được phân công, đảm nhiệm
Trang 21Do đó, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu íchđược dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu củadoanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp từng đốitượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quantâm.
1.1.1 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp
Vốn là yếu tố và là tiền đề cần thiết cho sự hình thành và phát triểndoanh nghiệp Để thực hiện được mục tiêu kế hoạch, doanh nghiệp cần phải
có một lượng vốn nhằm hình thành nên các tài sản cần thiết cho hoạt độngcủa doanh nghiệp Để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
có thể sử dụng nhiều nguồn khác nhau Về cơ bản, chúng được chia thànhnguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh
nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và một phần bổ sung từ kết quả kinhdoanh Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng côngthức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả (1.1)
- Nợ phải trả: Là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có
trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, cáckhoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanhnghiệp
Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành màdoanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ
sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp Để đánh giátình hình huy động vốn của doanh nghiệp, ta đánh giá:
Trang 22+ Sự biến động của nguồn vốn: được thực hiện bằng cách so sánh cả
tổng số và từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ để xácđịnh chênh lệch tuyệt đối và chênh lệch tương đối của tổng số cũng như từngloại, từng chỉ tiêu nguồn vốn Từ đó thấy được quy mô nguồn vốn tăng haygiảm? Có phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp không?
+ Cơ cấu nguồn vốn: tiến hành xác định tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu
nguồn vốn chiếm trong tổng của nó ở cuối kỳ và đầu kỳ Chỉ tiêu phản ánh cơcấu nguồn vốn được xác định theo công thức:
Căn cứ vào kết quả so sánh, có thể đánh giá được cơ cấu nguồn vốn và
sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn, thấy được doanh nghiệp đã huy động vốn từnhững nguồn nào?Cơ cấu nguồn vốn tự chủ hay phụ thuộc? Từ đó điều chỉnhchính sách huy động vốn phù hợp với từng thời kỳ cụ thể
1.1.1.2 Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, doanh nghiệp sẽ tiến hànhphân bổ vốn vào các khâu tương ứng Để có nhận xét chính xác về việc sửdụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ có hợp lý hay không ta cần xem xét vốntrong kỳ đã được phân bổ vào đâu, tỷ lệ vốn từng khâu là bao nhiêu, nhiềuhay ít tăng hay giảm giữa các kỳ, tỷ lệ này được coi là hợp lý hay chưa đóchính là mục tiêu của đánh giá tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp
+ Đánh giá quy mô tài sản
Sử dụng phương pháp so sánh tổng tài sản cũng như từng loại tài sảngiữa cuối kỳ và đầu kỳ cả số tuyệt đối và số tương đối Qua đó thấy được hoạtđộng phân bổ vốn của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh, cho từng lĩnhvực, từng loại tài sản như thế nào? Cũng thông qua sự biến động về tài sản mà
Trang 23ta thấy được sự biến động về mức độ đầu tư cho hoạt động kinh doanh, chotừng lĩnh vực và cho từng loại tài sản có hợp lý không?
+ Đánh giá sự biến động cơ cấu tài sản
Tỷ trọng từng loại tài sản ngắn hạn, dài hạn trước hết tùy thuộc vào đặcđiểm, tính chất chất ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mạidịch vụ thườn có tỷ trọng tài sản cố định, tài sản dài hạn thấp hơn so với tỷtrọng tài sản ngắn hạn, trọng khi đó đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực sản xuất thì ngược lại Trong các doanh nghiệp sản xuất khác nhau thì tỷtrọng của tài sản cố định, tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn cũng không giốngnhau do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất khác nhau… Một cáchtổng quát thì luôn tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu với mỗi doanh nghiệp ở mỗithời kỳ để tối đa khả năng sinh lời của vốn mà không lệ thuộc vào nguồn gốchình thành cũng như chính sách tài khóa, tiền tệ của chính phủ
+ Mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp: đánh giá việc lựa chọn mô
hình tài trợ của doanh nghiệp là đánh giá tính đúng đắn khi lựa chọn mô hình,tính phù hợp của mô hình đối với hoạt động của doanh nghiệp, tính cân đốihài hòa giữa tài sản và nguồn vốn Một số khái niệm liên quan:
Trang 24- Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới
một năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chấttạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốntạm thời bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản
nợ ngắn hạn khác
- Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn
định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh Nguồn vốnnày thường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận tàisản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thểđược xác định bằng công thức:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn (1.2)
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn ổn định có tính chất
dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiếttrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Công thức xác định như sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
(1.3)
Có 3 mô hình tài trợ cơ bản mà doanh nghiệp lựa chọn:
* Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động
thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sảnlưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời
Trang 25HÌNH 1.1 MÔ HÌNH TÀI TRỢ THỨ NHẤT
Mô hình này có mức độ an toàn cao, giảm bớt chi phí sử dụng vốn songkém linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn Mô hình phù hợp với nhữngdoanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh nhưng vẫn phải duytrì một lượng vốn thường xuyên khá lớn
* Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động
thường xuyên và một phần của tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằngnguồn vốn thường xuyên, và một phần tài sản lưu động tạm thời còn lại đượcđảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn tạm thờiTiền
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
thườngxuyênTSLĐ thường xuyên
TSCĐ
Thời gian
Trang 26HÌNH 1.2 MÔ HÌNH TÀI TRỢ THỨ HAI
Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức caosong doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nênchi phí sử dụng vốn cao hơn Mô hình thường được áp dụng trong các doanhnghiệp khi gặp thời vụ, dự trữ vật tư và HTK để bán tăng lên, phải sử dụngphần nguồn vay dài hạn để tài trợ cho phần tăng đột biến đó
* Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản
lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, cònmột phần tài sản lưu động thường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thờiđược đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn tạm thờiTiền
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
thườngxuyênTSLĐ thường xuyên
TSCĐ
Thời gian
Trang 27HÌNH 1.3 MÔ HÌNH TÀI TRỢ THỨ BA
Mô hình này sẽ hạ thấp chi phí sử dụng vốn và việc sử dụng vốn đượclinh hoạt hơn nhưng khả năng gặp rủi ro cũng cao hơn Nhiều doanh nghiệplựa chọn mô hình này, đặc biệt là các doanh nghiệp mới hình thành vì mộtphần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên
1.1.1.3 Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) làmột bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là loại tài sản
có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh củadoanh nghiệp
Để đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền ta đánh giá:
+ Cơ cấu vốn bằng tiền:
Nguồn vốn
tạm thờiTSLĐ thường xuyên
Nguồn vốn
thườngxuyênTSLĐ thường xuyên
TSCĐ
Thời gian
Trang 28+ Diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền:
Để đánh giá, ta đi phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền Việcphân tích này cho phép nắm được tổng quát diễn biến thay đổi của nguồn tiền
và sử dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trongmột thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán, từ đó cóthể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của thời kỳ tiếp theo
Việc phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền được thực hiệntheo trình tự sau:
Bước 1: Tổng hợp sự thay đổi của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, tiến hành so sánh số liệu các khoảnmục giữa cuối kỳ và đầu kỳ để tìm ra số chênh lệch
Bước 2: Đưa kết quả vừa tổng hợp vào bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền.
Trang 29Với sự thay đổi của từng khoản mục đã tổng hợp được từ bước 1,chúng ta sẽ xem xét để phản ánh vào cột số tiền của một trong hai phần: Phầndiễn biến nguồn tiền và phần sử dụng tiền theo nguyên tắc:
- Cột số tiền của phần sử dụng tiền phản ánh số liệu của việc tăng tài sản,giảm nguồn vốn
- Cột số tiền của phần diễn biến nguồn tiền phản ánh số liệu của việcgiảm tài sản, tăng nguồn vốn
Bước 3: Tính tỷ trọng của từng khoản mục trên bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền.
Phản ánh tỷ trọng tăng, giảm của các khoản mục vào cột tỷ trọng củahai phần sử dụng tiền và diễn biến nguồn tiền
Bước 4: Tiến hành phân tích thông qua các kết quả đã tính toán được
từ các bước trên
1.2.2.4 Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp
* Đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệp
Công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả là mộtvấn đề phức tạp nhưng rất quan trọng, vì nó tồn tại trong suốt quá trình hoạtdộng kinh doanh cua doanh nghiệp Sự tăng hay giảm các khoản nợ phải thucũng như các khoản nợ phải trả có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấunguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tácđộng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn cũng cho
ta thấy được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp Khi mà tỷ lệ nợ của doanhnghiệp cao có nghĩa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpchịu tác động bởi các nguồn lưc bên ngoài, phụ thuộc rất lớn đến các chủ nợ,doanh nghiệp không chủ động được các nguồn vốn để đảm bảo hoạt đôngkinh doanh, điều này sẽ không tốt và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của
Trang 30doanh nghiệp Mặt khác, điều mà các đối tượng quan tâm đó là những khoản
nợ dây dưa, khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, cáckhoản phải trả không có nguồn thanh toán Để nhận biết được điều đó, cầnnắm được tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trảnhư thế nào để từ đó có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu tài chính hợp lý cũng nhưđưa ra các biện pháp hiệu quả nhất để thu hồi công nợ, hạn chế nợ quá hạn,
nợ khó đòi tăng cao
Để đánh giá tình hình công nợ trong doanh nghiệp, ta đi đánh giá:
- Quy mô công nợ
Sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh các chỉ tiêu nợ phảithu và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán giữa cuối kỳ và đầu kỳ, đồng thờicăn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hình thực tế củadoanh nghiệp, của ngành để đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệptrong kỳ
- Cơ cấu nợ, trình độ quản lý nợ
Một số chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản lý nợ: Hệ số các khoảnphải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số nợ phải thu / nợ nhà cung cấp, hệ số
nợ phải thu / nợ phải trả
Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp Chỉtiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần đượcvốn bị chiếm dụng
Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả
Tổng tài sản
Trang 31Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, chobiết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm được tài trợbằng nguồn vốn đi chiếm dụng.
Chỉ tiêu hệ số nợ phải thu / nợ phải trả cho thấy rõ hơn, về tổng thể, công
ty đang bị chiếm dụng vốn nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả
và ngược lại Đặc biệt, trong những khoản phải trả là những khoản có thểchiếm dụng được thì phải trả nhà cung cấp là khoản chiếm dụng tốt và quantrọng nên rất cần được quan tâm, khả năng chiếm dụng vốn từ hoạt động muahàng từ nhà cung cấp này được phản ánh qua hệ số nợ phải thu / nhà cungcấp Để đánh giá tình hình công nợ của công ty một cách cụ thể hơn, ta sẽ đivào đánh giá các chỉ tiêu Kỳ thu tiền trung bình, số vòng quay nợ phải thu, kỳtrả tiền trung bình, số vòng quay nợ phải trả ở những phần sau
* Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các tài sản của doanhnghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời hạnphù hợp Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá được thựctrạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó đánh giá tìnhhình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay không, đồng thời thấy đượctiềm năng cũng như nguy cơ trong hoạt động huy động và hoàn trả nợ để cóbiện pháp xử lý kịp thời
Trong quan hệ thanh toán, hầu hết tất cả doanh nghiệp đều thực hiện tàitrợ vốn phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việcvay nợ và mua chịu hàng hóa nhà cung cấp Tuy nhiên, việc vay nợ quá nhiềurất nguy hiểm cho doanh nghiệp cho dù thời hạn trả nợ chưa đến Khả năngthanh toán là một trong các chỉ tiêu đầu tiên được xét đến nhằm đánh giá sựlành mạnh về mặt tài chính của một doanh nghiệp
Trang 32Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp , ta sử dụng một sốchỉ tiêu sau:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh
toán hiện thời =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn bao hảm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Số
nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 tháng,bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoảnphải trả người lao động, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác cóthơi hạn dưới 12 tháng
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn, nó cho biết doanh nghiệp có thể thnh toán được baonhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có Vì thế, hệ số này cũngthể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanhnghiệp Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trung bình của các doanhnghiệp trong cùng ngành Cần thấy rằng, hệ số này ở các ngành kinh doanhkhác nhau có sự khác nhau
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả ngay các khoản nợ ngắnhạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc bán các loại vật tư hànghóa Hệ số này được xác định theo công thức:
Hệ số khả năng thanh
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Nhìn chung, hệ số này mà cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp
là tốt, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể vay vốn dễ dàng trong tương lai.Nhưng nếu tỷ trọng các khoản phải thu là lớn trong tổng tài sản ngắn hạn thì
Trang 33doanh nghiệp cũng cần xem xét tới khả năng thu hồi nợ để đảm bảo tính chủđộng về tài chính của doanh nghiệp.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanhnghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời Hệ số này đượcxác định bằng công thức sau:
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằngcác khoản tiền và tương đương tiền Đây là chỉ tiêu mà chủ nợ quan tâm đểđánh giá tại thời điểm xem xét doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay cáckhoản nợ ngắn hạn hay không Và nếu có những khoản nợ quá hạn, đến hạnthì chủ nợ quan tâm đên khả năn thanh toán ngay tức thì những khoản nợ đếnhạn, quá hạn này
Nhìn chung hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trongviệc thanh toán công nợ Tuy nhiên cũng như hệ số phản ánh khả năng thanhtoán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinhdoanh và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải trả trong kỳ
Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của mộtdoanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn khokhông tiêu thụ được và có nhiều nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi
Trang 34- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp vàcũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ
Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ
Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khảnăng sinh lời cao và đó là cơ sở bảo đảm cho tình hình thanh toán của doanhnghiệp lành mạnh và ngược lại
- Thời gian chuyển hóa thành tiền
Là khoảng thời gian kể từ lúc sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của doanhnghiệp chuyển thành tiền mặt Ba nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việcnghiên cứu về vòng luân chuyển của tiền mặt: Kỳ thu tiền trung bình, kỳ trảtiền trung bình và kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân
+ Kỳ thu tiền trung bình (ADR – average days in receivables) là số ngàyđược tính bình quân từ lúc cho khách hàng nợ đến khi thu hồi số nợ phải thu
+ Kỳ trả tiền trung bình (ADP – average days in payables) là số ngàyđược tính bình quân từ lúc mua nguyên vật liệu, hàng hóa cho đến khi doanhnghiệp phải thanh toán tiền cho nhà cung cấp
Kỳ trả tiền trung bình
Nợ phải trả bình quân Tổng giá trị hàng mua chịu bình quân
1 ngày
Trang 35+ Kỳ luân chuyển HTK bình quân (ADI – average days in inventory) là
số ngày bình quân từ lúc nguyên vật liệu, hàng hóa được nhập kho cho đếnlúc xuất kho và bán được cho khách hàng
Kỳ luân chuyển HTK
bình quân (ngày) =
HTK bình quân Giá vốn hàng bán bình quân 1 ngày
+ Thời gian bình quân chuyển hóa thành tiền = ADR +ADI – ADP
Thời gian chuyển hóa thành tiền phản ánh tình hình thanh toán của doanhnghiệp cũng như ảnh hưởng của các khâu đến thời gian hàng hóa dịch vụ chuyểnthành tiền mặt Qua phân tích chỉ tiêu này, các nhà quản trị có thể xác định đượcnhững yếu kém và nguyên nhân trong cụ thể từng hoạt động của mỗi khâu, từ đórút ngắn được thời gian chuyển hóa thành tiền của doanh nghiệp
1.2.2.5 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu suất hoạt động là khái niệm phản ánh sức sản xuất của vốn kinhdoanh trong hoạt động của doanh nghiệp Các hệ số hiệu suất hoạt động cótác dụng đo lường năng lực quản lý và khai thác mức độ hoạt động của các tàisản hiện có Những hệ số thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất sử dụngvốn kinh doanh của doanh nghiệp:
kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểmcủa ngành kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp
Trang 36Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với các doanh nghiệpkhác trong ngành thì có nghĩa là: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanhnghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảmđược lượng vốn bỏ vào HTK Và nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thường
là do doanh nghiệp dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng ứ đọng hoặc sảnphẩm tiêu thụ chậm
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
- Số vòng quay nợ phải thu
Số vòng quay nợ phải
Doanh thu bán hàng trong kỳ
Số nợ phải thu bình quân trong
kỳ
Nợ phải thu là phần vốn của doanh nghiệp bị các bên chiếm dụng trongquá trình hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu mua, bán hàng hóa của mỗi bênnhưng chưa phải đối ứng ngay bằng tiền Loại vốn này thường chiếm tỷ trọnglớn trong tổng số vốn kinh doanh, vì vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệusuất sử dụng vốn của doanh nghiệp Nợ phải thu phát sinh một cách tất yếutrong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu quản trị loại vốn này không tốt,
Trang 37doanh nghiệp có thể bị mất trắng, vì vậy khâu thu hồi vốn nợ là khâu vô cùngquan trọng để doanh nghiệp đảm bảo không bị thất thoát lãng phí vốn.Chỉ tiêu
số vòng quay nợ phải thu cho biết, bình quân trong kỳ nợ phải thu luânchuyển được bao nhiêu vòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanhnghiệp như thế nào
- Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình
Số ngày trong kỳ Vòng quay nợ phải thu
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bánhàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất hàng cho đến khi thu được tiền bánhàng Chỉ tiêu này càng nhỏ thì tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thànhtiền càng nhanh, điều này cho thấy việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp làtốt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn, đảm bảo choquá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên kỳ thu tiền trung bình của doanhnghiệp phụ thuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán củadoanh nghiệp Do vậy khi xem xét đánh giá kỳ thu tiền, cần xem xét nó trongmối lien hệ với sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp Kỳ thu tiền trungbình quá dài so với các doanh nghiệp cùng ngành thì sẽ dẫn đến tình trạng nợkhó đòi
- Vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trong môt kỳ nghiên cứu, vốn lưu động đã quayđược mấy vòng Số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ tốc độ luânchuyển vốn lưu động càng nhanh, hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao vàngược lại
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Trang 38Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ
Số lần luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết, bình quân vốn lưu động quay 1 vòng hết bao nhiêungày Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyểncàng nhanh và ngược lại
Tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, các điều kiện cụ thể củamỗi doanh nghiệp mà thời gian luân chuyển vốn lưu động cũng khác nhau.Vốn lưu động của doanh nghiệp quay vòng nhanh có ý nghĩa quan trọng bởi
nó thể hiện với lượng vốn ít hơn, doanh nghiệp có thể tạo ra cùng một kếtquả Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động giúp các nhà quản trị đưa racác giải pháp để tối đa hiệu suất sử dụng vốn
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác
- Vòng quay tài sản (vòng quay toàn bộ vốn)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng vốn hiện có của doanhnghiệp và được xác định bằng công thức:
Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ vốn kinh doanh của doanh nghiệp quayđược bao nhiêu vòng Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử
Trang 39dụng tài sản, từ đó có biện pháp tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này chịu sự ảnh hưởng đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lượckinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản của donh nghiệp Chỉ tiêu nàycao cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quả và có khả năngcần phải đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất Chỉ tiêu này thấp cho thấyvốn được sử dụng chưa hiệu quả và là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có tàisản ứ đọng, hiệu suất hoạt động thấp
1.2.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh phản ánh khả năng đạt được lợi íchkinh tế cao nhất trong điều kiện giới hạn về nguồn lực của doanh nghiệp.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai tròquan trọng trong việc ra quyết định của các chủ thể Nó cho biết năng lực tổchức, quản lý, điều hành hoạt động bộ máy quản trị của doanh nghiệp, chobiết khả năng sinh lời của vốn trong một thời kỳ nhất định Nó là cơ sở để cácnhà quản trị tài chính đề ra các chính sách, biện pháp đúng đắn để nâng caohiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiêp, là cơ sở cho nhà đầu tư, tổ chức tíndụng ra các quyết định đầu tư…
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được thể hiện thông qua các chỉ tiêusau:
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thuthuần trong kì của doanh nghiệp Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanhthu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Cách xác định:
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ trên doanh thu (ROS) Doanh thu thuần trong kỳ
Trang 40Chỉ tiêu này cũng là một chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệmchi phí của một doanh nghiệp.
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãivay và thuế trên vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời củatài sản hay vốn kinh doanh mà không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốnkinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên vốn kinh doanh =
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân sử
dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết, bình quân 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳthì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãitiền vay Chỉ tiêu này đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn kinh doanh =
Lợi nhuận sau thuế VKD hay tài sản bình quân trong kỳ