Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, khi mà mức độ cạnh tranh hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt đã buộc tất cả các doanh nghiệp không những phải vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải biết phát huy tiềm lực tối đa để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Vì thế các nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn nắm rõ được thực trạng sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, doanh nghiệp cần đi sâu phân tích hoạt động kinh doanh mà đặc biệt là hoạt động tài chính một cách chi tiết và hiệu quả nhắm nắm rõ được thực trạng cũng như định hướng tương lai cho sự phát triển của toàn doanh nghiệp.
Trang 1Luận văn
Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 8
1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính 8
1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 9
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 9
1.2.2 Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 10
1.2.2.1 Tài liệu 10
1.2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 11
1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 13
1.2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính 13
1.2.3.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính đặc trưng 19
1.3 Mối quan hệ giữa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 27
1.3.1 Mối quan hệ giữa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 27
1.3.2 Một số giải pháp tài chính được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 28
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG 30
2.1 Khái quát chung về công ty 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 30
2.1.2 Tổ chức ngành nghề kinh doanh 31
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh 31
Trang 32.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ 32
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 38
2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 42
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng 43
2.2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần KD vật tư và XD 43
2.2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng 45
2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 45
2.2.1.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng năm 2011 qua các hệ số tài chính đặc trưng 61
2.3 Những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng năm 2011 75
2.3.1 Ưu điểm 75
2.3.2 Những hạn chế chủ yếu 77
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG 79
3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 79
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 79
3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 80
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng 82
3.2.1 Đầu tư đổi mới công nghệ 82
3.2.2 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý 83
3.2.3 Quản lý hàng tồn kho 84
3.2.4 Tăng cường biện pháp quản lý các khoản công nợ 85
3.2.5 Quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả 87
3.2.6 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động……… 84
Trang 4KẾT LUẬN CHUNG 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, khi mà mức
độ cạnh tranh hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trườngtrong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt đã buộc tất cả các doanh nghiệpkhông những phải vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phảibiết phát huy tiềm lực tối đa để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất
Vì thế các nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn nắm rõ được thực trạng sản xuấtkinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó có những chiếnlược, kế hoạch phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh Muốn vậy, doanh nghiệp cần đi sâu phân tích hoạt động kinh doanh
mà đặc biệt là hoạt động tài chính một cách chi tiết và hiệu quả nhắm nắm rõđược thực trạng cũng như định hướng tương lai cho sự phát triển của toàn doanhnghiệp
Trong tình hình thực tế hiện nay, với nền kinh tế có nhiều những diễnbiến phức tạp, đã không có ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huy độngvốn và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quảm thậm chí không bảotoàn được vốn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, Đặc biệthơn nữa, sự phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay thì vấn đề mình bạchtrong tình hình tài chính càng được nhiều đối tượng quan tâm, do đó đối với mỗinhà quản lý tài chính doanh nghiệp vấn đề này càng phải được quan tâm chú ý
và đươc nghiên cứu kỹ lưỡng hơn bao giờ hết
Xuất phát từ ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp,sau gần 3 tháng thực tập tại công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng,dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS Đoàn Hương Quỳnh và
sự chỉ bảo của các cán bộ phòng Tài chính kế toán của công ty, em đã thực hiện
đề tài sau :
Trang 6“ Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng”
2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giáthực trạng tài chính của doanh nghiệp tại công ty Cổ phần kinh doanh vật tư vàxây dựng
Tìm hiểu thực trạng tài chính của công ty, từ đó :
1) Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2011 trên cơ
sở so sánh với năm 2010 thông qua những kết quả đạt được trong 2 năm 2) Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh tại đơn vị trong thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương
Trang 7pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng các bảngbiểu để minh họa
6 Kết cấu đề tài
Tên đề tài :
“ Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng”
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văngồm có 3 phần :
Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về phân tích tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp
Chương 2 : Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công
ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng
Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu là do em thực hiện, các số liệu được
sử dụng là hoàn toàn trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị Tuynhiên, do trình độ nhận thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi nhữngsai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài luận văncủa em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo và phòng Tài chính kế toán công ty đãhết sức giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 02/05/2012 Sinh viên thực tập
Lê Thị Thùy Trang
Trang 8CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,
cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 2 giaiđoạn đó là sản xuất và tiêu thụ Giai đoạn sản xuất là sự kết hợp của các yếu tốđầu vào bao gồm nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu và sức lao động để tạocác sản phẩm Giai đoạn tiêu thụ là giai đoạn doanh nghiệp đưa sản phẩm, hànghóa ra thị trường và đến với người tiêu dùng, đem về lợi nhuận cho doanhnghiệp Trong nền kinh tế thị trường, để có các yếu tố đầu vào, doanh nghiệpcần phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định Và tùy theo loại hình doanh nghiệp
mà có các phương thức huy động vốn khác nhau, từ số vốn tiền tệ ban đầu đó,doanh nghiệp mua sắm tài sản, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quátrình sản xuất Sản phẩm của quá trình sản xuất được tung ra thị trường nhờ quátrình tiêu thụ, đây chính là giai đoạn mà doanh nghiệp bán sản phẩm và thu tiền
từ bán hàng Doanh thu bán hàng sau khi bù đắp các chi phí, doanh nghiệp sẽthu được một khoản lợi nhuận, với số lợi nhuận đó doanh nghiệp sẽ tiếp tụcphân phối một cách hợp lý Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệpcũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt độngtài chính của doanh nghiệp Trong quá trình đó làm phát sinh và tạo ra sự vậnđộng của dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh,hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
Các quan hệ kinh tế bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp dưới hình giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanhnghiệp bao gồm:
Trang 9 Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và
tổ chức xã hội khác
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanhnghiệp
Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
Như vậy, xét về mặt hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trongquá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với các hoạt động củadoanh nghiệp Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tếdưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình
1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
a Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được sửdụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lýđưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đógiúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chínhcủa doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ
b Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chínhcủa doanh nghiệp và mỗi đối tượng lại quan tâm theo mỗi giác độ khác nhau Do
đó đối với mỗi đối tượng thì phân tích tài chính doanh nghiêp cũng nhằm cácmục tiêu khác nhau Cụ thể:
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp:
Trang 10+ Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giaiđoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năngthanh toán…
+ Hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp vớitình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợinhuận…
+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính.+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạtđộng, quản lý trong doanh nghiệp
- Đối với các nhà đầu tư:
Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư là để đánh giádoanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báobiểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh…
- Đối với người cho vay:
Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với người cho vay là xác định khảnăng hoàn trả nợ của khách hàng
- Đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp:
Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ định hướng việc làm ổn địnhcủa mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp tùy theo công việc được phân công, đảm nhiệm
Do đó, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng đểxác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm
ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp từng đối tượng lựa chọn và đưa
ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm
1.2.2 Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1 Tài liệu
Trang 11Về cơ bản nguồn tài liệu cần thiết để thực hiện phân tích là báo cáo tài
chính của doanh nghiệp như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tê, Thuyết minh báo cáo tài chính của công
ty trong các năm Đây là cơ sở để có thể tính toán các chỉ tiêu tài chính từ đóđánh giá và nhận xét được tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị
Ngoài ra cần căn cứ vào các tài liệu thực tế cũng như tài liệu kế hoạchcủa công ty để có thể đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch cũng nhưphương hướng sản xuất kinh doanh của đơn vị trong năm tiếp theo
1.2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích hay đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp đó là tập hợp cácphương pháp phân tích và đánh giá tình hình đã qua và hiện tại cũng như dựtoán tình hình tài chính trong tương lai giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyếtđịnh chính xác, đồng thời giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết địnhphù hợp
Phương pháp phân tích tài chính là các cách thức, kỹ thuật để đánh giá tàichính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính doanh nghiệptương lai Từ đó giúp cho nhà quản lý đưa ra được các quyết định kinh tế phùhợp với các nục tiêu mong muốn của họ Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tàichính người ta thường sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ số
- Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính
1.2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Nguyên tắc: Đảm bảo điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài
chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vịtính toán…)
Gốc so sánh: Gốc về mặt thời gian hoặc không gian
Trang 12 Kỳ phân tích: Kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch.
Giá trị so sánh: Có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
Nội dung so sánh:
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy
rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số kế hoạch để thấy mức độphát triển của doanh nghiệp
So sánh giữa số liệu doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành,doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính cảu doanhnghiệp mình
So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so vớitổng thể So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sựbiến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào
đó qua các niên độ kế toán liên tiếp
1.2.2.2.2 Phương pháp hệ số
Hệ số tài chính được tính bằng cách đem so sánh trực tiếp, chia một chỉtiêu này với một chỉ tiêu khác để thấy mức độ ảnh hưởng và vai trò của các yếu
tố, chỉ tiêu này đối với chỉ tiêu, yếu tố khác
Thông thường các hệ số tài chính được phân theo nhóm hệ số đặc trưng,bao gồm: Nhóm hệ số về khả năng thanh toán, nhóm hệ số về cơ cấu vốn, nhóm
hệ số về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm hệ số về khả năng sinh lời
1.2.2.3 Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa các hệ số tài chính (Dupont)
Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp là kết quả tổnghợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp, đểthấy sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức,sử dụng vốn và tổ chức tiêuthụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp người ta đã xây dựng hệ thống
Trang 13các chỉ tiêu để phân tích tác động đó Dupont là công ty đầu tiên của Mỹ thiếtlập và phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Phương pháp này có ýnghĩa thực tế rất cao:
Ngoài ra, người ta còn sử dụng phương pháp khác như : Phương pháp liênhoàn, phương pháp biểu đồ - đồ thị, phương pháp hồi quy tương quan Tuynhiên trong đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình tài chính dựa trên phươngpháp so sánh và các phương pháp hệ số
1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua các báo cáo
tài chính.
Báo cáo tài chính hay báo cáo kế toán định kỳ của doanh nghiệp dùng đểphán ánh các mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế - tài chính của doanhnghiệp Báo cáo tài chính hiện nay có 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáotài chính
Thông tin trong báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng để ra các quyếtđịnh quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hay là các quyết địnhđầu tư của chủ doanh nghiệp Vì thế, phân tích khái quát báo cáo tài chính làcông việc rất quan trọng, làm cơ sở để phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp Thông thường chúng ra chủ yếu đi sâu vào phân tích Bảng cân đối kếtoán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quátgiá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại mộtthời điểm nhất định Nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn
Trang 14Khi phân tích Bảng cân đối kế toán cần đi sâu vào phân tích các vấn đềsau:
Thứ nhất, xem xét sự hợp lý của cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn và sự tác động của nó đến quá trình kinh doanh
Trước hết xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản và tỷtrọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn Sau đó tiến hành so sánhgiữa cuối kỳ với đầu kỳ về tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số nguồn vốn
để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn
Thứ hai, phân tích khái quát về tài sản
Mục đích của phân tích khái quát về tài chính nhằm đánh giá cơ sở vậtchất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai củadoanh nghiệp Phân tích sự biến động của các khoản mục tài sản là việc xem xét
sự biến động của tổng tài sản, cũng như từng loại tài sản trong tổng tài sản thôngqua việc so sánh giữa cuối kỳ và đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối Từ
đó, sẽ giúp người phân tích tìm hiểu được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tàisản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệutích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh và liệu có phù hợp vớiviệc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược và kế hoạch sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp hay không
Thứ ba, phân tích khái quát về nguồn vốn
Trong phân tích khái quát về nguồn vốn, trước hết ta phải tiến hành xemxét các danh mục trong phần nguồn vốn của doanh nghiệp hiện có tại một thờiđiểm có thực hay không, nó tài trợ cho tài sản nào, được khai thác một cách hợp
lý hay không Đánh giá các khoản nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang khai thác
có phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn trong thanh toán của doanh nghiệphay không Thông qua việc phân tích sự biến động của các khoản mục nguồnvốn, ta cũng xác định được mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của
Trang 15doanh nghiệp qua việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốntrong tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ cả về số tuyệt đối cũng như sốtương đối Tuy nhiên khi xem xét cần chú ý đến chính sách tài trợ của doanhnghiệp và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được cũng như nhữngthuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt trong tương lai.
Thứ tư, phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thế hiện sự tương quan vềgiá trị tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuấtkinh doanh, thể hiện được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động vàviệc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hiệu quả haykhông Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn
Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý (doanh nghiệpdùng một phần nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn) vì dấu hiệu này thể hiệndoanh nghiệp giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắnhạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn Đồng thời nó cũng thể hiện sự hợp lýtrong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn Tuy nhiên, khi
Trang 16dùng nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn sẽ gây lãng phí chi phí vay nợ dàihạn.
Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn (doanh nghiệp sử dụng mộtphần nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn) Mặc dù nợ ngắn hạn có thể
có được là do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạnnhưng vì chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫnđến vi phạm nguyên tắc tín dụng và đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn
Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từvốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúngmục đích nợ dài hạn và cả vốn chủ sở hữu Nếu phần thiếu hụt được bù đắp bởi
nợ ngắn hạn thì là điều bất hợp lý
Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cần chú trọng đến nguồn vốn lưu động thường xuyên Nguồn vốn lưu động thường xuyên trong doanh nghiệp được xác định theo công thức:
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên =
Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp +
Giá trị còn lại của TSCĐ
và các TS dài hạn khác
Hoặc có thể được xác định bằng công thức:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dàihạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết tronghoạt động của doanh nghiệp Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức
độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, giúp tình trạng tài chính củadoanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn
Như vậy, thông qua phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán, ta có cáinhìn tổng quan về doanh nghiệp với kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn.Nhưng để thấy được thực tế trong từng doanh nghiệp đó hoạt động đạt kết quả
Trang 17như thế nào thì ta phải đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp quabáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phảnánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp baogồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh vàcác hoạt động khác Số liệu trên báo cáo cung cấp những thông tin tổng hợp vềphương thức kinh doanh, về kinh nghiệm quản lý, về việc sử dụng các tiềm năngcủa doanh nghiệp, chỉ ra hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hayđánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau
Báo cáo KQHĐKD phản ánh mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua công thức:
-Các khoản giảm trừ DT
-Trị giá vốn hàng bán
-Chi phí bán hàng
- Chi phí QLDN
Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét các vấn
Trang 18Thứ hai, tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí để biết được doanh nghiệp tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực
1 Tỷ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần đạt được trong kỳ
Trị giá vốn hàng bán
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên DTT = x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết tổng doanh thu thuần thu được, doanh nghiệp phải
bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việcquản lý chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại
2 Tỷ suất chi phí bán hàng (chi phí QLDN) trên doanh thu thuần.
CPBH(CPQLDN)
Tỷ suất CPBH(CPQLDN) trên DTT = x 100 % Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được một đồng doanh thu thuần, doanhnghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng (chi phí quản lý doanhnghiệp) Tỷ suất này càng nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm được chi phíbán hàng (chi phí QLDN) trong quá trình sản xuất
3 Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thu thuần
Lợi nhuận từ HĐKD
Tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD trên DTT = x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó chothấy cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt độngkinh doanh
4 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DTT = x 100%
Doanh thu thuần
Trang 19Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần phản ánh kết quả cuốicùng của hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thuthuần sẽ sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Để biết rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp ta đi sâu vào phântích các hệ số tài chính đặc trưng và đây chính là căn cứ để hoạch định nhữngvấn đề tài chính trong những năm tiếp theo
1.2.3.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính đặc trưng 1.2.3.2.1 Hệ số về khả năng thanh toán
Các hệ số về khả năng thanh toán cung cấp cho người phân tích về khảnăng thanh toán của doanh nghiệp ở một thời kỳ cũng như đánh giá về chiềuhướng khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua từng thời kỳ Thông thường,chúng ta thường khảo sát các hệ số thanh toán sau :
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời)
Để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt hoặcxấu thì ngoài việc dựa vào hệ số trên còn phải xem xét các yếu tố sau:
+ Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Trang 20+ Cơ cấu tài sản ngắn hạn
+ Hệ số quay vòng các khoản phải thu của khách hàng, hệ số quay vònghàng tồn kho, hệ số quay vòng vốn lưu động
Mặt khác, hệ số này cao chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán củadoanh nghiệp như trường hợp vật tư hàng hóa bị ứ đọng nhiều không thể dễdàng chuyển hóa thành tiền hoặc doanh nghiệp có sản phẩm dở dang quá lớn Vìvậy phải dùng hệ số thanh toán nhanh mới đánh giá chính xác được
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu khách hàng vì đó là những tàisản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt Hàng tồn kho và các khoảnứng trước không được xếp vào loại tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổithành tiền bởi vì người ta cần phải có thời gian bán chúng đi và có khả năng mấtgiá trị cao nghĩa là nó có khả năng thanh khoản kém nhất
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khảnăng trả nợ ngắn hạn so với hai chỉ tiêu trên, nó giúp nhà cho vay trả lời câu hỏirằng: Nếu tất cả các khoản nợ ngắn hạn yêu cầu được thanh toán ngay tức khắctại một thời điểm thì với tình hình tài chính hiện tại công ty có thể đáp ứng đượckhông ?
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Tiền+ Tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Trang 21Đây là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn đối với khả năng chi trả cáckhoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán ngắn hạn.
Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay cho biết khả năng đảm bảo chi trả lãi tiền vay của
doanh nghiệp Đồng thời chỉ tiêu này cũng chỉ ra mức độ rủi ro có thể gặp phảiđối với các chủ nợ
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay =
Số lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số thanh toán lãi vay càng lớn, thông thường lớn hơn 2 thì khả năngthanh toán lãi vay của doanh nghiệp tích cực hơn và ngược lại hệ số thanh toánlãi vay càng thấp thì khả năng thanh toán lãi nợ vay của doanh nghiệp càng thấp
1.2.3.2.2 Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
- Hệ số cơ cấu nguồn vốn: Là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đốivới nhà quản lý doanh nghiệp, với các chủ nợ cũng như nhà đầu tư
Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Thông qua hệ số nợ cho thấy mức độclập tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó có sự điều chỉnh vềchính sách tài chính phù hợp
Đối với chủ nợ: Qua xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp thấy được sự antoàn của khoản cho vay để đưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ
Nhà đầu tư: Nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanhnghiệp để cân nhắc việc đầu tư
Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ Và hệ số nàyđược tính như sau:
Nợ phải trả
Hệ số nợ = = 1- Hệ số vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Trang 22Hệ số nợ cho biết 1 đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ nợvay bên ngoài, tỷ suất tự tài trợ thì ngược lại cho thấy một đồng vốn kinh doanh
có bao nhiêu đồng được đảm bảo từ nguồn hình thành là vốn chủ sở hữu Khi hệ
số nợ thấp, tỷ suất tỷ tự tài trợ càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao vềmặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng nhiều Tuy vậy, để cókết luận chính xác về sự hợp lý của chính sách tạo lập vốn của doanh nghiệpcần thiết phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp theo ngành nghề cũng như từng thời kỳ giai đoạn khácnhau của doanh nghiệp
1.2.3.2.3 Các hệ số về khả năng hoạt động
Các hệ số hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quản lý và
sử dụng vốn hiện có của doanh nghiệp Thông thường, các hệ số hoạt động sau
Trang 23đây được sử dụng trong việc đánh giá mức độ hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp.
Kỳ thu tiền trung bình
Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh độ dàithời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp từ lúc giao hàng cho đến khi thuđược tiền hàng Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vàochính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp Kỳ thu tiềntrung bình được xác định theo công thức sau:
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình =
DT bình quân 1 ngày trong kỳPhản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu Vòng quaycác khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại
Vòng quay vốn lưu động
Trang 24DT thuầnVòng quay vốn lưu động =
VLĐ bình quânChỉ tiêu này phản ánh trong kỳ VLĐ quay được mấy vòng, có nghĩa là cứđầu tư bình quân 1 đồng vốn vào vốn lưu động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu thuần Nếu chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn lưu động càngcao vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, vật tư hàng hóa tồn kho thấp Do đó, doanhnghiệp cần xem xét kỹ có thể cân nhắc một mức dự trữ vốn lưu động ở các khâuthích hợp vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh vừa tiết kiệm vốnnhằm mang lại hiêu quả cao nhất
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
DT thuầnHiệu suất sử dụng vốn cố định =
VCĐ bình quân
Chỉ tiêu này nói lên mỗi đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sảnxuất kinh doanh có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu nàycàng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định có thể phản ánh khái quát đượctình hình sử dụng tài sản cố định nhưng vì doanh thu và vốn cố định đều là cácchỉ tiêu tổng hợp, mang tính khái quát cao và thường chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố khách quan Vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu này phải kết hợp với tình hình
cụ thể của doanh nghiệp mới có thể đánh giá một cách chính xác được
Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ vốnhiện có của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:
DT thuần trong kỳVòng quay toàn bộ VKD =
VKD bình quân trong kỳ
Trang 25Hệ số này chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lượckinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
1.2.3.2.4 Các hệ số về khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng)
Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh tế, doanh nghiệp mongmuốn lấy thu bù chi và có lãi, bằng cách so sánh kết quả với doanh thu thuần, ta
sẽ thấy khả năng sinh lời từ hoạt động của doanh nghiệp Một cách chung nhấtkhả năng sinh lời từ hoạt động được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thuthuần
Lợi nhuận sau thuế
Khả năng sinh lời =
DT trong kỳPhản ánh trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được trong
kỳ có mấy đồng lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khả năng tạo ra lợi nhuận và khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp, chỉ tiêu thay đổi có thể do chi phí hoặc giá bán sảnphẩm thay đổi Không phải lúc nào giá trị của nó cao cũng là tốt Nếu nó cao dochi phí giảm thì tốt nhưng nếu cao do giá bán tăng lên trong bối cảnh thị trườngtiêu thụ không thay đổi thì chưa phải là tốt vì có thể giảm tính cạnh tranh củadoanh nghiệp trong tương lai
Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) trên VKD
LN trước lãi vay và thuếEBIT/VKD =
VKD bình quânPhản ánh bình quân 1 đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo rađược bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Trang 26 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh =
VKD bq sử dụng trong kỳChỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng
sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trả lãi tiền vay
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh =
VKD bq trong kỳ Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
= X
Doanh thu thuần VKD bình quân
= Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =
VCSH bình quânChỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được cácnhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp
Để có thể thấy rõ hơn nguyên nhân dẫn đến ROE cao hay thấp người ta
có thể sử dụng phân tích Dupont:
LNST DT thuần VKD bình quânROE = x x
DT thuần VKD bình quân VCSH bình quânQua phân tích trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của mộtcông ty được giải thích theo ba cách:
Trang 27+ Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có
+ Gia tăng đòn bẩy tài chính (sử dụng nhiều vốn vay có hiệu quả)
+ Tăng tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Như vậy,chúng ta thấy có thể giữa các chỉ tiêu tài chính không độc lập mà
có mối quan hệ với nhau Phân tích phương trình Dupont cho thấy được mốiquan hệ giữa chúng, sự biến động của chỉ tiêu này tất yếu ảnh hưởng đến chỉtiêu liên quan của nó
1.3 Mối quan hệ giữa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Mối quan hệ giữa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở mặt
lý luận mà việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp còn giúp cho các nhàquản lý tài chính doanh nghiệp thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của doanhnghiệp Từ đó gợi mở cho các nhà quản lý tài chính có những quyết định nhữnggiải pháp tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Giải pháp tài chính là một bộ phận của giải pháp kinh tế nói chung vàchiến lược phát triển kinh tế xã hội của một nước, bao gồm các phương hướng
và biện pháp cơ bản về tài chính được Nhà nước ban hành để thực hiện thốngnhất các đường lối, chính sách tạo vốn, điều tiết quan hệ tích lũy tiêu dùng, phânphối và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhằm kích thích phát triển sản xuất, đảmbảo lợi ích kinh tế xã hội của các thành phần kinh tế và nâng cao đời sống vậtchất cho các tầng lớp dân cư
Giải pháp kinh tế nói chung và giải pháp tài chính nói riêng có thể mangtích chất đường lối kinh tế lâu dài, có thể mang tích chất sách lược ngắn hạn Nóđược xác định căn cứ vào lý luận về tài chính được lựa chọn, gắn liền với điều
Trang 28kiện kinh tế xã hội và xu hướng phát triển xã hội của đất nước trong từng thời kỳnhất định
1.3.2 Một số giải pháp tài chính được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện trực tiếp ở việc tạo
ra kết quả kinh doanh lớn với chi phí nhỏ, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế tài chínhcủa hoạt động sản xuất kinh doanh Vì thế, các biện pháp ứng dụng trong sảnxuất kinh doanh có tác động đến hiệu quả và chi phí theo hướng trên đều coi làcác biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Có thể kể ra một vài biệnpháp như:
Nâng cao trình độ quản lỳ của đội ngũ nhà kinh doanh như khả năng nắmbắt, nghiên cứu thị trường, khả năng quản trị nội bộ
Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực: Tăng năng suất lao động,
tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho laođộng, tăng cường kỷ luật trong lao động, có biện pháp khuyến khích vềvật chất và tinh thần cho người lao động…
Sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ, sửdụng khoa học nhằm tăng công suất và bảo trì thiết bị máy móc kịp thời
Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhàquản trị có thể đưa ra các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Các giải pháp tài chính thường được áp dụng là:
Chủ động huy động vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ kịp thờivốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tổ chức sử dụng vốn hợp lý và
có hiệu quả, tránh để ứ đọng, gấy lãng phí vốn
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tổ chức và sử dụng vốn lưuđộng hợp lý, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động
Trang 29 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, thực hiện chính sách khấu haohợp lý để đảm bảo thu hồi vốn Thường xuyên đổi mới, hiện đại hóa máymóc thiêt bị sản xuất.
Phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sảnphẩm , tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có cácbiện pháp để thu hồi nợ, có kế hoạch trả nợ đến hạn làm tăng khả năngthanh toán, tăng uy tín của doanh nghiệp
Trên đây là các biện pháp tài chính mà các nhà quản trị doanh nghiệpthường sử dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên tùy theo tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà các nhà quản trịlại có những giải pháp chi tiết và phù hợp hơn
Nắm bắt thực trạng của mỗi doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầukhông chỉ của các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp mà còn là mối quan tâmcủa các đối tác, đối thủ cạnh tranh, người lao động và ngay cả khách hàng Đây
là một vấn đề hết sức quan trọng và nhạy cảm Do đó, cần phải sử dụng cáccông cụ phân tích tài chính phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp trongtừng giai đoạn
Trang 30CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY
DỰNG
2.1 Khái quát chung về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Kinh doanh Vật tư và Xây dựngTên giao dịch: Material trading and construction joint stock company
Địa chỉ: Số 145 Đốc Ngữ - Quận Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: (04) 8.326.181 Fax: (04) 8.326.183
Công ty Cổ phần Kinh doanh Vật tư và Xây dựng là đơn vị thành viênhạch toán kinh tế độc lập, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội – Bộ xâydựng Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể được tóm tắt nhưsau:
Công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và Xây dựng là doanh nghiệp đượcthành lập dưới hình thức chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần:Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thuhút thêm vốn Số vốn điều lệ của Công ty hiện nay là 25.000.000.000 (VNĐ),trong đó vốn nhà nước sở hữu 27% vốn, các cổ đông sở hữu 73% vốn
Tiền thân của Công ty là Công ty Cung ứng vật tư vận tải được thành lậpngày 24 tháng 12 năm 1982 Công ty được thành lập lại ngày 26 tháng 3 năm
1993 trên cơ sở hợp nhất của 02 công ty: Công ty cung ứng vật tư vận tải vàCông ty xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng số 4, theo quyết định số143A/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng xây dựng, lấy tên là Công ty Kinh doanh vật
tư và xây dựng Giấy phép đăng ký kinh doanh số 108 274 ngày 07/05/1993 doTrọng tài kinh tế cấp
Trang 31Công ty chuyển đổi sang mô hình công ty Cổ phần vào tháng 12 năm
2003 theo Quyết định số 1693/QĐ-BXD ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Bộtrưởng Bộ Xây dựng
Ngày 27 tháng 06 năm 2005, Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh Công ty cổ phần số 0103003548
Tháng 11 năm 2001, Công ty đã được cấp chứng chỉ hệ thống quản lýchất lượng theo mô hình ISO 9002 : 1994 trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng
bê tông thương phẩm Từ đầu năm 2004 hệ thống quản lý chất lượng đượcchuyển đổi, áp dụng, đánh giá chứng nhận theo phiên bản ISO 9001 : 2000.Công ty đã được tặng nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ Xây dựng và Côngđoàn Xây dựng Việt Nam về thành tích sản xuất, thi đua, nhiều huy chươngvàng sản phẩm chất lượng cao và cờ đảm bảo chất lượng cuả ngành
Trong những năm qua, Công ty đã xây dựng được các công trình đạt chấtlượng cao tiêu biểu như: Hội trường UBND tỉnh Lào Cai; Hội trường và nhàkhách Công đoàn tỉnh Sơn La; Các chung cư cao tầng ở Linh Đàm, Làng quốc
tế Thăng Long; Các trụ sở kho bạc, ngân hàng, cục thống kê ở các tỉnh Hà Tây,Hòa Bình, Quảng Ninh Và Công ty đã cung cấp bê tông thương phẩm, vật tưcho các công trình tiêu biểu sau: Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh; Cung văn hóaLao động Việt Xô; Sân vận động quốc gia Mỹ Đình - Khu liên hợp thể thaoquốc gia Hiện nay, Công ty đang cung cấp bê tông thương phẩm và vật tư chocác công trình: Dự án CP 7A, Nhà máy điện Uông Bí, các khu đô thị mới, v.v
2.1.2 Tổ chức ngành nghề kinh doanh
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh
- Lĩnh vực kinh doanh : ngành xây dựng
- Ngành nghề kinh doanh :
Trang 32+ Sản xuất và kinh doanh bê tông thương phẩm, bê tông cấu kiện, vật tư và cácchủng loại vật liệu xây dựng khác.
+ Kinh doanh vận tải trong công nghiệp xây dựng, công nghệ bê tông, côngnghệ SX vật liệu xây dựng khác
+ Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà, hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp.+ Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, bưuđiện, công trình đường dây và trạm biến thế điện, san lấp mặt bằng, thi công cáccông trình hạ tầng kỹ thuật
+ Xuất nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa công ty kinh doanh
+ Thiết kế xây dựng, tư vấn xây dựng, lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, khảosát xây dựng, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng
+ Thiết kế kết cấu đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp
+ Kinh doanh vận tải và du lịch
2.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ
1) Quy trình chung của hoạt động xây lắp
Ngành xây dựng cơ bản là ngành luôn cung cấp những sản phẩm mangnhững đặc điểm rất riêng như: tính đơn chiếc của sản phẩm, kích thước sảnphẩm lớn, thời gian xây dựng lâu dài, quy trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạnkhác nhau Hầu hết tất cả các sản phẩm xây lắp đều tuân theo quy trình côngnghệ sau:
+ Nhận thầu thông qua đấu thầu trực tiếp hoặc được giao thầu trực tiếp
+ Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng công trình (bên A)
+ Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây lắp đã được ký kết giữa bên nhậnthầu và bên giao thầu, tổ chức quá trình sản xuất thi công tạo ra sản phẩm (côngtrình hay hạng mục công trình):
San nền, giải phóng mặt bằng, đào đất, làm móng
Trang 33 Tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vậttư.
Xây trát, trang trí, hoàn thiện
+ Công trình được tổ chức thi công dưới sự giám sát của chủ nhiệm công trình
về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công
+ Bàn giao công trình hoàn thành và tiến hành thanh quyết toán hợp đồng xâydựng với chủ đầu tư
Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Thi công)
NGHIỆM THU BÀN GIAO
CÔNG TRÌNH
Trang 342) Quá trình thi công tại công ty
Sơ đồ 2 : TIẾN TRÌNH CÔNG VIỆC
Triển khai thi công
Nghiệm thu từng bước với khách hàng
Hoàn công thanh toán
Nghiệm thu tổng thểBàn giao công trình
Bảo hành công trình
(nếu có)
Lưu hồ sơ công trình
HĐ giao khoán thiết kế kỹ thuật dự
toán
Bổ nhiệm chủ nhiệm CTLập bộ máy quản lý CT
Nhận mặt bằng thi côngLập kế hoạch thi côngChuẩn bị thi côngTập kết vật tư, thiết bị
Trang 35Mô tả lưu đồ
* Giám đốc các xí nghiệp lập tờ trình xin giao việc Phòng Kế hoạch kỹ thuật
đề xuất, Giám đốc ra quyết định giao việc, Phòng Kế hoạch kỹ thuật lập hợpđồng kinh tế giữa công ty và chủ đầu tư
* Giám đốc xí nghiệp ra quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm công trình, cán bộ
kỹ thuật, cán bộ ATLĐ, cán bộ kinh tế Sau đó lập danh sách báo cáo Giám đốccông ty hoặc Phó giám đốc công ty phụ trách thi công biết để điều hành
* Khi nhận mặt bằng, mốc giới, tim cốt phải kiểm tra kỹ trước khi ký nhậnbiên bản bàn giao Ban chỉ huy công trình có trách nhiệm nhắc nhở, theo dõi vàbảo quản mốc giới
+ Lập kế hoạch thi công: Kế hoạch thi công bao gồm các tài liệu sau: cácbiện pháp quản lý chất lượng; Tổng mặt bằng thi công; Phương án, biện pháp thicông tổng thể và chi tiết; Tiến độ thi công; Phương án, biện pháp kỹ thuậtATLĐ và VSMT; Phòng kế hoạch kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra trước khitrình Giám đốc/Phó giám đốc phê duyệt
+ Tùy theo nhu cầu Giám đốc xí nghiệp trực tiếp ký hợp đồng lao động vớicán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh tế, công nhân nhưng thời hạn hợp đồng không quá
06 tháng Những cá nhân được ký HĐLĐ trên để phục vụ thi công công trìnhphải là những người có đủ trình độ, năng lực và kinh nghiệm phù hợp với côngviệc được giao Các lao động tại công trình phải được đào tạo huấn luyện vàtrang bị bảo hộ lao động theo quy định
* Thiết bị và vật tư vật liệu được tập kết tại công trình để chuẩn bị thi công
* Triển khai thi công:
- Chủ nhiệm công trình, kỹ thuật công trình có trách nhiệm:
+ Ghi Nhật ký công trình hàng ngày theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng
Trang 36+ Hướng dẫn công nhân thực hiện thi công đúng hồ sơ thiết kế được phêduyệt, đúng quy trình quy phạm kỹ thuật từng công việc, hạng mục.
+ Lập biện pháp thi công chi tiết, cụ thể cho từng công việc, từng tổ thợ.+ Điều hành các tổ thợ, máy móc thiết bị tham gia thi công công trình theođúng quy định, quy trình, quy phạm hiện hành
+ Quản lý tổng hợp báo cáo khối lượng thi công xây lắp
+ Kiểm tra, giám sát các điều kiện làm việc của công nhân, đảm bảo an toàntuyệt đối cho người và máy móc thiết bị thi công
+ Thực hiện kiểm tra thường xuyên và nghiệm thu nội bộ
+ Tổ chức họp giao ban định kỳ ít nhất một lần/tháng trước khi họp giao banCông ty Thành phần và nội dung giao ban do chủ nhiệm công trình quyết định
- Phòng kế hoạch kỹ thuật có trách nhiệm:
+ Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện tổ chức thi công xây lắp,việc hoàn tất các thủ tục hồ sơ nghiệm thu theo quy trình, quy định hiện hành và
hồ sơ thiết kế kỹ thuật của các đơn vị thi công về chất lượng, khối lượng, tiến
độ, an toàn lao động
+ Điều tra xác minh những sự cố, những sai phạm kỹ thuật, đề xuất các biệnpháp giải quyết xử lý kịp thời theo trình tự phân cấp giải quyết sự cố công trình.+ Tham gia nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp, nghiệm thu bàn giaođưa công trình vào sử dụng và kiểm tra các biên bản nghịêm thu, hồ sơ hoàncông, tài liệu liên quan đến công tác quản lý xây lắp
+ Ký xác nhận khối lượng xây lắp hoàn thành để làm cơ sở cho việc tạm ứng,thanh quyết toán công trình
Trang 37+ Tổng hợp báo cáo về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động củacác ĐVTT từng kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Tổng công ty và Ban giám đốccông ty.
* Nghiệm thu với khách hàng: trách nhiệm tham gia nghiệm thu với kháchhàng được thực hiện bởi chủ nhiệm công trình, giám đốc các xí nghiệp, cán bộcủa phòng kế hoạch kỹ thuật Việc nghiệm thu với khách hàng phải lập thànhvăn bản theo mẫu quy định hiện hành
+ Xử lý các công việc hạng mục không đạt yêu cầu: Khi kiểm tra hiệntrường, nghiệm thu nội bộ, nghiệm thu với khách hàng phát hiện các công việchạng mục không phù hợp (không đáp ứng yêu cầu) người phát hiện có tráchnhiệm lập biên bản hiện trường để: Mô tả công việc hạng mục không phù hợp;Biện pháp xử lý
+ Sau khi đơn vị thi công thực hiện sửa chữa xong Phòng kế hoạch kỹ thuật
có trách nhiệm kiểm tra lại
+ Đơn vị thi công phải ghi chép mọi ý kiến của khách hàng, đại diện kháchhàng định kỳ tổng hợp gửi báo cáo cho Phòng kế hoạch kỹ thuật
* Nghiệm thu tổng thể, bàn giao công trình: Giám đốc/Phó giám đốc, Phòng
kế hoạch kỹ thuật, Xí nghiệp, Chủ nhiệm, kỹ thuật công trình tham gia nghiệmthu tổng thể và bàn giao công trình
* Chủ nhiệm công trình, kỹ thuật công trình chịu trách nhiệm lập hồ sơ hoàncông theo quy định
* Bảo hành công trình: Các xí nghiệp thi công chịu trách nhiệm bảo hànhcông trình Hồ sơ thực hiện công tác bảo hành công trình phải được duy trì
* Lưu hồ sơ: Hồ sơ công trình được lưu 01 bộ tại xí nghiệp thi công và 01 bộtại phòng kế hoạch kỹ thuật
Trang 382.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Về mặt nhân sự, hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 371người, trong đó :
+ Trình độ đại học, cao đẳng : 60 người
+ Trung cấp : 10 người
+ Sơ cấp, công nhân kỹ thuật : 301 người
Tổng số lao động được phân bổ vào các ngành như sau :
+ Khối sản xuất công nghiệp : 95 người
+ Khối xây lắp : 245 người
+ Khác – Quản lý : 31 người
Xuất phát từ những yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành vàtình hình sản xuất thực tế, Công ty đã xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lýcủa mình như sau:
Trang 39PHÓ GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT
XE MÁY – THIẾT BỊ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÒNG
KẾ HOẠCH-KỸ THUẬT
PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG
HỢP
PHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN
XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT BÊ TÔNG C45
XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT BÊ TÔNG ORU
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 1
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 2
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 3
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 4
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 5
XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
SỐ 1
CHI NHÁNH TẠI LÀO CAI
BAN KINH DOANH DỊCH VỤ TỔNG HỢP
Sơ đồ 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN
KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG
Trang 40- Chủ tịch Hội đồng Quản trị: là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động
của Hội đồng Quản trị, quyết định cử người đi công tác, đào tạo ở nước ngoàiđối với các chức danh do Hội đồng Quản trị quản lý theo đề nghị của Giám đốc;được ủy quyền và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền của mình
- Giám đốc điều hành: là người quản lý và điều hành toàn công ty, có thẩm
quyền cao nhất
+ Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Đại hội đồng cổ đông và pháp luật
về những sai phạm gây tổn thất cho Công ty
+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và các cơquan Nhà nước có thẩm quyền
- Phó giám đốc: Gồm 2 người, giúp việc cho Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật xe, máy thiết bị – QMR: Đặc trách quản lý sản xuấtcác xí nghiệp; quản lý công nghiệp (sản xuất ở xí nghiệp bê tông ORU, xínghiệp bê tông C45, xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng số 1); quản lý công tácbảo dưỡng, sửa chữa xe, máy, thiết bị của công ty; đại diện cho công ty về quản
lý chất lượng (QMR)
Phó giám đốc kỹ thuật thi công: Đặc trách quản lý các xí nghiệp xây dựng,các đội xây dựng; phụ trách lĩnh vực an toàn lao động, bảo hộ lao động của côngty; phụ trách lĩnh vực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và chất lượng côngtrình
- Phòng kế hoạch kỹ thuật thi công
+ Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc tổ chức và triển khai các công việc tronglĩnh vực kế hoạch, đầu tư và liên doanh, liên kết trong và ngoài nước
+ Tham mưu cho Giám đốc tổ chức và triển khai chỉ đạo về công tác khoa học
kỹ thuật, chất lượng công trình Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thành viên thi