Chênh lệch công nợ phả

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng (Trang 59 - 64)

thu và công nợ phải trả 141,083 106,489 34,594 33.33

Qua bảng trên ta thấy, cả đầu năm và cuối năm thì công nợ phải thu đều lớn hơn so với công nợ phải trả, chứng tỏ mức độ bị chiếm dụng vốn của công ty lớn hơn nhiều so với đi chiếm dụng. Thêm vào đó, công nợ phải thu cuối năm so với đầu năm tăng, trong khi công nợ phải trả giảm, làm cho mức độ bị chiếm dụng vốn của công ty càng tăng so với đi chiếm dụng. Như vậy, vấn đề đặt ra đó là nếu công ty bị chiếm dụng quá nhiều, vốn bị ứ đọng ở các khoản phải thu này quá lớn, đã làm cho vốn quay vòng chậm, tốn chi phí thu hồi nợ. Tuy nhiên, mức độ chiếm dụng của công ty cũng được đánh giá là khá lớn, chủ yếu là các khoản chiếm dụng ngắn hạn, điều này đặt nặng vấn đề thanh toán trong ngắn hạn. Nếu thanh toán không tốt sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Để đánh giá thực tế chiếm dụng vốn như vậy có ảnh hưởng như thế nào khả năng thanh toán của công ty, chúng ta sẽ phân tích qua các hệ số khả năng thanh toán.

b) Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của công ty trong năm 2011 được thể hiện qua bảng 09.

Qua bảng 09 ta thấy, nhìn chung thì các hệ số khả năng thanh toán tại thời điểm cuối năm 2011 đều giảm so với đầu năm. Cụ thể :

Đối với hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Đầu năm 2011, hệ số này đạt 1.085 cho biết tài sản ngắn hạn tại thời điểm này có khả năng thanh toán được 1.085 lần nợ ngắn hạn. Cuối năm hệ số này giảm 0.015 lần so với đầu năm, chỉ đạt 1.07 lần cho thấy tài sản ngắn hạn tại thời điểm này có thể thanh toán được 1.07 lần nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do trong năm, nợ ngắn hạn tăng với tốc độ lớn hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, công ty tăng vay nợ về cuối năm, chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hàng. Nợ ngắn hạn tăng cũng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro tài chính, tuy nhiên cả đầu năm và cuối năm thì hệ số này đều lớn hơn 1, chứng tỏ tài

sản ngắn hạn đảm bảo lớn hơn nợ ngắn hạn, như chúng ta đã phân tích ở phần mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.

Bảng 09: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty CP KDVT và XD năm 2011

TT T

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Chênh lệch

Đầu năm Cuối năm Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Tài sản ngắn hạn Trđ 254,118 283,20 8 29,090 11.45 2 Nợ ngắn hạn Trđ 234,27 2 264,06 0 29,788 12.72 3 Hàng tồn kho Trđ 54,545 93,652 39,107 71.7 4

Tiền và các khoản tương đương

tiền Trđ 12,205 5,761 (6,444) (52.8)

5

Hệ số khả năng thanh toán hiện

thời (5) =(1):(2) lần 1.085 1.07 (0.015)

6

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

(6) =(1-3):(2) lần 0.85 0.72 (0.13)

7

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

(7) =(4):(2) lần 0.05 0.02 (0.03)

Năm 2010

Năm 2011

8 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Trđ 13,033 17,894 4,861 37.3

9 Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ Trđ 7,774 15,481 7,707 99.14

10

Hệ số thanh toán lãi vay

(10) =(8):(9) lần 1.68 1.16 (0.52)

(Nguồn: Bảng CĐKT và báo cáo KQKD năm 2011)

Mô hình tài trợ của công ty đảm bảo được một mức độ an toàn tài chính nhất định. Tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn. Vấn đề đặt ra ở đây đó là công ty cần chú ý đến thời

hạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và thời hạn chuyển hóa tài sản thành tiền để đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn và kịp thời.

Đối với hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số này đầu năm đạt 0.82 cho thấy tài sản có tính thanh khoản có khả năng thanh toán được 0.82 lần nợ ngắn hạn, về cuối năm hệ số này giảm còn 0.72 tức là cuối năm các tài sản có tính thanh khoản chỉ thanh toán được 0.72 lần nợ ngắn hạn. Tài sản có tính thanh khoản cao ví dụ như Tiền và tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn… Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu lại do hàng tồn kho tăng (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí nguyên vật liệu chính, phụ) đều là những tài sản có tính thanh khoản kém. Cả đầu năm và cuối năm thì hệ số này đều nhỏ hơn 1 và có xu hướng giảm. Nếu xét tổng thể thì tài sản có tính thanh khoản không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn của công ty, nhưng trên thực tế thì các khoản nợ có thời hạn thanh toán khác nhau. Do đó, ở những thời điểm thanh toán cụ thể thì tài sản loại này vẫn có khả năng thanh toán được những khoản nợ đó.

Đối với hệ số khả năng thanh toán tức thời

Cuối năm so với đầu năm hệ số này giảm nhanh, nếu như ở đầu năm đạt 0.05 tức là tiền và tương đương tiền có khả năng thanh toán được 0.05 lần nợ ngắn hạn, thì đến thời điểm cuối năm chỉ còn 0.02 chứng tỏ tiền và tương đương tiền chỉ thanh toán được 0.02 lần nợ ngắn hạn. Trong năm tiền và tương đương tiền của công ty giảm nhanh, hơn 50% trong khi nợ ngắn hạn tăng, điều này đã làm cho hệ số này cuối năm giảm hơn 1 nửa so với đầu năm. Hệ số này nhỏ hơn 1 là điều hợp lý vì tiền và tương đương tiền chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tài sản ngắn hạn (dưới 5%). Do hệ số này giảm khá nhanh cũng đặt ra cho công ty vấn đề dự trữ tiền mặt, công ty phải xem xét

đến lượng tiền mặt có sẵn nhằm đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn một cách kịp thời, nhanh chóng.

Đối với hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2011 đạt 1.16 tức là lợi nhuận trước lãi vay và thuế có khả năng thanh toán được 1.16 lần lãi vay trong kỳ và so với năm 2010 thì hệ số này giảm 0.52 lần. Năm 2011 thì vay nợ của công ty tăng đáng kể so với năm 2010, và lãi suất vay vốn cũng tăng, đã làm cho chi phí lãi vay năm 2011 tăng nhanh so với năm 2010 (tăng hơn 99%), trong khi lợi nhuận trước thuế lại giảm. Do đó, đã làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận trước lãi vay và thuế nhỏ hơn tốc độ tăng của lãi vay. Việc vay nợ nhiều gây gánh nặng về áp lực trả nợ cho công ty, trong điều kiện lãi suất cho vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng cao như hiện nay thì gánh nặng lãi vay làm cho lợi nhuận của công ty giảm. Nhưng hệ số này vẫn đảm bảo lớn hơn 1, tức là chi trả xong lãi vay thì công ty vẫn đảm bảo có lợi nhuận.

2.2.1.2.2 Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản a) Đối với cơ cấu nguồn vốn

Qua bảng 10, nhận thấy cả đầu năm và cuối năm 2011 thì nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty (đều lớn hơn 80%) và có xu hướng tăng về cuối năm. Dẫn đến hệ số nợ của công ty cao ở cả 2 thời điểm, cuối năm so với đầu năm tăng 0.01 lần. Tăng hệ số nợ đồng nghĩa với việc gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tài chính được sử dụng ở mức độ cao, đồng thời sẽ gia tăng mức độ rủi ro về tài chính và gánh nặng nợ cho công ty. Gia tăng hệ số nợ làm cho hệ số vốn chủ giảm, cuối năm so với đầu năm giảm 0.01 lần. Mức độ tự chủ về tài chính của công ty đang ở mức khá thấp.

Hệ số bảo đảm nợ khá thấp, đạt 0.18 lần tại thời điểm đầu năm và đạt 0.16 lần ở thời điểm cuối năm. Có nghĩa 1 đồng vốn nợ tại thời điểm đầu năm chỉ được đảm bảo bằng 0.18 đồng vốn chủ và đến cuối năm thì chỉ còn được đảm bảo bằng 0.16 đồng vốn chủ. Hệ số này thấp cho thấy mức độ rủi ro của công ty trong vấn đề thanh toán nợ và mức độ rủi ro mà các chủ nợ có thể gặp phải trong trường hợp xấu nhất.

Bảng 10: Bảng các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản công ty CP KDVT và XD năm 2011

Chỉ tiêu Đầu năm

(trđ) Cuối năm (trđ) Chênh lệch Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) 1. Tổng nguồn vốn 277,981 306,580 28,599 10.29 2. Nợ phải trả 235,934 264,491 28,557 12.10 3. Vốn chủ sở hữu 42,047 42,089 42 0.10 4. Tài sản ngắn hạn 254,118 283,208 29,090 11.45 5. Tài sản dài hạn 23,863 23,372 -491 -2.06

Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w