Quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng (Trang 82 - 83)

II. Cơ cấu tài sản

3.2.3 Quản lý hàng tồn kho

Trong năm hàng tồn kho của công ty tồn đọng ở bộ phận chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là chủ yếu, dưới dạng công trình chưa hoàn thành của bộ phận xây lắp. Tồn kho các công trình tính cả những nguyên vật liệu xây dựng như cát, sạn, xi măng, sắt, thép… Do đó, ngoài việc cần đẩy nhanh tốc độ thi công các công trình nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thi công, mang lại hiệu quả cao nhất thì công ty cần có chính sách tồn kho hợp lý, phù hợp với tiến độ công trình, không tồn kho quá nhiều gây ứ đọng vốn và làm giảm chất lượng nguyên vật liệu (ví dụ xi măng). Để đạt được điều này cần đáp ứng những yêu cầu sau:

1) Xác định được nhu cầu nguyên vật liệu của từng công trình một cách chặt chẽ nhất, tránh tình trạng thất thoát nguyên vật liệu, gây lãng phí và làm giảm chất lượng công trình.

2) Đầu tư trang bị máy móc thi công phù hợp để nâng cao chất lượng các công trình.

3) Thường xuyên tổ chức các đội thanh tra nhằm kiểm tra tình hình thi công, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công như tiến độ thi công có theo dự tính ban đầu hay không, chất lượng công trình có đảm bảo theo hợp đồng..., đồng thời tiến hành bàn giao từng phần công trình hoàn thành nhằm thu thu hồi vốn nhanh, góp phần tăng vòng quay hàng tồn kho. 4) Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát công trình thi công và đội ngũ công nhân xây dựng lành nghề, làm việc mang lại hiệu suất cao.

5) Tìm kiếm mở rộng thị trường cho sản phẩm bê tông thương phẩm.

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w