Nói cách khác quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm cảhình thức huy động nguồn tài trợ, tổ chức phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được nục tiêu hoạt động sản xuất kinh doan
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tìnhhình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn
Trần Thúy Hồng
Trang 2MỤC LỤC
Trang bìa i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viiii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3
1.1 Khái quát về tài chính doanh nghiệp 3
1.1.1 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.2 Nội dung, vai trò của tài chính doanh nghiệp 4
1.1.2.1 Nội dung tài chính doanh nghiệp 4
1.1.2.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 5
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp 5
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 5
1.2.1.1 Khái niệm và sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 5
1.2.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 6
1.2.2 Thông tin và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.2.2.1 Thông tin trong phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 12
1.2.2.2.1 Phương pháp so sánh 12
1.2.2.2.2 Phương pháp tỷ lệ 13
1.2.2.2.3 Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp phân tích Dupont) 14
1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 15
1.2.3.1 Phân tích tổng quát tình hình tài chính doanh nghiệp 15
Trang 31.2.3.1.1 Phân tích tình hình tài sản 15
1.2.3.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn 16
1.2.3.1.3 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 18
1.2.3.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng 18
1.2.3.2.1 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp 20
1.2.3.2.2 Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản 22
1.2.3.2.3 Các chỉ số phản ánh hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp 25
1.2.3.2.4 Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp 29
1.3 Một số biện pháp, giải pháp tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 31
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM 33
2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm 33
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty 33
2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 33
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: 33
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp: 34
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm .35
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty 35
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý 36
2.1.3.3 Đặc điểm nhân sự 37
2.1.4 Đối tượng và địa bàn kinh doanh 38
2.1.5 Kết quả kinh doanh chủ yếu những năm gần đây 39
2.2 Đánh giá thực trạng tài chính của Công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm 39
Trang 42.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty TNHH Công nghệ và
nguyên liệu thực phẩm 39
2.2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm thông qua bảng cân đối kế toán 39
2.2.1.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 48
2.2.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm qua các hệ số tài chính đặc trưng 54
2.2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán 54
2.2.2.2 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty 62
2.2.2.3 Đánh giá hiệu suất hoạt động của công ty 66
2.2.2.4 Đánh giá khả năng sinh lời 71
2.2.2.5 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 78
2.3 Những vấn đề đặt ra sau khi phân tích tình hình tài chính công ty TNHH công nghệ và nguyên liệu thực phẩm 81
2.3.1 Những thành quả đạt được của công ty TNHH công nghệ và nguyên liệu thực phẩm 81
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH công nghệ và nguyên liệu thực phẩm 82
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM 83
3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm trong thời gian tới 83
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 83
3.1.2 Định hướng và mục tiêu hoạt động của Công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm 84
3.1.2.1 Định hướng phát triển 84
Trang 53.1.2.2 Mục tiêu phát triển 85
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm 86
3.2.1 Các biện pháp về quản trị tiền mặt và tài sản lưu động 86
3.2.2 Đẩy mạnh công tác thanh toán, thu hồi các khoản nợ 89
3.2.3 Tăng cường quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận 91
3.2.4 Giải pháp tái cơ cấu lại cấu trúc vốn cho doanh nghiệp 93
3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa, gia tăng thị phần 93
3.2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 97
3.2.7 Hoàn thiện công tác phân tích tài chính 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 6DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty
Bảng 02: Sơ đồ tổ chức phòng Kế toán – Tài chính
Bảng 03: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 – 2012
Bảng 04: Bảng cơ cấu tài sản của công ty năm 2012
Bảng 05: Bảng cơ cấu nguồn vốn công ty năm 2012
Bảng 06: Cơ cấu tài trợ của công ty cuối năm 2012
Bảng 07: Kết quả kinh doanh của công ty năm 2011 – 2012
Bảng 08: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí
Bảng 09: Bảng phân tích tình hình công nợ năm 2011 – 2012
Bảng 10: Hệ số khả năng thanh toán của công ty
Bảng 11: Hệ số thanh toán lãi vay
Bảng 12: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Bảng 13: Cơ cấu tài sản của công ty năm 2012
Bảng 14: Tình hình luân chuyển hàng tồn kho
Bảng 15: Tốc độ thu hồi nợ phải thu
Bảng 16: Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Bảng 17: Hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp
Bảng 18: Bảng chỉ tiêu KQKD từ HĐKD chính năm 2011 – 2012
Bảng 19: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời năm 2011 – 2012
Bảng 20: Bảng phân tích diễn biến NV và sử dụng vốn năm 2012
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế.Tiến trình toàn cầu hoá mở ra cho các quốc gia (kể cả những quốc gia pháttriển và đang phát triển) những cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và pháttriển xã hội Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đốivới các doanh nghiệp Việt Nam trong công cuộc tìm được chỗ đứng của mìnhtrên thị trường quốc tế Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp hơnrất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới Một trong những yếukém hiện nay của toàn nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nóiriêng đó là sức cạnh tranh trên thị trường cả trong nước lẫn nước ngoài
Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này,các doanh nghiệp buộc phải có một tình hình tài chính vững mạnh Điều nàyđòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác tài chính, thường xuyên
tổ chức việc phân tích, tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, cũng nhưviệc dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những khoảng thờigian nhất định Mỗi doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc tổ chức, phân tíchtài chính, bởi đó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sựthành bại của doanh nghiệp trong kinh doanh
Đặc biệt đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, công tác đánh giá vàphân tích của doanh nghiệp lại càng cần thiết nhằm giúp cho việc ra các quyếtđịnh đúng đắn, xây dựng một chiến lược đầu tư hiệu quả và phát triển doanhnghiệp trong tương lai, cải thiện tình hình sản xuất của công ty từ đó đạt tớimục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Xuất phát từ thực tế nêu trên, và với sự chỉ bảo tận tình của giảng viênTiến Sỹ Nguyễn Thị Hà, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các cô, chú trongphòng Tài chính - Kế toán của công ty TNHH Công Nghệ và Nguyên Liệu
Trang 9Thực Phẩm, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Đánh giá thực trạng tài
chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Công Nghệ và Nguyên Liệu Thực Phẩm” làm đề tài thực tập cuối
khóa của mình với mong muốn làm rõ cơ sở lí luận về công tác phân tích tàichính và đánh giá thực trạng tài chính tại công ty TNHH Công Nghệ vàNguyên Liệu Thực Phẩm
Nội dung luận văn bao gồm 3 chương :
Chương 1: Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty TNHH Công Nghệ và Nguyên Liệu Thực Phẩm
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại công ty TNHH Công Nghệ và Nguyên Liệu Thực Phẩm
Luận văn được xây dựng trên cơ sở:
Do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu và trình độ kiến thức cònhạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong muốnđược sự góp ý của công ty và các thầy cô trong bộ môn Tài Chính DoanhNghiệp để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS NguyễnThị Hà – giảng viên khoa Tài chính doanh nghiệp, Học Viện Tài Chính cùngtập thể cán bộ nhân viên phòng Tài chính – Kế toán của công ty TNHH CôngNghệ và Nguyên Liệu Thực Phẩm đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ emtrong quá trình thực tập cũng như hoàn thành luận văn này./
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2013
Sinh viên: Trần Thúy HồngLớp: CQ47/11.04
Trang 10CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kếthợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức laođộng để tạo ra yếu tố làm đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa để thu lợinhuận Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanhnghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định Với từng loại hình pháp lý tổchức, doanh nghiệp có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu,
từ số vốn tiền tệ đó doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vậtliệu… Sau khi sản xuất xong, doanh nghiệp bán sản phẩm và thu được tiềnbán hàng Với số tiền này, doanh nghiệp sẽ sử dụng để bù đắp các khoản chiphí và vật liệu đã tiêu hao, phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp sẽtiếp tục phân phối số lợi nhuận này Như vậy quá trình hoạt động của doanhnghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thànhhoạt động tài chính của doanh nghiệp Trong quá trình đó làm phát sinh và tạo
sự vẫn động của dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư vàhoạt động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của doanh nghiệp
Các quan hệ kinh tế bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp dưới hình giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanhnghiệp bao gồm:
xã hội khác
Trang 11 Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động.
nghiệp
Như vậy, xét về mặt hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệtrong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với các hoạtđộng của doanh nghiệp Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan
hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụngquỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình
1.1.2 Nội dung, vai trò của tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Nội dung tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyếtđịnh tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt đước mục tiêuhoạt động của doanh nghiệp - đó là tối đa hóa lợi nhuận và không ngừng làmgia tăng giá trị doanh nghiệp cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường Nói cách khác quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm cảhình thức huy động nguồn tài trợ, tổ chức phân phối và sử dụng các quỹ tiền
tệ nhằm đạt được nục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
cho các hoạt động của doanh nghiệp
khoản thu chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
nghiệp
doanh nghiệp, thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp
Trang 12 Thực hiện việc dự báo và kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp.
1.1.2.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Ngày này, quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai trò to lớn tronghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh, tàichính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau:
của doanh nghiệp
doanh của doanh nghiệp, từ đó phát hiện kịp thời những vướng mắctrong kinh doanh và có quyết định điều chỉnh kịp thời
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.2.1.1 Khái niệm và sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn được diễn raliên tục và được diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế với mức độ toàn cầu hóangày càng cao Điều này đồng nghĩa với việc nắm bắt thông tin một cáchnhanh nhạy hay dự đoán được tình hình tài chính của doanh nghiệp là mộtnhân tố quan trọng, nó quyết định đến việc nắm bắt cơ hội đầu tư của doanhnghiệp cũng như các chiến lược trong việc huy động, phân phối và sử dụngcác quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp Do đó, phân tích tình hình tài chính củadoanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc xem xét phân tích một cáchtoàn diện trên tất cả các mặt hoạt động của tài chính doanh nghiệp Qua đó,doanh nghiệp có thể xác định được ưu điểm, hạn chế, những nhân tố ảnhhưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính
và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó giúp doanh nghiệp
Trang 13có thể đưa ra những định hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt động củadoanh nghiệp ở những kỳ sau.
Chính vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp cần được các nhà quảntrị đặt lên hàng đầu và cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, liêntục và có hệ thống Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp các doanh nghiệp đủ tựtin để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thịtrường hiện nay
1.2.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánhgiá tình hình tài chính đã qua và hiện nay giúp cho nhà quản lý đưa ra đượcquyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúpnhững đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chínhcủa doanh nghiệp và có quyết định phù hợp với lợi ích của họ
Phân tích tài chính doanh nghiệp thực chất là phân tích các báo cáo tàichính Mục đích của việc phân tích này là cung cấp các thông tin về tình hìnhtài chính doanh nghiệp thông qua hệ thống các chỉ tiêu, giúp cho người sửdụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời vàtriển vọng phát triển của doanh nghiệp
Tuy nhiên, phân tích tài chính với mỗi đối tượng khác nhau sẽ đáp ứngcác mục đích khác nhau:
Đối với người quản lý doanh nghiệp:
Phân tích tài chính doanh nghiệp là để:
- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giaiđoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năngthanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
Trang 14- Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợpvới tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định về đầu tư, tài trợ, phânphối lợi nhuận
- Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính
- Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ để kiểm tra, kiểm soáthoạt động, quản lý trong doanh nghiệp
Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư :
Các nhà đầu tư là những người đã giao vốn của mình cho doanh nghiệpquản lý và sử dụng Họ có thể là các cổ đông, các cá nhân hoặc các đơn vị,doanh nghiệp khác Lợi ích của họ gắn chặt với kết quả kinh doanh của doanhnghiệp Điều mà họ quan tâm đó chính là khả năng sinh lời của doanh nghiệp,giá trị của doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các nhà đầu
tư là để đánh giá doanh nghiệp, ước định giá trị cổ phiếu dựa vào việc nghiêncứu các báo biểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh
Phân tích tài chính đối với người cho vay:
Người cho vay là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đảm bảonhu cầu cho sản xuất kinh doanh Họ chỉ cho vay khi nhận thấy doanh nghiệp
có khả năng trả nợ Thu nhập của họ chính là lãi suất tiền vay Do vậy, phântích tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả của kháchhàng Tuy nhiên cần phải tách biệt phân tích đối với những khoản cho vayngắn hạn và dài hạn
- Đối với khoản cho vay ngắn hạn: người cho vay đặc biệt quan tâmđến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp Nói cách khác đi là khảnăng ứng phó của doanh nghiệp khi khoản nợ vay đến hạn trả
- Đối với các khoản cho vay dài hạn: người cho vay phải tin chắc khảnăng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp bởi vì việc hoàn trả cảvốn lẫn lãi tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này của doanh nghiệp
Trang 15Phân tích tài chính đối với những người lao động trong doanh nghiệp:
Đây là những người có thu nhập duy nhất từ tiền lương được trả, nhưngnếu người lao động có một số cổ phần nhất định trong doanh nghiệp thì ngoàitiền lương họ sẽ có thêm tiền lời được chia Tuy nhiên hai khoản thu nhập nàyđều phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Do vậy phân tích tài chính giúp họ định hướng được việc làm ổn định củamình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp tuỳ thuộc vị trí đảm nhiệm và công việc được phân công
Phân tích tài chính đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Các cơ quan quản lý bao gồm các cơ quan quản lý cấp Bộ, Ngành như:
cơ quan Thuế, Thanh tra tài chính, Thống kê… Các cơ quan này sử dụng cácbáo cáo tài chính do doanh nghiệp gửi đến để phân tích tình hình tài chính củadoanh nghiệp nhằm kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, từ đó giúp cho các cơ quan này đề ra các chính sách, cơ chếquản lý, giải pháp tài chính phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp,tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi, góp phần giúp doanh nghiệp nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Từ những vấn đề trên cho thấy: Phân tích tài chính doanh nghiệp có ýnghĩa rất quan trọng đối với từng đối tượng cụ thể cả bên trong và bên ngoàidoanh nghiệp, là công cụ hữu ích để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặtmạnh, các mặt tồn đọng của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân chủ quan vàkhách quan giúp cho từng đối tượng sử dụng thông tin lựa chọn và đưa ranhững quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm
1.2.2 Thông tin và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1 Thông tin trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Việc thu nhập và sử dụng thông tin là vấn đề quan trọng hàng đầu trongphân tích tài chính doanh nghiệp Thông tin sử dụng trong phân tích tài chínhlà: Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp và các thông tin nội bộ doanhnghiệp
Trang 16 Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế ngày càng có quan hệkinh tế mật thiết với nhau, ảnh hưởng lớn tới nhau, doanh nghiệp nào nắmđược càng nhiều các thông tin kinh tế và xử lý các thông tin bên ngoài doanhnghiệp hết sức quan trọng
Bên cạnh đó, phân tích tài chính có mục tiêu đưa ra những lý do dự báotài chính giúp cho việc ra quyết định về mặt tài chính và giúp cho việc dựkiến kết quả tương lai của doanh nghiệp nên không thể chỉ giới hạn trongphạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà còn phải mở rộng sang các lĩnhvực khác như: các thông tin chung về kinh tế; thuế, tiền tệ; các thông tin vềngành kinh doanh của doanh nghiệp; các thông tin về pháp lý, về chính sáchtài chính của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, thông tin về thị trường, tiến
bộ khoa học kĩ thuật…
Đồng thời, cần phải đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên
hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh Bởi vì trong cùng ngành
sẽ có những tính chất và đặc điểm giống nhau Những nghiên cứu theo ngành
sẽ chỉ rõ tầm quan trọng của ngành nghiên cứu trong nền kinh tế, các sảnphẩm và hoạt động khác nhau của ngành, quy trình công nghệ, các khoản đầu
tư, cơ cấu ngành, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển…
Các thông tin nội bộ doanh nghiệp.
Đây là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết, mang tính chất bắt buộc Vớinhững đặc trưng hệ thống, đồngnhất và phong phú, kế toán hoạt động nhưmột nhà cung cấp quan trọng những thông tin đáng giá cho phân tích tàichính Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ phải cung cấp nhữngthông tin kế toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Thôngtin phục vụ cho việc phân tích tài chính là các báo cáo tài chính, bao gồm:Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưuchuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính
Trang 17 Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chínhcủa một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là một báo cáotài chính có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu,quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp
Kết cấu của bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: tài sản vànguồn vốn được trình bày dưới dạng một phía hoặc hai phía Cả hai phần tàisản và nguồn vốn đều bao gồm các chỉ tiêu tài chính phát sinh, phản ánh từngnội dung tài sản và nguồn vốn
Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanhnghiệp tại thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanhnghiệp Về mặt kinh tế, các số liệu ở phần tài sản phản ánh được quy mô vàkết cấu tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo
Bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu vốn được huy động vào sản xuất kinhdoanh tức là nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thờiđiểm lập báo cáo Về mặt kinh tế, qua việc xem xét nguồn vốn, người sử dụngthấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp Về mặt pháp lý, nguồn vốncho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã kinh doanh với Nhànước, số tài sản đã hình thành bằng nguồn vốn vay ngân hàng, vốn vay đốitượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán đối với người lao động, cổđông, nhà cung cấp, ngân sách…
Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho cácnhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính hoặc khả năng thanhtoán và cơ cấu của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả kinh doanh
Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phântích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh Khácvới Bảng cân đối kế toán, báo cáo Kết quả kinh doanh cho biết sự dịch
Trang 18chuyển của tiền trong quá trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp và chophép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Báo cáoKết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiềnthực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ, so sánh tổng chi phí phát sinh với sốtiền thực nhập quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở doanh thu và chiphí, có thể xác định được kết quả sản xuất – kinh doanh: lỗ lãi trong năm.Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất –kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳnhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sửdụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất –kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm 3 phần:
Phần 1: Báo cáo lỗ lãi
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước
Phần 3:Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễngiảm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời những câu hỏi liên quanđền luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình trả nợ, đầu tư bằng tiềncủa doanh nghiệp trong từng thời kỳ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin về các dòng tiềnlưu chuyển và các khoản coi như tiền - những khoản đầu tư ngắn hạn có tínhlưu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổi thành một khoảntiền biết trước, ít chịu rủi ro về giá trị do những thay đổi về lãi suất Nhữngluồng vào ra của tiền và những khoản coi như tiền được tổng hợp thành banhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạtđộng đầu tư, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và được lập theophương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp
Trang 19Các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết vớinhau, mỗi sự thay đổi chỉ tiêu trong báo cáo này hoặc trực tiếp hoặc gián tiếplàm ảnh hưởng đến báo cáo kia, trình tự đọc hiểu và kiểm tra các báo cáo tàichính phải được bắt đầu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyểntiền tệ kết hợp bảng cân đối kế toán kỳ trước để đọc và kiểm tra bảng cân đối
kỳ này Do đó, để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhàphân tích cần đọc và hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhận biếtđược và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêuphân tích của họ
1.2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tìnhhình tài chính của doanh nghiệp ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính củadoanh nghiệp trong tương lai
Về mặt lý thuyết có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụngtrong phân tích tài chính doanh nghiệp nhưng trên thực tế người ta thường sửdụng các phương pháp chủ yếu là: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ,phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính(phương pháp Dupont)
1.2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nóichung và trong phân tích tài chính nói riêng Để áp dụng phương pháp nàycần phải đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện sau:
Nguyên tắc: Đảm bảo điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài
chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn
vị tính toán…)
Gốc so sánh: Gốc về mặt thời gian hoặc không gian
Kỳ phân tích: Kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch.
Trang 20 Giá trị so sánh: Có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
Nội dung so sánh:
xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp
triển của doanh nghiệp
nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính cảu doanh nghiệp mình
tổng thể So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả
về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kếtoán liên tiếp
tỷ lệ tài chính này được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánh nhữngnội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Đó là các nhómchỉ tiêu về khả năng thanh toán, tỷ lệ về cơ cấu vốn, tỷ lệ về hiệu suất hoạtđộng và các tỷ lệ về khả năng sinh lời Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệphản ánh riêng lẻ, bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khácnhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêukhác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình
Trang 211.2.2.2.3 Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tàichính (phương pháp phân tích Dupont)
Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợpcủa hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp Để thấyđược sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chứctiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp người ta đã xây dựng hệthống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó
Theo đó các mối quan hệ chủ yếu được xem xét là:
- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Mối quan hệ này được xác lập như sau :
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
Qua đó, nhà quản trị sẽ có những biện pháp tác động hợp lý làm tăng tỷsuất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh như tăng hệ số lãi ròng bằng cáchtiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, phấn đấu tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơntốc độ tăng của doanh thu hoặc tăng vòng quay toàn bộ vốn bằng cách tăngdoanh thu và đầu tư, dự trữ tài sản hợp lý
- Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Có thể thiết các mối quan hệ đó như sau :
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu(ROE)
=
Tỷ suất lợi nhuận sau
Mức độ sửdụng đòn bẩy
Trang 22doanh(ROA) tài chínhLợi nhuận
hữu
Doanh thuthuần
Tổng vốnkinh doanh
Vốn chủ sởhữu
Từ mối quan hệ trên có thể thấy rõ được những nhân tố tác động đến tỷsuất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cũng như ảnh hưởng của từng nhân tố đến sựbiến động của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu từ đó giúp cho các nhà quảntrị có biện pháp thích hợp để nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Ngoài các phương pháp phân tích chủ yếu trên, người ta còn sử dụngmột số phương pháp khác như : phương pháp biểu đồ, biểu thị, phương pháptương quan hồi quy…
Kết hợp hài hòa các phương pháp trong quá trình phân tích thì ngườiphân tích sẽ thu được kết quả chính xác, đánh giá đúng được thực trạng tàichính của doanh nghiệp giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra đượcquyết định đúng đắn
1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.3.1 Phân tích tổng quát tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.3.1.1 Phân tích tình hình tài sản
Tài sản của doanh nghiệp được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán chothấy tiềm lực tài chính cũng như cơ sở vật chất của doanh nghiệp Khi phântích hướng đến đánh giá tiềm lực tài chính và cơ sở vật chất ấy từ quá khứ đếnhiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai Do vậy khi phân tích cần đảm bảocác vấn đề sau:
Trang 23- Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản quaviệc so sánh giữa số đầu năm và số cuối năm cả về số tuyệt đối và số tươngđối để thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanhcủa doanh nghiệp.
- Xem xét đánh giá tính hợp lý của cơ cấu vốn và sự tác động của nóđến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Xác định tỷ trọng của từng loạitài sản trên tổng tài sản, tỷ trọng của từng nguồn hình thành vốn trong tổngnguồn vốn, so sánh tỷ trọng của từng loại giữa hai thời điểm cuối năm với đầunăm để thấy được sự biến động tăng giảm Khi phân tích cơ cấu tài sản cầnlưu ý đến tính chất, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, kếthợp với việc xem xét sự tác động của từng loại tài sản tới quá trình sản xuấtkinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được
1.2.3.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn
Khi phân tích nguồn vốn cần đánh giá khái quát mức độ độc lập hayphụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp qua việc so sánh các chỉ tiêuphần nguồn vốn giữa cuối năm với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tươngđối Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng vàocuối năm thì đó là dấu hiệu tốt, nó cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ
về mặt tài chính, mức độ phụ thuộc đối với bên ngoài là thấp và ngược lại.Khi phân tích, đánh giá cần chú ý đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp vàhiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ, dự đoán nhữngthuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong kinh doanh
Khi phân tích cũng cần xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, cáckhoản mục trên bảng cân đối kế toán Cụ thể:
vốn chủ sở hữu đủ để tài trợ cho các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếucủa doanh nghiệp điều đó chứng tỏ sự an toàn trong sử dụng vốn của doanh
Trang 24nghiệp, doanh nghiệp không phải huy động vốn từ các nguồn khác như đi vayhay chiếm dụng của khách hàng và ngược lại.
Tuy nhiên đó chỉ là sự cân đối mang tính lý thuyết, trên thực tế cácdoanh nghiệp thường xảy ra tình trạng không cân đối tức là doanh nghiệp cóthể thừa vốn hoặc bị chiếm dụng của cá nhân, đơn vị khác Việc sử dụng vốnvay trong kinh doanh nếu chưa quá hạn là điều bình thường, thậm chí nó còngiúp khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu do tác dụng của đòn bẩytài chính Tuy nhiên cần phải quan tâm đến sự hợp lý và tính hợp pháp củacác khoản chiếm dụng đó
tư ngắn hạn, giữa các khoản vay dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu với tài sản
cố định và đầu tư dài hạn Để từ đó thấy được cách thức tài trợ cho các loại tàisản của doanh nghiệp là hợp lý hay không hợp lý Thông thường tài sản cốđịnh và đầu tư dài hạn thường được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốnvay dài hạn, còn tài sản lưu động thường được tài trợ bằng nguồn vốn vayngắn hạn Do đó nếu vốn chủ sở hữu và vay dài hạn lớn hơn tài sản cố định vàđầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn thìtình hình tài chính của công ty là lành mạnh Ngược lại nếu nguồn vốn chủ sởhữu và nguồn vốn vay dài hạn nhỏ hơn tài sản cố định và đầu tư dài hạnchứng tỏ doanh nghiệp đã phải sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các hoạtđộng dài hạn, việc sử dụng vốn như vậy chưa đảm bảo nguyên tắc cân bằngtài chính khiến cho rủi ro tài chính cao và khả năng thanh toán của doanhnghiệp là không đảm bảo
1.2.3.1.3 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Mục tiêu cơ bản của việc phân tích khái quát kết quả hoạt động kinhdoanh đối với doanh nghiệp là tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu hướng
Trang 25của thu nhập, chi phí, lợi nhuận giúp cho người phân tích đánh giá được hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không Người ta thườngphân tích thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xétcác vấn đề chủ yếu sau:
- Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu giữa thực tế kỳ này so vớithực tế kỳ trước để thấy được thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp
có phù hợp với đặc điểm, phương hướng kinh doanh hay không Khi phântích đặc biệt chú ý các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
- Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực hay không,được tạo ra từ hoạt động nào, có phù hợp với chức năng hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp hay không
Việc xem xét này cần được kết hợp so sánh theo chiều ngang và sosánh theo chiều dọc các mục trên báo cáo kết quả kinh doanh trên cơ sở amhiểu về những chính sách kế toán, những đặc điểm sản xuất kinh doanh,những phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng
Các số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mới chỉ cung cấpmột cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong khi yêucầu quản lý cũng như mong muốn của các đối tượng ngoài doanh nghiệp còn
là những số liệu cụ thể chi tiết Muốn vậy họ cần các hệ số tài chính đặc trưng
để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính Người ta coi hệ số tài chính lànhững biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trongmột thời kỳ nhất định
Trang 26Trong phân tích tài chính, các hệ số tài chính chủ yếu được phân thành
5 nhóm chính:
Hệ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để
đánh giá khả năng đáp ứng của các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh
mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay củadoanh nghiệp
Hệ số hiệu suất hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử
dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp
Hệ số về khả năng sinh lời: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản
xuất - kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp
Hệ số giá trị thị trường: nhóm chỉ tiêu này phản ánh giá trị của một
doanh nghiệp mà chủ yếu là các công ty cổ phần Từ đó nhà đầu tư đưa raquyết định một cách chính xác nhất khi đầu tư vào công ty
Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiềuhơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạnđặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của người vay Trong khi
đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động vàhiệu quả sản xuất - kinh doanh Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khảnăng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầuthanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùngcủa doanh nghiệp Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ số về cơ cấu vốn vì
sự thay đổi tỷ số này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ
1.2.3.2.1 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu
về khả năng thanh toán của doanh nghiệp Bởi lẽ, một doanh nghiệp được
Trang 27đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh trước hết phải được thể hiện ởkhả năng chi trả, khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệpphản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong
kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ Nhóm chỉ tiêu này bao gồm cácchỉ tiêu sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng
thanh toán tổng quát
Tổng tài sản Tổng nợ phải trả
Hệ số này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệpđang quản lý, sử dụng với tổng nợ phải trả (bao gồm cả nợ ngắn hạn và dàihạn), nó cho thấy một đồng nợ vay được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản
Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là Tổng tài sản < Tổng nợ phải trả,
số tài sản của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ, vốn chủ sởhữu bị mất toàn bộ, doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản
Nếu hệ số này lớn hơn 1 có nghĩa là Tổng tài sản > Tổng nợ phải trả vàdoanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ, tuy nhiên việc đánhgiá khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt hay xấu còn phụ thuộc vàokhả năng chuyển đổi thành tiền của số tài sản ấy
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Trang 28thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản
nợ đến hạn
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ số này cao quá chưa chắc đãphản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt Do vậy, để đánh giáđúng hơn cần xem xét tình trạng của doanh nghiệp qua một số chỉ tiêu khác
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng
thanh toán tức thời
Tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số thanh toán lãi vay
Lãi vay là một khoản chi phí cố định Nguồn để thanh toán lãi vay là lợi nhuận trước lãi vay
và thuế Hệ số thanh toán lãi vay biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận trước lãi vay và thuế với lãi vay mà doanh nghiệp phải trả trong kỳ Hệ số này được xác định như sau:
Hệ số thanh toán Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Lãi vay phải trả trong kỳ
Trang 29lãi vay
Qua hệ số này ta thấy được mức độ thanh toán các khoản lãi vay màdoanh nghiệp phải trả Hệ số thanh toán lãi vay càng cao chứng tỏ khả năngthanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng tốt, ngược lại nếu hệ số này thấp thìkhả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là kém, doanh nghiệp phải xemxét độ an toàn của các khoản vay cũng như hiệu quả sử dụng vốn của mình.Việc phân tích, đánh giá hệ số này cũng không đơn giản vì nó liên quan trựctiếp đến khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp
1.2.3.2.2 Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
Để đạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp luônthay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu thế hợp với tình hình kinh doanh củadoanh nghiệp cũng như thị trường nhằm đạt được kết cấu nguồn vốn tối ưu.Tuy nhiên, kết cấu này luôn bị chi phối bởi tình hình đầu tư và đôi khi còn bịphá vỡ Vì vậy, các nhà quản trị phải nghiên cứu cơ cấu vốn để có một cáinhìn tổng quát cho việc hoạch định chiến lược tài chính thành công
Hệ số cơ cấu nguồn vốn
Đây là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lýdoanh nghiệp, với các chủ nợ cũng như các nhà đầu tư
Hệ số nợ: Phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh các doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ.
Tổng nguồn vốn
Hệ số vay nợ thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổchức nguồn vốn, xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ.Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấpthì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản
Trang 30Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại yêu thích tỷ lệ nợ cao vì họnắm trong tay một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ vàđiều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số đảm bảo nợ: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn vay thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo.
Hệ số đảm bảo nợ = Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Thông qua hệ số này, cho phép người quản lý đánh giá được mức độđộc lập về mặt tài chính, đánh giá được mức độ rủi ro tài chính của doanhnghiệp từ đó định hướng huy động nguồn lực tài chính cho kỳ tiếp theo Vớichủ nợ, thông qua chỉ tiêu này sẽ đánh giá được mức độ an toàn của khoảnvay và mức độ rủi ro mà người cho vay có thể gặp phải như không thu hồiđược nợ hay không được trả nợ đúng hạn
Trong kinh doanh cần phải phối hợp linh hoạt giữa vốn vay và vốn chủ
sở hữu để vừa tận dụng được nguồn vốn bên ngoài mà vẫn đảm bảo được antoàn tài chính cho doanh nghiệp
Hệ số cơ cấu tài sản
Trang 31Hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản doanh nghiệp:Tài sản lưu động và tài sản ngắn hạn khác, tài sản cố định và tài sản dài hạnkhác.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn
Tỷ suất đầu tư vào
tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn
Tỷ suất đầu tư
vào tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quantrọng của tài sản cố định trong tổng tài sả mà doanh nghiệp đang sử dụng vàokinh doanh Tỷ lệ này phản ánh tình trạng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật,năng lực sản xuất và xu hướng phát triển của doanh nghiệp Tuy nhiên để đưa
ra kết luận về tỷ lệ này cần phải dựa vào ngành nghề kinh doanh của từngdoanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể
1.2.3.2.3 Các chỉ số phản ánh hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp
Các hệ số về khả năng hoạt động có thể đánh giá năng lực quản lý và
sử dụng vốn hiện có của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệp đượcdùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau Do đó, các nhà phân tích khôngchỉ chú trọng tới việc đo lường hiệu quả quả sử dụng vốn mà còn chú trọngtới hiệu quả sử dụng trong bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng Giá vốn hàng bán trong kỳ
Trang 32tồn kho Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá cũng chưa phải là một dấu hiệu tốt bởi
có thể doanh nghiệp dự trữ nguyên vật liệu không đủ cho sản xuất hoặc không
đủ hàng hoá để bán cho kỳ sau, gây khó khăn cho sản xuất, gián đoạn côngviệc kinh doanh Chỉ số này mà giảm đi cũng có thể là doanh nghiệp đangtăng dự trữ hàng tồn kho để phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh Khi phân tích đánh giá cũng cần xem xét đến đặc điểm ngành nghềkinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra kết luận cho thật hợp lý
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay HTK = 360
Vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì càng tốt vì vật tưhàng hóa được luân chuyển nhanh, không gây tình trạng ứ đọng giúp quátrình sản xuất kinh doanh được liên tục và ngược lại
Vòng quay các khoản phải thu
Phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt trong kỳ
Trang 33Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu có thuế
Các khoản phải thu bình quân
Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thể hiện khả năng thu hồi nợnhanh, hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinhdoanh và doanh nghiệp có được thuận lợi hơn về nguồn tiền trong thanh toán.Ngược lại, nếu số vòng quay các khoản phải thu nhỏ chứng tỏ tốc độ thu hồi
ác khoản phải thu chậm, dẫn đến số lượng vốn của doanh nghiệp bị chiếmdụng và doanh nghiệp phải đi vay để phục vụ sản xuất kinh doanh
Kỳ thu tiền trung bình (ngày)
Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng
Từ chỉ tiêu này cũng có thể biết được một đồng vốn lưu động bỏ vào kinhdoanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Nếu hệ số này càng lớn, hiệu quả sửdụng vốn lưu động càng cao, hàng hoá tiêu thụ nhanh, các khoản phải thu ít.Ngược lại nếu hệ số này càng thấp thì tức là hàng hoá tồn kho nhiều, lượng
Trang 34tiền nhàn rỗi trong quỹ lớn, còn nhiều khoản phải thu của khách hàng, hiệuquả sử dụng vốn thấp.
Hàm lượng vốn lưu động (hay mức đảm nhiệm VLĐ)
Là số VLĐ cần có để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sảnphẩm Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cầnbao nhiêu đồng VLĐ
Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Mức tiết kiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ thể tiết kiệm được cho tăng tốc độ luânchuyển của VLĐ kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo
1 hoặc V TK =
0
1 1
1L
ML
M
V TK : Số VLĐ có thể tiết kiệm hay phải tăng thêm
M 1: Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch
K 1 , K 0: Lần lượt là kỳ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo
L 1 , L 0: Lấn lượt là vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo
Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác trong
kỳ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu trong kỳ đó
Trang 35 Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra baonhiêu đồng doanh thu thuần
Hệ số huy động vốn cố định
Hệ số huy động VCĐ = Số VCĐ đang dùng trong hoạt động kinh doanh
Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt độngkinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
Hàm lượng vốn cố định
Hàm lượng VCĐ = Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồngdoanh thu thuần trong kỳ
Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao
Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn
Trang 36quả sử dụng vốn càng lớn, từ đó tăng thêm doanh thu và đem về nhiều lợinhuận cho doanh nghiệp.
1.2.3.2.4 Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Hệ thống chỉ số này rất quan trọng, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạtđộng kinh doanh trong kỳ, luôn thu hút sự chú ý không những của các nhàquản trị mà còn rất nhiều đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp Chúngphản ánh một cách tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực quản lýcủa doanh nghiệp trong kỳ vừa qua, giúp các nhà quản trị xây dựng kế hoạchtài chính trong thời gian tới
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
= Lợi nhuận sau thuế trong kỳ trên doanh thu Doanh thu trong kỳ
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thuthuần trong kỳ của doanh nghiệp Nó cho biết khi thực hiện một đồng doanhthu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
= Lợi nhuận trước thuế trong kỳ trên vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ mang lạibao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
vốn kinh doanh (ROA)
Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Trang 37 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROA E )
Tỷ suất sinh lời kinh tế của
từ nguồn lợi nhuận tạo ra
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này được chủ sở hữu rất quan tâm vì nó cho biết một đồng vốn
mà họ bỏ ra mang lại cho họ bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Chỉ tiêu này caocũng có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả
1.3 Một số biện pháp, giải pháp tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện trực tiếp ở việctạo ra kết quả kinh doanh lớn với chi phí nhỏ, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế tàichính của hoạt động sản xuất kinh doanh Vì thế, các biện pháp ứng dụngtrong sản xuất kinh doanh có tác động đến hiệu quả và chi phí theo hướngtrên đều coi là các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Có thể
kể ra một vài biện pháp như:
Trang 38 Nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ nhà kinh doanh như khả năngnắm bắt, nghiên cứu thị trường, khả năng quản trị nội bộ.
động, tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho laođộng, tăng cường kỷ luật trong lao động, có biện pháp khuyến khích về vậtchất và tinh thần cho người lao động…
sử dụng khoa học nhằm tăng công suất và bảo trì thiết bị máy móc kịp thời
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhàquản trị có thể đưa ra các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Các giải pháp tài chính thường được áp dụnglà:
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tổ chức sử dụng vốn hợp lý và cóhiệu quả, tránh để ứ đọng, gấy lãng phí vốn
động hợp lý, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động
hợp lý để đảm bảo thu hồi vốn Thường xuyên đổi mới, hiện đại hóa máy mócthiêt bị sản xuất
sản phẩm , tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
biện pháp để thu hồi nợ, có kế hoạch trả nợ đến hạn làm tăng khả năng thanhtoán, tăng uy tín của doanh nghiệp
Trang 39Trên đây là các biện pháp tài chính mà các nhà quản trị doanh nghiệpthường sử dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên tùy theo tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà các nhà quản trịlại có những giải pháp chi tiết và phù hợp hơn.
Nắm bắt thực trạng của mỗi doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầukhông chỉ của các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp mà còn là mối quantâm của các đối tác, đối thủ cạnh tranh, người lao động và ngay cả kháchhàng Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và nhạy cảm Do đó, cần phải sửdụng các công cụ phân tích tài chính phù hợp với tình hình thực tế của doanhnghiệp trong từng giai đoạn
Trang 40CHƯƠNG II TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ NGUYÊN
LIỆU THỰC PHẨM
2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm.
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty.
Công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm là một doanhnghiệp được thành lập vào tháng 06 năm 2005, hạch toán độc lập, tự chủ vềtài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân thànhphố Hà Nội.Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệuthực phẩm
Tên giao dịch quốc tế: Food Ingredient and Technology CompanyLimited
Tên viết tắt: FIT
Giám đốc: Võ Hoàng Sơn
Trụ sở công ty: Số 74, tổ 38C, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, HN.Điện thoại: (04) 3537 6425
2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ từ tháng
6 năm 2005 đến nay