1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long

77 545 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 882,5 KB

Nội dung

Với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trườngkhi mà nhiều công ty chứng khoán cùng hoạt động, với dịch vụ ngày càng đadạng, phong phú cung cấp đến nhà đầu tư thì công ty buộc phải

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hơn 10 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trảiqua rất nhiều thăng trầm thử thách Thời gian gần đây mặc dù vẫn còn nhiều khókhăn, song về cơ bản thị trường đã từng bước đi vào thế ổn định Các công tychứng khoán đang dần khẳng định vị thế ngày càng quan trọng của mình trên thịtrường chứng khoán

Hiện nay, với sự ra đời và đi vào hoạt động của 105 công ty chứng khoán

đã mang lại cho thị trường những “màu sắc” mới, đáp ứng ngày càng cao nhucầu phát triển của thị trường nhưng đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnh tranh gaygắt giữa các công ty chứng khoán Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Longcũng không phải là ngoại lệ Với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trườngkhi mà nhiều công ty chứng khoán cùng hoạt động, với dịch vụ ngày càng đadạng, phong phú cung cấp đến nhà đầu tư thì công ty buộc phải tự mình điềuchỉnh để đạt được những kết quả tốt nhất trong hoạt động kinh doanh Công tyđang dần khẳng định vị thế và hình ảnh của mình trên thị trường chứng khoánViệt Nam hiện nay

Sau thời gian được thực tập tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long,

xuất phát từ lý do trên và thấy được tính cấp thiết, ý nghĩa thực tế đề tài: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long” em đã chọn làm chuyên đề cuối khóa.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về Công ty chứng khoán và hoạtđộng của Công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán

Phân tích thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần chứng khoán ThăngLong Từ đó đánh giá kết quả, hạn chế, và các nguyên nhân làm hạn chế hiệuquả hoạt động của công ty

Trang 2

Từ kết quả phân tích đánh giá ở trên đưa ra đề xuất hệ thống các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần chứng khoán ThăngLong.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là những vấn đề lý luận và thực tiễn

về hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán

Phạm vi nghiên cứu là hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần chứngkhoán Thăng Long trong thời gian qua

3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Chuyên đề tập trung vào hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về hoạt độngcủa Công ty chứng khoán Trên cơ sở những lý luận cơ bản kết hợp với việcnghiên cứu thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long,chuyên đề đã đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long trong thời gian tới

Chương 2: Thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động của Công ty cổ

phần chứng khoán Thăng Long

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần

chứng khoán Thăng Long

Trang 3

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1 Những lí luận chung về công ty chứng khoán

1.1.1 Khái niệm Công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực

chứng khoán thông qua việc thực hiện một hoặc một vài dịch vụ chứng khoánvới mục đích tìm kiếm lợi nhuận

Tại Việt Nam, công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty

cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật DoanhNghiệp và được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp Giấy phép thành lập vàhoạt động Tùy theo vốn điều lệ và đăng kí kinh doanh mà một công ty có thểthực hiện một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh như: môi giới chứng khoán,

tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư

Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triểncủa thị trường chứng khoán Nhờ có công ty chứng khoán mà các cổ phiếu vàtrái phiếu lưu thông trên thị trường thứ cấp

1.1.2 Điều kiện thành lập và mô hình tổ chức Công ty chứng khoán

1.1.2.1 Điều kiện thành lập và hoạt động Công ty chứng khoán

Theo Điều 62 Luật Chứng Khoán số 70/2006/QH11 (ngày 29/06/2006) có

quy định về điều kiện thành lập và hoạt động Công ty chứng khoán như sau:

- Công ty chứng khoán phải có trụ sở, có trang bị, thiết bị phục vụ hoạtđộng kinh doanh chứng khoán, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứngkhoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trangthiết bị

- Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính Phủ

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụkinh doanh chứng khoán có chứng chỉ hành nghề chứng khoán Yêu cầu đối với

Trang 4

mỗi nghiệp vụ kinh doanh có tối thiểu 3 nhân viên có chứng chỉ hành nghề phùhợp với nghiệp vụ đó.

1.1.2.2 Mô hình tổ chức Công ty chứng khoán

Hoạt động của CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh

nghiệp sản xuất thương mại thông thường vì CTCK là một định chế tài chínhđặc biệt Vì vậy, vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của CTCK cũng

có những điểm khác nhau và vận dụng cho các khối thị trường có mức độ pháttriển khác nhau Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình tổ chức CTCK: Môhình công ty đa năng và mô hình công ty chuyên doanh

Mô hình công ty đa năng

Theo mô hình này, CTCK là một bộ phận cấu thành của Ngân hàng thương

mại Theo đó, NHTM được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp dịch vụ tài chínhtổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tàichính Mô hình này được biểu hiện dưới hai hình thức sau:

NHTM đa năng một phần: Các NHTM, công ty muốn hoạt động trong lĩnhvực chứng khoán phải thành lập Công ty con- CTCK, hoạt động độc lập Môhình này được áp dụng ở Anh và những nước có quan hệ gần gũi với Anh nhưCanada…

Mô hình này có ưu điểm là các Công ty được kết hợp kinh doanh các lĩnhvực

khác và kinh doanh chứng khoán Do đó tận dụng được thế mạnh về tài chính,kinh nghiệm, mạng lưới khách hàng rộng khắp của công ty Bên cạnh đó, do cóquy định hoạt động riêng rẽ giữa hai hoạt động trên cho nên hạn chế rủi ro nếu

có sự biến động của một trong hai thị trường Đặc biệt mô hình này phù hợp vớinhững nước mới thành lập TTCK, khi mà cần có các tổ chức tài chính lànhmạnh tham gia vào thị trường và khi hệ thống luật, kiểm soát còn nhiều mặt hạnchế

NHTM đa năng toàn phần: Mô hình này không có sự tách bạch giữa hoạtđộng Ngân hàng và kinh doanh chứng khoán NHTM không những được hoạt

Trang 5

động trong lĩnh vực tiền tệ mà còn được hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

và bảo hiểm Mô hình này thường được áp dụng ở các nước Bắc Âu, Hà Lan,Thụy Sĩ,…

Khác với mô hình chuyên doanh, ưu điểm của mô hình này là công ty có thểkết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh Nhờ đó mà giảm bớt rủi ro cho hoạt độngkinh doanh nói chung và có khả năng về tài chính chịu đựng các biến động củaTTCK Tuy nhiên, mô hình đa năng hoàn toàn có một số hạn chế như:

- TTCK phát triển chậm vì hoạt động chủ yếu của hệ thống ngân hàng dùngvốn để cấp tín dụng và dịch vụ thanh toán Do đó Ngân hàng thường quan tâmđến lĩnh vực Ngân hàng hơn là lĩnh vực chứng khoán Điều này đã thể hiệnthông qua sự kém phát triển của TTCK Châu Âu so với TTCK Mỹ

- Bên cạnh đó, nó còn có nhược điểm là trong trường hợp biến động củaTTCK, hậu quả có thể tác động tiêu cực đến lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nếukhông có sự tách biệt giữa hai loại hình kinh doanh này Thực tế đã chứng minhthông qua cuộc đại khủng hoảng năm 1929 – 1933, hay vụ phá sản ngân hàngBarings của Anh năm 1925 Ngược lại, trong trường hợp thị trường tiền tệ biếnđộng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán của các Ngânhàng, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan là một minh chứng

Mô hình công ty chuyên doanh (hay còn gọi là mô hình đơn năng)

Theo mô hình này, CTCK là Công ty chuyên doanh độc lập, chuyên môn

hóa hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán Các ngân hàng thương mại và các tổchức tài chính khác không được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh chứngkhoán

Ưu điểm của mô hình này là hạn chế rủi ro cho hệ thống Ngân hàng donhững ảnh hưởng tiêu cực của TTCK, và các Ngân hàng không được sử dụngvốn huy động được để đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán Mặt khác với sựchuyên môn hóa

Trang 6

sẽ tạo điều kiện cho TTCK phát triển Điển hình của mô hình này là các CTCK

ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…có sự tách bạch giữa hoạt động Ngân hàng và công tychứng khoán

Tuy nhiên, do xu thế hình thành nên các tập đoàn tài chính khổng lồ nênngày nay một số thị trường cũng cho phép kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền

tệ, chứng khoán, bảo hiểm, nhưng tổ chức thành Công ty mẹ, Công ty con và có

sự quản lý giám sát chặt chẽ và hoạt động tương đối độc lập với nhau

1.1.3 Vai trò của công ty chứng khoán

Các CTCK ra đời và phát triển một cách nhanh chóng như vậy là do có một

vai trò rất quan trọng trên TTCK Để hiểu rõ sự cần thiết của các CTCK trênTTCK chúng ta xem xét vai trò của các CTCK đối với từng đối tượng, chủ thểkhác nhau trên TTCK

1.1.3.1 Đối với các tổ chức phát hành

Mục tiêu tham gia vào TTCK của tổ chức phát hành là huy động vốn thông

qua việc phát hành các chứng khoán Vì vậy, thông qua hoạt động đại lý pháthành, bảo lãnh phát hành các CTCK có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục

vụ cho các nhà phát hành

Một trong những nguyên tắc hoạt động của TTCK là nguyên tắc trung gian.Nguyên tắc yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hành không được muabán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán CácCTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả người đầu tư và cả nhà phát hành

Và khi thực hiện công việc này CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nềnkinh tế thông qua TTCK

1.1.3.2 Đối với nhà đầu tư

Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lí danh mục đầu

tư, CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng caohiệu quả các khoản đầu tư Đối với hàng hóa thông thường, mua bán qua trunggian sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người bán Tuy nhiên, đối với TTCK,

sự biến động thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao

Trang 7

sẽ làm cho nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tintrước khi quyết định đầu tư Do đó thông qua các CTCK, với trình độ chuyênmôn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp cho các nhà đầu tư thực hiện các khoảnđầu tư một cách hiệu quả, an toàn cho nhà đầu tư.

1.1.3.3 Đối với thị trường chứng khoán

Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường

Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định Tuy nhiên, để đưa ra mứcgiá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các CTCK vì họ khôngtrực tiếp tham gia vào quá trình mua bán Các CTCK là những thành viên của thịtrường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá.Trên thị trường sơ cấp, các CTCK cùng các nhà phát hành đưa ra mức giá đầutiên Chính vì vậy giá cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham giađịnh giá của các CTCK Các CTCK còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham giađiều tiết thị trường Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợiích của chính mình, nhiều CTCK đã dành một tỷ lệ nhất định các giao dịch đểthực hiện vai trò bình ổn thị trường

Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính:

TTCK có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sảntài chính và các CTCK mới là người thực hiện tốt vai trò đó, vì CTCK tạo ra cơchế giao dịch trên thị trường Trên thị trường cấp một, do thực hiện các nghiệp

vụ như bảo lãnh phát hành, chứng khoán hóa, các CTCK không những huy độngđược nguồn vốn đưa vào sản xuất, kinh doanh cho nhà phát hành mà nó còn làmtăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính được đầu tư Do các chứng khoánqua đợt phát hành sẽ được mua bán giao dịch trên thị trường cấp hai Điều nàylàm giảm rủi ro, tạo nên tâm lí yên tâm cho nhà đầu tư Trên thị trường cấp hai,

do thực hiện giao dịch mua và bán, các CTCK giúp người đầu tư chuyển đổichứng khoán thành tiền mặt và ngược lại Những hoạt động đó có thể làm tăngtính thanh khoản của những tài sản tài chính

Trang 8

1.1.3.4 Đối với cơ quan quản lý thị trường

Công ty chứng khoán có nhiệm vụ cung cấp thông tin về TTCK cho các cơquan quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý vì với tư cách là trung gian giaodịch, và với tính chuyên nghiệp trong hoạt động, công ty chứng khoán là nhữngngười hơn ai hết nắm chắc các chủ thể thị trường Hơn nữa với nguyên tắc côngkhai hóa các thông tin thì việc cung cấp thông tin vừa là quy định của pháp luật,vừa là nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán

Như vậy, các CTCK với vai trò có ảnh hưởng rộng rãi tới các chủ thể trênTTCK: Tạo ra cơ chế huy động vốn, cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch, tạotính thanh khoản cho các chứng khoán và góp phần điều tiết bình ổn thị trường

là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và củaTTCK nói riêng, do đó nó có một vị trí quan trọng trên TTCK

1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của Công ty chứng khoán

Do vai trò của CTCK đối với TTCK, nhưng các CTCK là một loại hình kinh

doanh ảnh hưởng nhiều đến lợi ích công chúng và rất dễ bị lợi dụng nhằm kiếmlợi riêng nên pháp luật các nước đều quy định rất chặt chẽ đối với các hoạt động

của CTCK Có rất nhiều quy định nguyên tắc đối với hoạt động của CTCK

nhưng nhìn chung trên thế giới các CTCK phải tuân thủ một số nguyên tắc nhấtđịnh để bảo vệ cho các nhà đầu tư

Trang 9

- CTCK khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn phải cung cấp thông tin đầy đủcho khách hàng và giải thích rõ ràng về các rủi ro mà khách hàng phải gánhchịu, đồng thời họ không được khẳng định về lợi nhuận khoản đầu tư mà họ tưvấn.

- CTCK không được phép làm các công việc có cam kết nhận hay trả bất

cứ khoản thù lao nào ngoài các khoản thu nhập thông thường

- Không được sử dụng các lợi thế của mình làm tổn hại khách hàng và ảnhhưởng xấu đến hoạt động chung của thị trường Không được tiến hành các hoạtđộng có thể làm khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bảnchất của chứng khoán hoặc các hoạt động khác gây thiệt hại cho khách hàng

- Tại nhiều nước, các CTCK phải đóng góp tiền vào quỹ bảo vệ nhà đầu

tư chứng khoán để bảo vệ lợi ích cho khách hàng trong trường hợp CTCK mấtkhả năng thanh toán

1.1.4.2 Nhóm nguyên tắc tài chính

- Đảm bảo các yêu cầu về vốn, cơ cấu vốn và nguyên tắc hạch toán báocáo theo quy định của UBCKNN Đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết kinhdoanh chứng khoán với khách hàng

- CTCK không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính đểkinh doanh, ngoại trừ trường hợp đó được dùng phục vụ cho giao dịch củakhách hàng

- CTCK phải tách bạch tiền và chứng khoán của khách hàng làm vật thếchấp vay vốn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản

1.2 Các hoạt động của công ty chứng khoán

1.2.1 Các hoạt động chính của công ty chứng khoán

1.2.1.1 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian đại diện mua bán chứng

khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng Theo đó CTCK đại diện cho kháchhàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thị trườngOTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình

Trang 10

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ môi giới

 Giai đoạn 1: Mở tài khoản giao dịch

Trước khi mua bán chứng khoán khách hàng phải mở một tài khoản giao dịch

tại công ty theo mẫu Tài khoản giao dịch gồm có hai loại:

Tài khoản tiền mặt: Là tài khoản như tài khoản tiền gửi thanh toán của cácngân hàng thương mại

Tài khoản ký quỹ hay bảo chứng: Loại tài khoản này dùng để mua bán chứngkhoán có ký quỹ

 Giai đoạn 2: Nhận lệnh của khách hàng

Mỗi lần giao dịch khách hàng phải điền vào theo mẫu in sẵn của từng công

ty, hoặc có thể thông qua điện thoại, máy Fax, Internet

 Giai đoạn 3: Thực hiện lệnh

Trên cơ sở đặt lệnh của khách hàng công ty sẽ kiểm tra qua nhiều bước sau

đó để chuyển lệnh tới thị trường phù hợp để thực hiện

 Giai đoạn 4: Xác nhận kết quả giao dịch

Sau khi thực hiện xong lệnh, công ty chứng khoán gửi cho khách hàng mộtphiếu xác nhận đã thi hành lệnh Trong trường hợp lệnh được khớp thì ngay lậptức hệ thống sẽ thông báo kết quả cho nhà đầu tư thông qua điện thoại di độngnếu khách hàng có đăng ký dịch vụ

 Giai đoạn 5: Thanh toán bù trừ giao dịch

Việc thanh toán bù trừ trong giao dịch chứng khoán sẽ được thực hiện thôngqua hệ thống tài khoản của công ty chứng khoán tại ngân hàng Đối với việc đốichiếu bù trừ chứng khoán do trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện thông qua

hệ thống lưu ký chứng khoán

Cty chứng khoán Khách

Trang 11

 Giai đoạn 6: Thanh toán và giao nhận chứng khoán

Đến ngày thanh toán, các công ty chứng khoán sẽ giao tiền thông qua ngân

hàng chỉ định thanh toán và giao chứng khoán thông qua hình thức chuyểnkhoản tại trung tâm lưu ký chứng khoán Sau khi hoàn tất thủ tục tại sở giao dịchchứng khoán, công ty sẽ thanh toán tiền và chứng khoán cho khách hàng thôngqua hệ thống tài khoản khách hàng mở tại công ty

1.2.1.2 Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua bán chứng khoán

cho chính mình Hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua cơchế giao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC Tại một số thị trường vận hànhtheo cơ chế khớp giá hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông quahoạt động tạo lập thị trường Lúc này, CTCK đóng vai trò nhà tạo lập thị trườngnắm giữ một số chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thựchiện mua bán chứng khoán với các khách hàng để hưởng chênh lệch giá

Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính Công tythông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng Nghiệp vụ này hoạtđộng song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho kháchhàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình Vì vậy trong quá trình hoạt động

có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa việc thực hiện giao dịch cho khách hàng vàcho bản thân công ty

Giao dịch chứng khoán tự doanh được thực hiện theo phương thức giao dịchtrực tiếp hay gián tiếp

Giao dịch trực tiếp: Là giao dịch “trao tay “ giữa khách hàng và CTCK theogiá thỏa thuận trực tiếp Đối tượng giao dịch loại này thường là các loại tráiphiếu, các cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường OTC Doanh số của loạigiao dịch này lớn gấp nhiều lần giao dịch trên Sở

Giao dịch gián tiếp: Là các giao dịch mà CTCK không thể thực hiện đượcbằng giao dịch trực tiếp Tức là CTCK đặt các lệnh mua và bán của mình trên sở

Trang 12

giao dịch, lệnh của họ có thể được thực hiện với khách hàng nào không xác địnhtrước.

Quy trình nghiệp vụ tự doanh

 Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược

Trong giai đoạn này, công ty chứng khoán phải xác định được chiến lượctrong hoạt động tự doanh của mình Đó có thể là chiến lược đầu tư chủ động, thụđộng hoặc đầu tư vào một số ngành nghề, lĩnh vực cụ thể nào đó

 Giai đoạn 2: Khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư

Sau khi xây dựng được chiến lược đầu tư của công ty, bộ phận tự doanh sẽtriển khai tìm kiếm các nguồn hàng hóa, cơ hội đầu tư trên thị trường theo mụctiêu đã định

 Giai đoạn 3: Phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư

Trong giai đoạn này, bộ phận tự doanh có thể kết hợp với bộ phận phân tíchtrong công ty tiến hành thẩm định, đánh giá chất lượng của các khoản đầu tư.Kết quả của giai đoạn này sẽ là những kết luận cụ thể về việc công ty có nên đầu

tư hay không và nếu đầu tư thì với số lượng, giá cả là bao nhiêu thì hợp lý

 Giai đoạn 4: Thực hiện đầu tư

Sau khi đánh giá, phân tích các cơ hội đầu tư, bộ phận tự doanh sẽ triển khaithực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán Cơ chế giao dịch sẽtuân thủ theo các quy định của pháp luật và các chuẩn mực chung trong ngành

 Giai đoạn 5: Quản lí đầu tư và thu hồi vốn

Trong giai đoạn này, bộ phận tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu

tư, đánh giá tình hình và thực hiện những hoán đổi cần thiết, hợp lý Sau khi thuhồi vốn, bộ phận tự doanh sẽ tổng kết, đánh giá lại tình hình thực hiện và lại tiếptục chu kỳ mới

Nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh tham gia một cách

trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình phát hành chứng khoán nhằm tư vấn tàichính cho nhà phát hành, giúp nhà phát hành thực hiện các thủ tục trước khichào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá

Trang 13

chứng khoán trong thời gian sau đợt phát hành Trên TTCK, tổ chức Bảo lãnhphát hành không chỉ có các CTCK mà còn bao gồm các định chế tài chính khácnhư Ngân hàng đầu tư.

Hiện nay có rất nhiều phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán, có cácphương thức chủ yếu bao gồm:

Bảo lãnh theo phương thức cam kết chắc chắn: Là hình thức bảo lãnh mà

tổ chức Bảo lãnh phát hành nhận mua toàn bộ số chứng khoán trong đợt pháthành của tổ chức phát hành theo giá thỏa thuận, sau đó sẽ bán ra thị trường theomức giá chào bán ra công chúng (POP) Mức giá thỏa thuận là mức giá chiếtkhấu so với mức giá POP (Giá POP là mức giá đã được xác định qua quá trình

tư vấn, nếu là phát hành ra công chúng thì giá POP đã được ghi trong bản cáobạch) Thu nhập mà nhà bảo lãnh nhận được là phần chênh lệch giữa giá bán vàgiá mua của nhà phát hành Hiện nay TTCK Việt Nam quy định đây là hình thứcbảo lãnh bắt buộc

Bảo lãnh theo phương thức cố gắng tối đa: Đây là hình thức Bảo lãnh mà

tổ chức bảo lãnh đóng vai trò như một đại lý phát hành và cam kết sẽ cố gắngđến mức tối đa để bán hết số chứng khoán cần phát hành cho tổ chức phát hànhtheo mức giá đã được xác định trước Trường hợp không bán hết, số chứngkhoán còn lại được trả về cho tổ chức phát hành Tổ chức Bảo lãnh được hưởnghoa hồng trên số chứng khoán được bán ra

Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không: Đây là trường hợp áp

dụng cho tổ chức phát hành chứng khoán cần một số vốn nhất định để giải quyếtmột mục tiêu nhất định Nếu huy động được đủ sỗ vốn cần thiết đó thì sẽ thựchiện phát hành, nếu không huy động đủ thì sẽ hủy bỏ Tiền đặt mua chứngkhoán sẽ được trả lại cho nhà đầu tư và tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ khôngnhận được bất cứ một khoản hoa hồng nào Rủi ro của phương thức này đượcsan sẻ cho cả hai bên

Ngoài ra còn một số phương thức bảo lãnh khác nữa như: Bảo lãnh theophương thức dự phòng và bảo lãnh theo phương thức kết hợp giữa phương thức

Trang 14

cố gắng tối đa và tất cả hoặc không Hiện nay theo quy định pháp luật về chứngkhoán và TTCK Việt Nam áp dụng hình thức Bảo lãnh theo phương thức camkết chắc chắn.

1.2.1.3 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

Trên thị trường có rất nhiều loại hình dịch vụ tư vấn, nhưng nói chung tư

vấn là việc mà các tổ chức chuyên nghiệp có kiến thức chuyên môn giúp đõ các

cá nhân, tổ chức khác không rành về nghiệp vụ hoặc không có thời gian để việcđầu tư diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn Tư vấn chứng khoán là dịch vụ màCTCK cung cấp cho khách hàng, nhằm giúp cho khách hàng tham gia vào cácquá trình phân phối, mua bán, niêm yết chứng khoán trên TTCK dựa trên nềntảng tính chuyên nghiệp của mình nhằm mục đích thu phí hoa hồng

Có rất nhiều cách phân loại hoạt động tư vấn nhưng thông thường người taquan tâm tới việc phân loại theo đối tượng của tư vấn là: Tư vấn đầu tư chứngkhoán và tư vấn tài chính

Tư vấn đầu tư chứng khoán: là việc nhân viên CTCK đưa ra những lờikhuyên cho khách hàng về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứng khoánmua bán, thời gian nắm giữ, các diễn biến của thị trường

Tư vấn tài chính: Là việc CTCK tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc xácđịnh giá trị doanh nghiệp, tái cơ cấu tài chính, phát hành chứng khoán, chia tách,sát nhập hợp nhất doanh nghiệp

Khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn, CTCK và các nhân viên tư vấn phải đảmbảo tuân thủ 5 chuẩn mực cụ thể: Cẩn trọng, trung thực, công bằng, đáng tincậy, chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật và bảo mật

1.2.2 Các hoạt động phụ trợ của công ty chứng khoán

1.2.2.1 Hoạt động Lưu ký chứng khoán

Lưu ký chứng khoán là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách và

giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán đã lưu kýnhư: quyền nhận cổ tức, trái tức, cổ phiếu thưởng Đây là một hoạt động hết sứcquan trọng và cần thiết trên TTCK tập trung Lưu ký chứng khoán đảm bảo quá

Trang 15

trình thanh toán trên SGDCK được nhanh chóng, chính xác và giúp cho chứngkhoán không bị rách hỏng hay bị thất lạc Các chứng khoán đều được lưu ký tạitrung tâm lưu ký dưới hình thức ghi sổ hoặc bằng chứng chỉ vật chất và mội giaodịch đều được thanh toán bù trừ qua trung tâm lưu ký.

1.2.2.2 Hoạt động quản lý thu nhập của khách hàng

Xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, CTCK sẽ theo dõi

tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhập và chitrả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng

1.2.2.3 Hoạt động tín dụng

Đây là một hoạt động thông dụng tại các TTCK phát triển Còn ở các TTCK

mới nổi thì các hoạt động này bị hạn chế Thậm chí ở một số nước hoạt độngnày còn bị cấm Nghiệp vụ tín dụng của CTCK có thể hiểu là CTCK cho vaychứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống hoặc cho khách hàngvay tiền để họ thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ

Cho vay ký quỹ là hình thức cấp tín dụng của CTCK cho khách hàng củamình để họ mua chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấpcho khoản vay đó Khách hàng chỉ cần ký quỹ một phần, số còn lại sẽ do CTCKứng trước tiền thanh toán Đến kỳ hạn thỏa thuận khách hàng phải trả hoàn đủ cảgốc và lãi cho CTCK Trường hợp khách hàng không trả được nợ thì công ty cóquyền phát mãi số chứng khoán đã mua để thu khoản vay

Rủi ro đối với CTCK là các chứng khoán được thế chấp có thể bị giảm tớimức giá trị của chúng thấp hơn giá trị khoản vay ký quỹ mà khách hàng không

có khả năng thanh toán phần tín dụng phải trả để đảm bảo khoản tín dụng lớnhơn hoặc bằng 50% tổng giá trị thị trường của chứng khoán Vì thế khi cho vay

ký quỹ chứng khoán CTCK phải có những nguyên tắc riêng để đảm bảo thu hồivốn tránh tình trạng tập trung vào một khách hàng hay một loại chứng khoánnhất định

Nghiệp vụ hỗ trợ bán khống: Đây là việc CTCK cho khách hàng vay bằngchứng khoán để bán rồi sau đó khách hàng sẽ trả nợ bằng chính các chứng

Trang 16

khoán sau một thời gian Để được vay chứng khoán khách hàng phải thế chấpmột số tiền tỷ lệ với giá trị của chứng khoán được vay, thường là 50% giá trị thịtrường của chứng khoán.

Ngoài một số các hoạt động trên, hiện nay các CTCK luôn phát triển các sảnphẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của khách hàng và xu thế phát triển củakhoa học công nghệ: dịch vụ ứng trước tiền bán tự động, hay các sản phẩm dịch

vụ không sàn…

1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán

Trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động và cạnh tranh gay

gắt CTCK cũng như bất cứ doanh nghiệp nào đều phải lấy an toàn và hiệu quảlàm tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá các hoạt động kinh doanh của mình

Do vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là tất yếu khách quan đốivới công ty chứng khoán

1.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK

Tất cả các doanh nghiệp tồn tại và phát triển đều phải đặt ra những mục tiêu

cụ thể Để đạt được mục tiêu đó trước hết doanh nghiệp phải xác định cho mìnhchiến lược kinh doanh phù hợp với sự biến động của thị trường, đồng thời phảitiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp (vốn, nhân lực, tài lực, vật lực) để hoạtđộng sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu củadoanh nghiệp

Thực chất khái niệm về hiệu quả là phản ánh mặt chất lượng của các hoạtđộng kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêucuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đó chính là mục tiêutối đa hóa lợi nhuận

Trang 17

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán

Việc xem xét các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động là rất quan trọng.Các chỉ tiêu đó là cơ sở đưa ra những đánh giá chuẩn xác hơn về hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp Một số chỉ tiêu được xem xét:

(1) Thay đổi doanh thu

Doanh thu năm nay – Doanh thu năm trước

Thay đổi doanh thu = x 100% Doanh thu năm trước

Chỉ tiêu này chỉ ra mức độ tăng trưởng doanh thu trong công ty chứngkhoán Chỉ tiêu doanh thu rất quan trọng khi xác định hiệu quả hoạt động kinhdoanh Do khi tăng doanh thu mới là cơ sở tăng lợi nhuận bền vững và lâu dài

(2) Các tỷ suất chi phí hoạt động (HĐ) trên doanh thu (DTT )

Chi phí hoạt động

Tỷ suất chi phí HĐ trên DTT = x 100%

Doanh thu thuần

Việc xem xét các tỷ suất chi phí hoạt động trên doanh thu để xem xét mứcchi phí chủ yếu chiếm trong tổng doanh thu, đồng thời so sánh với năm trước đểthấy có hiệu quả hay không Các tỷ suất chi phí trên doanh thu càng thấp vàgiảm dần so với năm trước thì hoạt động của công ty càng hiệu quả

(3) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ( ROS )

Lợi nhuận sau thuế

ROS = x 100%

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này càng cao thì phản ánh hoạt động của công ty càng hiệu quả.Khi so sánh chỉ tiêu ROS với năm trước và công ty khác cùng ngành tăng lên làdấu hiệu tốt, tăng sức cạnh tranh Ngược lại khi tỷ suất này giảm là một chỉ báocho thấy sự kém hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh, giảm sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp Tuy nhiên phải được xem xét tình hình đầu tư của doanhnghiệp mới có thể đưa ra nhận xét chính xác, phù hợp với đúng thực trạng củadoanh nghiệp Vì thường giai đoạn đầu kinh doanh, doanh nghiệp thường bỏ vốn

ra nhiều nhưng chưa phát huy hiệu quả trong những năm đầu

Trang 18

(4) Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế

ROA = x 100%

Tổng tài sản bình quân

Hệ số này càng cao chứng tỏ là công ty sử dụng tài sản có hiệu quả, công ty

đã tận dụng một cách triệt để công suất của tài sản Chỉ tiêu này đánh giá hiệuquả sử dụng của tổng tài sản nói chung, không xét đến hiệu quả khi sử dụng đònbẩy tài chính Khi so sánh với kết quả của các năm trước và các doanh nghiệpcùng ngành là cao hơn cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn cácnăm trước và các doanh nghiệp khác Ngược lại khi hệ số này giảm hơn thìdoanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn

(5) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ số này khi so sánh với các công ty trong và ngoài ngành để đánh giá hiệuquả Tỷ số này khi so sánh với lãi suất ngân hàng, tối thiểu cũng phải lớn hơn.Tuy nhiên, tỷ số này thường thấp khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tưlớn sử dụng nhiều vốn chủ

(6) Hệ số hiệu quả gia tăng vốn chủ sở hữu (VCSH )

Trang 19

Tuy nhiên, việc gia tăng nguồn vốn chủ nhiều trong năm cũng dẫn đến làmgiảm hệ số này Đặc biệt trong những năm đầu kinh doanh, các doanh nghiệpthường huy động nhiều vốn chủ, do đó hệ số này thường thấp nhưng cũng khôngkhẳng định được doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả Như vậy, khi xem xét

hệ số này sẽ kết hợp với việc xem xét thời gian hoạt động và nhu cầu vốn củadoanh nghiệp để đánh giá

(7) Chất lượng đầu tư tự doanh (TD)

Thu nhập từ đầu tư TD

Tỷ lệ thu nhập từ đầu tư TD = x 100%

Giá trị tài sản đầu tư TD

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng quản lý tài sản của nghiệp vụ tự doanh Chỉtiêu này càng cao càng cho thấy khả năng quản lý tài sản của bộ phận tự doanhcàng tốt

Chỉ tiêu này đồng thời để đánh giá hiệu quả của hoạt động tự doanh Thôngthường các công ty chứng khoán thường có tỷ trọng đầu tư tự doanh khá lớn.Mặt khác hoạt động tự doanh là cơ sở nền tảng cho việc thực hiện tốt các hoạtđộng khác Do đó, việc xem xét chỉ tiêu này để xem xét đánh giá cụ thể hơn hiệuquả của doanh nghiệp

(8) Chỉ tiêu về tỷ lệ % số dự phòng giảm giá chứng khoán trên nguồn vốn

Số trích dự phòng giảm giá chứng khoán

Tỷ lệ % dự phòng giảm giá CK = x 100% Nguồn vốn

Số trích dự phòng giảm giá chứng khoán bao gồm: Dự phòng giảm giá chứngkhoán tự doanh, ủy thác đầu tư, chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo nguồn dự trữ để bù đắp cho cáckhoản tổn thất do giảm giá chứng khoán Số trích dự phòng cũng là một khoảnlàm giảm vốn của doanh nghiệp Khi tỷ lệ này càng cao càng cho thấy sự kémhiệu quả của hoạt động tự doanh vì thực tế tài sản tự hoạt động tự doanh đã giảmhơn giá vốn ban đầu nhiều

Trang 20

1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty chứng khoán

1.3.2.1 Nhân tố chủ quan

(1) Chính sách đầu tư và chính sách áp dụng cho khách hàng

Chính sách đầu tư các hoạt động kinh doanh không hợp lý, các hoạt độngkhông hiệu quả được đầu tư nhiều vốn, trong khi đó các hoạt động tiềm năngphát triển, hiệu quả cao chưa được ưu tiên đầu tư Như vậy sẽ gây sự lãng phílớn trong doanh nghiệp Sự đầu tư không hiệu quả ảnh hưởng hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp

Các chính sách áp dụng cho khách hàng như: chính sách về phí giao dịchchứng khoán, lãi vay ứng trước tiền bán, lãi suất sử dụng đòn bẩy tài chính chonhà đầu tư Nếu các chính sách này không phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi íchcủa khách hàng và của công ty Nếu như chính sách phí quá thấp, có khả năngcạnh tranh hơn Tuy nhiên có thể lại không hiệu quả do doanh thu thu lại được íthơn nhiều khi sử dụng chính sách phí cao hơn Ngược lại với chính sách phí, lãisuất quá cao không thu hút được khách hàng, Doanh thu, lợi nhuận của doanhnghiệp cũng sẽ bị giảm sút

(2) Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Thực tế hoạt động của CTCK rất đa dạng và phức tạp khác hẳn với cácdoanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường vì CTCK là một định chế tàichính đặc biệt Các CTCK có cơ cấu tổ chức quản lý không hoàn toàn giốngnhau Có những công ty có cách tổ chức quản lý khoa học sẽ tiết kiệm được chiphí quản lý nhưng hiệu quả vẫn cao Ngược lại khi bộ máy tổ chức của công tykhông khoa học, hợp lý thì chi phí quản lý cao mà không đem lại hiệu quả như ýmuốn

(3) Tiềm lực tài chính công ty

Hoạt động kinh doanh chứng khoán đòi hỏi phải có tiềm lực tài chính nhấtđịnh để đảm bảo kinh doanh một cách an toàn với hiệu quả cao Muốn triển khaimột nghiệp vụ cũng như mộts dự án kinh doanh đòi hỏi phải bỏ ra một chi phínhất định trước khi tạo ra thu nhập Nghiệp vụ kinh doanh càng đa dạng đòi hỏichi phí bỏ ra càng lớn (chi phí nghiên cứu, chi phí về cơ sở vật chất, nhânviên ) Vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi CTCK phải có sức mạnh về

Trang 21

tài chính, đây chính là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể thực hiệnđược các hoạt động của mình một cách tối ưu.

(4) Chất lượng nguồn nhân lực

Hoạt động của công ty chứng khoán chủ yếu là kinh doanh dịch vụ trong cóhàm lượng chất xám con người là chủ yếu Chất lượng dịch vụ quyết định chủyếu do yếu tố nhân lực trong công ty Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thìmột công ty chứng khoán hoạt động sẽ hiệu quả hơn rất nhiều Họ vừa có thểtăng được lượng khách hàng sẽ tăng doanh thu của công ty, lượng khách hàng

đó được thỏa mãn nhu cầu dịch vụ của mình sẽ gắn bó chặt chẽ với công ty hơn.Các nhân viên đó với kiến thức chuyên sâu và chuyên môn sẽ giảm bớt đượcnhững tổn thất cho khách hàng do đó sẽ giảm chi phí của công ty

(5) Yếu tố công nghệ

Cuộc sống ngày càng phát triển nên công nghệ với tất cả các ngành nghề đềurất quan trọng Đối với ngành chứng khoán thì nhu cầu về công nghệ là cực kỳbức thiết Chủ yếu trong giao dịch hiện nay là giao dịch điện tử Lệnh được đặt

và xử lý qua hệ thống máy tính kết nối giữa các công ty và sàn giao dịch Chỉcần một trục trặc kỹ thuật nhỏ cũng gây thiệt hại cho công ty và khách hàng củamình rất nhiều Với một trình độ công nghệ cao tiên tiến công ty tiết kiệm đượcrất nhiều: cắt giảm nhân lực, giảm những lỗi do trục trặc kỹ thuật của công nghệyếu kém…Tuy nhiên, thực tế không phải công ty nào cũng đủ tiềm lực để đầu tưcông nghệ cao do quy mô vốn nhỏ

1.3.2.2 Nhân tố khách quan

(1) Chu kỳ của nền kinh tế

Do thị trường chứng khoán được ví như phong vũ biểu của nền kinh tế Do

đó mọi biến động của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.Các công ty chứng khoán hoạt động ở thị trường chứng khoán sẽ chịu nhữngảnh hưởng nhất định Khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng, các yếu tố vĩ

mô hỗ trợ nền kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán cũng phát triển hơnđược nhiều nhà đầu tư tham gia Khi đó tác động đến hoạt động đến hoạt độngcủa các công ty trên thị trường tốt lên Nguyên nhân chính là do các hoạt độngcủa công ty chứng khoán gắn với thị trường chứng khoán Và ngược lại khi nền

Trang 22

kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng, nền kinh tế trì trệ thì thịtrường chứng khoán cũng không thể phát triển lên được

(2) Môi trường chính trị pháp luật và cơ chế chính sách

Đây là yếu tố không thể thiếu đối với TTCK nói chung và với CTCK nóiriêng Như mọi doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, CTCK cần phải tuân thủpháp luật của mỗi quốc gia mà trong đó nó được thành lập Hoạt động kinhdoanh của CTCK sẽ có hiệu quả hơn trong một môi trường chính trị ổn định vàmột môi trường pháp luật minh bạch Ngược lại, khi môi trường chính trị phápluật và cơ chế chính sách không tốt sẽ là nhân tố cản trở sự hoạt động của công

ty, do đó mà công ty khó có thể hoạt động hiệu quả.

(3) Sự phát triển của TTCK

Các CTCK không thể tồn tại tách rời khỏi TTCK TTCK phát triển cùng với

hệ thống công bố thông tin, hệ thống đăng ký, hệ thống công bố công khai của

nó đã cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin đầy đủ và chính xác liên quanđến chứng khoán, tăng độ tin cậy cho thị trường và giải quyết vấn đề thông tinkhông cân xứng và rủi ro đạo đức Từ đó nhà đầu tư có niềm tin tham gia đầu tư,

mà CTCK là cầu nối Đồng thời khi thị trường chứng khoán phát triển số lượngcác công ty chứng khoán tham gia thị trường cũng nhiều hơn, sự cạnh tranh gaygắt hơn Do đó mà đòi hỏi bản thân mỗi công ty phải có những biện pháp củariêng mình để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính công ty Như vậy sự pháttriển của thị trường chứng khoán cũng là một nhân tố quan trọng, là đòn bẩy làmcho hiệu quả hoạt động của các công ty ngày càng tốt hơn

(4) Đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh giữa các CTCK cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiếuquả hoạt động kinh doanh của CTCK Để có thể tồn tại và phát triển được đòihỏi công ty tăng hiệu quả hoạt động là một yếu tố quan trọng Chính các yếu tốcạnh tranh này là chất xúc tác cho việc thường xuyên phải đánh giá lại hiệu quảhoạt động của công ty, tìm ra các biện pháp phù hợp để khắc phục những tồn tạicủa doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty hơn

Trang 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG

2.1 Những nét cơ bản về Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

2.1.1.1 Tên và địa chỉ doanh nghiệp

Tên gọi: Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

Tên giao dịch quốc tế: Thang Long Securities Joint Stock company

Đăng ký thành viên tại: HOSE, HNX

Giấy phép thành lập và hoạt động: Số 05/GPHĐKD do Uỷ ban Chứngkhoán Nhà Nước cấp ngày 05/11/2000

Giấy phép điều chỉnh: Số 98/ UBCK-GPĐCCTCK do chủ tịch UBCKNNcấp ngày 28/12/2007 chuyển đổi Công ty Chứng khoán Thăng Long từcông ty TNHH Sang thành Công ty cổ phần

Giấy phép bổ sung điều chỉnh sửa đổi: Số 321/GP-UBCKNN ngày 13/5/2010 Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Đình Ngọc – Tổng giám đốc

Mã số thuế:  0101040626

Ngành nghề kinh doanh hiện nay:

 Môi giới chứng khoán

 Tự doanh chứng khoán

Trang 24

 Tư vấn đầu tư chứng khoán

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội là chủ sở hữu duy nhất chịutrách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vivốn điều lệ đã góp vào công ty NHTMCP Quân Đội được hưởng các lợi nhuận

và chịu các khoản lỗ và rủi ro của công ty Công ty không chịu trách nhiệm vềcác khoản nợ hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác của chủ sở hữu công ty ngoài sốvốn điều lệ nói trên

Mặc dù là một công ty con trực thuộc NHTMCP Quân Đội nhưng công tychứng khoán Thăng Long có tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh theo luật và các văn bản pháp luật của nhà nước về chứng khoán, hạchtoán độc lập, có con dấu riêng, bảng tổng kết tài sản riêng và làm nghĩa vụ đốivới Nhà nước

Năm 1997, Phòng chứng khoán của NHTMCP Quân Đội được chính thứcthành lập, nhằm đáp ứng được yêu cầu cho cán bộ nghiên cứu chuyên sâu địnhhướng cho yêu cầu hoạt động chứng khoán chuyên nghiệp sau này

Các cột mốc quan trọng trong quá trình hoạt động của TLS :

Ngày 11/05/2000: TLS được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấyphép kinh doanh số 05/GPHĐKD;

Ngày 05/06/2000: TLS được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0104000003 với số vốn ban đầu là 9

tỷ đồng;

Trang 25

 Tháng 3/2003: Khai trương Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Đây

là một phần trong chiến lược mở rộng hoạt động và phạm vi ảnh hưởng củaCông ty tại khu vực miền nam;

 Tháng 8/2003: TLS tăng vốn điều lệ lên 43 tỷ đồng và trở thành công tychứng khoán với đầy đủ các nghiệp vụ theo Luật định;

 Tháng 5/2006: Công ty tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng;

 Ngày 20/07/2006: Trụ sở mới của Công ty Chứng khoán Thăng Long( ThangLong Securities company – TSC) và Phòng Giao dịch của Ngân hàngThương Mại Cổ Phần Quân Đội (MB) chính thức được khai trương đưa vàohoạt động với tổng diện tích 420m2 tại Tầng 6, tòa nhà Toserco, số 273 Kim Mã,

Hà Nội;

 Tháng 12/2006: TLS tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng;

 Tháng 10/2007: TLS tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng;

 Tháng 12/2007: Chuyển từ Công ty TNHH thành Công ty Cổ phầnChứng khoán Thăng Long đồng thời tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng;

 Ngày 31/12/2008: TLS tăng vốn điều lệ lên 420 tỷ đồng;

 Ngày 03/09/2009: TLS tăng vốn điều lệ lên 650 tỷ đồng;

 Ngày 26/10/2009: Khai trương Chi nhánh tại Hải Phòng Đây là mộtđịa bàn năng động và hứa hẹn sẽ nâng cao hình ảnh của Công ty;

 Tháng 12/2009: TLS tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng;

 Tháng 3/2010: Công ty Chứng khoán Thăng Long chính thức đổi tênviết tắt từ TSC thành TLS;

 Tháng 6/2010: TLS trở thành công ty đại chúng;

 Ngày 03/08/2010: Theo  Quyết định số 624/QĐ-UBCK và Quyết định

số 91/UBCK – GCN của Ủy ban chứng khoán Nhà nước Công ty Cổ phầnChứng khoán Thăng Long đã thành lập Chi nhánh Vũng Tàu trực thuộc Công ty

Cổ phần Chứng khoán Thăng Long tại Tầng 1, tòa nhà VCCI Vũng Tàu, số 155Nguyễn Thái Học, phường 7, Thành phố Vũng Tàu;

Trang 26

 Ngày 04/08/2010: Căn cứ vào Quyết định số 629/QĐ-UBCK và Quyếtđịnh số 91/UBCK – GCN của Ủy ban chứng khoán Nhà nước Công ty Cổ phầnChứng khoán Thăng Long đã thành lập Chi nhánh Thanh Hóa trực thuộc Công

ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long tại Tầng 2, số 749 Bà Triệu, Tràng Thi,Thanh Hóa

 Ngày 03/12/2010: Căn cứ vào Quyết định số 1040/QĐ - UBCK vàQuyết định số 108/UBCK – GCN của Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước Công ty

Cổ phần Chứng khoán Thăng Long đã thành lập chi nhánh Đà Nẵng trực thuộccông ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long tại Tầng 1, tòa nhà Vĩnh TrungPlaza, số 255 – 257 Hùng Vương, quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Là một trong những Công ty Chứng khoán đầu tiên tham gia thị trường,TLS đã không ngừng phát triển và lớn mạnh cả về tiềm lực tài chính, mạng lướihoạt động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, trở thành một thương hiệu mạnh và

uy tín đối với các nhà đầu tư Đặc biệt từ năm 2009 đến nay, TLS đã vươn lêndẫn đầu thị phần môi giới tại cả 2 sở giao dịch: Sở GDCK Hà Nội (HNX) và SởGDCK TP.HCM (HSX) Hiện tại TLS là một trong những công ty chứng khoánlớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (TLS)

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy TLS

Theo quy định của luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác công ty

tổ chức theo mô hình sau:

Trang 27

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của TLS

2.1.2.2 Cơ cấu nhân sự TLS

Nhân sự tại TLS chủ yếu là lực lượng lao động trẻ Đây cũng là đặc thùchung của các công ty chứng khoán vì đây là lĩnh vực kinh doanh mới thế hệ trẻ

dễ nắm bắt, năng động sẽ phù hợp hơn Mặt khác cũng nhận thấy rằng trình độcủa nhân viên cũng như các chuyên viên ở đây khá cao, được đào tạo bài bản, cókinh nghiệm quốc tế đã giúp ích rất nhiều cho công ty trong quá trình kinhdoanh ngày nay

Nhìn vào cơ cấu nhân sự tại TLS có thể nhận thấy:

Trang 28

Hầu hết nhân sự đang làm việc tại TLS đang trong độ tuổi còn rất trẻ, nhân

sự trên 40 tuổi chỉ chiếm 1% còn lại là nhân sự trẻ Đặc biệt nhân sự từ 25 -30tuổi chiếm tới tỉ lệ 51% và từ 30 -35 tuổi chiếm 31% so với tổng số chung, đây

là độ tuổi lao động sung sức nhất, có khát khao và nhiệt huyết công hiến hết khảnăng, tâm huyết và thời gian của bản thân mình cho công ty Đây cũng là mộtđặc điểm rất riêng của các công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay

Hình 2.2: Cơ cấu nhân sự tại TLS theo độ tuổi

(Nguồn: CTCP Chứng khoán Thăng Long)

2.1.3 Các nghiệp vụ chính của công ty chứng khoán Thăng Long

2.1.3.1 Nghiệp vụ môi giới Chứng khoán

TLS là một trong những công ty hàng đầu về mảng môi giới.Dịch vụ màcông ty cung cấp cho khách hàng ngày càng đa dạng và phù hợp với nhu cầungày càng cao của khách hàng Một số dịch vụ mà TLS securities đang triểnkhai như :

Cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến đa tiện ích (STOCK 24) Đây là

dịch vụ dành cho tất cả các khách hàng Khách hàng có thể đặt lệnh, giao dịch,tra cứu số dư chứng khoán, số dư tiền trong tài khoản, quản lý doanh mục đầu tư

Cung cấp hệ thống contact24: là hệ thống tổng đài tra cứu thông tin tự

động và giao dịch qua điện thoại

Trang 29

Cung cấp dịch vụ 6I: Là dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến quamạng Internet bằng một phần mềm chuyên biệt dành cho khách hàng VIP.

Cung cấp dịch vụ SMS 24: Là dịch vụ thông báo kết quả khớp lệnh, tra cứukết quả khớp lệnh và tra cứu số dư tài khoản, tra cứu thông tin thị trường vàthông tin chứng khoán qua tin nhắn SMS

Cung cấp các dịch vụ tài chính phục vụ cho nhà đầu tư: ứng trước tiền

bán, cho vay cầm cố chứng khoán, hợp tác kinh doanh chứng khoán niêm yết.Dịch vụ ứng trước tiền bán với phí là 0.06%/ ngày Khi khách hàng thiếu tiềnkhi mua có thể vay tối đa 50% giá trị giao dịch

2.1.3.2 Nghiệp vụ tư vấn doanh nghiệp

Hiện nay bộ phận tư vấn doanh nghiệp TLS đang cung cấp cho các kháchhàng tổ chức nhiều dịch vụ tư vấn đa dạng về tài chính doanh nghiệp Cácnghiệp vụ được triển khai bao gồm:

 Tư vấn cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp;

 Tư vấn và bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu;

 Tư vấn niêm yết/ đăng ký giao dịch;

 Tư vấn tái cấu trúc tài chính;

 Mua lại và sát nhập;

 Thu xếp vốn cho doanh nghiệp, dự án;

 Tư vấn chính sách quan hệ nhà đầu tư (IR);

Với các dịch vụ tốt nhất và đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, được đàotạo bài bản từ các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế, Công ty Chứngkhoán Thăng Long đã có một hệ thống khách hàng đa dạng Trong những nămqua, công ty chứng khoán Thăng Long luôn là những người đồng hành đáng tincậy của của khách hàng, uy tín của Công ty ngày càng được củng cố phát triển.Khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp bao gồm trên 300khách hàng là các Doanh nghiệp có uy tín thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn, Bộ quốc phòng, Bộ Giao thông, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Xây

Trang 30

dựng Các doanh nghiệp đó chủ yếu thuộc ngành nghề: tài chính ngân hàng, bấtđộng sản và xây dựng, khai thác khoáng sản, cao su,

Hoạt động tư vấn doanh nghiệp của công ty ngày càng đi vào chiều sâu,mang tính chuyên môn hóa cao và mang lại hiệu quả

2.1.3.3 Nghiệp vụ tự doanh

Cùng với hoạt động môi giới, hoạt động tự doanh cũng đã được TLS tiếnhành ngay từ khi bắt đầu hoạt động Nhưng hoạt động này giai đoạn đầu chủ yếunhằm mục đích dự trữ, tức là để đề phòng trong trường hợp có sai sót trong quátrình nhập lệnh, khi đó công ty sẽ phải bồi thường cho khách hàng bằng chínhchứng khoán của mình để giữ uy tín với khách hàng

Trong những năm trở lại đây hoạt động đầu tư đã nắm bắt được các cơ hội

và bắt đầu mang lại hiệu quả thiết thực cho Công ty Bên cạnh đó, hoạt động đầu

tư luôn gắn chặt với nghiệp vụ quản lý rủi ro nhằm mang lại hiệu quả đầu tư caonhất

2.1.3.4 Hoạt động phân tích và tư vấn đầu tư

Hoạt động phân tích và tư vấn đầu tư được coi là một hoạt động gia tăng giátrị cho khách hàng TLS có một đội ngũ cán bộ, chuyên viên phân tích có trình

độ cao, có kỹ năng phân tích, dự báo tốt, hiểu biết sâu sắc về thị trường chứngkhoán Hoạt động phân tích và tư vấn đầu tư của TLS đã kết nối được với kháchhàng thông qua các báo cáo phân tích, chất lượng các báo cáo ngày càng đượckhách hàng đánh giá cao Hoạt động phân tích đã góp phần thực hiện chiến lượchợp tác với các doanh nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp tiềm năng về vớiTLS

Các báo cáo phân tích đã cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình thịtrường chứng khoán thế giới và Việt Nam, đồng thời đưa ra các nhận định vàkiến nghị về cơ hội cho các nhà đầu tư Bên cạnh đó, thông qua các buổi tọađàm với khách hàng, các nhà đầu tư của TLS đã có bức tranh tổng quan về thịtrường hàng tháng và định hướng đầu tư trong tương lai Hoạt động phân tích đãgóp phần tạo dựng hình ảnh và thương hiệu TLS

Trang 31

2.1.3.5 Hoạt động lưu ký chứng khoán

Với tư cách là thành viên của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, TLS đã giúpkhách hàng lưu ký chứng khoán của các doanh nghiệp niêm yết, mở tài khoảngiao dịch chứng khoán tại TLS và thực hiện các dịch vụ liên quan, cụ thể là:

 Chuyển nhượng và thanh toán chứng khoán;

 Thực hiện quyền đối với chứng khoán;

 Phong tỏa/ giải tỏa phong tỏa chứng khoán;

 Lưu ký sổ cổ đông cho các công ty đại chúng;

TLS xác định hoạt động lưu ký chứng khoán là hoạt động hỗ trợ cho cácnhà đầu tư và doanh nghiệp là khách hàng của TLS và qua đó bổ trợ cho cácmảng kinh doanh khác của TLS, do đó TLS không đề ra mục tiêu lợi nhuận chohoạt động này

2.1.3.6 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành

Là nghiệp vụ mà TLS với tư cách tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ giúp cho

Tổ chức đăng ký giao dịch thực hiện các công việc cần thiết của một đợt pháthành, đồng thời đưa ra các cam kết chắc chắn nhằm đảm bảo cho đợt phát hànhchứng khoán được thành công Ngoài ra trong những trường hợp đợt phát hànhkhông thực hiện theo phương thức bảo lãnh, TLS có thể đóng vai trò là tổ chứcđại lý phân phối chứng khoán

2.1.3.7 Dịch vụ hỗ trợ tài chính

Với nền tảng tài chính vững chắc và phát triển, TLS luôn đáp ứng tốt nhấtnhu cầu kinh doanh của đối tác và khách hàng bằng các dịch vụ tài chính TLS

đã xây dựng được một mạng lưới quan hệ đa dạng với các đối tác cung cấp vốn

để hỗ trợ tài chính cho các khách hàng trong đầu tư chứng khoán Hiện tại, TLSđang cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tài chính như Ứng trước tiền bán, Cầm cốchứng khoán (repo), Hợp tác kinh doanh chứng khoán niêm yết (BCC) và một

số dịch vụ hỗ trợ tài chính khác

Trang 32

Các loại sản phẩm hỗ trợ tài chính :

 Ứng trước tiền bán;

 Hợp tác kinh doanh chứng khoán niêm yết;

 Cầm cố chứng khoán;

2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của TLS trong những năm qua

2.2.1 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của TLS

Năm 2010, thị trường chứng khoán đã có nhiều biến động.Sự biến độngcủa thị trường chứng khoán thường đi kèm với những biến động của các yếu tố

vĩ mô và chính sách của Chính phủ Tuy vậy, thị trường cũng đã đánh dấu mộtgiai đoạn phát triển khá mạnh Nhiều doanh nghiệp được niêm yết mới và huyđộng vốn trên thị trường

Năm 2010 đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán ViệtNam Thị  trường đã có những phát triển vượt bậc, đạt gấp 2 lần so với kế hoạchban đầu về quy mô vốn hóa, số lượng công ty niêm yết tăng gấp 10 lần Thịtrường cũng đã trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với hàng trămnghìn tỷ đồng

Năm 2010 đạt kỷ lục lên sàn niêm yết: thêm 81 cổ phiếu trên HOSE, 110

cổ phiếu niêm yết trên HNX và 82 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCOM.Năm 2010 cũng là năm kỷ lục của doanh nghiệp huy động vốn qua thị trườngchứng khoán với tổng giá trị huy động vốn lên tới 110.000 tỷ đồng, tăng 3 lần sovới năm 2009 và tăng 4 lần so với năm 2008…

Tuy nhiên trong số các công ty chứng khoán đang hoạt động, theo báo cáokiểm toán năm 2010 vừa công bố, có tới gần 1/4 công ty chứng khoán bị thua lỗkhi thị trường ngày càng khó “kiếm ăn” TLS trong năm vừa qua không bị thua

lỗ nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 44,57 tỷ đồng, giảm 54,2% so với năm 2009

Trang 33

Bảng 2.1: Tóm tắt một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2007 đến năm 2010

( Đơn vị tính: Nghìn đồng)

Tổng giá trị TS 2.440.370.300 1.941.970.137 4.645.522.367 6.519.412.856

DT thuần 208.742.984 318.826.808 676.257.106 1.307.065.634 Tổng chi phí 96.505.576 323.245.596 536.008.870 1.205.199.183

(Nguồn: báo cáo tài chính TLS các năm)

Biểu đồ 2.2 : Doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm

Đơn vị: Nghìn đồng

Trang 34

Nhận xét: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TLS biến thiên cùng

chiều với sự phát triển chung của nền kinh tế Năm 2007 là năm hoạt động cóhiệu quả nhất của công ty, doanh thu và lợi nhuận khá cao Tuy nhiên trong năm

2008 nền kinh tế khó khăn, hoạt động của công ty không tốt, tuy vẫn có lãi songkết quả kinh doanh giảm mạnh lợi nhuận sau thuế chỉ còn 0,36% so với năm

2007 Năm 2009 tuy vẫn chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầunhưng TTCK Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi hoạt động của các CTCK đãdiễn ra khá suôn sẻ, trong năm lợi nhuận công ty tăng mạnh so với năm 2008 vàvượt mức lợi nhuận đạt được năm 2007 Năm 2010 doanh thu tăng cao so với

2008 nhưng do chi phí còn cao nên lợi nhuận đạt được chỉ đạt 45,8% so vớinăm 2008

2.2.1.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn

Trong năm 2010 tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty đã có nhiều

biến động Tài sản và nguồn vốn của công ty có sự gia tăng đáng kể, thể hiệnqua bảng sau:

Bảng 2.2 : Bảng cân đối kế toán qua các năm

Tài sản 31/12/2009 31/12/2010

Số tiền (Triệu VNĐ)

Cơ cấu (%)

Số tiền (Triệu VNĐ)

Cơ cấu (%)

So với 2009

%tăng giảm so với 2009

A Tài sản lưu động và

đầu tư ngắn hạn

4.181.980 90% 5.556.562 85.2% 1.374.582 33%

I Tiền 1.019.342 24,4% 632.689 11 % -386,653 -38% II

Các khoản đầu tư ck

Trang 35

1 Phải thu của khách

2 Đầu tư vào công ty

liên kết, liên doanh

Nguồn vốn

A Nợ phải trả 3.760.265 81% 5.125.182 78.6% 1.364.917 36%

I Nợ ngắn hạn 3.501.925 93% 4.956.930 96.7% 1.455.005 41.5%

Trang 36

Cơ cấu nguồn vốn có sự chênh lệch giữa nợ và nguồn vốn chủ, chiếm tỷtrọng chủ yếu là vốn nợ, chiếm 78.6% trong tổng nguồn vốn Trong đó nợ ngắnhạn chiếm tỷ trọng lớn với hơn 96,7% trong tổng nợ ngắn hạn Qua bảng cân đối

kế toán ta có thể thấy trong năm công ty đã dùng trên 85.2% nguồn vốn tăng

Trang 37

thêm để đầu tư vào tài sản ngắn hạn như: cho khách hàng vay nợ nhiều hơn(chiếm hơn 63.3% vốn lưu động tăng thêm) tăng 92% so với năm 2009, đầu tư

tự doanh tăng thêm, và đầu tư dài hạn khác (chủ yếu là góp vốn vào các đơn vịkhác dưới 20% quyền biểu quyết )

Việc tăng nguồn vốn có ý nghĩa rất lớn, cho thấy sự mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh của công ty Việc mở rộng quy mô là cần thiết, là cơ sở để mởrộng thị phần, tăng doanh thu hoạt động, tăng lợi nhuận

2.2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán Thăng Long

Năm 2010 là một năm hết sức khó khăn cho các công ty chứng khoán CácCTCK đều có những biện pháp cũng như thay đổi về chiến lược kinh doanh củamình để tồn tại và phát triển Trước tình hình chung của thị trường TLS cũng đã

có nhiều thay đổi trong chiến lược kinh doanh của mình để phù hợp hơn với tìnhhình hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Kếtquả mà công ty đạt được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.3 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Số tiền (Triệu VNĐ)

% so với DTT

Tăng giảm so với 2008

Số tiền (triệu VNĐ)

% so với DTT

Tăng giảm so với 2009

Số tiền Tr.đồng

Tỷ lệ

%

Số tiền Tr.đồng

Tỷ lệ

% 1.Doanh thu 676.922 356.102 53% 1.311.837 634.915 94% 2.Các khoán

giảm trừ DT

665 -1.328 -200% 4.771 4.106 617%

3.DT thuần 676.257 100

% 357.430 53% 1.307.066 100% 630.809 93%

4.CP hoạt động

KDCK

536.009 79% 212.763 40% 1.205.199 92% 669.190 125% 5.Lợi nhuận gộp 140.248 21% 119.011 85% 101.866 8% -38.382 -27% 6.Chi phí quản lý

DN

31.840 5% 10.973 34% 53.221 4% 21.381 67%

Trang 38

(Nguồn: báo cáo tài chính TLS các năm)

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ở trên cho thấy lợi nhuận doanhnghiệp đạt được do kết quả kinh doanh những nghiệp vụ chính trong doanhnghiệp Các khoản lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng lợi nhuận.Năm 2010 công ty có lợi nhuận nhưng giảm 54% so với năm 2009 Nguyênnhân chính là do mức tăng doanh thu mạnh, tăng 93% so với năm 2009 song chiphí hoạt động kinh doanh tăng mạnh hơn mức tăng của doanh thu, tăng 125% sovới năm 2009.Từ những ảnh hưởng đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanhgiảm xuống Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần chỉ đạt 3%, do chiphí của hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn (hơn 92%) trong tổngdoanh thu

2.2.1.3 Về khả năng thanh toán

Việc xem xét về khả năng thanh toán của doanh nghiệp để chỉ rõ mức rủi rotrong khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanhnghiệp liên quan tới rủi ro vỡ nợ Nếu như doanh nghiệp có tình hình kinh doanhtốt: tăng doanh thu, tăng lợi nhuận…nhưng khả năng thanh toán thấp dễ dẫn đếntình trạng mất khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, hậu quả nghiêm trọng là

có thể phá sản khi công ty có tình hình về khả năng thanh toán tốt và tình hìnhkinh doanh tốt là những nền tảng vững chắc cho sự tiến xa hơn của doanh nghiệp

Ngày đăng: 08/11/2014, 14:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của TLS - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của TLS (Trang 27)
Hình 2.2: Cơ cấu nhân sự tại TLS theo độ tuổi - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Hình 2.2 Cơ cấu nhân sự tại TLS theo độ tuổi (Trang 28)
Bảng 2.1: Tóm tắt một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2007 đến năm 2010 - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.1 Tóm tắt một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2007 đến năm 2010 (Trang 33)
Bảng 2.2 : Bảng cân đối kế toán qua các năm - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán qua các năm (Trang 34)
Hình hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả mà công ty đạt được thể hiện ở bảng dưới đây: - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Hình hi ện tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả mà công ty đạt được thể hiện ở bảng dưới đây: (Trang 37)
Bảng 2.4 : Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (Trang 38)
Bảng 2.6 : Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.6 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động (Trang 40)
Bảng 2.7.2  Các chỉ tiêu chủ yếu so sánh về kết quả hoạt động của một số công ty năm 2010 - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.7.2 Các chỉ tiêu chủ yếu so sánh về kết quả hoạt động của một số công ty năm 2010 (Trang 42)
Bảng 2.8  Cơ cấu doanh thu năm 2009, 2010 - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.8 Cơ cấu doanh thu năm 2009, 2010 (Trang 43)
Bảng 2.9 : Cơ cấu chi phí năm 2008, 2009 - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.9 Cơ cấu chi phí năm 2008, 2009 (Trang 44)
Sơ đồ 2.4 : Phương trình dupont - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Sơ đồ 2.4 Phương trình dupont (Trang 46)
Bảng 2.10  Tình hình lưu chuyển tiền thuần trong năm 2009,2010 - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.10 Tình hình lưu chuyển tiền thuần trong năm 2009,2010 (Trang 47)
Bảng 2.13 : Chi phí, doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn năm 2008, 2009, 2010 - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.13 Chi phí, doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn năm 2008, 2009, 2010 (Trang 48)
Bảng 2.14 Số liệu về doanh thu, chi phí hoạt động môi giới qua các năm - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.14 Số liệu về doanh thu, chi phí hoạt động môi giới qua các năm (Trang 49)
Bảng 2.15 : Tình hình giao dịch chứng khoán năm 2009,2010 - các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.15 Tình hình giao dịch chứng khoán năm 2009,2010 (Trang 51)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w