5. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Phát triển du lịch gắn liền với bền vững môi trường sinh thái
Du lịch phát triển sẽ có nhiều tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Song việc phát triển du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác, điều đó có tác động đến tài nguyên và môi trường theo hướng tích cực và tiêu cực. Nghiên cứu để có giải pháp khắc phục tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường là vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững.
Đối với môi trường tự nhiên: Cần khắc phục những tác động tiêu cực như tình trạng
chất thải của các khu du lịch. Biện pháp cơ bản là tổ chức các hệ thống thu gom, xử lý chất thải cho các khu du lịch, điểm du lịch. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường của các dự án ứng dụng các công nghệ thích hợp để xử lý, giảm thiểu ô nhiễm. Khắc phục việc làm giảm tính đa dạng sinh học như chặt phá rừng bừa bãi để xây dựng các công trình dịch vụ, săn bắn những loại động vật hoang dã để phục vụ khách du lịch hoặc bản thân khách du lịch thực hiện. Biện pháp khắc phục là thường xuyên tuyên truyền giáo dục về công tác bảo vệ môi trường cho nhân dân trong khu vực dự án, trong vùng đệm của vườn quốc gia. Ngay trong mỗi khu du lịch, xây dựng những nội quy về bảo vệ môi trường cho khu du lịch, điểm du lịch và động viên cư dân bản địa cùng phối hợp tham gia công tác bảo vệ môi trường, ban hành quy chế và xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm, làm giảm đa dạng sinh học.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban ngành như: Phòng tài nguyên môi trường, phòng thương mại – du lịch, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện, kết hợp với tỉnh để xây dựng chương trình giám sát việc thực thi luật về môi trường, về quản lý và xử lý chất thải, vận động hướng dẫn các doanh nghiệp, các tổ chức, các tầng lớp nhân dân đăng ký tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường, tham gia kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Luật Môi trường và các quy định có liên quan đến ngành.
Đối với môi trường nhân văn: Hoạt động du lịch tác động tiêu cực đến môi trường
nhân văn ở một số vấn đề như cơ cấu dân số có sự thay đổi cả về thành phần và giới, tình trạng nhập cư là hiện tượng khá phổ biến tại các điểm du lịch, khu du lịch, trật tự xã hội sẽ phức tạp hơn; chuẩn mực xã hội và đạo đức xã hội dễ bị thay đổi, tệ nạn xã hội dễ gia tăng; văn hóa bị ảnh hưởng, dễ xảy ra hiện tượng văn hóa bị lai căng, bắt chước những yếu tố không phù hợp với văn hóa bản địa; giá cả các mặt hàng hóa tăng; dịch vụ tùy tiện làm ảnh hưởng đến tâm lý du khách. Biện pháp khắc phục là phối hợp các địa phương và các ngành liên quan, các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch. Bên cạnh đó giải quyết các vấn đề trật tự khác như tệ nạn xã hội, tình trạng người ăn xin, bán vé số, tệ nạn mời chào lôi kéo khách… và giải quyết triệt để vấn đề vệ sinh môi trường đô thị.
Xây dựng bộ phận chuyên quản lý và phát triển về các nguồn tài nguyên du lịch của Phú Quốc. Nhanh chóng lập kế hoạch, phát triển tài nguyên, nâng cấp, trùng tu tôn tạo các
kiến trúc, các di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao. Có thể mời các chuyên gia du lịch, tổ chức các đề tài nghiên cứu khoa học về môi trường, tài nguyên du lịch của tỉnh nhằm kết hợp hài hòa giữa yêu cầu phát triển với gìn giữ môi trường và tài nguyên.