Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và nguyên liệu thực phẩm (Trang 60 - 68)

Phân tích khả năng thanh toán là để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả hay không. Việc phân tích khả năng thanh toán tại một thời điểm đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nó phản ánh được tình hình tài chính của công ty trong thời điểm đó là có lành mạnh hay không, có khả năng đảm bảo các khoản nợ bằng tài sản hay không, hoặc khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn ra sao. Để xem xét được kỹ lưỡng và toàn diện về khả năng thanh toán của Công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm, ta phải xem xét tình hình các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ

Dựa vào bảng số liệu 09, ta thấy tổng các khoản phải thu luôn nhỏ hơn tổng các khoản phải trả và trong năm 2012 các khoản phải thu giảm đi, đồng thời các khoản phải trả tăng lên. Cụ thể là:

BẢNG 09. BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ NĂM 2012

Chỉ tiêu Cuối năm 2012 Đầu năm 2012 Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) I II III IV = II - III V =

IV/III A. Các khoản phải thu 43,766,691,715 60,559,965,250 -16,793,273,535 -27.73 I. Các khoản phải thu ngắn

hạn 43,766,691,715 60,559,965,250 -16,793,273,535 -27.73

1. Phải thu khách hàng 23,336,887,377 38,540,730,681 -15,203,843,304 -39.45 2. Trả trước cho người bán 17,564,284,492 5,544,417,213 12,019,867,279 216.79 3. Các khoản phải thu khác 4,214,039,501 17,823,337,011 -13,609,297,510 -76.36 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn

khó đòi (*) (1,348,519,655) -1,348,519,655 0

II. Các khoản phải thu dài

hạn 0 0 0

1. Phải thu dài hạn của khách hàng

2. Phải thu dài hạn khác 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)

B. Các khoản phải trả 92,160,899,698 85,821,995,368 6,338,904,330 7.39 I. Nợ ngắn hạn 92,160,899,698 85,821,995,368 6,338,904,330 7.39

1. Vay và nợ ngắn hạn 88,178,073,985 66,443,227,329 21,734,846,656 32.71 2. Phải trả người bán 1,564,041,054 4,049,512,631 -2,485,471,577 -61.38 3. Người mua trả tiền trước 1,530,975,459 3,767,645,525 -2,236,670,066 -59.37 4. Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước -46,397,388 1,346,006,341 -1,392,403,729 -103.45 5. Phải trả người lao động 97,128,543 97,128,543 0 0.00

6. Chi phí phải trả 0 0 0

7. Các khoản phải trả, phải nộp

ngắn hạn khác 837,078,045 10,118,474,999 -9,281,396,954 -91.73 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 0 II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 1. Vay và nợ dài hạn 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác

4. Dự phòng phải trả dài hạn

Các khoản phải thu năm 2012 giảm gần 17 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 27,73% và hoàn toàn là do sự sụt giảm của các khoản phải thu ngắn hạn.

Doanh nghiệp không có các khoản phải thu dài hạn. Trong các khoản phải thu ngắn hạn thì sự sụt giảm chủ yếu bởi phải thu khách hàng. Phải thu khách hàng năm 2012 giảm 15.203.843.304 đồng, tương ứng với mức giảm 39.45%. Sự giảm mạnh này là thực tế đúng bởi năm 2012 vừa qua tình hình kinh doanh của công ty là không mấy sáng sủa, có ít đơn hàng được thực hiện hơn năm ngoái nên lượng hàng hóa tiêu thụ không được như mong muốn. Bên cạnh đó, khoản trả trước người bán tăng mạnh, khoản trả trước người bán tăng 12.019.867.279 đồng tương ứng với mức tăng 216,79%. Thông thường, doanh nghiệp ký hợp đồng trước với các nhà cung cấp, do đặc thù là có nhiều loại hàng hóa nhập khẩu nên việc ký hợp đồng trước sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh rủi ro tỷ giá, đồng thời giúp cho doanh nghiệp tránh được việc tăng giá nguyên liệu, hàng hóa nhập vào đột biến và tạo nguồn cung ổn định cho kinh doanh. Điều này cũng làm rõ thêm kỳ vọng của doanh nghiệp trong năm 2013, hàng hóa sẽ tiêu thụ mạnh hơn; do vậy, doanh nghiệp tranh thủ ký các đơn đặt hàng với nhà cung cấp để đảm bảo kinh doanh thông suốt.

Tổng các khoản phải trả trong năm 2012 tăng 6.338.904.330 đồng, mức tăng này bằng với mức tăng của nợ ngắn hạn vì nợ dài hạn của doanh nghiệp trong năm là không thay đổi. Cụ thể trong nợ ngắn hạn, mức tăng đột biến và chủ yếu là do vay và nợ ngắn hạn. Vay và nợ ngắn hạn tăng mạnh, tăng 21,7 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 32,71%. Điều này là do chủ trương mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, lượng vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nên doanh nghiệp phải vay từ các ngân hàng thương mại mặc dù lãi suất là khá cao. Việc vay vốn ngân hàng này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tận dụng được vốn, giúp chi phí sử dụng vốn giảm cũng như đáp ứng nhu cầu vốn cần trong kinh doanh. Song, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty mình để có quyết định về cơ cấu vốn hợp lý. Nếu doanh nghiệp thành công trong quản lý và sử dụng vốn vay sẽ giúp khuếch đại được sự gia tăng nhanh chóng vốn chủ

sở hữu và đây cũng là mục tiêu phấn đấu của các công ty. Còn nếu đồng vốn vay không được quản lý và sử dụng hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn chồng chất mà trước mắt là sự gia tăng về chi phí tài chính dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán là khó tránh khỏi.

Xem xét mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, ta thấy mức độ tăng lên của các khoản phải trả không nhiều bằng mức độ giảm đi của các khoản phải thu. Song qua đây ta cũng thấy doanh nghiệp có được một lượng vốn đi chiếm dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và đây sẽ là một trong những nguồn quan trọng mà doanh nghiệp có thể tận dụng được nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mình trong những năm tới. Để đánh giá cụ thể hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta tiến hành phân tích một số hệ số tài chính đặc trưng dưới đây.

1. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần một khoản vay mượn thêm

Căn cứ vào bảng số liệu 10, ta thấy trong giai đoạn năm 2011 – 2012, hệ số khả năng thanh toán hiện thời giảm dần. Đầu năm 2011, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,19 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Cuối năm 2011, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,17 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Đến cuối năm 2012, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,15 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Nguyên nhân của việc này là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

TT Chỉ tiêu Đơn vị Cuối năm 2012 Cuối năm 2011 Đầu năm 2011

1 Tài sản ngắn hạn Đồng 106,285,162,287 100,489,417,285 52,875,938,445 2 Hàng tồn kho Đồng 58,737,293,041 29,160,894,749 14,042,115,253 3 Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 3,604,879,127 8,766,627,460 6,144,381,656 4 Nợ ngắn hạn Đồng 92,160,899,698 85,821,995,368 44,501,409,442 5 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời(5) = (1)/(4) Lần 1.15 1.17 1.19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Hệ số khả năng thanh toán nhanh(6) = {(1) - (2)}/(4) Lần 0.52 0.83 0.87

7 Hệ số khả năng thanh toán tức thời(7) = (3)/(4) Lần 0.04 0.10 0.14

Song, trong tất cả các thời điểm xem xét hệ số thanh toán hiện thời thì ta đều thấy hệ số này của doanh nghiệp luôn lớn hơn 1. Điều này cho ta cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp là khá vững chắc. Công ty đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình. Qua đó, ta còn làm rõ thêm kết luận rằng doanh nghiệp tài trợ hoàn toàn tài sản ngắn hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn mà cụ thể ở đây là nợ ngắn hạn và có một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Đây là điều kiện tiên quyết quyết định rằng doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, giảm thiểu rủi ro thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp đến mức tối đa.

Tuy nhiên, trong tài sản ngắn hạn có bộ phận hàng tồn kho là bộ phận khó chuyển đổi thành tiền nhất. Đặc biệt, doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho chiếm không nhỏ (năm 2012 chiếm 55,26%) đã làm giảm tính linh hoạt của hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Vậy câu hỏi đặt ra rằng: “Liệu số hàng tồn kho đó trong một thời gian ngắn có thể chuyển đổi thành tiền để

thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn hay không?”. Để có câu trả lời cho câu hỏi trên, ta cần xem xét tới hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty.

2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Trong các thời điểm tính toán xem xét, ta đều nhận thấy rằng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có xu hướng giảm. Điều này là dễ hiểu bởi tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn chậm hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho và tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn cũng chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

Cụ thể là, đầu năm 2011, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,87 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao đảm bảo. Cuối năm 2011, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,83 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao đảm bảo và đến cuối năm 2012 thì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,52 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao đảm bảo. Năm 2012, doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn, điều này đã làm cho tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn giảm đi, đồng thời cũng làm mất đi phần nào khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hàng tồn kho khó có thể chuyển đổi thành tiền ngay để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Do vậy, doanh nghiệp cần phải dựa vào các đơn hàng và dự tính mức tiêu thụ trong năm tới để xem xét lượng hàng tồn kho như vậy là đã hợp lý chưa để có thể đảm bảo khả năng thanh toán và đồng thời có mức chi phí lưu kho hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng hàng tồn dẫn đến ứ đọng vốn.

3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời.

Chúng ta đều thấy rằng trong bất cứ doanh nghiệp nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tiền mặt luôn có tính thanh khoản cao nhất. Do tính hiệu quả của vốn lưu động mà không phải lúc nào tiền cũng có tại quỹ của doanh nghiệp, nó tham gia vào quá trình kinh doanh nằm dưới các hình thức khác nhau. Trong trường hợp nào đó, nó là nhân tố quyết định đến khả năng thanh toán tức thời của các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Cụ thể trong giai đoạn 2011 – 2012, ta thấy đầu năm 2011 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 0,14 đồng vốn bằng tiền. Cuối năm 2011, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 0,10 đồng vốn bằng tiền. Cuối năm 2012, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 0,04 đồng vốn bằng tiền. Như vậy, năm 2012 thì hệ số này đã giảm mạnh gần 3 lần so với đầu năm. Có thể nói đây là tình trạng đáng báo động về tình hình thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của công ty.

Hệ số này giảm mạnh do doanh nghiệp đã giảm mạnh tiền và các khoản tương đương tiền trong năm qua. Tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2012 giảm 5.161.748.333 đồng, tương ứng với mức giảm 58,88% so với đầu năm 2012. Lượng tiền mặt tại quỹ cũng như lượng tiền gửi ngân hàng trong năm giảm mạnh để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp, cũng như là mua hàng hóa phục vụ cho việc tiêu thụ trong năm sau. Mặt khác, do khó khăn về mặt tài chính nên khách hàng chậm thanh toán tiền hàng và tiền mặt của doanh nghiệp liên tục được luân chuyển để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Trên thực tế thì tỷ lệ này thường được các công ty duy trì ở mức nhỏ vì lý do tiền mặt tại quỹ không có khả năng sinh lời. Tuy nhiên, mức dự trữ vốn bằng tiền quá nhỏ có thể dẫn đến khó khăn khi thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như các khoản phát sinh đột xuất.

4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.

Năm 2012, khả năng thanh toán lãi vay giảm mạnh từ 3,75 lần năm 2011 xuống còn 1,56 lần năm 2012, giảm 2,19 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 58,41%.

BẢNG 11. HỆ SỐ THANH TOÁN LÃI VAY

Giá trị Tỷ lệ (%)

1 Lợi nhuận trước

thuế và lãi vay Đồng 20,212,757,533

13,968,568,87 3

6,244,188,66

0 44.70 2 Lãi vay phải trả

trong kỳ Đồng 12,961,536,281 3,724,975,932

9,236,560,34

9 247.96 3

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (3) = (1)/(2)

Lần 1.56 3.75 -2.19 -58.41

Hệ số này giảm mạnh nhưng nhìn chung doanh nghiệp làm ăn vẫn có lãi, khoản lợi nhuận trước thuế và lãi vay của riêng hoạt động kinh doanh chính của công ty vẫn đủ để thanh toán lãi vay. Tuy nhiên, chi phí tài chính cùng với các chi phí khác tăng lên rất cao với tốc độ tăng lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu nên đã làm cho lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm sút mạnh. Bên cạnh đó, lãi vay trong năm quá cao, thậm chí lãi suất vay ngắn hạn còn cao hơn cả lãi suất vay trung và dài hạn, điều này đã đẩy chi phí lãi vay của doanh nghiệp tăng lên. Ngoài ra, việc mở rộng quy mô sản xuất bằng vốn vay khi mà vốn chủ sở hữu không đáp ứng được cũng là lý do khiến lãi vay của doanh nghiệp trong kỳ tăng lên cao. Mặc dù có rất nhiều khó khăn trong vay vốn kinh doanh nhưng doanh nghiệp buộc phải chấp nhận và nếu như quản lý và sử dụng nguồn vay này tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp khuếch đại vốn chủ sở hữu sau này.

Qua phân tích nhóm chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán, ta thấy trong hai năm 2011 và 2012 thì tất cả các hệ số này bao gồm hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp đều giảm xuống. Đây là dấu hiệu không tốt cho thấy mức độ rủi ro tài chính đang có xu hướng tăng lên. Thông qua phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phần nào ta thấy được sự bất hợp lý

trong cơ cấu vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp. Chúng ta sẽ đi phân tích sâu hơn trong phần sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và nguyên liệu thực phẩm (Trang 60 - 68)