Để đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa, công ty cần áp dụng các biện pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động Marketing. Để thực hiện tốt điều này, công ty cần triển khai các hoạt động sau:
Xây dựng hệ thống thông tin thị trường để cung cấp những thông tin
Tổ chức nghiên cứu thị trường trong nước, khu vực và thế giới một cách thường xuyên những vấn đề quan trọng như: cơ chế luật pháp, nhu cầu thị trường đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu những yếu tố đầu vào như giá cả, công nghệ chế biến tiên tiến,…. nhằm trả lời cho những câu hỏi: khách hàng nói gì về sản phẩm công ty cung cấp? Yêu cầu hiện tại và trong tương lai bạn hàng muốn gì?...
Xây dựng phương pháp quảng cáo hiệu quả và hợp lý: quảng cáo phải
làm cho khách hàng hiểu được sản phẩm và đến với công ty. Để việc quảng cáo đạt hiệu quả thì nội dung quảng cáo phải thực sự gây ấn tượng và làm cho khách hàng cảm nhận được tính ưu điểm, vượt trội của sản phẩm. Vì vậy, khi tham gia các hội trợ triển lãm cũng như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chương trình quảng cáo bằng phương tiện âm thanh, hình ảnh, tờ rơi,… nội dung giải thích rõ về những tính năng của từng sản phẩm và tác dụng của nó gắn với mục tiêu sử dụng cụ thể.
Thứ hai, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa, hạ giá bán sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Áp dụng chính sách linh hoạt đối với giá bán sản phẩm hàng hóa dựa trên quy luật cung cầu của thị trường, cũng như những phương thức bán hàng hấp dẫn đối với khách hàng mua nhiều, khách thanh toán đúng hạn (chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại,…), giải quyết tốt yêu cầu của khách hàng như phương tiện vận chuyển, phương thức thanh toán.
Thứ ba, tuyển chọn đội ngũ nhân viên bán hàng năng động, nhiệt tình, niềm nở và có kiến thức chuyên môn để tư vấn cho khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng và yên tâm khi sử dụng sản phẩm của công ty.
Thứ tư, tăng cường khả năng thâm nhập thị trường, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường hướng ra xuất khẩu. Đối với thị trường tiêu thụ hiện
Nam, còn hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở miền Trung là chưa cao. Vì vậy, công ty phải mở rộng thị trường này bằng cách mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các địa phương và các đại lý, ở các vùng có lượng tiêu thụ sản phẩm mạnh. Ngoài ra, công ty nên sử dụng mạng máy tính để tiện cho việc báo cáo và nắm bắt tình hình ở các địa phương. Để có thể vi tính hóa việc quản lý các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, điều quan trọng là cần có phần mềm quản lý riêng, nhờ đó mà mọi thông tin về cửa hàng, khách hàng,… liên quan đến việc thanh toán, đặt hàng đều được cập nhật hoặc xử lý tự động qua hệ thống.
Bên cạnh đó, cần theo dõi thường xuyên các hoạt động của ngành trong và ngoài nước để có những thay đổi cho phù hợp, học hỏi những kinh nghiệm hay, sản phẩm mới của nước ngoài; từ đó đưa vào nội địa trở thành doanh nghiệp đi đầu cung cấp các trang thiết bị hiện đại cho bạn hàng.
Thứ năm, trong trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện chính sách bán chịu để tăng doanh thu tiêu thụ, doanh nghiệp phải tính toán được lợi ích của việc bán chịu so với bán hàng thu tiền ngay. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cần phải:
- Xác định mục tiêu bán chịu: nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, xây dựng uy tín về năng lực tài chính của doanh nghiệp.
- Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu.
- Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu: thực chất là so sánh giữa các chi phí phát sinh do bán chịu với lợi nhuận mà chúng mang lại.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, bán chịu được cọi như là một trong những biện pháp để đẩy nhanh tiêu thụ. Mâu thuẫn ở đây là đẩy nhanh tiêu thụ trong trường hợp này lại làm chậm kỳ luân chuyển vốn, giảm số vòng quay vốn lưu động. Chính vì vậy, để tính toán hiệu quả của chính sách bán
Lợi ích bán chịu = Chênh lệch thu nhập nhờ bán chịu – Chi phí nảy sinh khi có bán chịu.
Trong đó:
Chi phí nảy sinh khi có bán chịu = Lãi phải trả cho khoản phải thu vì bán chịu + Chi phí quản lý do bán chịu như đi lại, điện thoại, công văn, tiền lương,… + Chi phí thu hồi nợ khác.
Nếu lợi ích của việc bán chịu lớn hơn 0 thì doanh nghiệp nên thực hiện chính sách này, còn nếu nhỏ hơn 0 thì phải xem xét lại phương thức kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu chỉ nhờ bán chịu để nhằm tăng doanh thu tiêu thụ thì chưa đủ. Điều quan trọng nhất là công ty cần gắn liền một cách chặt chẽ việc bán chịu với các chính sách thu hồi công nợ và các hình thức chiết khấu, giảm giá phù hợp, mềm dẻo, linh hoạt nhằm giúp cho công ty nhanh chóng thu lại phần vốn bị chiếm dụng, tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Nhờ bán chịu hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng, công ty có thể tiêu thụ được một lượng hàng hóa lớn hơn so với không bán chịu cho khách hàng. Do đó, doanh thu tiêu thụ tăng thêm làm cho các chỉ tiêu có liên quan đến doanh thu tiêu thụ cũng được cải thiện như vòng quay tiền, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng vốn cố định. Tuy nhiên, mặt trái của chính sách này là làm giảm một số chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân,… Chính sách này đòi hỏi:
- Có phương án xử lý cụ thể đối với từng khoản bán chịu sao cho giảm được các chi phí thu tiền, nợ khó đòi… đồng thời vẫn phải đảm bảo bù đắp được mọi rủi ro công ty có thể phải gánh chịu khi áp dụng việc bán chịu.
- Thời hạn bán chịu không quá dài.
- Khách hàng có khả năng thanh toán nợ trong tương lai. - Lãi suất nợ vay thấp.