Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và nguyên liệu thực phẩm (Trang 25 - 28)

Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bởi lẽ, một doanh nghiệp được đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh trước hết phải được thể hiện ở

khả năng chi trả, khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng Tổng tài sản Tổng nợ phải trả

Hệ số này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng nợ phải trả (bao gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn), nó cho thấy một đồng nợ vay được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản.

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là Tổng tài sản < Tổng nợ phải trả, số tài sản của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.

Nếu hệ số này lớn hơn 1 có nghĩa là Tổng tài sản > Tổng nợ phải trả và doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ, tuy nhiên việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào khả năng chuyển đổi thành tiền của số tài sản ấy.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Một khi hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khắn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho

thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ số này cao quá chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Do vậy, để đánh giá đúng hơn cần xem xét tình trạng của doanh nghiệp qua một số chỉ tiêu khác.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng TSNH - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì hệ số này đã loại bỏ hàng tồn kho là loại tài sản không dễ dàng chuyển đổi thành tiền ngay được. Song một số trường hợp hệ số này cao chưa phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt vì nhiều doanh nghiệp tỷ trọng các khoản phải thu rất lớn.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng bằng tiền và tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp trong bất cứ thời điểm nào bởi đây là nguồn trang trải hết sức linh hoạt.

Hệ số thanh toán lãi vay

Lãi vay là một khoản chi phí cố định. Nguồn để thanh toán lãi vay là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Hệ số thanh toán lãi vay biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận trước lãi vay và thuế với lãi vay mà doanh nghiệp phải trả trong kỳ. Hệ số này được xác định như sau:

Hệ số thanh toán Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Lãi vay phải trả trong kỳ

Qua hệ số này ta thấy được mức độ thanh toán các khoản lãi vay mà doanh nghiệp phải trả. Hệ số thanh toán lãi vay càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng tốt, ngược lại nếu hệ số này thấp thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là kém, doanh nghiệp phải xem xét độ an toàn của các khoản vay cũng như hiệu quả sử dụng vốn của mình. Việc phân tích, đánh giá hệ số này cũng không đơn giản vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và nguyên liệu thực phẩm (Trang 25 - 28)