Các biện pháp về quản trị tiền mặt và tài sản lưu động

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và nguyên liệu thực phẩm (Trang 92 - 95)

1. Quản trị tiền mặt.

Hiện nay, lượng tiền mặt tồn quỹ của doanh nghiệp là không cao, điều này gây ra khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi phải thanh toán các khoản nợ. Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách tăng tốc độ thu hồi séc và chậm chi trả

Áp dụng các khoản chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hoặc đúng hạn vì khi nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào luân chuyển càng nhanh.

2. Quản trị tài sản lưu động.

Việc quản trị và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của công ty. Có sự khác biệt khá rõ rệt giữa phân tích và đầu tư vào các loại tài sản lưu động và tài sản cố định.

Tài sản lưu động có đặc điểm là có khả năng chuyển đổi nhanh hơn so với tài sản cố định. Vì thế, các nhà quản trị tài chính cần biết được rõ ràng rằng cần đầu tư bao nhiêu cho tài sản lưu động mới là hợp lý cho tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình. Hiện nay, tài sản lưu động trong công ty chiếm 92,73%, với mức tài sản lưu động như này đã hợp lý với mục tiêu kinh doanh của công ty hay chưa.

Tài sản lưu động duy trì cho doanh nghiệp khả năng thanh toán cần thiết trong những giai đoạn suy thoái kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế như hiện nay. Mức độ và thành phần của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn chi phối bởi tình trạng khó khăn (có thể xảy ra) và mức độ khắc nghiệt do môi trường kinh doanh đem lại. Hơn thế nữa, quản trị tài sản lưu động và nợ ngắn hạn gắn liền nhau. Thời gian đáo hạn trung bình của các khoản nợ ngắn hạn dài hơn thì nhu cầu với những tài sản có tính thanh khoản cao lại thường ít hơn. Khi số ngày trung bình của khoản tín dụng nhiều hơn thì nhu cầu cân đối tiền mặt đòi hỏi phải lớn hơn.

Đối với công ty TNHH công nghệ và nguyên liệu thực phẩm, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động. Chiếm 55,26% trong tổng tài sản lưu động và cuối năm 2012. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bên cạnh đó, các khoản phải

là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của công ty (điều này được nói rõ hơn ở phần các biện pháp quản trị các khoản phải thu). Để khắc phục tình trạng hàng tồn kho chiếm quá cao có thể gây giảm hiệu quả sử dụng vốn, công ty nên có biện pháp cụ thể như:

- Xác định đúng đắn lượng hàng hóa cần mua để bán trong kỳ cũng như lượng tồn kho dự trữ thường xuyên.

- Tìm được các đối tác cung cấp hàng hóa ổn định, uy tín, giá cả cạnh tranh.

- Lựa chọn phương tiện vận chuyển thích hợp nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa.

- Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể cho từng mặt hàng, bạn hàng năm kế hoạch trên cơ sở nghiên cứu thị trường, chi tiết khối lượng hàng hóa cho từng tháng, quý cụ thể.

- Kiểm tra hàng hóa nhập về thường xuyên, đảm bảo phẩm chất cho từng loại mặt hàng. Nếu phát hiện hàng kém chất lượng, hàng không đúng với yêu cầu trong hợp đồng thì cần có biện pháp can thiệp ngay, đề nghị nhà cung cấp xem xét, đền bù, tránh gây thiệt hại cho công ty.

- Là một doanh nghiệp chủ yếu là các hoạt động kinh doanh thương mại, mà ngành nghề kinh doanh chủ yếu là cung cấp và phân phối nguyên liệu phụ gia, hóa chất, vật tư cho ngành sản xuất đồ uống và thực phẩm nên công tác bảo quản hàng hóa phải được chú trọng. Cụ thể là việc cất trữ, bảo quản hàng hóa phải phù hợp với từng loại mặt hàng vật tư, trang thiết bị bảo quản cần được kiểm tra, đảm bảo hoạt động tốt một cách thường xuyên, tránh tình trạng hàng hóa nhập về nhưng công tác bảo quản không tốt gây hỏng, làm thất thu cho công ty. Mặt khác, cần tính toán chính xác lượng hàng tiêu thụ để cho chi phí lưu kho, bến bãi là nhỏ nhất. Bên cạnh đó, hàng tháng kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng hóa tồn đọng để có phương án

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường trong và ngoài nước để biết được giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào thay đổi như thế nào, mức độ thay đổi ra sao; từ đó dự đoán và điều chỉnh kịp thời nguồn dự trữ.

- Căn cứ vào giá cả các loại vật tư, hàng hóa trên thị trường và giá gốc của các loại đó để lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Ngoài ra, công ty cũng nên mua bảo hiểm hàng hóa đối với những hàng hóa đang đi trên đường và hàng hóa nằm trong kho.

- Cuối kỳ, công ty cần kiểm tra, đánh giá lại vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền và đối chiếu sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và nguyên liệu thực phẩm (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w