Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và nguyên liệu thực phẩm (Trang 42 - 43)

Bộ máy quản lý của công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm bao gồm: Ban giám đốc và các phòng ban chức năng.

* Ban giám đốc gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.

- Giám đốc: Là người đại diện pháp luật của công ty, có quyền quyết

định cao nhất, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người triển khai tổ chức thực hiện, điều hành bộ máy hoạt động nhằm hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong từng tháng, quý, năm cũng như kế hoạch phát triển lâu dài của công ty.

- Phó giám đốc tài chính: Là người được giám đốc giao nhiệm vụ tổ chức

quản lý công tác tài chính kế toán, lập kế hoạch huy động vốn, thẩm định dự án đầu tư, ra các quyết định đầu tư và thay mặt giám đốc điều hành công ty khi có sự uỷ quyền của giám đốc.

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người được giám đốc phân

công nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thực hiện các giao dịch mua bán, chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao.

Trưởng phòng KT Ngân hàng KT Thanh toán Thủ quỹ KT Hàng hóa KT Công nợ KT Tổng hợp

* Các phòng ban chức năng của công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm bao gồm:

- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ thu thập, xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài

chính của công ty phát sinh trong kỳ và cung cấp thông tin kinh tế cho ban lãnh đạo công ty và các đối tượng có liên quan (như nhà cung cấp, ngân hàng, người lao động…). Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, mọi công việc kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán, từ việc hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ cho đến khâu lập báo cáo kế toán. Nhờ sự tập trung của công tác kế toán, ban lãnh đạo công ty nắm bắt được toàn bộ thông tin một cách nhanh nhất, để ra các quyết định phù hợp, kịp thời.

- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tìm

kiếm thị trường, tổ chức ký kết các hợp đồng đồng mua bán với khách hàng. Trên cơ sở các hợp đồng đã được ký kết, phòng kinh doanh lập kế hoạch tiêu thụ có yêu cầu về chủng loại, mẫu mã, kích thước sản phẩm, khối lượng và thời gian giao hàng. Sau đó chuyển các văn bản thông tin tới các phòng ban có liên quan.

- Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng lao

động cho công ty, làm thủ tục và ký kết các hợp đồng lao động, quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, theo dõi số lượng lao động làm việc hàng ngày.

- Phòng xuất nhập khẩu (XNK): Chịu trách nhiệm về các hợp đồng mua

bán, cung cấp vật tư cho sản xuất, nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng tiêu thụ.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và nguyên liệu thực phẩm (Trang 42 - 43)