Tăng cường quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và nguyên liệu thực phẩm (Trang 97 - 99)

Đối với công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm thì năm 2012 là năm mà công ty đã có nhiều cố gắng có hiệu quả trong việc quản lý chi phí. Thực tế là các tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần, chi phí bán hàng trên doanh thu thuần, chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần đều giảm. Đó là kết quả khả quan cho những nỗ lực của công ty. Song, bên cạnh đó chi phí tài chính và chi phí khác tăng lên khá lớn đã làm giảm đáng kể lợi nhuận trước thuế.

Đặc biêt trong bối cảnh hiện nay, công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành. Để có thể cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp khác thì giá cả các mặt hàng công ty cung cấp là yếu tố mang tính chiến lược. Để xác định được mức giá bán hợp lý nhằm tăng lợi nhuận, công ty cần tiết kiệm chi phí để hạ giá hàng hóa. Cụ thể là:

Thứ nhất, sử dụng tiết kiệm chi phí.

Do đặc điểm ngành kinh doanh của công ty, chủ yếu là thương mại, cung cấp nguyên vật liệu, vật tư, hóa chất, chất phụ gia cho ngành snr xuất đồ uống và thực phẩm nên để giảm chi phí thì công ty có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Xác định được đúng đắn lượng hàng hóa cần mua trong kỳ để từ đó làm giảm chi phí lưu kho, bến bãi, bảo quản, chi phí phương tiện vận chuyển. Đồng thời tránh được việc ứ đọng hàng hóa, gây ứ đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Tìm được nhà cung cấp ổn định, giả cả cạnh tranh để có thể giảm chi phí. - Xây dựng kế hoạch mua hàng hóa dài hạn, ký trước hợp đồng nhằm giảm chi phí trong tình trạng giá cả biến động bất thường hiện nay, đồng thời giúp công ty chủ động trong kinh doanh.

- Thực hiện các chính sách giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp bằng các hoạt động thiết thực như điều chuyển nhân viên giữa các bộ phận bán hàng một cách linh hoạt, phù hợp với năng lực của từng người. Thực hiện việc tiết kiệm năng lượng trong các phòng ban, hạn chế việc mua vật tư, thiết bị không cần thiết cho bộ phận quản lý doanh nghiệp sẽ giúp giảm chi phí đáng kể.

- Có chính sách khuyến khích các nhà cung cấp thường xuyên cho công ty nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp hàng hóa, giúp tiết kiệm chi phí.

Thứ hai, tổ chức quản lý, phân công lao động hợp lý, sử dụng hiệu quả chi phí tiền lương, thưởng trong sản xuất kinh doanh.

- Trong công tác tổ chức cần bố trí sắp xếp lao động hợp lý phù hợp với trình độ, khả năng của từng người để họ có thể phát huy khả năng và cống hiến cho công ty.

- Sử dụng biện pháp tiền lương hiệu quả. Bộ phận hạch toán tiền lương của công ty phải lập kế hoạch tiền lương cụ thể để đảm bảo tốc độ tăng tiền lương phù hợp với tốc độ tăng năng suất lao động.

- Sử dụng tiền lương phải phát huy vai trò đòn bẩy của nó. Công ty cần áp dụng các hình thức thưởng như: thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến,….. Đồng thời cần xử phạt đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động, lãng phí vật tư hoặc hư hỏng sản phẩm…… Qua đó thúc đẩy tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm.

Thứ ba, giảm nợ vay góp phần làm giảm chi phí tài chính.

Trong năm qua, chi phí hoạt động tài chính tăng lên rất cao, là do chi phí lãi vay. Cụ thể là chi phí lãi vay năm 2012 tăng 253,43% so với năm 2011. Do đó, để giảm bớt chi phí, công ty cần hạ mức vay nợ xuống, tăng vốn chủ lên.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và nguyên liệu thực phẩm (Trang 97 - 99)