Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và nguyên liệu thực phẩm (Trang 54 - 60)

nguyên liệu thực phẩm thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm được phản ánh ở bảng 07. Nhìn vào các con số tổng kết trên đó, có thể có những nhận định ban đầu: công ty TNHH Công nghệ và nguyên liệu thực phẩm đã hoàn thành mục tiêu có lợi nhuận ở cả hai năm 2011 và 2012; đồng thời mức doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đây là kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm so với năm 2011 cho thấy năm 2012 là một năm kinh doanh đầy khó khăn của

công ty. Kết quả kinh doanh giảm đi đáng kể. Điều này thể hiện rõ nét qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

BẢNG 07. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2011 – 2012

STT Chỉ tiêu Năm 2012

(đồng) Năm 2011 (đồng) Chênh lệch

Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 535,559,221,942 334,603,866,442 200,955,355,500 60.06

2 Các khoản giảm trừ 0 0 0 0.00

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3)=(1)-(2) 535,559,221,942 334,603,866,442 200,955,355,500 60.06 4 Giá vốn hàng bán 496,295,984,274 311,483,387,416 184,812,596,858 59.33

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5)=(3)-(4) 39,263,237,668 23,120,479,026 16,142,758,642 69.82

6 Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0 0

7 Chi phí tài chính 12,961,536,281 3,724,975,932 9,236,560,349 247.96

Trong đó: Chi phí lãi vay 12,961,536,281 3,724,975,932 9,236,560,349 247.96

8 Chi phí bán hàng 8,109,974,718 6,160,544,389 1,949,430,329 31.64

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,438,976,650 3,798,846,380 (359,869,730) (9.47)

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (10)=(5)+{(6)-(7)}-(8)-(9) 14,752,750,019 9,436,112,325 5,316,637,694 56.34

11 Thu nhập khác 5,218,857,627 2,479,669,437 2,739,188,190 110.47

12 Chi phí khác 12,720,386,394 1,672,188,821 11,048,197,573 660.70

13 Lợi nhuận khác (13)=(11)-(12) (7,501,528,767) 807,480,616 (8,309,009,383) (1,029.00) 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (14)=(10)+(13) 7,251,221,252 10,243,592,941 (2,992,371,689) (29.21)

15 Chi phí thuế TNDN 1,812,805,313 2,560,898,235 (748,092,922) (29.21)

Nhìn vào bảng trên ta thấy: lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 là 7.682.694.706 đồng, trong khi đó đến năm 2012 con số này chỉ là 5.438.415.939 đồng; tức là lợi nhuận sau thuế thu nhập giảm 2.244.278.767 đồng, tương ứng với mức giảm 29,21%. Lợi nhuận sau thuế giảm là do lợi nhuận trước thuế giảm. Đi sâu vào phân tích chi tiết các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy:

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 69,82%. Nếu như năm 2011, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 23.120.479.026 đồng thì đến năm 2012 con số này là 39.263.237.668 đồng. Sở dĩ có việc tăng lợi nhuận gộp như vậy là do sự tăng lên khá tương đồng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán. Cả 2 chỉ tiêu này đều tăng với mức độ tăng đồng đều là 60,06% và 59,33%. Tốc độ gia tăng tương đồng về giá vốn hàng bán và doanh thu thuần thể hiện đặc trưng rõ nét của doanh nghiệp là doanh nghiệp thương mại.

Chi phí bán hàng trong năm 2012 tăng mạnh, tăng 1.949.430.329 đồng tương ứng với mức tăng 31,64%. Kết hợp với bảng 08 ở dưới, ta thấy trong năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp mất 1,84 đồng cho chi phí bán hàng, còn trong năm 2012 thì cứ 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp mất 1,51 đồng cho chi phí bán hàng. Quyết định tăng cường thêm chi phí bán hàng như tăng nhân viên bán hàng, mua sắm các thiết bị vật tư dùng cho bộ phận bán hàng của doanh nghiệp trong năm 2012 đã giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tốt như dự đoán, đồng thời làm giảm phần chi phí bán hàng tính trên một đơn vị sản phẩm. Đây là kết quả đáng khích lệ cho chính sách tài chính của công ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 359.869.730 đồng, tương ứng với mức giảm 9,47%. Kết hợp với bảng số liệu 8, ta thấy nếu như năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì mất 1,14 đồng cho chi phí quản lý doanh nghiệp; đến năm 2012 thì cứ 100 đồng doanh thu thuần thì mất 0,64 đồng cho chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này cho ta thấy doanh nghiệp đang thực hiện chính sách cắt giảm chi phí nhằm tiết kiệm chi phí chung cho toàn doanh nghiệp. Bằng việc giảm bớt việc mua sắm các vật tư, thiết bị không cần thiết dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, mỗi phòng ban thực hiện tiết kiệm chi phí, tiết kiệm năng lượng, các khoản chi phí được quản lý chặt chẽ hơn đặc biệt là các chi phí công tác, họp hành; sa thải những nhân viên kém năng lực, chuyên môn, thu gọn bộ máy quản lý, tránh cồng kềnh, rườm rà. Và kết quả thu được là rất đáng ghi nhận.

BẢNG 08. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CHI PHÍ

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2011 lệch (%)Chênh

1 Giá vốn hàng bán đồng 496,295,984,274 311,483,387,416 59.33 2 Chi phí bán hàng đồng 8,109,974,718 6,160,544,389 31.64 3 Chi phí quản lý doanh nghiệp đồng 3,438,976,650 3,798,846,380 -9.47 4 Doanh thu thuần đồng 535,559,221,942 334,603,866,442 60.06 5 Tỷ suất GVHB / DTT (5)=(1)/(4) % 92.67 93.09 -0.42 6 Tỷ suất CPBH / DTT (6)=(2)/(4) % 1.51 1.84 -0.33 7 Tỷ suất CPQLDN / DTT (7)=(3)/(4) % 0.64 1.14 -0.49

Lợi nhuận của hoạt động tài chính giảm mạnh trong năm 2012. Bởi lẽ, cả 2 năm doanh nghiệp đều không có doanh thu hoạt động tài chính; trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng mạnh. Năm 2011, chi phí tài chính là 3.724.975.932 đồng thì đến năm 2012, chi phí tài chính tăng đột biến 247,96% lên thành 12.961.536.281 đồng. Chi phí tài chính tăng mạnh như vậy hoàn toàn là do sự tăng lên của chi phí lãi vay. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp tăng cường sử dụng vốn vay. Điều này là dễ hiểu khi doanh nghiệp triển khai mở rộng quy mô kinh doanh song vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ. Mặt khác, khi sử dụng vốn vay sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng vốn, làm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng lên.

Đặc biệt hiện nay, mặc dù lãi suất vay vốn của các ngân hàng thương mại đã giảm so với năm 2011 nhưng vẫn còn ở mức cao (khoảng 15%) trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn chung như hiện nay. Chi phí bỏ ra cho một đồng vốn quá lớn là sức ép buộc các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để tránh thua lỗ, mất khả năng thanh toán. Khó khăn chồng chất khó khăn, điều này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần phải có quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý. Bên cạnh khó khăn về lãi suất thì việc điều chỉnh giá đô la Mỹ trong những tháng đầu năm 2012 cũng là một khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, với đặc thù là doanh nghiệp nhập khẩu, mỗi năm cần một lượng tiền từ 20 đến 30 triệu đô la Mỹ đầu tư cho hoạt động kinh doanh thì việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ là một rủi ro đáng kể cho doanh nghiệp. Việc mua đô la Mỹ với mức giá cao hơn so với trước kia là rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt.

Từ bảng số liệu 7, lợi nhuận từ hoạt động khác giảm mạnh. Năm 2011, thu nhập khác là 2.479.669.437 đồng thì đến năm 2012, thu nhập khác tăng 110,47% lên thành 5.218.857.627 đồng. Năm 2011, chi phí khác là 1.672.188.821 đồng thì đến năm 2012, chi phí khác tăng mạnh 660,7% lên thành 12.720.386.394 đồng. Tốc độ tăng của thu nhập khác nhỏ hơn rất nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tốc độ tăng của chi phí khác, điều này là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động khác giảm mạnh trong năm 2012. Chi phí khác tăng cao như vậy chủ yếu là do trong năm doanh nghiệp có một số hợp đồng đã ký kết song do không thực hiện được hợp đồng nên bị phạt.

Tóm lại, năm 2012 là một năm đầy khó khăn đối với doanh nghiệp khi mà hầu hết các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác giảm. Tuy nhiên, ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc doanh nghiệp chủ trương tăng cường chi phí bán hàng phục vụ tiêu thụ sản phẩm cũng như giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp không cần thiết là bước đi có hiệu quả của ban lãnh đạo công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng nên xem xét khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn để có thể có các quyết định về cơ cấu vốn một cách hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ và nguyên liệu thực phẩm (Trang 54 - 60)