Quản trị TCDN là việc phân tích các mối quan hệ tài chính nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh để lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổchức thực hiện các quyết định đó
Trang 1CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (TCDN) VÀ QUẢN TRỊ TCDN
1.1.1 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay là môitrường hoạt động, phát triển rất tiềm năng của các doanh nghiệp (DN) Mỗi DNhoạt động trong môi trường đó có quyền tự chủ, quyền tự do sản xuất kinhdoanh (SXKD) nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật, thực hiện tốt cácquy luật kinh tế, các quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá cả… Từ
đó, ta có thể rút ra như sau:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Theo đó, trong quá trình phát triển, mỗi DN đều phải giải quyết được 3 vấn
đề kinh tế cơ bản: Một là “Quyết định sản xuất cái gì?”, hai là “Quyết định sảnxuất như thế nào?”, ba là “Quyết định sản xuất cho ai?” Để giải quyết nhữngvấn đề đó một cách tốt nhất thì mỗi DN cần quan tâm hơn tới công tác phân tíchTCDN, cũng đồng nghĩa với việc phải hiểu được bản chất của TCDN
1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Để có thể hiểu được TCDN là gì thì trước tiên phải tìm hiểu về quá trìnhhoạt động kinh doanh của DN bao gồm những hoạt động gì Nói một cách nôm
na thì quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình kết hợp yếu
tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên liệu và sức lao động để tạo ra yếu
Trang 2tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận Sau đó, ta có thể rút
ra kết luận sau:
Xét về hình thức, TCDN là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối,
sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của DN
Xét về bản chất, TCDN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy
sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của DN
Các quan hệ TCDN chủ yếu mà chúng ta thường hay gặp (5 quan hệ sau):
- Quan hệ tài chính giữa DN với Nhà nước
- Quan hệ tài chính giữa DN với chủ thể kinh tế và tổ chức xã hội khác
- Quan hệ tài chính giữa DN với người lao động
- Quan hệ tài chính giữa DN với các chủ sở hữu của DN
- Quan hệ tài chính trong nội bộ DN
Nội dung của tài chính doanh nghiệp:
Tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:
- Tham gia đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư
- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng chohoạt động của mình
- Tổ chức sử dụng vốn sao cho hiệu quả, giải phóng kịp thời số vốn bị ứđọng, huy động tối đa vốn vào SXKD Đồng thời, tập trung quản lý chặt chẽ thuchi bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán của DN
- Thực hiện tốt phân phối lợi nhuận sau thuế, trích lập và sử dụng các quỹcủa DN
- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động, định kỳ tiến hành phântích TCDN để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu Lấy đó làm cơ sở đưa ra cácgiải pháp nhằm chủ động kịp thời điều chỉnh để thích ứng với môi trường kinhtế
Trang 3- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính, đưa ra những dự báo, nhận định và lập
kế hoạch chủ động điều chỉnh cho phù hợp với biến động có thể xảy ra
1.1.3 Quản trị tài chính doanh nghiệp
Muốn quản lý tốt về tài chính chúng ta cần phải biết cách phân tích, đánhgiá tình hình tài chính một cách khách quan nhất, rồi đưa ra các biện pháp khắcphục Tuy nhiên, để làm tốt được những việc đó thì tối thiểu chúng ta phải hiểuđược Quản trị tài chính là gì?
Quản trị TCDN là việc phân tích các mối quan hệ tài chính nảy sinh trong
quá trình hoạt động kinh doanh để lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổchức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu tài chính của DN làtối đa hoá lợi ích của chủ DN, không ngừng làm tăng giá trị DN và khả năngcạnh tranh của DN trên thị trường
Nội dung chính của quản trị TCDN :
- Tham gia đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư và các kế hoạch kinh doanh
- Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng chohoạt động của DN
- Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi,đảm bảo khả năng thanh toán của DN
- Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt độngcủa DN và thực hiện tốt việc phân tích tài chính
- Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ
- Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá tài chính
Trang 41.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Nghiên cứu, phân tích tài chính là khâu quan trọng trong quản lý DN Vìvậy các nhà quản trị DN luôn quan tâm trú trọng tới công tác phân tích TCDN
Do đó, chúng ta cần phải hiểu được Phân tích TCDN là như thế nào? Sử dụngphân tích với mục đích gì?
“Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công
cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản
lý DN, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của DN, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, các quyết định quản lý phù hợp.”
Phân tích hoạt động TCDN mà trọng tâm là phân tích qua các báo cáo tàichính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng, giúp người sử dụng thông tin từ các góc
độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, vừa xem xét một cáchchi tiết hoạt động TCDN Từ việc phân tích trên giúp cho nhà quản trị TCDNnhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, quyết định tàitrợ và quyết định đầu tư phù hợp
Những người sử dụng thông tin tài chính của DN là các nhà quản trị, các
cổ đông, người cho DN vay tiền, nhà nước, cơ quan thuế…Tuy nhiên, việc phântích tài chính của từng đối tượng được tiến hành theo nhiều cách khác nhau:
Đối với nhà quản trị: nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh chủ yếu của
DN Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Giám đốc tài chính, dự báotài chính, kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát hoạt động quản lý
Đối với nhà đầu tư: để nhận biết khả năng sinh lãi của DN Đó là một
trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào DN hay không?
Trang 5 Đối với người cho vay: để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách
hàng Chẳng hạn, để quyết định cho vay, người cho vay cần xem xét là DN thực
sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của DN như thế nào?
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: giúp các cơ quan quản lý Nhà nước
nắm được tình hình hoạt động của DN, đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp… Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lươngtrong DN, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư…
1.2.2 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Việc thu nhập và sử dụng các nguồn thông tin là vấn đề quan trọng hàngđầu cho quá trình phân tích Chất lượng nguồn thông tin sẽ quyết định tới chấtlượng của phân tích Thông thường các thông tin mà các DN sử dụng là: Cácthông tin bên ngoài DN và các thông tin nội bộ DN
Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp: bao gồm các thông tin chung về
kinh tế; thuế, tiền tệ; các thông tin về ngành kinh doanh của DN; các thông tin vềpháp lý, về chính sách tài chính của Nhà nước đối với các DN; thông tin về thịtrường, tiến bộ khoa học kĩ thuật…
Các thông tin nội bộ doanh nghiệp: Đây là nguồn thông tin đặc biệt cần
thiết, mang tính chất bắt buộc Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhất vàphong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan trọng những thông tinđáng giá cho phân tích tài chính Do công tác phân tích, đánh giá chủ yếu là dựatrên các Báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, các DN cũng có nhiệm vụ phải cung cấp những thông tin kế
toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài DN Thông tin kế toán phải đượcphản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính, và được kiểm toán theo định kỳ
1 2.3 Ph ương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Trang 6Về lý thuyết, có rất nhiều phương pháp phân tích TCDN, nhưng trong đềtài này sử dụng 3 phương pháp phân tích chủ yếu là phương pháp so sánh,phương pháp tỷ lệ và phương pháp Dupont.
a Phương pháp so sánh
Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo các điều kiện có thể sosánh được các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung,tính chất và đơn vị tính toán…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc sosánh Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phântích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể đượclựa chọn bằng số tuyệt đối hoặc số bình quân
c Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Đây là phương pháp đặc trưng của phân tích TCDN Bản chất của phươngpháp này là tách một tỷ số tổng hợp mức sinh lời của DN như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của cácchuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau Điều đó cho phép phân tíchảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp
Ngoài ra, phân tích tài chính còn sử dụng các phương pháp khác như:phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp phân chia, phương pháp dự toán…
1.2.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Trang 7 Phân tích tình hình tài sản
Tập trung vào phân tích sự biến động các khoản mục tài sản, nhằm giúpngười phân tích tìm hiểu nguyên nhân sự thay đổi về giá trị, tỉ trọng của tài sảnqua các thời kì như thế nào, sự thay đổi này bắt đầu từ dấu hiệu tích cực hay thụđộng trong quá trình SXKD, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế đểphục vụ cho chiến lược, kế hoạch SXKD của DN hay không
Phân tích tình hình nguồn vốn
Trú trọng vào phân tích sự biến động các mục nguồn vốn nhằm giúpngười phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỉ trọng của nguồn vốn qua cácthời kì như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực haythụ động trong quá trình SXKD, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tàichính, tính tự chủ, khả năng khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt độngSXKD hay không
Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh
Mục tiêu cơ bản của việc phân tích khái quát kết quả hoạt động kinhdoanh đối với một DN là tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của thunhập, chi phí, lợi nhuận của DN đó
Quá trình này tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
-Thu nhập, chi phí, lợi nhuận có thực không và tạo ra từ những nguồn nào,
sự hình thành có phù hợp với chức năng hoạt động SXKD của DN
-Thu nhập, chi phí, lợi nhuận thay đổi có phù hợp với đặc điểm chi phí,hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh
Trang 81.2.4.2 Phân tích tình hình tài chính qua các hệ số tài chính đặc trưng
Trong phân tích tài chính, các hệ số tài chính chủ yếu được phân thành 5nhóm chính, đi xem xét phân tích từng nhóm chỉ tiêu để thấy rõ hơn tình hình tàichính của Công ty DETOURPRO:
1.2.4.2.1 Các hệ số về khả năng thanh toán
Một DN được đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh trước hết phảiđược thể hiện ở khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của DN phản ánh mốiquan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoảnphải thanh toán trong kỳ Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu:
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có với tổng số nợphải trả (bao gồm nợ ngắn hạn với nợ dài hạn) Để đánh giá được khả năngthanh toán của DN chỉ căn cứ vào chỉ tiêu này là chưa đủ Tuy nhiên, hệ số nàycao là một dấu hiệu khả quan đối với DN Hệ số này có ý nghĩa trong trường hợp
DN giải thể, phá sản hoặc thế chấp tài sản vay nợ
hạn):
Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định – dưới mộtnăm Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải cáckhoản nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán
Trang 9Là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn Tài sản quayvòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm:tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu Hàng tồn kho là các tài sản khóchuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động
Hệ số thanh toán tức thời: phản ánh khả năng ứng phó nhanh nhất với
các khoản nợ đến hạn vì Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất trongTSLĐ
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của DN và cũng phảnánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ Nếu một DN nợ nhiềunhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗthì khó có thể đảm bảo thanh toán lãi tiền vay đúng hạn
1.2.4.2.2 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
Hệ số này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu DN
so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với DN và có ý nghĩa quan trọng trongphân tích tài chính Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu công ty đểthể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ
Hệ số cơ cấu nguồn vốn thể hiện chủ yếu thông qua hệ số nợ
Hệ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ):
Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ DN đối với các chủ
nợ trong việc góp vốn Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản
= Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán lãi vay
Lãi vay phải trả
Trang 10vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trườnghợp DN bị phá sản Trong khi đó, các chủ sở hữu DN ưa thích tỷ số này cao vì
họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát DN Song, nếu
tỷ số nợ quá cao, DN dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán
Hoặc = 1- Hệ số vốn chủ sở hữu
Cùng với hệ số nợ, có thể xác định hệ số vốn chủ sở hữu:
Hệ số cơ cấu tài sản
Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của DN: Tài sản lưu động vàtài sản ngắn hạn khác, TSCĐ và tài sản dài hạn khác
Cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của
DN để đánh giá mức độ hợp lí trong việc đầu tư vào các loại tài sản của DN
Nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏi: “Tài sản dài hạn chỉ được tài trợ
bằng nguồn vốn dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn chỉ tài trợ cho tài sản ngắn hạn”
Nếu Nguồn vốn dài hạn > TSDH hay TSNH > Nguồn vốn dài hạn chothấy: TSDH của DN đã được tài trợ hoàn toàn bởi Nguồn vốn dài hạn, đồng thời
đã có một phần Nguồn vốn dài hạn tài trợ cho TSNH Khi đó, DN đã đảm bảo
Tỷ lệ đầu tư
vào TSNH
= 1 - Tỷ suất đầu tư
vào TSDH = Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
Trang 11nguyên tắc cân bằng tài chính và là dấu hiệu an toàn cho DN, nó cho phép DNđương đầu với các rủi ro có thể xảy ra như cắt giảm tín dụng nhà cung cấp, thua
lỗ nhất thời… Tuy nhiên, cách tài trợ này có nhược điểm là làm tăng chi phí sửdụng vốn Để có nhận định đúng đắn nhất thì cần phải đi sâu phân tích, đối chiếunhu cầu cần được tài trợ của TSNH bằng phần nguồn vốn dài hạn còn dư sau khi
đã tài trợ cho tài sản dài hạn
1.2.4.2.3 Các hệ số về hiệu suất hoạt động
Các hệ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sảncủa DN Vốn của DN được dùng để đầu tư cho các loại TSCĐ, TSLĐ Do đó,các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng củatừng bộ phận cấu thành tổng tài sản của DN Chỉ tiêu doanh thu được sử dụngchủ yếu trong tính toán các tỷ số này để xem khả năng hoạt động của DN
Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động SXKD của DN Sốvòng quay HTK cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm ngành nghề kinhdoanh
Kì thu tiền trung bình
Là một hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh của DN, phản ánh độ dàithời gian thu tiền bán hàng của DN kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thuđược tiền bán hàng Kì thu tiền bán hàng của DN phụ thuộc chủ yếu vào chínhsách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của DN
Số vòng quay
Giá vốn hàng bánHTK bình quân trong kỳ
Kỳ thu tiền trung bình
= Số dư bình quân các khoản phải thuDoanh thu bình quân 1 ngày trong kì
Trang 12Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quaycủa vốn lưu động thực hiện được trong một thời kì nhất định (thường là mộtnăm)
Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác trong kìtham gia tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kì đó
Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn:
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết mộtđồng tài sản đem lại bao nhiêu doanh thu
1.2.4.2.4 Các hệ số về khả năng sinh lời
Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêngbiệt của DN thì tỷ số về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quảSXKD và hiệu năng quản lý DN
Tỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thuthuần trong kì của DN Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kì,
DN có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận
Tỉ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản(ROA E )
Vòng quay tài sản hay
toàn bộ vốn trong kì
Số tài sản hay VKD bình quân
Số vòng quay vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng
Vốn cố định và vốn dài hạn khác
Vốn cố định và vốn dài hạn khác bình quân
Tỷ suất Lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu
= Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
Trang 13Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay VKD không tínhđến ảnh hưởng của thuế thu nhập DN và nguồn gốc của VKD.
Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng VKD trong kì có khả năng sinh lời ra baonhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỉ suất sinh lời ròng từ tài sản( ROA)
Phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng LNST
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được cácnhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào DN
Cổ tức một = LNST dành trả cổ tức cho cổ đông thường
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên VKD (ROA) =
Lợi nhuận sau thuếVKD bình quân
Thu nhập 1 cổ
phần (EPS)
= Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cổ đông ưu đãi
Số cổ phần thường đang lưu hành
Tỷ suất Lợi nhuận
trước thuế trên VKD =
Lợi nhuận trước thuếVKD bình quân
Trang 14 Hệ số chi trả cổ tức
Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã giành ra bao nhiêu phần trăm thu nhập
để trả cổ tức cho cổ đông Qua đó cũng cho thấy công ty giành ra bao nhiêu phầntrăm thu nhập để tái đầu tư
1.2.4.2.5 Phân tích quan hệ giữa các hệ số tài chính qua phương trình Dupont
Mức sinh lời của VCSH của DN là kết quả tổng hợp của hàng loạt cácnhân tố khác nhau Phân tích Dupont sẽ cho thấy rõ hơn sự tác động của mốiquan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và công tác tiêu thụ sản phẩm tới mứcsinh lời:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD:
Từ công thức tỷ suất LNST trên VKD (ROA) ở trên ta có thể viết lại:
= Tỷ suất LNST trên doanh thu x Vòng quay VKD
Qua phương trình trên, thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợinhuận sau thuế VKD Để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD cần phải tăng tỷsuất LNST trên doanh thu hay tăng vòng quay VKD Muốn vậy, về cơ bản DNvẫn phải tiết kiệm các chi phí và sử dụng tốt các tài sản, nguồn vốn
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận VCSH:
Hệ số chi trả cổ tức = Cổ tức 1 cổ đông thườngThu nhập một cổ phần thường
Tỷ suất LNST
trên VKD(ROA)
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần VKD bình quân x
DTT Tổng tài sản
x
Trang 15(Phương trình trên còn được gọi là phương trình Dupont)
Phương trình cho thấy tỷ suất lợi nhuận VCSH cao hay thấp phụ thuộcvào ba nhân tố: LNST được tạo ra từ 1 đồng doanh thu, doanh thu thu được từ 1đồng vốn và hệ số nợ bình quân trong kỳ của DN là bao nhiêu Từ đó, các nhàquản trị đưa ra được các biện pháp tài chính tác động vào các nhân tố đó phùhợp với tình hình cụ thể của DN để đạt được các mục tiêu kinh doanh của DN
1.2.4.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Phân tích này thực chất là đi tìm câu trả lời cho bộ ba câu hỏi: “Lấy vốn từđâu?”, “Sử dụng vốn đó vào việc gì?”, “Việc sử dụng vốn đó đã hiệu quả haychưa?” Để tìm được câu trả lời cho bộ câu hỏi này, chúng ta thường tiến hànhphân tích theo trình tự như sau:
Bước 1: Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm 2011, tiến hành so sánh số
liệu các khoản mục giữa cuối kỳ và đầu kỳ để tìm ra sự chênh lệch, rồi tổng hợplại
Bước 2: Đưa kết quả tổng hợp ở trên vào bảng phân tích diễn biến nguồn
vốn và sử dụng vốn, dưới hình thức một bảng cân đối gồm hai cột nguồn vốn và
sử dụng vốn
Bước 3: Tính tỷ trọng của từng khoản mục trên bảng phân tích, rồi sắp
xếp theo tỷ trọng giảm dần
Bước 4: Tiến hành phân tích tổng quát thông qua các kết quả đã tính toán
được ở trên Tìm tòi nguyên nhân sâu xa tác động tới việc huy động vốn và sửdụng vốn của công ty
Trang 161.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN
VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.3.1.Nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích TCDN
Hình thức pháp lý tổ chức DN: Hình thức pháp lý của doanh nghiệp ảnh
hưởng rất lớn tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp như: phương thức hìnhthành và huy động vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và tráchnhiệm của chủ sở hữu với các khoản nợ của DN
Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành: Chúng ta chỉ có thể khẳng định các
tỷ lệ tài chính của một DN là thấp hay cao khi đem chúng so sánh với các tỷ lệtương ứng của DN khác có đặc điểm và điều kiện SXKD tương tự, mà đại diện
là chỉ tiêu trung bình ngành
Môi trường kinh doanh: DN tồn tại và phát triển trong môi trường kinh
doanh nhất định: môi trường kinh tế tài chính, chính trị, luật pháp, công nghệ,văn hóa - xã hội…
Các tác động của môi trường kinh tế tài chính đến hoạt động tài chính của
DN là: cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tình trạng của nền kinh tế, chính sách kinh
tế và tài chính của nhà nước, mức độ cạnh tranh, thị trường tài chính và hệ thốngcác trung gian tài chính…
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh: Những DN sản xuất ra
những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa cácthời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, DN có thể dễ dàng cân đốigiữa thu và chi bằng tiền cũng như đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinhdoanh
Ngược lại, những DN hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ thìnhu cầu VLĐ giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn, thu và chibằng tiền thường không có sự ăn khớp nhau về thời gian Đó là điều phải tính
Trang 17đến trong việc tổ chức tài chính, nhằm đảm bảo kịp thời, đầy đủ cho hoạt độngcủa DN.
Ngoài ra còn các nhân tố khác tác động tới công tác phân tích tài chínhnhư nhân tố công nghê, hệ thống pháp lý, phương pháp phân tích, chất lượngnguồn thông tin sử dụng, nhận thức của Nhà quản trị TCDN…
1.3.2 Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
a Chủ động huy động vốn, đảm bảo đầy đủ vốn cho hoạt động SXKD
Các nhà quản lý DN phải xác định nhu cầu vốn tối thiểu để từ đó có kếhoạch huy động vốn Sau đó lập kế hoạch huy động vốn từ các nguồn như: ngânsách nhà nước, vay ngân hàng, vay của cán bộ công nhân viên, từ thị trường tàichính… và cần lựa chọn nguồn có chi phí sử dụng thấp nhất
b Tổ chức, sử dụng hợp lý và tăng nhanh vòng quay vốn lưu động
- Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho hoạt động SXKD
- Tăng tốc độ lưu chuyển vốn ở khâu sản xuất và khâu lưu thông hànghoá
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện có hiệu quả vốn lưu động của DN
c Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, có phương pháp trích khấu hao TSCĐ phù hợp để đảm bảo thu hồi vốn
- Tổ chức tốt công tác đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ
- Trong quản lý TSCĐ DN cần quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật và giá trị
- Phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận sử dụng
d Phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí SXKD, hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho DN
- Thực hiện công tác lập dự toán chi phí SXKD, lập kế hoạnh giá thành sảnphẩm
- Chú trọng đổi mới máy móc thiết bị sản xuất nhằm tiết kiệm nguyên vậtliệu tiêu hao
- Tổ chức quản lý bố trí hợp lý các khâu sản xuất, tiết kiệm chi phí gián tiếp
- Vận dụng tốt ảnh hưởng của khoa học công nghệ để hạ thấp chi phí SXKD
Trang 18e Thúc đẩy tăng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận của DN
Tăng cường các biện pháp hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh như công tác tổchức quảng cáo và giới thiệu sản phẩm
- DN cần đa dạng hoá phương thức thanh toán để thu hút khách hàng
- Áp dụng chính sách giá cả linh hoạt
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ rộng khắp
f Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của DN Có các biện pháp
để thu hồi nợ, đồng thời có kế hoạch để trả nợ đến hạn làm tăng khả năng thanh toán, tăng uy tín của DN
Các nhà TCDN cần thường xuyên xem xét khả năng thanh toán, cần kếthợp với việc thu hồi các khoản nợ bị khách hàng chiếm dụng để giảm bớt vốn bị ứđọng ở khâu thanh toán, cải thiện tình hình thanh toán của DN
Trên đây là một số giải pháp tài chính mà các nhà quản lý doanh nghiệpnên sử dụng để nâng cao hiệu quả SXKD Tuy nhiên, tuỳ từng tình hình cụ thểcủa mỗi DN mà các nhà quản trị DN có những giải pháp cho phù hợp
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CÔNG TRÌNH DU LỊCH-DETOURPRO
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH DU LỊCH
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty DETOURPRO
Công ty Đầu tư phát triển công trình du lịch DETOURPRO được thành
lập theo Quyết định số 15/VKH ngày 19 tháng 01 năm 1993 của Viện khoahọc (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Trang 19Công ty hoạt động trong các lĩnh vực chính là Tư vấn xây dựng, Cungcấp và Lắp đặt các hệ thống kỹ thuật công trình, Xây dựng, Kinh doanh nhà vàPhát triển dự án Sự kết hợp hài hoà giữa kỹ thuật xây dựng và công nghệ tiêntiến đã tạo nên những nét đặc trưng cho các công trình do Công ty thực hiện
Công ty DETOURPRO là DN Nhà nước hạch toán độc lập, trực thuộc
Tổng Công ty ứng dụng Công nghệ mới và Du lịch Trong những năm quacông ty luôn hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, công ty có trútrọng tới lợi nhuận nhưng không đặt mục tiêu lợi nhuận, mà cân bằng giữa lợiích và rủi ro Các nội dung chủ yếu về công ty như sau:
Vốn đăng ký kinh doanh của công ty: 6,000,000,000 VNĐ
Tên công ty: Công ty Đầu tư phát triển công trình Du lịch
Tên viêt tắt: DETOURPRO.
Giám đốc công ty: Tiến sĩ Kts Bùi Duy Nghĩa.
Địa chỉ:Số 2 ngõ 105,Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch vọng Hậu,quận Cầu giấy,Hà Nội Điện thoại: 84-4.62813744
Fax: 84-4.62693651
Website:http://detourpro.com.vn
Email: info@detourpro.vn
Hạng năng lực: Cấp II
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty DETOURPRO
2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Hoạt động kinh doanh của Công ty DETOURPRO là cung cấp trọn gói
hoặc từng phần các dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm:
• Tư vấn xây dựng
• Thi công trang trí nội ngoại thất công trình
• Đo đạc, khoan khảo sát địa chất công trình.
Trang 20• Tư vấn giám sát công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật
• Thi công xây lắp các công trình ứng dụng công nghệ mới, lắp đặt cơ điện.
• Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghệ, vật liệu xây dựng
và máy móc thiết bị.
• Tư vấn ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ
• Thiết kế, cung cấp và lắp đặt các hệ thống kỹ thuật:
• Sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử dân dụng.
• Tư vấn khảo sát thiết kế và dịch vụ lặn thi công công trình Biển
• Kinh doanh BĐS và phát triển dự án.
Sản phẩm - Một số dự án đã hoàn thành (hoặc còn đang triển khai):
Khu nhà ở liền kề Hà Tây: Địa điểm: Tại xã Kim Chung - Huyện Hoài Đức
- Tỉnh Hà Tây Loại công trình: Nhà ở liền kề Giá trị đầu tư: 30.105 tỷ đồng
Khu khách sạn, căn hộ Biệt thự vàng: Địa điểm: Quảng An - Tây Hồ - Hà
Nội Loại công trình: Khách sạn căn hộ Quốc tế 4 sao Giá trị đầu tư: 9 triệu USD tương đương 140 tỷ VNĐ Mô hình đầu tư: Liên doanh GVC (Hà Lan-Việt Nam)
Quy họach chi tiết khu nhà ở đô thị Đồng Trằm Đá: Địa điểm: Gia Cẩm -
Việt Trì - Phú Thọ Loại công trình: Nhà ở liền kề Giá trị đầu tư: 115 tỷ đồng
Dự án trung cư N 105: Khu Nhà ở chung cư cao tầng N105- Nguyễn
Phong Sắc Địa điểm: Nguyễn Phong Sắc - Cầu Giấy - Hà Nội Loại công trình:
17 tầng và 1 tầng hầm Giá trị đầu tư: 86 tỷ VNĐ
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý SXKD của công ty:
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng, được
thể hiện rõ nét qua Sơ đồ 2.1 gồm:
- Giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của côngty; chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước phápluật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao
- Hội đồng thi đua khen thưởng: Xem xét tuyên dương những cá nhân, cácphòng ban thực hiện tốt công tác được giao
Trang 21- Hội đồng khen thưởng kỷ luật: Xử lý các cá nhân, phòng ban nếu viphạm kỷ luật và sẽ có khen thưởng nếu thực hiện tốt.
- Các phòng ban chức năng: phòng hành chính tổng hợp; phòng tài chính
kế toán; phòng kế hoạch đầu tư; phòng kỹ thuật Các phòng này chịu tráchnhiệm thực hiện và tham mưu cho Ban giám đốc các công việc thuộc phạm vichức năng của phũng đồng thời phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong việcthực hiện mục tiêu và chiến lược chung của công ty
- Các trung tâm kỹ thuật: chuyên xử lý những nghiệp vụ mang tính chấtchuyên môn riêng, đặc trưng và mang tính chất kỹ thuật…
2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức kế toán
Công ty áp dụng các chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do
Bộ trưởng bộ tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm
- Kỳ kế toán : quý
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi chép kế toán : VNĐ (Việt Nam đồng)
- Hoạch toán theo nguyên tắc giá gốc
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký sổ cái…
- Phương pháp khấu trừ thuế Giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng dựa trên thời gianhữu dụng ước tính
- Doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản tiền đãthu và sẽ thu được theo nguyên tắc kế toán dồn tích
- Hàng năm công ty có lập kế hoạch nhu cầu vốn, có phương án huy độngvốn cụ thể
2.1.2.4 Tình hình nguồn nhân lực
Tính đến ngày 31/12/2011, công ty có tổng số lao động là 70 người, sốlượng lao động ở công ty tương đối ổn định Mức lương bình quân năm 2011 là5,12 triệu/người/tháng Nhiều cán bộ công nhân viên trong công ty đều có trình
Trang 22độ đại học, kỹ sư trở lên, tất cả đều là những người có kinh nghiệm, có năng lực
và nhiệt tình với công việc Người lao động trong công ty được áp dụng đầy đủchính sách, chế độ theo quy định của pháp luật
DN có đội ngũ chuyên gia thuộc các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và kỹthuật công nghệ có khả năng đưa ra các giải pháp kinh tế-kỹ thuật tổng thể Độingũ công nhân kỹ thuật, xưởng cơ khí được trang bị hiện đại thực hiện việc chếtạo, lắp đặt nhiều hạng mục cơ điện trong công trình thuộc lĩnh vực khác nhau
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty DETOURPRO
2.1.3.1 Đặc điểm quy trình công nghệ
Quy trình quản lý sản xuất đvới Hợp đồng tư vấn xây dựng, xây lắp công trình:
- Chuẩn bị Hợp đồng: giao dịch, nắm bắt ý đồ bên A, lập hồ sơ chuẩn bị
nội dung Hợp đồng, thống nhất với phòng Kế hoạch trước khi thông qua bên A
- Ký Hợp đồng: Phòng kế hoạch kiểm tra, văn thư đóng dấu, Hợp đồng ký
tối thiểu 08 bản, kế toán lưu hợp đồng
- Triển khai thực hiện Hợp đồng: Lập kế hoạch chi tiết, đôn đốc triển khai
thực hiện, kiểm tra tính hợp lệ của bản vẽ thiết kế, tính đồng bộ của hồ sơ thết kếthi công, tư vấn giám sát Công ty thường giao khoán trực tiếp cho các đội xâydựng để thi công công trình
- Nghiệm thu, thanh quyết toán nội bộ, thanh quyết toán công trình: Sau khi
hoàn thiện, bên A sẽ nghiệm thu công trình, Công ty tiến hành quyết toán và bên
A chấp nhận thanh toán Sau đó, lập các Biên bản nghiệm thu, Biên bản thanh lý
Trang 23Hợp đồng Đồng thời, Công ty sẽ thu một phần phí theo tỷ lệ toàn bộ giá trịthực tế quyết toán.
Do sản phẩm của Công ty là các dự án nên có thể khái quát quy trình sản xuất tại DETOURPRO như sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất
2.1.3.2 Trình độ công nghệ
Hiện tại, hệ thống TSCĐ của DETOURPRO chủ yếu là máy móc thiết bịvăn phòng, công ty xác định: không mua sắm máy móc thiết bị công nghệ thicông vì công ty phát triển theo định hướng đơn vị chủ đầu tư các dự án
Khi có công trình, dự án mới, DETOURPRO lựa chọn và giao thầu chocác đơn vị thi công có trình độ máy móc thiết bị hiện đại và đảm bảo chất lượngcông trình tốt nhất Bên cạnh đó, DETOURPRO luôn sẵn sàng tham gia và đápứng tiến độ thi công các công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật
lý hợp đồng
Nghiệm thu tại công trìnhTrúng thầu và ký kết
hợp đồng xây dựng
Trang 24công ty xây dựng đều thực hiện xây dựng- thầu tổng hợp song mỗi công ty đều
có thế mạnh riêng
Công ty DETOURPRO luôn phấn đấu giữ gìn các tiêu chí hoạt độngchiến lược của mình, giữ gìn mối quan hệ chặt chẽ với các quí khách hàng.Chúng tôi tin tưởng rằng khi cộng tác với DETOURPRO, quí khách hàng sẽthấy được sự khác biệt trong các dịch vụ Tư vấn xây dựng và Lắp đặt các hệthống kỹ thuật công trình cũng như công tác Kinh doanh Nhà
Do đó, thị trường đầu ra của Công ty tuy khó khăn chung như các công
ty trong cùng ngành, nhưng cũng nhận được nhiều sự tin tưởng và cộng tác củacác khách hàng quen thuộc…
số, lợi nhuận của ngành xây dựng sụt giảm nhanh chóng
- Có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản Khi thị trường bấtđộng sản đóng băng thì ngành xây dựng gặp khó khăn và ngược lại
- Quá trình thực hiện hoạt động xây dựng chịu ảnh hưởng rất lớn của cácnhân tố kinh tế, tự nhiên xã hội…
* Đặc điểm của hoạt động đầu tư:
- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thườngrất lớn Vốn đầu tư nằm khê đọng, không sinh lời trong suốt quá trình thực hiện
Trang 25đầu tư Như khu đô thị Hà Tây đang vốn đầu tư đang nằm khê đọng, đóng băng
từ khá lâu rồi nhưng chưa thu hồi được vốn
- Thời kỳ đầu tư thường kéo dài qua các năm, có khi lên tới chục năm
- Có độ rủi ro cao do quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian kéo dài
2.1.3.5 Hình thức huy động vốn
Hàng năm, công ty lập kế hoạch nhu cầu vốn, được Ban giám đốc và cácphòng ban nhất trí thông qua Từ đó công ty xác định được quy mô vốn và mụcđích đầu tư vào đâu, để từ đó xác định huy động vốn từ nguồn nào?
Công ty sử dụng chủ yếu 2 hình thức huy động vốn: Huy động vốn từ
chủ sở hữu và huy động vốn vay Trong đó, vốn vay chủ yếu được huy động từ
2 nguồn chính sau:
Vay từ Nhà đầu tư: Công ty luôn khuyến khích các Nhà đầu tư bỏ vốn
trước, ví dụ như thu tiền đặt cọc các căn hộ chung cư, thu tiền bán các căn hộ,nhà chung cư
Vay Ngân hàng: Năm 2011, Công ty phải đi vay Ngân hàng với mức lãi
suất từ 21% đến 22%/năm Công ty chủ yếu đi vay của 2 ngân hàng sau:
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội- HABUBANK
Địa chỉ 15- 17 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Nhà TP.Hồ Chí Minh– HDBĐịa chỉ 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I, TP Hồ Chí Minh
2.1.4 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty DETOURPRO
2.1.4.1 Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
+ Về chất lượng công trình: Các công trình do Công ty thi công đều đạt
chất lượng, đảm bảo tiến độ và không để xẩy ra mất an toàn lao động Do vậyCông ty được sự tín nhiệm cao trên thị trường xây dựng, trúng thầu nhiều côngtrình có trị giá cao: Năm 2007 Công ty đầu tư xây dựng khu đô thị Trằm đá-Việt Trì- Phú Thọ (với vốn đầu tư 115 tỷ đồng) Cuối năm 2007, Công ty đầu
Trang 26tư xây dựng khu nhà ở liền kề tại Xã Kim Chung - Huyện Hoài Đức - TP HàNội (Giá trị đầu tư lên tới 30.105 tỷ đồng).
+ Về lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân viên: Công ty có lực lượng
chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có năng lực và kinh nghiệm…
+ Về trang thiết bị công nghệ: Công ty có được những trang thiết bị khá
tốt phục vụ thi công xây lắp và công tác tư vấn…
Khó khăn
+ Về phía DN khác trong cùng lĩnh vực: Do sức ép nặng nề về công ăn
việc làm,thị trường bất động sản đang ế ẩm, các công ty làm ăn thua lỗ nhiều…dẫn đến tình trạng các DN cạnh tranh không lành mạnh: phá giá trong đấu thầuhay bỏ giá thấp để trúng thầu, làm cho thị trường tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao
+ Thị trường giá nguyên liệu đầu vào như sắt, thép, xi măng, xăng dầu
tăng mạnh làm chi phí bị đội lên rất nhiều… do lạm phát trong năm 2011 đã lêntới con số 18,58% làm cho giá cả hàng hóa không ngừng tăng theo
+ Về địa bàn thi công: Hầu hết địa bàn thi công của Công ty đều nằm rải
rác khắp các tỉnh, thành phố, nguồn nhân lực còn thiếu do vậy Công ty gặpkhông ít khó khăn trong việc phân bổ cán bộ công nhân viên
+ Về vốn SXKD: Khó khăn lớn nhất là vốn cho SXKD khi lãi suất cao,
mức cho vay hạn chế, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn Mặc dù đã có tín hiệugiảm lãi suất ngân hàng nhưng thực tế DN vẫn phải vay vốn với mức lãi suất lênđến 21–22%/năm, trong khi hoạt động SXKD không mang lại nhiều lợi nhuận
+ Về hình thức pháp lý: Công ty đang trong giai đoạn chuẩn bị Cổ phần
hóa, với hy vọng sau khi cổ phần hóa sẽ tận dụng được nhiều kênh huy động vốnhơn, nhằm mở rộng được quy mô SXKD
2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty DETOURPRO trong những năm gần đây
Có thể nói Công ty DETOURPRO đã cố gắng trong việc bố trí cơ cấu và
sử dụng vốn hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động SXKD của mình Điều đó
Trang 27được thể hiện bằng việc công ty làm ăn có hiệu quả đã đạt được những thànhtích nhất định.Kết quả hoạt động SXKD của công ty trong những năm gần đây
được thể hiện trong Bảng 2.1; Biểu đồ 2.1 và Biểu đồ 2.2
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2009- 2011
- Tổng giá trị tài sản qua 3 năm nhìn chung có xu hướng tăng lên, chứng
tỏ quy mô kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận
Đơn vị: Triệu đồng
Tổng doanh thu Lợi nhuận sau thuế
2009 2010 2011
Trang 28- Doanh thu thuần năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010 nhưng vẫn caohơn rất nhiều so với năm 2009.
- Đứng trước tình hình thị trường vô cùng khó khăn năm 2008 nhưng năm
2009 Công ty vẫn kịp vực dậy và đạt được kết quả khả quan (đạt được LNST là0,152 tỷ đồng) và năm 2010 LNST vẫn tiếp tục tăng mạnh đạt 0,638 tỷ đồng.Tuy nhiên tới năm 2011 LNST giảm sút chỉ đạt 0,113 tỷ đồng LNST năm 2011giảm so với năm 2010 và năm 2009 là do năm 2011 công ty đang trong giaiđoạn đầu tư xây dựng cho các dự án trọng điểm nên LNST không được nhưmong muốn, nhưng với khả năng tài chính của công ty, nguồn thu sẽ đổ về cácnăm sau
- Tốc độ tăng trưởng của DETOURPRO- DNNN còn chậm, do hiệu quả
sử dụng vốn và sức cạnh tranh của các DNNN còn thấp, chưa tương xứng vớitiềm lực và lợi thế sẵn có DN đã thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn,tình trạng ăn vào vốn, mất vốn ít xảy ra…
Trang 30DN có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay làm cho tỉ lệ nợ phải trả tăng lên (chiếm tỷ trọng lớn tới 95,89%), đồng nghĩa với việc tỉ lệ VCSH giảm đi, dẫn đến việc DN đứng trước nguy cơ mất tự chủ về mặt tài chính Sự lệ thuộc vào vốn vay làm tăng chi phí lãi vay, điều này sẽ tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của DN Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần sau.
2.2.1.1.2 Khái quát tình hình tài sản
Kết cấu tài sản của DN có sự chênh lệch rất lớn, không ổn định giữa
TSNH và TSDH Sự biến đổi đó được thể hiện rõ nét qua Biểu đồ 2.5:
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tài sản năm 2011
Vào đầu năm 2011, TSDH có cao hơn TSNH một chút, nhìn chung có sựcân bằng giữa 2 loại tài sản này Nhưng tới cuối năm 2011, kết cấu tài sản có sựthay đổi rất lớn, và khá đột ngột: TSNH lại chiếm tới 99,45%, còn TSDH chỉchiếm một phần rất rất nhỏ là 0,55%
Đồng thời, qua Bảng 2.3 ta thấy: Tổng tài sản của DN cuối năm 2011
tăng 53,3 tỷ đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng 52,18% so với năm 2010 Việc tăngTổng tài sản nói trên thể hiện quy mô SXKD của công ty cuối năm so với đầunăm đã tăng lên Cụ thể:
* Tài sản ngắn hạn: Tổng tài sản tăng lên nói trên là do Tài sản ngắn hạn
cuối năm so với đầu năm tăng rất mạnh 112,6 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng
là 267,93% Trong đó:
Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong tổng TSNH tăng mạnh (cuối năm
HTK chiếm tỷ trọng là 87,02% và tăng 120,9 tỷ đồng so với đầu năm) Nguyên
Cơ cấu tài sản đầu năm
TSDH
58,87%
TSNH 41,13%
Cơ cấu tài sản cuối năm
TSDH 0,55%
TSNH 99,45%
Trang 31thiện dự án chung cư N105 (có giá trị đầu tư là 86 tỷ), tiếp tục đầu tư vào dự ánTrằm đá - Việt Trì (có giá trị đầu tư 115 tỷ), dự án khu nhà ở liền kề Hà Tây (cógiá trị đầu tư lên tới 30.105 tỷ)… làm cho chi phí SXKD dở dang tăng mạnh.Đồng thời chi phí đầu vào tăng cao, chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệutăng mạnh… làm cho chi phí đội lên rất nhiều, góp phần lớn làm cho chi phíSXKD dở dang tăng mạnh.
Các khoản tiền và tương đương tiền về cuối năm chiếm tỷ trọng khá lớn
là 11,63% cũng giảm mạnh so với đầu năm Việc giảm hơn 6 tỷ tiền mặt chothấy công ty có xu hướng không tích lũy tiền nhiều, và một phần là do DN dùngtiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn, chi cho các dự án đang hoạt động…
Cụ thể tiền mặt trong quỹ giảm 2,5 tỷ đồng và tiền gửi ngân hàng cũng giảm đirất nhiều, giảm hơn 4 tỷ đồng Trong khi đó, đầu năm 2011 thì Các khoản tiền
và tương đương tiền chiếm tới 58,97% của TSNH nên về cuối năm giảm còn11,63% là điều hợp lý Vì trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, cộng với sự giatăng của lạm phát thì việc DN không tích lũy nhiều tiền mặt là điều dễ hiểu.Trong năm 2011, Công ty tiếp tục gửi Ngân hàng nhưng với kỳ hạn ngắn dưới
03 tháng, vừa đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho Công ty, vừa đảm bảo sự
an toàn vốn do không phải tích trữ tiền mặt tại Công ty quá nhiều
Các khoản phải thu tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,36%) trong TSNH
nhưng lại giảm mạnh (giảm 1,1 tỷ đồng) Phải thu của khách hàng chiếm tỉ trọnglớn trong tổng các khoản phải thu và nó quyết định đến sự giảm mạnh của khoảnnày về mặt giá trị trên bảng cân đối kế toán Điều này chứng tỏ DN thực hiện tốtcông tác thu hồi nợ… đồng thời nó thể hiện số vốn của DN bị chiếm dụng giảm
đi đáng kể
DN không đầu tư tài chính dài hạn, chỉ chú trọng hoạt động đầu tư tàichính ngắn hạn, được thể hiện ở doanh thu hoạt động tài chính tăng
Trang 32với tỷ lệ giảm 98,57% TSDH giảm chủ yếu do TSCĐ giảm mạnh Cụ thể là
“Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” giảm 58,7 tỷ đồng, điều này có thể dễ dànggiải thích được do năm 2010 công ty đã đầu tư rất lớn, tới năm 2011 thì dự ánchung cư N105 là dự án lớn đang đi vào giai đoạn hoàn thành (trụ sở công ty đặttại tầng 18 của tòa nhà này) nên những chi phí như chi phí nhân công, chi phínguyên vật liệu giảm mạnh, chi phí dịch vụ mua ngoài hay chi phí khác bằngtiền năm 2011 đều giảm mạnh so năm 2010
Kết luận:
Có thể thấy quy mô tài sản của DN trong năm 2011 tăng lên đáng kể so với năm 2010 Toàn bộ là do sự gia tăng của TSNH, còn TSDH giảm Điều đó cho thấy DN vẫn không ngừng mở rộng quy mô SXKD và gia tăng năng lực sản xuấn hiện có nhằm làm dồi dào thêm tiềm lực tài chính nội tại
Năm 2011 là năm đánh dấu sự thay đổi lớn về cơ cấu tài sản Về hướng đầu tư, giảm tỷ trọng TSDH, tăng tỷ trọng đầu tư vào TSNH đạt cơ cấu cân đối hơn do công ty phát triển theo định hướng của đơn vị chủ đầu tư các dự án, mà không chú trọng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thi công khi có công trình, dự
án mới, công ty lựa chọn và giao thầu cho các đơn vị thi công.
2.2.1.1.3 Phân tích tình hình công nợ năm 2011
Xem bảng 2.4 ta nhận thấy: Ở cả hai thời điểm cuối năm và đầu năm,
công ty đều chiếm dụng được một lượng vốn thuần nhất định Biểu hiện là đầunăm chiếm dụng được 90,2 tỷ đồng, cuối năm là 140,5 tỷ đồng Về cuối năm, sốvốn công ty chiếm dụng được tăng lên 50,3 tỷ cho thấy việc chiếm dụng vốn củacông ty đã tốt hơn đầu năm khá nhiều Nguyên nhân là do các khoản phải trảtăng thêm 49,1 tỷ đồng (tức số đi chiếm dụng tăng lên) trong khi các khoản phảithu lại giảm đi 1,2 tỷ đồng (tức số bị chiếm dụng giảm đi) Như vậy, tình hìnhcông nợ của công ty đang rất tốt Cụ thể:
Trang 33ngắn hạn giảm đi Trong đó:
- Phải thu khách hàng giảm từ 65,39% xuống còn 51,92% Điều này xuất
phát từ nhiều nguyên nhân như:
Cuối năm 2011, công ty đã bán thêm được nhiều căn hộ đã hoàn thiệnthuộc tòa nhà N105- Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội nhưng khách hàngchưa trả tiền…làm cho lượng vốn bị chiếm dụng giảm mạnh so với đầu năm
Bên cạnh đó, công ty còn thay đổi chính sách bán hàng, cụ thể là công ty
đã bán chịu nhiều hơn, do DETOURPRO là DNNN nên áp dụng chính sách ưuđãi hơn khi bán chung cư cho những hộ thuộc diện chính sách Cụ thể là bán vớimức giá 25 triệu đồng/ m2 đối với các căn hộ chung cư tại tòa nhà N105
- Đồng thời, Khoản phải thu khác giảm đi 0,31 tỷ đồng (do giảm các
khoản sau: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, dự thu lãi cho vay, lãi ủy thác đầu tưvốn…), và công ty đã thu hết các khoản phải thu nội bộ của năm 2010
Công ty không có dự phòng phải thu khó đòi Điều này cho thấy công ty
có mối quan hệ tốt với các bạn hàng, có các bạn hàng đáng tin cậy, do vậy khảnăng không thu hồi được nợ từ các khách hàng là không thể xảy ra
* Đối với Các khoản phải trả: tăng rất mạnh (tăng 49,1 tỷ đồng, tỷ lệ
tăng là 53,4 %), chứng tỏ số vốn DN đi chiếm dụng tăng lên nhanh chóng, vàcác khoản này chưa tới hạn thanh toán nên hoàn toàn là hợp lý Việc tăng lên nóitrên chỉ do các khoản phải trả ngắn hạn tăng Trong đó, chủ yếu là do Ngườimua trả tiền trước tăng mạnh 82,1 tỷ đồng, và Các khoản phải trả phải nộp ngắnhạn khác giảm đi 36,7 tỷ đồng Có điều này là do Công ty đã khuyến khích đượccác nhà đầu tư góp vốn trước như thu trước tiền đặt cọc, tiền bán các căn hộchung cư, các biệt thự …
Qua những phân tích trên ta có thể rút ra:
Khả năng chiếm dụng vốn tăng giúp cho uy tín của công ty đối với phía nhà cung cấp và khách hàng có sự gia tăng Công ty cần duy trì đảm bảo thanh
Trang 34khác, công ty cũng cần quản lý tốt hơn nữa các khoản phải thu, có biện pháp thu hồi công nợ để hạn chế ứ đọng vốn trong khâu lưu thông.
2.2.1.2 Đánh giá khái quát thông qua báo cáo kết quả kinh doanh
Công ty DETOURPRO đã hoàn thành mục tiêu có lợi nhuận ở cả hai năm
2010 và 2011, tuy nhiên mức doanh thu của năm sau thấp hơn năm trước Đây làvấn đề Công ty cần xem xét lại nhằm đạt được mục tiêu tăng Lợi nhuận Tuynhiên LNST năm 2011 giảm đi rất nhiều so với năm 2010, do năm 2011 là mộtnăm kinh doanh đầy khó khăn của công ty
Nhìn vào Bảng 2.5 ta thấy: LNST năm 2010 đạt 0,64 tỷ đồng, trong khi
đó năm 2011 giảm mạnh chỉ còn 0,113 tỷ đồng Mặc dù năm 2011, công ty đãđược giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng LNST vẫn giảm do LNTTgiảm mạnh Nguyên nhân của việc giảm LNTT nói trên là do Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh tăng 0,1 tỷ đồng, nhưng bên cạnh đó Lợi nhuận khácgiảm 0,81 tỷ đồng Đi sâu phân tích đối với từng lĩnh vực hoạt động ta thấy:
* Đối với hoạt động khác:
Hiệu quả hoạt động khác năm 2011 so với năm 2010 đã giảm sút Bởi vìLợi nhuận khác giảm 0,81 tỷ đồng, nguyên nhân là do Chi phí khác tăng 0,81 tỷđồng, với tỷ lệ tăng 53,16%, mà không thu được Thu nhập khác Đây là cáckhoản chi phí chi ra cho các hoạt động của công ty, nhằm phục vụ và duy trì mọihoạt động của công ty mà không được phân bổ vào các dự án Một số loại chiphí điển hình như chi trợ cấp ăn trưa cho người lao động (trợ cấp 10.000 đồng/1suất ăn trưa); chi phí điện nước; chi cho văn phòng phẩm…
* Đối với hoạt động SXKD chính:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh chính năm 2011 tăng so với năm 2010,thể hiện ở chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 0,1 tỷ đồng.Nguyên nhân là do số tăng của Lợi nhuận gộp và Doanh thu hoạt động tài chínhlớn hơn số tăng của các khoản chi phí Cụ thể:
Trang 35không ngoại lệ (do công ty chủ yếu thực hiện theo dự án, gói thầu nên khôngmất chi phí quảng cáo, bán hàng).
- Chi phí quản lí DN: năm 2011 giảm 0,1 tỷ đồng so với năm 2010, với tỉ
lệ giảm 14,84% Kết hợp với chỉ tiêu “Tỉ suất chi phí quản lí trên DTT” (xem
bảng 2.6) năm 2010, để tạo ra 100đ DTT thì DN phải mất 1,02đ chi phí cho
quản lí, nhưng đến năm 2011, để tạo ra 100đ DTT thì DN phải bỏ thêm 0,44đchi phí cho công tác quản lí Điều này chứng tỏ DN chưa sử dụng tiết kiệm chiphí quản lí mặc dù về mặt giá trị thì chi phí quản lý đã giảm Những chính sáchtiết kiệm chi phí do ban quản trị DN đề ra chưa thực sự phát huy hiệu quả Mỗiphòng ban phải tích cực thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, các khoảnchi phí phải được quản lý chặt chẽ hơn, đặc biệt là chi phí công tác, họp hành,mua sắm đồ dùng thiết bị Công ty nên sa thải những nhân viên, cán bộ quản líthiếu năng lực, để thu gọn bộ máy quản lý, tránh rườm rà
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch
- Doanh thu hoạt động tài chính: năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,9 tỷ
đồng, trong khi đó chi phí tài chính chỉ tăng 7 triệu đồng Sự tăng lên của chi phíhoạt động tài chính không phải do hoạt động đầu tư tài chính gây ra mà tất cả là
do chi phí lãi vay lên đúng 7 triệu đồng Điều này là do trong năm DN đã tăngcường sử dụng vốn vay Để đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh
mà Nguồn vốn chủ hạn chế, DN buộc phải nâng tỉ lệ vốn vay dù biết rằng lãisuất đi vay rất cao lên tới 21% đến 22%/ năm Chi phí bỏ ra cho một đồng vốnquá lớn là sức ép buộc DN phải làm ăn có hiệu quả để tránh thua lỗ Điều nàyđòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần phải sáng suốt trong việc lựa chọn cơ cấu vốnhợp lí
Trang 36với năm 2010 Đây là thành quả mà công ty đã đạt được từ hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2011 so với năm
2010 giảm 0,9 tỷ đồng, nguyên nhân là do DTT giảm, Giá vốn hàng bán cũnggiảm, nhưng số giảm của DTT cao hơn số giảm của Giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán năm 2011 đạt 38,1 tỷ đồng, giảm được 25,7 tỷ đồng so với năm 2010 Mà theo Bảng 2.6 thì “Tỉ suất Giá vốn hàng bán trên DTT” năm
2011 đạt 97,85 %, năm 2010 đạt 97,35 % Nghĩa là trong năm 2010, để tạo ra100đ DTT thì phải bỏ ra 97,35đ Giá vốn hàng bán, đến năm 2011 để tạo ra 100đDTT thì DN phải bỏ thêm 0,5đ Giá vốn hàng bán nữa Như vậy việc giảm đượcGiá vốn hàng bán chưa thực sự đem lại hiệu quả cho DN
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 so với
năm 2010 giảm mạnh (giảm 26,6 tỷ đồng) Tuy nhiên không phát sinh thêm cáckhoản giảm trừ doanh thu Việc giảm Doanh thu nói trên là do xuất phát từnhiều nguyên nhân Trước hết, đó là năm 2011 nền kinh tế khó khăn, các DNgặp rất nhiều rủi ro, nhiều DN không trụ vững đã đi tới mức phá sản, nhiều dự
án đang thực hiện dang dở không thể thu hút thêm vốn để triển khai dẫn đến tìnhtrạng bị đình trệ hoặc tạm hoãn… Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất đối với các
DN trong ngành xây dựng là đáp ứng nhu cầu về vốn, việc thiếu vốn làm chậmtiến độ công trình, không hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra và công tyDETOURPRO cũng không ngoại lệ Trong khi đó chi phí đầu vào liên tục giatăng, lạm phát cao, chi phí lãi vay tăng cao nên DN phải oằn mình gánh chiphí lãi vay và các chi phí đầu vào liên tục tăng cao
Qua phân tích trên có thể thấy rằng:
Năm 2011 là một năm kinh doanh đầy khó khăn đối với DN, tình hình SXKD đã giảm đi rất nhều so với năm 2010 thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu lợi nhuận giảm với tốc độ đáng kể Việc DN vẫn duy trì được mức LNST đạt 0,113
tỷ đồng vào năm 2011, một phần là do DN được giảm 30% thuế TNDN, và nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong DN Nhưng nổi lên một
Trang 37nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh.
2.2.2 Thực trạng tình hình tài chính của Công ty DETOURPRO
Để đánh giá tình hình tài chính của công ty một cách cụ thể và toàn diệnhơn ta đi phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng:
2.2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán
Theo phân tích tình hình công nợ ở phần trên thì việc DN tăng khoản phảitrả so với khoản phải thu mang lại lợi ích về khoản vốn dôi ra phục vụ cho hoạtđộng SXKD của DN Để đánh giá cụ thể hơn về khả năng thanh toán của DN,
chúng ta tiến hành phân tích một số hệ số tài chính đặc trưng (xem bảng 2.7).
Qua bảng trên ta thấy các hệ số khả năng thanh toán cùng giảm mạnh vàonăm 2009 nhưng đã tạo được đà tăng trở lại vào năm 2010 Tuy nhiên, tới năm
2011 hệ số khả năng thanh toán hiện thời tiếp tục tăng, giúp công ty đảm bảothanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn; còn hệ số khả năng thanh toán nhanh và
hệ số khả năng thanh toán tức thời lại giảm sút đáng kể Tình hình khả năngthanh toán của công ty không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh toán Cùng
xem biểu đồ 2.6 để thấy rõ hơn:
Biểu đồ 2.6: Hệ số khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Trang 38Nghĩa là vào năm 2011 thì một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,1đ tài sảnngắn hạn Mặt khác, trong TSNH thì HTK lại chiếm tỷ trọng cao nhất (87,02%);HTK là tài sản có khả năng thanh khoản thấp nên việc không tính HTK làm khả
năng thanh toán nhanh giảm nhiều so với khả năng thanh toán hiện thời Hệ số
khả năng thanh toán nhanh đạt 0,14 lần vào cuối năm 2011 Tức là cuối năm
2011 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,14 đồng tài sản có khả năng thanh khoảncao đảm bảo, đã giảm đi 0,17 đồng so với năm 2010 (tỷ lệ giảm là 53,94%); làmtăng rủi ro thanh toán cho công ty trong khi tình hình SXKD không tốt
Do DN thay đổi chính sách tích lũy, dự trữ tiền mặt qua các năm và việc
tồn quỹ tiền mặt này là tương đối thấp so với tổng nợ ngắn hạn của công ty nên
Hệ số khả năng thanh toán tức thời cũng ở mức thấp và không ổn định Vào
cuối năm 2011 thì cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,13đ tiền, Hệ
số này lại giảm đi hơn 52% so với năm 2010, cho thấy khả năng trả ngay cáckhoản nợ bằng tiền mặt giảm mạnh
Còn Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2011 ở mức khá cao đạt 20,6
lần, các năm trước không có hệ số này
Nguyên nhân chủ yếu tác động tới hệ số khả năng thanh toán đó là:
Thứ nhất, hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng cao vào năm 2011 là
do công ty có xu hướng tăng đầu tư vào TSNH, giảm đầu tư vào TSDH Mà tốc
độ tăng của TSNH cao hơn tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn, từ đó làm cho hệ sốkhả năng thanh toán hiện thời tăng
Đi sâu hơn nữa đó là do các năm trước, mà cụ thể là năm 2008, năm 2009
và năm 2010 công ty đã rất trú trọng đầu tư vào TSCĐ; nhưng đến năm 2011 về
cơ bản công ty đã đầu tư đủ về TSCĐ cho trụ sở công ty, cho văn phòng đại diệntại Việt Trì nên khoản TSDH giảm hẳn đi Thêm vào đó, lượng HTK năm 2011
Trang 39hộ chung cư chưa bán được đã tăng thêm, và biểu hiện là HTK tăng.
Thứ hai, Công ty nên xem xét lượng HTK phù hợp để có thể nâng cao khả
năng thanh toán nhanh Trong những năm tới công ty cần có chính sách đẩymạnh tiêu thụ HTK và tăng công suất hoạt động, tránh tình trạng gây ứ đọngHTK quá nhiều và quá lâu
Thứ ba, xét về tính chất các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là Người mua trả
tiền trước và Phải trả người bán, điều này làm cho nhu cầu tiền mặt của công tygiảm đi đáng kể Thực tế cho thấy, mặc dù hệ số khả năng thanh toán tức thờithấp nhưng công ty luôn đảm bảo trả nợ đúng hạn, không có một khoản nợ quáhạn nào Công ty cũng luôn trả lương cho CNV đầy đủ, đúng hạn
Thứ tư, do trong năm 2011 công ty gặp khó khăn về vốn nên phải huy
động thêm 8 tỷ vay ngân hàng Còn các năm trước công ty không phải trả lãivay, gần như chỉ đi chiếm dụng vốn nên mới không tính được hệ số khả năngthanh toán lãi vay
Nhận xét: Qua phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của
Công ty DETOURPRO ta thấy khả năng thanh toán của công ty năm 2011 có sự giảm sút đáng kể so với năm 2010 Các hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ
số khả năng thanh toán tức thời còn thấp và biến động thất thường càng chứng
tỏ tình hình SXKD của DN không ổn định Tuy nhiên, có thể nói năm 2011 công
ty thực hiện tốt công tác thu hồi nợ nên các khoản phải thu của khách hàng giảm, làm giảm rủi ro trong thanh toán, công ty có đủ điều kiện thanh toán các khoản nợ khi đến hạn
Theo bảng 2.8 (dưới đây) thì các hệ số khả năng thanh toán của công ty ở
mức thấp hơn so với Trung bình ngành, nhưng vẫn có thể chấp nhận được Cụthể: So với công ty TV3 (có quy mô vốn tương đương), công ty CID (có quy môvốn nhỏ hơn DETOURPRO) thì HSTT của DETOURPRO thấp hơn đáng kể;còn so với công ty CNT (có quy mô vốn lớn hơn DETOURPRO) thì HSTT củaDETOURPRO vẫn ở mức cao hơn Trong những năm tới công ty cần chú ý tới
Trang 40vẫn đảm bảo thanh toán tốt các khoản nợ, không có nợ xấu, nợ quá hạn và hệ sốkhả năng thanh toán hiện thời lại tăng cao nhất trong những năm gần đây.
Bảng 2.8: Bảng so sánh khả năng thanh toán năm 2011
Đơn vị: lần
CK
Quy mô vốn (đồng)
HSTT hiện thời
HSTT nhanh
HSTT tức thời
HSTT lãi vay
Công ty đầu tư phát triển
Công ty Cổ phần Tư vấn
Xây dựng Điện 3 TV3 174.521.979.155 1,24 0,98 0,22 35,48Công ty Cổ phần Xây dựng
và Phát triển Cơ sở Hạ tầng CID 36.613.042.328 1,26 1,16 0,19 48,52Công ty Cổ phần Xây dựng
và Kinh doanh Vật tư CNT 1.927.619.439.159 1,01 0,82 0,04 1,06
Nguồn:BCTC trên http://cafef.vn/ và Chỉ số trung bình ngành trên http://cophieu68.com/
2.2.2.2 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu về tài sản, cơ cấu vốn của công ty là một vấn đề có ýnghĩa hết sức quan trọng Nếu DN có cơ cấu vốn hợp lý thì không chỉ sử dụng
vốn có hiệu quả mà còn tiết kiệm được vốn trong quá trình SXKD Xem bảng 2.9 để thấy rõ hơn:
* Về cơ cấu nguồn vốn:
Chúng ta có thể thấy rõ Cơ cấu nguồn vốn theo hướng sử dụng chủ yếu
Nợ phải trả, do đó hệ số nợ rất cao qua các năm (đều cao hơn 90%) Cụ thể, hệ
số nợ cuối năm 2011 là 95,89% và cuối năm 2010 là 90,02% Như vậy năm
2011 hệ số nợ đã tăng thêm 5,87%, do trong năm công ty đã tăng được khoản
Người mua trả tiền trước… Xem thêm biểu đồ 2.7 để thấy khái quát cơ cấu
nguồn vốn của công ty qua các năm: