Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty đầu tư phát triển công trình du lịch DETOURPRO (Trang 39 - 42)

Theo phân tích tình hình công nợ ở phần trên thì việc DN tăng khoản phải trả so với khoản phải thu mang lại lợi ích về khoản vốn dôi ra phục vụ cho hoạt động SXKD của DN. Để đánh giá cụ thể hơn về khả năng thanh toán của DN, chúng ta tiến hành phân tích một số hệ số tài chính đặc trưng (xem bảng 2.7).

Qua bảng trên ta thấy các hệ số khả năng thanh toán cùng giảm mạnh vào năm 2009 nhưng đã tạo được đà tăng trở lại vào năm 2010. Tuy nhiên, tới năm 2011 hệ số khả năng thanh toán hiện thời tiếp tục tăng, giúp công ty đảm bảo thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn; còn hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời lại giảm sút đáng kể. Tình hình khả năng thanh toán của công ty không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh toán. Cùng xem biểu đồ 2.6 để thấy rõ hơn:

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng cao vào năm 2011 đạt 1,1 lần. Nghĩa là vào năm 2011 thì một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,1đ tài sản ngắn hạn. Mặt khác, trong TSNH thì HTK lại chiếm tỷ trọng cao nhất (87,02%); HTK là tài sản có khả năng thanh khoản thấp nên việc không tính HTK làm khả năng thanh toán nhanh giảm nhiều so với khả năng thanh toán hiện thời. Hệ số khả năng thanh toán nhanh đạt 0,14 lần vào cuối năm 2011. Tức là cuối năm 2011 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,14 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, đã giảm đi 0,17 đồng so với năm 2010 (tỷ lệ giảm là 53,94%); làm tăng rủi ro thanh toán cho công ty trong khi tình hình SXKD không tốt.

Do DN thay đổi chính sách tích lũy, dự trữ tiền mặt qua các năm và việc tồn quỹ tiền mặt này là tương đối thấp so với tổng nợ ngắn hạn của công ty nên Hệ số khả năng thanh toán tức thời cũng ở mức thấp và không ổn định. Vào cuối năm 2011 thì cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,13đ tiền, Hệ số này lại giảm đi hơn 52% so với năm 2010, cho thấy khả năng trả ngay các khoản nợ bằng tiền mặt giảm mạnh.

Còn Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2011 ở mức khá cao đạt 20,6 lần, các năm trước không có hệ số này.

Sv: Nguyễn Thị Toan Lớp: CQ46/11.02 Biểu đồ 2.6: Hệ số khả năng thanh toán

Đơn vị: lần 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán tức thời Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Nguyên nhân chủ yếu tác động tới hệ số khả năng thanh toán đó là:

Thứ nhất, hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng cao vào năm 2011 là do công ty có xu hướng tăng đầu tư vào TSNH, giảm đầu tư vào TSDH. Mà tốc độ tăng của TSNH cao hơn tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn, từ đó làm cho hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng.

Đi sâu hơn nữa đó là do các năm trước, mà cụ thể là năm 2008, năm 2009 và năm 2010 công ty đã rất trú trọng đầu tư vào TSCĐ; nhưng đến năm 2011 về cơ bản công ty đã đầu tư đủ về TSCĐ cho trụ sở công ty, cho văn phòng đại diện tại Việt Trì nên khoản TSDH giảm hẳn đi. Thêm vào đó, lượng HTK năm 2011 tăng mạnh do các công trình và dự án đã đi vào giai đoạn nước rút; nên các căn hộ chung cư chưa bán được đã tăng thêm, và biểu hiện là HTK tăng.

Thứ hai, Công ty nên xem xét lượng HTK phù hợp để có thể nâng cao khả năng thanh toán nhanh. Trong những năm tới công ty cần có chính sách đẩy mạnh tiêu thụ HTK và tăng công suất hoạt động, tránh tình trạng gây ứ đọng HTK quá nhiều và quá lâu.

Thứ ba, xét về tính chất các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là Người mua trả tiền trước và Phải trả người bán, điều này làm cho nhu cầu tiền mặt của công ty giảm đi đáng kể. Thực tế cho thấy, mặc dù hệ số khả năng thanh toán tức thời thấp nhưng công ty luôn đảm bảo trả nợ đúng hạn, không có một khoản nợ quá hạn nào. Công ty cũng luôn trả lương cho CNV đầy đủ, đúng hạn.

Thứ tư, do trong năm 2011 công ty gặp khó khăn về vốn nên phải huy động thêm 8 tỷ vay ngân hàng. Còn các năm trước công ty không phải trả lãi vay, gần như chỉ đi chiếm dụng vốn nên mới không tính được hệ số khả năng thanh toán lãi vay.

Nhận xét: Qua phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của

Công ty DETOURPRO ta thấy khả năng thanh toán của công ty năm 2011 có sự giảm sút đáng kể so với năm 2010. Các hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời còn thấp và biến động thất thường càng chứng

Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính

tỏ tình hình SXKD của DN không ổn định. Tuy nhiên, có thể nói năm 2011 công ty thực hiện tốt công tác thu hồi nợ nên các khoản phải thu của khách hàng giảm, làm giảm rủi ro trong thanh toán, công ty có đủ điều kiện thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.

Theo bảng 2.8 (dưới đây) thì các hệ số khả năng thanh toán của công ty ở mức thấp hơn so với Trung bình ngành, nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Cụ thể: So với công ty TV3 (có quy mô vốn tương đương), công ty CID (có quy mô vốn nhỏ hơn DETOURPRO) thì HSTT của DETOURPRO thấp hơn đáng kể; còn so với công ty CNT (có quy mô vốn lớn hơn DETOURPRO) thì HSTT của DETOURPRO vẫn ở mức cao hơn. Trong những năm tới công ty cần chú ý tới việc tăng các hệ số này lên. Tuy nhiên điều này không đáng lo ngại vì công ty vẫn đảm bảo thanh toán tốt các khoản nợ, không có nợ xấu, nợ quá hạn và hệ số khả năng thanh toán hiện thời lại tăng cao nhất trong những năm gần đây.

Bảng 2.8: Bảng so sánh khả năng thanh toán năm 2011

Đơn vị: lần Tên công ty Mã CK Quy mô vốn(đồng)

HSTT hiện hiện thời HSTT nhanh HSTT tức thời HSTT lãi vay

Công ty đầu tư phát triển

công trình du lịch 155.471.714.000 1,10 0,14 0,13 20,6

Công ty Cổ phần Tư vấn

Xây dựng Điện 3 TV3 174.521.979.155 1,24 0,98 0,22 35,48 Công ty Cổ phần Xây dựng

và Phát triển Cơ sở Hạ tầng CID 36.613.042.328 1,26 1,16 0,19 48,52 Công ty Cổ phần Xây dựng

và Kinh doanh Vật tư CNT 1.927.619.439.159 1,01 0,82 0,04 1,06

Trung bình ngành 1,49 0,97 0,13

Nguồn:BCTC trên http://cafef.vn/và Chỉ số trung bình ngành trên http://cophieu68.com/

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty đầu tư phát triển công trình du lịch DETOURPRO (Trang 39 - 42)