1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt dộng kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng thương mại và môi trường hà nội

166 598 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 18,7 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Linh

Lớp : CQ46/11.14

Đề tài: Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cố phần Xây dựng —

Thương mại và Môi trường Hà Nội

LUAN VAN CUOI KHOA

Chuyén nganh: Tai chinh doanh nghiép

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hà

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tơi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ thực tế của

Công ty Cô phần Xây đựng — Thương mại và Môi trường Hà Nội

Trang 3

DTT DTTC DVT HTK LNST LNTT TSCD TSDH TSLD VCD VCSH VKD VLD XDCB

: Doanh thu thuan

: Đầu tư tài chính,

: Đơn vị tính

: Hàng tồn kho

: Lợi nhuận sau thuế

Trang 4

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 1.1: Doanh số xuất khâu từ năm 2007 đến năm 2011 của công ty

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp kết quả kinh đoanh giai đoạn 2009 — 201 1của Công ty cỗ

phần Xây dựng — Thương mại và Môi trường Hà Nội -c¿55-7<cscc+

Bảng 2.1: Phân tích sự biến động và tình hình phân bơ vốn năm 201

Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn năm 2011 Bang 2.3: Nhu cau von lưu động thường xuyên năm 2011 của Công ty cô phần Xây dựng — Thương mại và Môi trường Hà NỘI - Ăn sse Bảng 2.4: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010 - 2011 Bảng 2.5: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí - «+5

Bảng 2.6: Phân tích tình hình lưu chuyên tiền tệ -5- 52c cc<ccxrresrs

Bảng 2.7: Phân tích cơ cấu lưu chuyển tiền thuần 5- c5 cc<cccreecrs Bảng 2.8: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán - Bảng 2.9: Các hệ số phản ánh cơ câu nguồn vốn và cơ cấu tài sản Bang 2.10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty năm 2010 - 20111 HH HH TT HT TC HH Tà TH Tư ke

Bảng 2.11: Tình hình thu hồi nợ của công ty năm 2010 — 2011

Bảng 2.12: Vốn chiếm dụng và nguồn vốn bị chiếm dụng của công ty năm 2010 —

Bảng 2.13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quá sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2010 — 201 HH HH TT HC TH HT TH Tư 1P

Bảng 2.14: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm

2010 — 201 HH HH TT HC TH HT TH Tư 1P

Bảng 2.15: Hiệu suất sử dụng toàn bộ VỐP) Họ 91T 121 1c ri

Trang 5

Bang 2.19: Bang phan tích điễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn Sơ đồ 1: Sơ đồ công nghệ tiêu biểu của Johkasou

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Trang 6

Luận văn cuối khóa Khoa Tai chính doanh nghiệp

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIEU MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 098.0671600 12 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VẺ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 15 1.1 MOT SO VAN DE CO BAN VE HOAT DONG CUA DOANH NGHIEP VA TAI

0:I0):89/97.90):819)11) 201858 -.Č䌜,B , Ô 15

1.1.1 M6t sé van đề cơ bản về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp 15

1.1.2 Bản chất Tài chinh doanh ngnigp ccccccccccsssssssvsssvsssvscssssssesssssssesssssssessessssessesseneesnessss 16 1.1.3 NGi dung Tai chit TL L nh 17 11.4, Vai tré, chức năng Tùi chính doanh nghiệp

1.2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP À 225 2222 2czcrrrrrrrrerrrrrerree 20

78.1 5 20

1.2.2 Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 20 1.2.3 Tai ligu sie dung trong phair CK nan ố 23 1.2.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiỆD ii 24 1.2.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiỆD che errerrec 26 1.2.5.1.Phân tích khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua Bảng CDKT, Báo cáo kết quả kinh đoanh và Báo cáo lưu chuyến Hần tệ .26

SV Nguyễn Thị Linh Lớp: CQ46/11.14

Trang 7

1.2.5.2 Phân tích các hệ số đặc trưng

1.2.5.2.1 Các hệ số về khả năng thanh t0ÁN, con oct che re 28

1.2.5.2.2 Các hệ số phân ánh cơ cẫu nguân vốn và cơ cấu tài sẵn 32

1.2.5.2.3.Các hệ số về biệu suất hoạt AGN .ccccccssssssssvssssssseesessvsessssssesssssssessesssnecseesesessnessss 35

1.2.5.2.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời co ereere 42

1.2.5.2.5 Các hệ số phân ánh giá thị trƯỜNG co 45

1.2.5.2.6 Phân tích mắi quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp DUPONT)

1.3 HIEU QUA SAN XUAT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP, CÁC GIẢI PHÁP TAI CHINH NANG CAO HIEU QUA SAN XUAT KINH DOANH CUA DOANH

NGHITEP oon escssssssccssssssssseccecsssvsccessnssssscccssssnvseesansssssecesssnaveceesssnmesseseessaneeesssnnvesessesuaneeseessnness 53

1.3.1 Hiệu quả sân xuất kinh doanh va sy can thiét phdi nang cao higu qué sdn xuất kinh doanh của doanh HghiỆP Hình HH HH HH Hà ng re 53 1.3.2 Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỎ PHẪN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔI

Wð.10/)))109:790)0007157 7 - 1EH., H.,.,.)H.)HẬ, , 56 2.1 MOT SO NET KHAI QUAT VE CONG TY CO PHAN XAY DUNG - THƯƠNG MẠI

M.C (0890/0000 70.: 158 :-ADẲŒH H.H 56

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triỄN, neo 56

Trang 8

Luận văn cuối khóa Khoa Tai chính doanh nghiệp

2.1.1.1 Giới thiệu chung +96

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát trÌỄH che 37

2.1.1.3 Quá trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng Johkasou tại Việt Nam 58

2.1.2 Đặc điễm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sân xuất kinh doanh của công

ẨY.LQ .Qc SH HH H TH HH HT TT TT HT TH TT TT TH HT g4 ch tre 61

2.1.2.1 Tổ chike bG mdy quan If cia CONG ty eccccccesecccssssessssssessessssesseessssssvessvesssessnecssessanessisens 61

2.1.1.2, Dic diém hogt dong sdn xudt Kinh doanhy cccccccccssssssssssssessssssssssesssessnsessessiseesisens 64 2.1.1.2.1 Sản xuất cơ khí xuất khẫu cccieHrirreiirrerre 64

2.1.1.2.2 Sân xuất và kinh doanh Johkasou

2.1.1.2.3 Trình độ cơ sử vật chất kỹ thuật của công Éy co cceccrieerrrrrrrrrerrrree 59 2.1.1.2.4 Trình độ của đội ngũ lao động Hong CÔN ÉY coi errerree 60 VN EM L1 1.1 1 n ốc 60 2.1.2 Kết quá kinh doanh vủa công ty trong một số năm gắn đây .ecc e 61

2.2, BANH GIA TINH HINH TAI CHINH TAI CONG TY CO PHAN XAY DUNG - THUONG MAT VA MOT TRUONG HA NOL, cccscscssssssssssesssessssssssssecsssssessecsensssensesssneseses 66 2.2.1 Đánh giá khdi qt tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế tốn 66

2.2.2 Phân tích khái qt tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động sân xuất linh (ẪOGHH Son HH TH TH HT HH H10 T0 T110 1111111 TK E1 81

2.2.3 Phân tích khái qt tình hình tài chính qua Báo cáo lưu chuyến tiền tệ 87

2.2.4 Phân tích khái quát tình hình tài chính cơng ty qua các hệ số tài chính đặc trưng .91

2.2.4.1 Các hệ số về khd nding thanh toditn cccccccscssccssssssssssssssssssssesssessssssvessvesssessneessessavessisens 91

2.2.4.2 Các hệ số phân ánh cơ cầu nguồn vẫn và cơ cẫu tài sẵn -.ccc.ce 95

Trang 9

2.2.4.3 Các hệ số về biệu suất hoạt động

2.2.4.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời ooscrrtecrrrrrrrererrrrrrerrre 109 2.2.4.5 Phân tích mỗi quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp DUPONT)

2.2.5 Phân tích diễn biến nguồn vẫn và sử dụng vỐn - ccscccorrrrrrrrerrrrrrrerrrer 115 2.3 NHẬN XÉT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỎ PHẢN XÂY DỰNG — THƯƠNG MẠI VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI .22 22s 2veeeErrrrrrrrerrrerrrrkerrke 123 2.3.1 Những kết quả đạt Äược ocs cong errerrrrrrrreerrre 123 2.3.2 Hạn chế

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ SẲN XUẤT KINH DOANH TAI CONG TY CO PHAN XAY DUNG - THUONG MAI VA MOI TRƯỜNG HÀ NỘII 2.22222222221222 221 112E077112111.12117012.0171121112111 01 re 126 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI.126 3.1.1 Một số đặc điểm ảnh hướng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của doanh

3.1.2 Các chỉ tiêu chính trong kế boạch sân xuất kinh doanh 2012 128

3.2 MOT SO GIAI PHAP TAI CHINH NANG CAO HIEU QUA SAN XUAT KINH )9.09).,8i/.0e) cua 129

3.2.1 Đây mạnh huy đông vẫn dầu tư đáp ứng kip thời nhu cầu sân xuất kinh doanh đồng thời xây dựng cơ cầu vẫn, cơ cầu nguân vốn hợp Ïý ào oerierrrrrirrrrrrrerree 129

3.2.2 Chú trọng đầu tư đúng hướng Tài sân cố định ocĂcocerrrrirrrrrrrerrree 131

3.2.3 Đây mạnh công tác thu bồi nợ và thanh toán các khoản nợ, nâng cao khả năng thanh OÁH Hành HH HH HH HH HH TH T0 T111 11.1111 E715 T17 132

Trang 10

Luận văn cuối khóa Khoa Tai chính doanh nghiệp

3.2.4 Tăng cường các biện pháp tiết kiệm tối da chi phí sân xuất kinh doanh giá thành sản

phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

3.2.5 Thực hiện các biện phúp tăng ĐoqHÌi (ÏHH He crrey 136

3.2.6 Đây mạnh hoạt động tiêu thụ, gia tăng thị phẩn ii 137

3.2.7 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viêm - cccHehHereerrrrrreree 140 3.2.8 Tăng cường hồn thiện cơng tác phân tích tài chính ở cơng Éy .ce- 143

¡9⁄00 00057 aa2,,)., , ),H)H,)H,.Ầ ÔỎ 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 11

LOI CAM ON

Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành đưới sự hướng dẫn, chỉ bảo rất tận

tình của cơ giáo TS Nguyễn Thị Hà cùng với sự giúp đỡ về chuyên môn của bác Đỗ Tất Việt — Tổng giám đốc công ty cô phẩn Xây dựng — Thương mại và Môi trường Hà Nội và các cô, chú, anh, chị trong công ty

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo TS Nguyễn Thị Hà, bác Đỗ Tất Việt —- Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng — Thương Mại và Môi trường Hà Nội cùng các cô chú, anh chị trong cơng ty vì sự hướng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ của cô giáo và các bác, cô chú, anh chị trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 12

Luận văn cuối khóa Khoa Tai chính doanh nghiệp

LOI MO DAU

Xã hội ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng, sự đa dạng, phức tạp và nhu cầu thông tin ngày càng được nâng cao thu hút sự quan tâm của đông đảo những người đã, đang và sẽ hoạt động trong các ngành kinh tế Đặc biệt công việc phân tích tài chính - kế toán với chức năng thông

tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế - tài chính của một tổ chức để phục vụ cho

nhu cầu quán lý của các đối tượng bên trong và bên ngoài té chức, có vai trị cực kỳ quan trọng trong cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho nhà quản lý Với nguồn thơng tin hữu ích đó thì nhà quản lý có thể đánh giá chính xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khá năng sinh lãi, hiệu quả kinh doanh, những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của đoanh nghiệp

Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra môi trường cạnh tranh

khắc nghiệt giữa những đoanh nghiệp Các doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trường bằng uy tín, bằng sức mạnh tài chính, bằng chất lượng sản phẩm, Trong đó, vấn đề tài chính là quan trọng nhất và nó chi phối tất cả các mặt còn lại của doanh nghiệp Để biết tình hình tài chính thực tiễn cũng như tình hình sử dụng vốn, quản lý nguồn nhân lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng xoay vòng vốn, đòi hỏi doanh nghiệp phải đi sâu phân tích các bảng số liệu, phân tích các chỉ số tài chính và các cơng cụ khác để có thể rút ra những kết luận phù hợp với nhu cầu hiện tại

Từ kết quả phân tích kế tốn tài chính đó doanh nghiệp có thê nhận ra những ưu khuyết điểm của mình mà định hướng, lập kế hoạch sản xuất và quản lý nguồn

vốn, nguồn nhân lực trong tương lai

Với vai trò quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp và qua thời gian thực tập tại Công ty cỗ phần Xây dựng — Thương mại và Môi trường Hà Nội

Trang 13

(Hactra.,JSC) em quyết định thực hiện đề tài: “Phân (ích tình hình tài chính và

các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh đoanh của Công ty cỗ phần Xây dựng —- Thương mại và Môi trường Hà Nội”

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi thâm nhập thực tế tại Công ty cổ phần Xây dựng — Thương mại và Môi trường Hà Nội, em đi sâu tìm hiểu và hoàn thành

các mục tiêu sau:

- Phân tích tình hình tài chính mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính đặc trưng và sử dụng các cơng cụ phân tích để có cái nhìn khách quan từ các

góc độ khác nhau, vừa đánh giá kết qua bang số liệu vừa phân tích các chỉ số tài chính để tìm hiểu một cách chính xác tình hình sản xuất, tình hình sử dụng vốn, khả năng thanh toán, thực tiễn tại doanh nghiệp

- Thông qua các kết quả phân tích vừa tổng hợp được để đề xuất với nhà quản lý những phương pháp, những định hướng có thể sẽ được thực hiện trong thời gian tới nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện những hạn chế còn tồn đọng và đóng

góp những ý kiến góp phần cải thiện tình hình tài chính, thúc đây công việc sản

xuất kinh doanh ngày càng đi lên

Để đạt được mục đích đề tài, ngồi lời mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm

các nội dung sau:

- Chương 1: Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp

- Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh

doanh của Công ty cỗ phần Xây đựng — Thương mại và Môi trường Hà Nội

- Chương 3: Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh đoanh tại Công ty cô phần Xây đựng — Thương mại và Môi trường Hà Nội

Trang 14

Luận văn cuối khóa Khoa Tai chính doanh nghiệp

Để đề tài đắm báo tính lý luận và thực tế, quá trình nghiên cứu được thực

hiện thông qua:

- Thu thập, tông hợp lý luận từ lý thuyết

- Thu thập, chỉnh lý, phân tích qua những thơng tin được cung cấp từ phía doanh nghiệp

Tuy nhiên, với thời gian tiếp cận thực tế chưa nhiều nên bài luận không

tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo của thầy cô, các cô chú, anh chị trong công ty

Em xin chân thành cảm ơn

Nguyễn Thị Linh

Trang 15

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VÈ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 MOT SO VAN DE CO BAN VE HOAT DONG CUA DOANH

NGHIỆP VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1.1 Một số vẫn đề cơ bản về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động

kinh đoanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu

Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp chứ

không phải các cá nhân

Ớ Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: đoanh nghiệp là tô chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giỡa doanh nghiệp với các chủ thê trong nền kinh tế Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu là: quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính, quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác, quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Việc quản lý tài chính ln ln giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành

bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi

toàn thế giới, quản lý tài chính càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Trang 16

Luận văn cuối khóa Khoa Tai chính doanh nghiệp

1.12 Bản chất Tài chính doanh nghiệp

Tài chính đoanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện đưới hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền

tệ nhằm phục vụ cho quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho nhà nước

Xét về mặt hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình

tạo lập, phân phối, sử đụng và vận động gắn liền với hoạt động của đoanh nghiệp

Xét về bản chất, tài chính đoanh nghiệp là các quan hệ kinh tế đưới hình thức giá

trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của đoanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Các quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính đoanh nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước Quan hệ này được thể hiện chủ yếu ở chỗ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với

Nhà nước như nộp các khoản Thuế, lệ phí vào ngân sách và Nhà nước đầu tư vốn ban đầu và vốn bô sung cho doanh nghiệp bằng những cách thức khác nhau

Thứ hai, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các

tổ chức xã hội khác Quan hệ tài chính giữa đoanh nghiệp với các chủ thê kinh tế

khác là mối quan hệ rất đa dạng và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi đoanh nghiệp và các chủ thê kinh tế khác cung cấp hàng

hóa, dịch vụ cho nhau (bao hàm cả các loại dịch vụ tài chính) Quan hệ tài chính với các tổ chức xã hội khác được thể hiện ở chỗ đoanh nghiệp thực hiện tài trợ cho các tổ chức xã hội

Thứ ba, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong

doanh nghiệp Quan hệ này được thê hiện trong việc doanh nghiệp thanh tốn tiền

cơng, thực hiện thưởng phạt vật chất với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 17

Thứ fz, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp Mối quan hệ này thể hiện trong việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Thứ năm, quan hệ tài chính trong nội bộ đoanh nghiệp Đây là mối quan hệ

thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh,

trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân

phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp

1.1.3 Nội dung Tùi chính doanh nghiệp

Tài chính đoanh nghiệp bao hàm các nội đung chủ yếu sau:

Thứ nhất, lựa chọn và quyết định đầu tư Đó là q trình hoạch định đự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư

Thứ hai, xác định nhu cầu vốn và tô chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhụ cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp

Thứ ba, sử dụng có hiệu qua số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu,

chi va dam bao kha năng thanh toán của doanh nghiệp

Thứ tư, thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp hợp lý, vừa đâm báo được lợi ích của người lao động, các cổ đông vừa đáp ứng nhu cầu vốn phát triển đoanh nghiệp những kỳ tiếp theo

Thứ năm, kiêm sốt thường xun tình hình hoạt động của doanh nghiệp Qua phân tích, cần đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, những điểm mạnh và

điểm yếu trong quản lý và đự báo trước tình hình tài chính đoanh nghiệp, từ đó kịp

thời đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh đoanh và tài chính

Trang 18

Luận văn cuối khóa Khoa Tài chính doanh nghiệp

Thứ sáu, thực hiện kế hoạch hóa tài chính để đảm bảo đưa ra các giải pháp

hữu hiệu khi thị trường biến động

1.1.4 Vai trò, chức năng Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp và được thê hiện ở những điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các họa động của đoanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp một phần lớn được quyết định bởi chính sách tài trợ hay

huy động vốn của đoanh nghiệp

Thứ hai, tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vai trò này của tài chính doanh

nghiệp được thể hiện ở chỗ:

Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư từ góc độ tài chính

Việc huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh

Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp có thể giảm được chỉ phí sử đụng vốn góp phần rất lớn tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Sử dụng đòn bây kinh đoanh và đặc biệt là sử dụng địn bẩy tài chính hợp lý là yếu tố gia tăng đáng kế tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể tránh được

thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãi vay góp phần rất lớn tăng lợi nhuận sau thuế của đoanh nghiệp

Thứ ba, tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm sốt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua tình hình thu, chỉ tiền tệ hàng ngày, tình

hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính và đặc biệt là các báo cáo tài chính có thê kiểm

Trang 19

soát kịp thời, tống quát các mặt hoạt động của đoanh nghiệp, từ đó phát hiện nhanh chóng những tổn tại và những tiềm năng chưa được khai thác để đưa ra các quyết

định thích hợp điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu đề ra của doanh

nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với hoạt động của đoanh nghiệp

Tài chính đoanh nghiệp gồm ba chức năng sau:

Thứ nhất, Chức năng tạo vốn, đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh Tài chính doanh nghiệp thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ

chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đây sự phát triển có hiệu

quả quá trình sản xuất kinh doanh

Thứ hai, Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền Thu nhập bằng tiền của

doanh nghiệp được doanh nghiệp phân phối như sau: thu nhập đạt được đo bán hàng trước tiên phải bù đắp chỉ phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như hao mịn máy móc, thiết bị, trả lương, mua nguyên, nhiên liệu, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, phần cịn lại hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn

vốn hoặc trả lợi tức cổ phân (nếu có)

Thứ ba, Chức năng kiêm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Tài chính đoanh nghiệp căn cứ vài tình hình thu chỉ tiền tệ và các chỉ tiêu

phản ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình vốn, sản xuất và hiệu quả kinh doanh Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý phát hiện những khâu mất cân đối, sơ hở trong

công tác điều hành để ngăn chặn các tơn thất có thể xảy ra nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, Chức năng này là toàn diện và thường xuyên suốt trong quá trình kinh doanh, vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu

Tóm lại, ba chức năng quan hệ mật thiết với nhau, chức năng kiểm tra tiến

hành tốt là cơ quan quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn

tạo điều kiện cho sản xuất liên tục Ngược lại, việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ khai

Trang 20

Luận văn cuối khóa Khoa Tài chính doanh nghiệp thơng các luồng tài chính đổi đào dam bảo cho quá trình hoạt động của doanh

nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng kiểm tra

1.2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm

Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo

một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thơng tin kế tốn cũng như

các thông tin khác qua đó đánh giá được khái quát và toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu cũng như khả năng và tiềm lực của đoanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định hợp lý, phù

hợp với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp

1.2.2 Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có vai trị vơ cùng quan trọng, không chỉ là công cụ quản trị hữu ích trong doanh nghiệp mà còn là cơ sở giúp cho các đối tượng sử dụng thơng tin khác ngồi doanh nghiệp đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải ln ln củng cỗ tiềm lực tài chính và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Thơng qua việc tính tốn các chỉ tiêu tài chính, xem xét các mối

quan hệ chiến lược, phân tích tài chính giúp cho người sử dụng thông tin nắm bắt và kiểm soát được mọi hoạt động của doanh nghiệp, biết rõ vị trí của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, phải có được cái nhìn xác thực về thực trạng tài chính

của doanh nghiệp cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ánh hướng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó

mới tận dụng được các cơ hội kinh doanh, đưa ra các quyết định tài chính phù hợp nhằm duy trì và phát triển đoanh nghiệp Bởi vậy, phân tích tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau như: Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các cỗ

đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà quản lý, kể cả các cơ quan Nhà nước và

Trang 21

bản thân người lao động trong doanh nghiệp Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của đoanh nghiệp trên các góc độ khác nhau, sử đụng các chỉ số và các thông tin thu được để đưa ra các quyết định khác nhau

Phân tích tài chính đối với nhà quần lý

Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ khác với phân tích tài chính bên ngoài do các nhà phân tích

ngồi doanh nghiệp tiến hành, do có thơng tin đầy đủ và hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong đoanh nghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt nhất

Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các nhà quản lý nhằm đáp ứng

những mục tiêu sau:

- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn

đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán

và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

- Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình

hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận

- Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho các dự báo tài chính

- Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt

động, quản lý trong doanh nghiệp

Phân tích tài chính làm nỗi bật điều quan trọng của đự báo tài chính, mà đự

báo là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, khơng chỉ chính sách tài chính mà cịn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp

Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư là những cỗ đông, các cá nhân hoặc các đơn vị, đoanh nghiệp

khác, là những người giao vốn của mình cho đoanh nghiệp quản lý và nhự vậy có

thể có những rủi ro Thu nhập của các nhà đầu tư là tiền lời được chia và thặng đư

Trang 22

Luận văn cuối khóa Khoa Tài chính doanh nghiệp giá trị của vốn Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của doanh nghiệp Trong thực tế, các nhà đầu tư tiễn hành đánh giá khả năng sinh

lời của doanh nghiệp

Các nhà đầu tư phải dựa vào những nhà chuyên môn trung gian (chuyên gia

phân tích tài chính) nghiên cứu các thông tin kinh tế tài chính, có những cuộc tiếp

xúc trực tiếp với ban quản lý đoanh nghiệp, làm rõ triển vọng phát triển của đoanh nghiệp

Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp, dựa vào

việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh

Phân tích tài chính đối với người cho vay

Đây là những người cho đoanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất — kinh đoanh Khi cho vay, họ phải biết đoanh nghiệp có thực sự có nhu cầu vay hay khơng? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào? Thu nhập của họ là lãi

suất tiền vay Do đó, phân tích tài chính đối với người cho vay là rất cần thiết nhằm mục tiêu xác định rõ hiện trạng tài chính của khách hàng: giá trị tài sản, tình hình cơng nợ, khả năng hoàn trả nợ Dự báo về tình hình tài chính của khách hàng trong

tương lai, dự báo về các rủi ro có thê xảy ra ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ của khách hàng Tuy nhiên, phân tích đối với những khoản cho vay dai han va những khoản cho vay ngắn hạn có những nét khác nhau

- Đối với những khoản cho vay ngắn hạn: người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

- Đối với các khoản cho vay đài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trá vốn và lãi lại tùy thuộc vào khả năng sinh lời này

Trang 23

Phân tích tài chính đối với những người hưởng lương trong doanh

nghiệp

Đây là những người có nguồn thu nhập đuy nhất là tiền lương được trả Tuy nhiên, cũng có những đoanh nghiệp, người hưởng lương có một số cỗ phần nhất định trong doanh nghiệp, nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp

như một nhà đầu tư Đối với những doanh nghiệp này, người hưởng lương có thu nhập từ tiền lương được trả và tiền lời được chia Cả hai khoản này phụ thuộc vào

kết quá hoạt động sản xuất — kinh đoanh của doanh nghiệp

Do đó, phân tích tài chính giúp họ định hướng việc làm ỗn định của mình trên cơ sở đó n tâm đốc sức vào hoạt động sản xuất — linh đoanh của doanh nghiệp tùy theo công việc được phân cơng, đảm nhiệm

Phân tích tài chính đối với các cơ quan quần lý Nhà nước

Các cơ quan quản lý bao gồm các cơ quan quản lý cấp Bộ, Ngành như: cơ quan Thuế, Thanh tra Tài chính, Thống kê Các cơ quan này sử dụng các báo cáo tài chính do doanh nghiệp gửi đến để phân tích tình hình tài chính của doanh

nghiệp nhằm kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của đoanh nghiệp,

từ đó giúp cho các cơ quan này đề ra các chính sách, cơ chế quản lý, giải pháp tài chính phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi, góp phần giúp đoanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Những vấn đề nêu trên đây đã cho thấy việc phân tích tình hình tài chính

doanh nghiệp là hết sức cần thiết Là công cụ không thê thiếu đối với các doanh

nghiệp trong nền kinh tế thị trường

1.2.3 Tài liệu sử dụng trong phân tích

Để phục vụ cho việc phân tích đạt được hiệu quả như mong muốn người phân tích cần phải thu thập đầy đủ thông tin và các tài liệu cần thiết

Trang 24

Luận văn cuối khóa Khoa Tài chính doanh nghiệp

Các thông tin liên quan đến doanh nghiệp bao gồm: thông tin trên các báo

cáo kế toán, các tài khoản kế toán, tài liệu thống kê, kế hoạch chiến lược, sách lược

về phát triển doanh nghiệp, cụ thê là:

Bảng cân đối kế toán mẫu số B01 - DN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu số B02 - DN Báo cáo lưu chuyên tiền tệ mẫu số B05 - DN

Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số B04 - DN

Phân tích tài chính có mục tiêu đi tới những dự đốn tài chính, dự đoán kết

quả tương lai của doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà đưa ra được những quyết định phù hợp Như vậy, không thể chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo cáo tài

chính mà phải tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, như các thông tin chung về kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thuế, đặc điểm ngành, môi trường pháp lý, hình thức tơ chứ doanh

nghiệp, chất lượng nhân sự, triển vọng kinh doanh

Những thông tin thu thập được không phải tất cả đều được biểu hiện bằng số lượng và số liệu cụ thể, mà có những tài liệu không thể biểu hiện bằng số lượng và số liệu cụ thể, nó chỉ được thê hiện thông qua sự miêu tả đời sống kinh tế của

doanh nghiệp

Do vậy, để có những thơng tin cần thiết phục vụ cho q trình phân tích tài

chính, người làm cơng tác phân tích phải sưu tằm đây đủ và thích hợp những thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Tính đầy đủ thể hiện thước đo số

lượng của thơng tin Sự thích hợp phản ánh chất lượng thông tin 1.2.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện

pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng và các mỗi quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng địch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chỉ tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

Trang 25

Để phân tích tài chính đoanh nghiệp, người ta có thê sử dụng một hay tông hợp các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Một số phương pháp cơ bản:

Phương pháp đánh giá

Đây là phương pháp luôn được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp, đồng thời được sử dụng trong nhiều giai đoạn của q trình phân tích Thông thường để đánh giá, người ta sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phố biến

trong phân tích kinh tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng Khi sử dụng

phương pháp này cần chú ý về điều kiện so sánh, gốc so sánh, kỹ thuật so sánh sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối hay bằng số tương đối

- Phương pháp phân chia: Day là phương pháp được sử dụng để chia nhỏ quá

trình và kết quả thành những bộ phận khác nhau phục vụ cho mục tiêu nhận thức

quán trình và kết quả đó đưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng trong từng thời kỳ Có thể sử đụng phân chia chỉ tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu hoặc theo thời gian phát sinh quá

trình và kết quả kinh tế

- Phương pháp liên hệ đối chiều: Đây là phương pháp phân tích sử dụng để

nghiên cứu xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh 16, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động

Phương pháp phân tích nhân tố

Đây là phương pháp được sử dụng để thiết lập cơng thức tình tốn các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mỗi quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng, xác định mức

độ ánh hưởng của từng nhân tố và phân tích tình tính chất ảnh hưởng của các nhân

tố đến chỉ tiêu phân tích

Trang 26

Luận văn cuối khóa Khoa Tài chính doanh nghiệp

- Phương pháp các định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Đây là phương

pháp được sử đụng để xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến chỉ

tiêu nghiên cứu Có nhiều phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố,song các phương pháp thường được sử dụng là: phương pháp thay thế liên hoàn,

phương pháp số chênh lệch, phương pháp cân đối

- Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố: Sau khi xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có đánh giá và dự đoán hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định và cách thức thực hiện các quyết định cần tiễn hành phân

tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố

Phương pháp dự đoán

Đây là phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp sử dụng để đự báo tài chính doanh nghiệp Có nhiều phương pháp khác nhau để dự đoán các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong tương lai, song người ta thường sử dụng các phương pháp: phương pháp hồi quy có thê dùng hồi quy đơn hoặc hồi quy bội, phương pháp quy hoạch tuyến tình, phương pháp sử đụng mơ mình kinh tế lượng

Trên đây là một số phương pháp phân tích được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Tùy từng trường hợp cụ thê, có thể sử dụng một trong các phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp phân tích phù hợp với mục tiêu phân tích cũng như tình hình doanh nghiệp

1.2.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.5.1 Phân tích khái qt tình hình tàt chính doanh nghiệp thông qua Bảng

CĐKT, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

e© Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình tông

quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một

thời điểm nhất định (cuối ngày, cuối quý, cuối năm) Các chỉ tiêu của Bảng cân đối

Trang 27

kế toán được phản ánh đưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tông tài

sản bằng tông nguồn vốn

Bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần chính: Phần Tài sản và phần Nguồn vốn

- Phần tài sản: gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ trị giá tài sản hiện có tại 1 thời điểm Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc

quyền sở hữu của doanh nghiệp và các loại tài sản đi thuê được sử dụng lâu dài, trị giá các khoản nhận ký quỹ, ký cược Theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ — BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, phần tài san gồm 2 loại: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dai han

- Phần nguồn vốn: phán ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo Nguồn vốn cũng được chia làm 2 loại: Nợ phải

trả và Vốn chủ sở hữu

Qua bảng cân đối kế toán ta biết được một cách khái quát về kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn của đoanh nghiệp đồng thời thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp

e©_ Báo cáo kết quả hoạt động kinh đoanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản

ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của đoanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chỉ phí và lợi nhuận của

hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác

Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần:

Phần 1: Báo cáo lỗ, lãi

Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước Phân 3: Thuê GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm

Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử đụng dé tinh toán các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về các

Trang 28

Luận văn cuối khóa Khoa Tài chính doanh nghiệp khoản phải nộp Cùng với số liệu trên BCĐÐKT, số liệu trên BCKQHĐKD được sử dụng để tính tốn hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận

e©_ Báo cáo lưu chuyến tiền tệ

Báo cáo lưu chuyên tiền tệ là báo cáo tài chính tơng hợp, phản ánh quá trình

hình thành và sử đụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:

- Lưu chuyên tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh tồn bộ địng tiền thu,

chỉ liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh đoanh của đoanh nghiệp

- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi

liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

- Lưu chuyên tiền tệ từ hoạt động tài chính: phản ánh tồn bộ đòng tiền thu,

chỉ liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của đoanh nghiệp

Khi phân tích phải căn cứ vào tính chất của từng khoản thu chỉ của báo cáo để đánh giá, xem xét khả năng tạo tiền theo từng hoạt động cũng như xem xét doanh nghiệp đã sử đụng tiền vào mục đích gi và sự hợp lý của việc sử dụng tiền

theo các mục đích đó

1.2.5.2 Phân tích các hệ số đặc trưng

Việc phân tích khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua BCĐKT và BCKQHĐKD chưa phán ánh hết thực trạng tài chính của doanh

nghiệp Để biết rõ hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp, về các mối quan hệ tài

chính trong doanh nghiệp, các nhà phân tích còn sử dụng các hệ số tài chính Các

hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất vẻ tình hình tài chính của doanh

nghiệp trong một thời kì nhất định

1.2.5.2.1 Các hệ số về khá năng thanh tốn

Sức mạnh tài chính của đoanh nghiệp thể hiện ở kha nang chi trả các khoản cần phải thanh toán, các đối tượng có liên quan trực tiếp và gián tiếp luôn đặt câu hỏi : liệu doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn hay không?

Trang 29

Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh với khả năng chỉ trả như thế nào? Tình hình

thanh tốn của đoanh nghiệp ra sao? Để trá lời cho các câu hỏi này, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:

e _ Hệ số khả năng thanh toán tống quát

Hệ số khả năng thanh toán Tổng tài sản

tổng quát Tổng nợ phải trả

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản với tông số nợ phải trả của doanh nghiệp, đo lường khả năng thanh toán một cách tông quát các khoản nợ nần của doanh nghiệp

Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ tông giá trị tài sản hiện có của đoanh nghiệp thừa để thanh toán hết các khoản nợ hiện tại Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 1

thì có thể tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp nguy hiểm Tuy nhiên không phải tài sản nào hiện có của đoanh nghiệp cũng sẵn sàng được đùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay

« _ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hả năng thanh toán ngắn hạn)

Hệ số khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn

hiện thời Nợ ngắn hạn

Hệ số này đo lường khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn (những khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm) bằng các tài sản có thể chuyên đổi trong thời gian ngắn

(thường đưới I năm) Hay nói cách khác, hệ số này phản ánh khả năng chuyên đỗi tài sản thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Hệ số này đo

lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Trang 30

Luận văn cuối khóa Khoa Tài chính doanh nghiệp Nếu hệ số khả năng thanh toán hiện thời thấp, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu và cũng là đấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ấn về tài

chính mà đoanh nghiệp có thê gặp phải trong việc trả nợ

Nếu hệ số này cao thể hiện doanh nghiệp có năng lực tốt để thanh toán các khoản nợ đến hạn Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay nói cách khác việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả (ví dụ như doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn gây ứ đọng vốn, bị chiếm đụng các khoản phải thu lớn hay có quá

nhiều tiền mặt nhàn rỗi )

Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tạm thời tình hình thanh toán của doanh nghiệp Bởi tài sản ngắn hạn bao gồm cả các khoản phải thu và hàng tồn

kho Mà trong số các khoản phải thu có một bộ phận là nợ quá hạn và nợ khó địi; hàng tồn kho là vật tư, sản phẩm làm đở và thành phẩm chưa tiêu thụ nên các loại tài sản này không thể chuyển đối thành tiền nhanh được Vì vậy, để đánh giá đúng

hơn cần xem xét thêm về tình hình của doanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, hệ số trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành

e _ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán Tài sản ngăn hạn — Hàng ton kho

nhanh Nợ ngắn hạn

Hệ số này là một chỉ tiêu đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phản ánh khả năng trả ngay các khoản nợ ngắn hạn của đoanh nghiệp trong

kỳ mà không cần dựa vào việc bán các loại vật tư và hàng hóa Hệ số này được

tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyên đổi thành tiền, chúng được gọi là những “tài sản có tính thanh khoản”, “tài sản có tính thanh khoản” bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho

Hệ số càng cao càng tốt nhưng nếu quá cao thì phải xem xét lại, nếu như do có các khoản phải thu quá lớn sẽ bất lợi cho doanh nghiệp Xem xét hệ số này cần

Trang 31

phải đặt trong sự so sánh với hệ số trung bình của ngành dé có cái nhìn khách quan

hơn

« _ Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Hệ số vốn bằng tiền)

Hệ số khả năng thanh Tiền và các khoản tương đương tiền

toán tức thời Nợ ngắn hạn

Hệ số này phán ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền

hiện có và tài sản có thể chuyên đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp

Trong đó, Tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể đễ đàng chuyên đổi thành tiền trong thời gian 3 tháng như chứng khoán ngắn hạn, thương phiếu, nợ phải thu ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác Đây là các tài

sản có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp

Đây là chỉ tiêu được các chủ nợ ngắn hạn quan tâm đê đánh giá tại thời điểm

phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu hệ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp đang có một lượng lớn bằng tiền nhàn rỗi, gây lãng phí, ứ đọng vốn, giảm vòng quay của vốn và cũng không phải khoản nợ ngắn hạn nào cũng cần thanh toán ngay tại thời điểm phân tích Nhưng nếu có những khoản nợ đến hạn và quá hạn thì cần xem tại sao doanh nghiệp để phát sinh những khoán nợ quá hạn nhất là khi doanh nghiệp thừa khả năng thanh tốn nhanh

« - Hệ số thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

lãi vay Lãi vay phải trả trong kỳ

Trang 32

Luận văn cuối khóa Khoa Tài chính doanh nghiệp

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản lãi vay trong kỳ cbawngf

lợi nhuận đo sử dụng tiền vay của đoanh nghiệp, đồng thời phản ánh mức độ rủi ro

có thể gặp phải của các chủ nợ

Hệ số này cho thấy đoanh nghiệp có hoạt động kinh đoanh tốt hay không, lợi nhuận đem lại có đủ dé bù đắp lãi vay phải trả hay không? Lãi vay là khoản chi phi sử dụng vốn vay mà đoanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ Nguồn dé trả lãi vay là lợi nhuận trước lãi vay và thuế Hệ số thanh toán lãi vay lớn chứng tỏ việc sử đụng vốn vay là có hiệu quả và khả năng đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn cao

1.2.5.2.2 Các hệ số phân ánh cơ câu nguén von và cơ cấu tài sẵn

Cơ cấu vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn có tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh đoanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp luôn muốn xây dựng được cơ cấu nguồn vốn tối ưu, tơi thiểu hóa chỉ phí sử dụng vốn, cơ cấu tài sản hợp lý, nâng cao hiệu quá sử đụng vốn Trong quá trình kinh doanh, các điều kiện, hồn cảnh ln thay đổi, cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng có sự thay đổi Việc nghiên cứu

các hệ số về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn để có một cách nhìn tổng quát cho việc hoạch định chiến lược tài chính thành cơng

a) Hệ số cơ cấu nguồn vốn

Là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lý đoanh nghiệp, các chủ nợ cũng như các nhà đầu tư Hệ số cơ cầu nguồn vốn được thể hiện chủ yêu qua hệ sô nợ và hệ sô vôn chủ sở hữu

Trang 33

Hoặc Hệ số nợ = 1 - Hệ số vẫn chủ sở hữu

Hệ số nợ phản ánh nợ phải trá chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được

hình thành bằng nguồn nợ phải trả

Hệ số này cho thấy sự độc lập, tự chủ về mặt tài chính, mức độ sử dụng địn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải của công ty từ đó giúp các nhà

quản lý đoanh nghiệp có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp, các nhà chủ nợ và các nhà đầu tư đưa ra các quyết định cho vay và các quyết định đầu tư

° Hệ số vẫn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu =

Tổng nguôn vốn

Hoặc Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 — Hệ số nợ

Hệ số này phán ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phan trăm trong toontr

nguồn vốn của doanh nghiệp Hệ số này phản ánh mức độ tự tài trợ của doanh

nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình

Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn chủ sở hữu, mức độ

độc lập tự chủ về mặt tài chính cao, ít bị ràng buộc, chịu sức ép của các khoản vay Mặt khác, tỷ suất tự tài trợ cảng cao thì càng đảm bảo cho các khoản nợ được

thanh toán đúng hạn, làm cho uy tín của chủ doanh nghiệp được nâng cao, việc huy động vốn vay nhờ vậy cũng đễ dàng hơn Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều vốn tự

có thì khó có thể khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu để gia tăng lợi

nhuận của chủ sở hữu doanh nghiệp

Trang 34

Luận văn cuối khóa Khoa Tài chính doanh nghiệp

° Tỷ suất đâm bảo nợ

Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất đảm bảo nợ =

Nợ phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn vay được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng

vốn chủ sở hữu.Thông qua hệ số này cho phép nhà quản lý đánh giá được mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp từ đó định hướng chính sách tài chính cho kỳ

tiếp theo Đối với các chủ nợ thì thơng qua chỉ tiêu này đánh giá mức độ an toàn

của các khoán vốn cho vay và mức độ rủi ro của các khoán vay từ đó ra quyết định thích hợp

b) Hệ số cơ cấu tài sản

Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: Tài sản lưu động, tài sản cô định và tài sản dài hạn khác

° Tỷ suất đầu tư vào tài sản đài hạn

Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài Tài sản dài hạn

hạn Tổng tài sản

Tý lệ đầu tư vào TSDH phản ánh trong một đồng vốn kinh đaonh mà doanh

nghiệp bỏ ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên tài sản dai hạn

Đồng thời, phán ánh tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất, năng lực sản xuất hiện có và xu hướng phát triển lâu đài của đoanh

nghiệp trong tương lai Nếu số cuối năm lớn hơn số đầu năm chứng tỏ doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới tài sản cỗ định, tăng năng lực sản xuất

Trang 35

e Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ

Tài sản lưu động

Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ =

Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ phản ánh trong một đồng vốn kinh đoanh mà doanh nghiệp bó ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên tài sản ngắn hạn Qua đó cho thấy mức độ đầu tư vào tài sản ngắn hạn như tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu

Tuy nhiên cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và tình hình kinh đoanh cụ thê để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư vào các loại tài sản của đoanh

nghiệp

e Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định

Tỷ suất tự tài trợ tài sản cỗ Vấn chủ sở hiữu

định

Giá trị còn lại của TSCĐ và ĐTHH Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ phản ánh trong số TSCĐ hiện có của doanh nghiệp thì có bao nhiêu giá trị được đóng góp từ vốn chủ sở hữu Nếu tỷ suất này lớn hơn

1 nghĩa là toàn bộ TSCĐ và ĐTDH của doanh nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn

chủ sở hữu Nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1, chứng tỏ một phần TSCĐ được tài trợ bởi

nguồn vốn Vay

1.2.5.2.3 Các hệ số về hiệu suất hoạt động

Các hệ số này có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử dụng số vốn hiện có của doanh nghiệp, đồng thời cũng cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 36

Luận văn cuối khóa Khoa Tài chính doanh nghiệp

° Số vòng quay hàng tồn kho

Giá vẫn hàng bán

SỐ vòng quay hàng ton kho = Ô Ô.À "“

Hàng tơn kho bình qn

Hàng tần kho bình Hàng tơn kho đầu kỳ + Hàng tổn kho cuối kỳ

quân 2

Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho luân chuyên trong kỳ Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động, vì vậy cần giới hạn mức

dự trữ của hàng tồn kho ở mức tối ưu, mặc khác phải tăng được vòng quay của

chúng Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm ngành kinh doanh

Thông thường, chỉ tiêu này cao so với các doanh nghiệp trong ngành cho

thấy việc tổ chức và quản lý dự trữ của đoanh nghiệp tốt, doanh nghiệp có thé rit

ngắn được chu kỳ kinh đoanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Nếu

hệ số này thấp, có thê đo doanh nghiệp dự trữ vật tư quá mức, dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm Từ đó có thể dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài

chính trong tương lai Để đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp cần xem xét cụ thê và sâu hơn tình thế của doanh nghiệp

° Số ngày một vòng quay bàng tồn kho :

SỐ ngày một vòng quay Số ngày trong kỳ (360 ngày)

hàng tôn kho SỐ vòng quay hàng tôn kho

Trang 37

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để hàng tồn kho thực hiện

được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay hàng tồn kho trong kỳ Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng tỏ hàng tồn kho quay vòng nhanh, giảm ứ đọng vốn, hiệu quả kinh doanh của đoanh nghiệp được đánh giá là tốt và ngược lại

° Vòng quay các khoản phải thu :

Vòng quay các khoản phải Doanh thụ bán hàng (có thuế)

thu Số dự bình quân các khoản phải thụ

Số đự bình quân các Nợ phải thu đầu kỳ + Nợ phải thu cuối kỳ

khoản phải thụ 2

Chỉ tiêu này phán ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phái thu thành tiền mặt của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh Do đó, doanh nghiệp khơng phải đầu tư nhiều tài sản lưu động cho các

khoản phải thu hay các khoản mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng ít Ngược lại, vòng quay các khoản phải thu càng nhỏ chứng tỏ một phần vốn của doanh nghiệp đã bị khách hàng chiếm dụng Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp

° Kỳ thu tiền trung bình :

SỐ ngày trong kỳ (360 ngày)

Kỳ thu tiền trung bình =

Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh độ đài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp

kế từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thụ được tiền bán hàng

Trang 38

Luận văn cuối khóa Khoa Tài chính doanh nghiệp

Kỳ thu tiền bán hàng phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và mục tiêu

mở rộng thị trường của doanh nghiệp Khi xem xét kỳ thu tiền trung bình cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu của đoanh nghiệp

° Vòng quay vốn lưu động :

Doanh thu thuẫn

Vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyên hay số vòng quay của vốn lưu động thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là l năm) Chỉ tiêu này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kỳ của doanh nghiệp, một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng đoanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại

° Số ngày một vòng quay vốn lưu động ( kỳ luân chuyển VLĐ ) :

Kỳ luân chuyển vốn lưu So ngày trong kỳ (360 ngày)

động Vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày, là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động

Kỳ luân chuyên vốn lưu động càng nhỏ thì thể hiện vốn lưu động không bị ứ

đọng

Hàm lượng vốn lưu động (Mức đảm nhiệm vốn lưu động)

Mức đảm nhiệm vẫn lưu Von lưu động bình quân

động Doanh thụ thuận trong kỳ

Trang 39

Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao

nhiêu vốn lưu động Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng

cao và ngược lại

Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển

: , Mỹ Mỹ

Mức tiết kiệm vốn lưu động = -

Ly Lo

Mỹ

= x (Ki — Ko)

360

Trong đó: M¡: Tổng mức luân chuyên vốn lưu động trong kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) hay Doanh thu thuần trong kỳ so sánh (kỳ kế hoạch)

Kị, Kọ: Kỳ luân chuyên vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc Ly, Lo: Số vòng quay vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, do tăng tốc độ luân chuyển vốn, doanh

nghiệp có thể đạt được quy mô như cũ nhưng có thể tiết kiệm được một lượng vốn

lưu động Hay vẫn với số vốn lưu động như trước nhưng do tăng tốc độ luân chuyên vốn, doanh nghiệp đạt được quy mô cao hơn, hoặc do tăng tốc độ luân chuyên vốn, doanh nghiệp phải tăng một lượng vốn lưu động không đáng kế nhưng quy mô tăng lên nhiều

e Hiệu suất sử dụng vốn cố định :

Hiệu suất sử dụng vốn cổ Doanh thu thuần trong kỳ

định

Vốn cỗ định bình quân trong kỳ

Trang 40

Luận văn cuối khóa Khoa Tài chính doanh nghiệp

Vốn cố định bình quân Vốn cô định đầu kỳ + Vốn cỗ định cuối kỳ

trong kỳ 2

Chỉ tiêu này phán ánh một đồng vốn cổ định bình quân sử đụng trong kỳ tạo

ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng von cô định càng cao và ngược lại

Hàm lượng vốn cố định

Vốn cơ định bình qn trong kỳ

Hàm lượng vốn cố định =

Doanh thụ thuận trong kỳ

Đây là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cô định _ Chỉ tiêu này phán ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuẫn trong kỳ (hay nói cách khác: để tạo ra một đồng đoanh thu thuần trong kỳ cần bao

nhiêu vốn cố định)

Hàm lượng vốn cố định càng thấp, hiệu suất sử đụng vốn cố định càng cao

Hệ số huy động vốn cố định

Hệ số huy Vốn cố định đang dùng trong hoạt động kimh doanh

động vốn cô =

Vốn cố định hiện có của doanh nghiệp định

Số vốn cơ định được tính trong công thức trên được xác định bang giá trị

còn lại của tai sản cố định hữu hình và tài sản cố định vơ hình của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá, phân tích

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w