Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm bớt vốn vay

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ tân yên (Trang 119 - 120)

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

13. Tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu

3.2.1 Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm bớt vốn vay

hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm bớt vốn vay

Mục tiêu chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau nhưng tựu chung lại, mục tiêu cao nhất vẫn là tối đa lợi ích của chủ sở hữu – tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Mặt khác trong những năm tới, công ty thực hiện chiến lược mở rộng quy mô đầu tư theo chiều sâu, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Do vậy công ty cần phải chủ động xây dựng một kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn, đồng thời xác định cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn hợp lý cũng như chính sách tài trợ cân đối giữa nguồn vốn dài hạn và TSDH nhằm đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.

Trong năm 2012 công ty vẫn phải chi trả lãi vay của các khoản vay và nợ từ những năm trước và các khoản vay mới, đặc biệt là phần chi phí khá lớn phải thanh toán lãi vay nợ dài hạn đã làm suy giảm lợi nhuận kéo theo các chi tiêu tỷ suất lợi nhuận của công ty bị giảm so với năm 2011. Đặc biệt về cuối năm, tình hình tài trợ mạo hiểm vi phạm nguyên tắc cân bằng tài chính sẽ gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Trong năm tiếp theo công ty nên đặt ra những mục tiêu, kế hoạch nhằm:

• Xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ tối ưu theo hướng giảm nguồn vốn ngắn hạn, tăng thêm tài sản ngắn hạn hoặc tăng vốn chủ sở hữu nhằm đưa nguồn vốn lưu động thường xuyên về gần điểm cân bằng tồi ưu. Mỗi nguồn vốn đều có chi phí sử dụng vốn khác nhau, doanh nghiệp cần tính toán xem xét lợi ích thu được để lựa chọn nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn hợp lý, phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp sao cho chi phí này thấp nhất.

• Cần tiến hành lập kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn vốn huy động được sao cho đem lại hiệu quả cao nhất tránh bị ứ đọng vốn. Sử dụng vốn huy động một cách linh hoạt tiết kiệm và tận dụng tối đa những nguồn vốn nhàn rỗi có chi phí sử dụng thấp.

• Sử dụng nguồn lợi nhuận để lại một cách tối ưu và có hiệu quả nhất. Nguồn vốn này có ý nghĩa lớn vì chỉ khi công ty làm ăn có lại thì mới bổ sung được nguồn vốn này. Nếu làm ăn thua lỗ không những không bổ sung được mà còn làm giảm nguồn vốn này. Để tăng lợi nhuận công ty cần tăng mọi nguồn thu và giảm thiểu các chi phí không cần thiết.

• Trong năm tới công ty nên điều chỉnh tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm thiểu dần nguồn vốn vay nợ, đặc biệt là vay dài hạn để giảm sức ép về thanh toán nhằm tránh những rủi ro biến động lãi suất, tủi ro thanh toán. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tích cực trả các khoản nợ dài hạn từ việc vay nợ dài hạn để mua tài sản cố định.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ tân yên (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w