TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ tân yên (Trang 74 - 80)

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

NGUỒN VỐN

62.881.293.18

0 100,00 56.893.155.758 100,00 5.988.137.422 10,53

(nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần TMDV Tân Yên năm 2012).

Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2012 đạt gần 63 tỷ đồng, tăng 6 tỷ đồng ( tỷ lệ 10,53 %)

Qua bảng phân tích ta thấy, Tổng nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2012 là gần 63 tỷ đồng, so với đầu năm đã tăng 6 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 10,53%. Điều đó chứng tỏ khả năng huy động vốn tăng, mở rộng quy mô kinh doanh, làm tăng khả năng cạnh tranh. Quy mô nguồn vốn tăng - nguyên nhân là do nợ phải trả tăng (13,28%) và vốn chủ sở hữu giảm nhẹ (0,41%). Có thể nhận thấy rằng, cơ cấu nguồn vốn của công ty thiên về sử dụng nợ, cả đầu năm và cuối năm nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (chiếm khoảng 80%) và có xu hướng tăng về cuối năm. Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm có 20,15% ở thời điểm đầu năm và chỉ hơn 18,16% tại thời điểm cuối

năm. Cả đầu năm và cuối năm 2012, công ty đều huy động vốn từ nợ phải trả là chủ yếu. Sự chênh lệch lớn giữa nợ phải trả và vốn chủ đưa lại cho doanh nghiệp đòn bẩy tài chính ở mức cao, mức độ độc lập tự chủ về tài chính khá thấp, tài chính của công ty phụ thuộc vào nguồn bên ngoài, rủi ro tài chính của công ty tăng. Để đánh giá sự biến động này có hợp lý hay không, ta đi sâu vào phân tích cụ thể các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán:

• Nợ phải trả:

Nợ phải trả cuối năm 2012 đạt 51.465.036.070 đồng tăng hơn 6 tỷ đồng so với đầu năm 2012 (tỷ lệ 13,28%). Cơ cấu nợ có sự thay đổi: tỷ trọng nợ dài hạn tăng, tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm. Tốc độ tăng của nợ dài hạn nhanh hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn kết quả là nợ phải trả vẫn tăng. Như vậy chính sách của công ty là sử dụng nguồn dài, càng về cuối năm điều này thể hiện càng rõ. Chính sách huy động nợ dài hạn với mục đích tài trợ cho một số dự án và đầu tư mua thêm một số trang thiết bị, xây dựng công trình nhà xưởng giúp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này cũng thể hiện uy tín của doanh nghiệp trong việc huy động nợ đối với các ngân hàng nhất là trong giai đoạn khó khăn của các ngân hàng hiện nay, tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và rà soát chặt chẽ các hạng mục cho vay. Tuy nhiên xét về dài hạn, chi phí sử dụng vốn của công ty trong năm 2012 sẽ tăng lên đáng kể, điều này sẽ gây áp lực đến khả năng sinh lời của công ty , đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, thị trường bất động sản trầm lắng ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ gạch.

+ Nợ ngắn hạn: cuối năm giảm hơn 886 triệu đồng (tương ứng 4,72%) chủ yếu là do sự giảm của các khoản mục vay ngắn hạn và phải trả cho người bán. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước cùng với các khoản phải trả ngắn hạn tăng nhưng tổng mức độ tăng của các khoản này không bằng mức độ giảm của các khoản mục trên. Cụ thể như sau:

- Vay và nợ ngắn hạn đạt hơn 15,5 tỷ đồng giảm gần 1,5 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ 8,5%) đồng thời giảm 3,6% về tỷ trọng (từ 90,47% xuống còn 86,88%). Điều này giúp công ty ở một mức độ nào đó giảm chi phí sử dụng vốn. Xem xét các qua doanh nghiệp không có các khoản nợ quá hạn. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty vẫn tương đối tốt, doanh thu vẫn tăng, việc giảm vay nợ ngắn hạn tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.

- Phải trả người bán giảm 100%, giảm 336.757.868 đồng. Đến cuối năm 2012, công ty đã hoàn trả tất cả số vốn đi chiếm dụng, đảm báo tiến độ hoàn trả các khoản đến hạn. Khoản vốn chiếm dụng này nhìn chung không quá lớn, như vậy có thể thấy công ty chưa thực sự tận dụng được nguồn chi phí thấp này. Với khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp cung ứng đầu vào cũng khó để các khoản vốn bị chiếm dụng quá nhiều. Đặc biệt là nguồn cung nguyên vật liệu của công ty bắt nguồn rất nhiều từ nhà dân ở những vùng lân cận như than, bùn, củi khô… Việc mua nguồn nguyên liệu với giá rẻ này rất khó để công ty có thể chiếm dụng vốn. Đối với các nhà cung cấp khác, cung cấp những nguồn đầu vào chất lượng cao, hay những nhà cung cấp các tài sản khác (nhà xưởng, máy móc, phương tiện vận tải…), công ty nên xem xét việc thương lượng trong việc kéo dài thời hạn trả nợ, giãn nợ hay trả chậm, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài có lợi cho đôi bên.

- Bên cạnh đó thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 12,89%, các khoản phải trả ngắn hạn khác tăng 62,55% nhưng tỷ trọng của các khoản mục này trong tổng nợ ngắn hạn không lớn. Do đó không ảnh hưởng nhiều tới sự giảm sút của nợ ngắn hạn. Các khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng cho thấy công ty chưa thực hiện tốt kỷ luật trách nhiệm với Nhà nước. Các khoản phải trả ngắn hạn khác tăng tương đối mạnh về cuối năm khiến tỷ trọng của khoản này lên tới 12,96% trong tổng nợ ngắn hạn. Công ty cần chú ý khoản này, tránh chiếm dụng quá mức, lạm dụng dẫn đến mất uy tín doanh nghiệp.

+ Nợ dài hạn: cuối năm tăng gần 7 tỷ đồng (tăng 25,99%), tỷ trọng vẫn chủ yếu nghiêng về vay nợ, chiếm hơn 70%. Nợ dài hạn tăng chủ yếu là do các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong nợ dài hạn tăng về số lượng.

Trong đó vay và nợ dài hạn cuối năm đạt 22801576235 đồng tăng 4925 triệu đồng (tăng 27,55%). Như đã đề cập ở trên, trong năm doanh nghiệp cần vốn để đầu tư đổi mới thiết bị. Đây là lượng vốn cố định không thể thu hồi ngay trong năm, hơn nữa công ty cũng không thể đủ lượng vốn chủ sở hữu để phục vụ nhu cầu đầu tư này nên vay dài hạn là tất yếu. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng chi phí sử dụng vốn cho nợ dài hạn lớn hơn chi phí sử dụng vốn cho nợ ngắn hạn, tạo ra gánh nặng nợ cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý sao cho không lãng phí và thu hồi để hoàn trả nhanh chóng nguồn vốn này là hoàn toàn cần thiết.

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm năm 2012 không còn, năm 2011công ty bỏ ra 36.315.073 đồng để trích lập dự phòng mất việc làm. Đó là do chính sách sử dụng vốn của công ty tối giản các loại khoản mục không thực sự cần thiết, tập trung vốn vào đầu tư và sản xuất. Hơn nữa, công ty vẫn thực hiện tốt theo đúng quy định chế độ về chi trả tiền lương. Khoản phải trả người lao động trên mục nợ ngắn hạn cũng đều bằng 0 cho thấy công ty không hề chiếm dụng vốn của người lao động, và vẫn quan tâm chính đáng tới quyền lợi của người lao động trong công ty.

Phải trả phải nộp dài hạn khác chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau vay nợ dài hạn (trên 30%) cuối năm đạt hơn 10,5 tỷ đồng tăng 22,61% so với đầu năm. Tuy nhiên, khoản mục lại lại giảm về tỷ trọng, giảm nhẹ ở mức 0,88%. Bên cạnh đó, năm 2012 công ty đã thực hiện trích lập khoản dự phòng phải trả dài hạn nhằm tránh bất lợi khi không thể trả được nợ dài hạn. Bởi lẽ đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng khá cao, hơn nữa công ty có xu hướng tăng cường sử

dụng nợ dài về cuối năm. Điều này hoàn toàn là hợp lý, đặc biệt là trong tình hình bối cảnh khó khăn của nền kinh tế ảnh hưởng rất nhiều tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

• Vốn chủ sở hữu:

So với đầu năm, cuối năm nguồn vốn chủ sở hữu giảm hơn 46 triệu đồng, (tương ứng tỷ lệ 0,41%) trong đó tập trung toàn bộ vào vốn chủ sở hữu và một phần từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu giảm như vậy là do vốn đầu tư của chủ sở hữu mặc dù có tăng nhưng phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm khá mạnh (giảm 23,7%). Cụ thể:

Bản thân vốn đầu tư của chủ sở hữu cuối năm đạt gần hơn 11 tỷ đồng tăng nhẹ so với cuối năm, tăng 41,5 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 0,37%. Đây là phần chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong nguồn vốn chủ sở hữu (cuối năm chiếm 97,43%) và cũng dao động không lớn (tăng 0,76% so với đầu năm). Như vậy có thể thấy, doanh nghiệp tăng huy động vốn bằng chính nguồn vốn bên trong của mình. Tuy nhiên mức tăng này chưa lớn, việc tổ chức quản lý sử dụng vốn chưa hiệu quả bởi mặc dù doanh thu tăng nhưng đi kèm đó, chi phí cũng tăng khá mạnh dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm chỉ đạt gần 284 triệu đồng giảm hơn 88 triệu đồng so với đầu năm (giảm 23,7%).

Tóm lại, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động nguồn vốn

của công ty cho thấy chính sách tài chính của doanh nghiệp phần lớn là nợ phải trả, trong đó chủ yếu là nợ dài hạn. Đậy chính là cơ hội để doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy tài chính của hệ số nợ và chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ khá cao. Đòn bẩy tài chính sử dụng ở mức cao cũng đồng nghĩa với việc áp lực thanh toán tăng cao, gia tăng mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với bên ngoài và mức độ rủi ro tài chính tăng về cuối năm khi mà tỷ trọng vốn chủ trong tổng nguồn vốn giảm. Xét trong dài hạn, chi phí sử dụng vốn tăng cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của công ty. Công ty cần xem xét trong các năm tới tăng tỷ trọng nợ ngắn hạn để đảm bảo nguồn vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh, thay thế nợ dài hạn để giảm chi phí sử dụng vốn. Đối với các khoản vay nợ dài hạn hiện tại, công ty cần

có kế hoạch trả nợ chi tiết tương ứng với phương án sản xuất kinh doanh cũng như áp dụng các biện pháp đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư đưa vào hoạt động sản xuất, tăng hiệu suất sản xuất sản phẩm để đảm bảo uy tín cũng như ngăn ngừa rủi ro tài chính cho công ty.

Đánh giá mô hình tài trợ của công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tân Yên

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là vấn đề rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào vì nó là sự phản ánh cách thức tài trợ vốn. Nói cách khác, nó thể hiện được sự hợp lý hay bất hợp lý trong việc huy động vốn để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết hơn về cơ cấu nguồn vốn ta đi xem xét nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSDH (Vốn lưu chuyển)

= TSNH - Nguồn vốn ngắn hạn Nguồn vốn dài hạn = Nợ dài hạn + VCSH

Qua số liệu trên bảng cân đối kế toán 2012, tính toán và so sánh giữa TSDH và nguồn vốn dài hạn, ta có bảng sau:

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ tân yên (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w