II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
BẢNG 2.2.2.1.3 BẢNG NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CÔNG TY NĂM
CỦA CÔNG TY NĂM 2012
(ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Nợ dài hạn 26.635.159.934 33.556.403.592 Vốn chủ sở hữu 11.462.944.500 11.416.257.110 Nguồn vốn dài hạn 38.098.104.434 44.972.660.702 Tài sản dài hạn 34.013.666.492 49.353.974.632 Nguồn vốn VLĐ thường xuyên 4.084.437.942 (4.381.313.930)
(nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2012 của công ty cổ phần TMDV Tân Yên)
Tài sản ngắn hạn 22.879.489.266 Nợ ngắn hạn 18.795.051.324 Nợ dài hạn 26.635.159.934 Tài sản dài hạn 34.013.666.492 Vốn chủ sở hữu 11.462.944.500 Cuối năm 2012: (ĐVT: đồng) Tài sản ngắn hạn 13.527.318.548 Nợ ngắn hạn 17.908.632.478 Nợ dài hạn 33.556.403.592 Vốn chủ sở hữu 11.416.257.11 0 Tài sản dài hạn 49.353.974.632
Qua bảng phân tích trên ta thấy tại thời điểm đầu năm công ty có nguồn vốn lưu động thường xuyên, trong khi về cuối năm không có nguồn vốn lưu động thường xuyên.
Ở thời điểm đầu năm, một phần tài sản ngắn hạn của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn hay công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Như vậy, chính sách tài trợ của công ty tại thời điểm này đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, hoạt động tài trợ đem
lại sự an toàn trong thanh toán, ổn định trong sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn lưu động thường xuyên đạt hơn 4 tỷ đồng. Tuy nhiên các nhà quản trọ công ty cần cân nhắc về tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài trợ.
Tuy nhiên về cuối năm 2012, công ty không có nguồn vốn lưu động thường xuyên. Điều này dẫn đến không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính tức là nguồn vốn dài hạn không đủ để đầu tư tài sản dài hạn, một phần tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn). Tình hình tài trợ như vậy khá mạo hiểm bởi các nguồn vốn ngắn hạn luôn bị giới hạn khắt khe về thời gian trong khi đó, tài sản dài hạn có tính chất thu hồi vốn đầu tư lâu dài. Chính sách tài trợ vốn này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, tăng tính linh hoạt trong cơ chế sử dụng vốn song không được khuyến khích bởi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tài chính như rủi ro về lãi suất (lãi suất huy động vốn trong ngắn hạn thường có sự biến đoongj nhiều hơn lãi suất dài hạn); rủi ro vỡ nợ ở mức cao bởi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đòi hỏi công ty phải có nghĩa vụ thanh toán lãi vay và hoàn trả vốn gốc trong một thời gian ngắn, nếu tình hình kinh doanh gặp phải khó khăn, công ty rất dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Mặt khác, một phần nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho tài sản dài hạn nên tất yếu nguồn vốn ngắn hạn sử dụng tài trợ cho tài sản ngắn hạn ít đi. Điều này có thể khiến công ty bị lỡ mất nhiều cơ hội kinh doanh. Nếu việc dự trữ nguyên vật liệu không được đánh giá tốt, dự trữ kịp thời sẽ khiến công ty khó khăn trong việc xoay sở nguồn vốn ngắn hạn để đưa vào sản xuất. Như vậy chính sách huy động vốn của công ty là chưa an toàn.
Kết luận: Nhìn chung, cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản của công ty có
những biến động theo chiều hướng khá hợp lý, quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên. Tuy nhiên, tỷ trọng vay nợ vẫn còn chiếm phần lớn trong cơ cầu nguồn vốn, vì thế trong tương lai vẫn cần có những điều chỉnh nhất định nhằm
gia tăng tính tự chủ về tài chính cho công ty. Cách thức tài trợ vốn chưa an toàn.Đó là cái nhìn khả quan về tình hình tài chính của công ty trong năm 2011.