Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ tân yên (Trang 50 - 52)

mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển xã hội. Bởi lẽ doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở và quan trọng trong xã hội. Hoạt động của doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho xã hội, đem lại thu nhập cho một bộ phận người dân trong xã hội. Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì đời sống người lao động mới được đảm bảo, doanh nghiệp mới thực hiện được các nghĩa vụ Nhà Nước, nền kinh tế mới có điều kiện tăng trưởng và phát triển. Nền kinh tế xã hội càng phát triển, cạnh tranh thị trường càng khốc liệt, đời sống của người dân càng tăng cao, nhu cầu tiêu dung các sản phẩm của doanh nghiệp càng tăng về cả chất lẫn lượng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng nỗ lực phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để tồn tại và đứng vững trên thị trường.

Như vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải nắm rõ thực trạng của doanh nghiệp thông qua phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nói riêng. Qua đó, đề ra các giải pháp phù hợp trong đó chủ yếu là các giải pháp tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.3. Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện trực tiếp ở việc tạo ra kết quả kinh doanh lớn với chi phí nhỏ, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, các biện pháp ứng dụng trong sản xuất kinh doanh có tác động đến hiệu quả và chi phí theo hướng trên đều coi là các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải chủ động sang tạo, phải nắm rõ thực trạng kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp, nắm rõ những điểm mạnh điểm

yếu và tiềm năng của bản thân đồng thời hiểu rõ nắm bắt tình hình, chớp cơ hội kinh doanh, đưa ra các giải pháp phù hợp một cách linh động. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp như:

• Nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ nhà kinh doanh như khả năng nắm bắt, nghiên cứu thị trường, khả năng quản trị nội bộ.

• Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực: Tăng năng suất lao động, tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho lao động, tăng cường kỷ luật trong lao động, có biện pháp khuyến khích về vật chất và tinh thần cho người lao động…

• Sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ, sử dụng khoa học nhằm tăng công suất và bảo trì thiết bị máy móc kịp thời.

• Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu

Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà quản trị có thể đưa ra các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các giải pháp tài chính thường được áp dụng là:

• Chủ động huy động vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả, tránh để ứ đọng, gây lãng phí vốn.

• Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tổ chức và sử dụng vốn lưu động hợp lý, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động.

• Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, thực hiện chính sách khấu hao hợp lý để đảm bảo thu hồi vốn. Quan tâm đổi mới, hiện đại hóa máy móc thiết bị sản xuất.

• Phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm , tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

• Thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

• Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có các biện pháp để thu hồi nợ, có kế hoạch trả nợ đến hạn làm tăng khả năng thanh toán, tăng uy tín của doanh nghiệp.

• Lựa chon quyết định kinh doanh hiệu quả dựa trên cơ sở:

+ Quyết định sản lượng sản xuất và có sự tham gia của các yếu tố đầu vào tối ưu.

+ Phân tích điểm hòa vốn, xác lập mối quan hệ tối ưu giữa chi phí, doanh thu, sản lượng và giá bán.

Trên đây là các biện pháp tài chính mà các nhà quản trị doanh nghiệp thường sử dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên tùy theo tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà các nhà quản trị lại có những giải pháp chi tiết và phù hợp hơn. Việc lựa chọn giải pháp tối ưu cần phải linh hoạt.

Chương 2

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ tân yên (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w