Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các nguồn lực của doanh nghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp. Thông qua phân tích khả năng thanh toán từ các hệ số này có thể đánh giá thưucj trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó có thế thấy được các tiềm năng cũng như nguy cơ trong hoạt động huy động và hoàn trả nợ của doanh nghiệp để có các biện pháp quản lý kịp thời. Vì vậy để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi chúng đến hạn thanh toán, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có (tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền trong 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh).
Một khi hệ số này thấp thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếu, là dấu hiệu báo trước những dấu hiệu mạo hiểm về tài chính vì mất cân bằng tài chính, công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Mặt khác nếu hệ số này cao thể hiện năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tốt. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động và việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả, có thể doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn gây ứ đọng vốn, các khoản phải thu bị chiếm dụng lớn hay có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi...
Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tạm thời tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Bởi tài sản ngắn hạn ở đây bao gồm cả các khoản phải thu và hàng tồn kho. Mà trong khi đó các khoản phải thu có một bộ phận là nợ quá hạn và nợ khó đòi. Hàng tồn kho lại là vật tư, sản phẩm làm dở và thành phẩm chưa tiêu thụ nên các loại tài sản này không thể chuyển đổi thành tiền nhanh được. Hệ số này cũng phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như ở doanh nghiệp thương mại, tài sản lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nên hệ số này tương đối cao. Vì vậy để đánh giá đúng hơn, cần xem xét lưu tâm về tình hình của doanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là hệ số trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành.
Hệ số thanh toán nhanh:
TSNH – hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Ở đây, hàng tồn kho bị loại trừ ra bởi vì trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản ngắn hạn và khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Các loại tài sản lưu động được xếp vào loại chuyển nhanh thành tiền gồm: Tiền, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu khách hàng vì đó là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt. Hàng tồn kho và các khoản ứng trước không được xếp vào loại tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền bởi vì người ta cần phải có thời gian bán chúng đi và có khả năng mất giá trị cao nghĩa là nó có khả năng thanh khoản kém nhất. Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng trả nợ ngắn hạn so với hai khả năng thanh toán hiện thời, nó giúp nhà cho vay trả lời câu hỏi rằng: Nếu tất cả các khoản nợ ngắn hạn yêu cầu được thanh toán ngay tức khắc tại một thời điểm thì với tình hình tài chính hiện tại công ty có thể đáp ứng được không ?
Hệ số này càng cao càng tốt nhưng nếu quá cao thì phải xem xét lại, nếu do các khoản phải thu quá lớn thì sẽ bất lợi cho doanh nghiệp. Do vậy, nó vẫn chưa đánh giá chính xác được khả năng thanh toán của doanh nghiệp do chưa tính đến giá trị của các khoản phải thu.
Hệ số thanh toán tức thời:
Tiền + Tương đương tiền Hệ số thanh toán tức thời =
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp. Trong đó tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn ba tháng và không gặp rủi ro lớn. Nhìn chung hệ số này thường nhỏ hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn không phải khoản nào cũng cần thanh toán ngay trừ những khoản nợ đến hạn hay quá hạn. Nếu có những khoản nợ đến hạn, quá hạn thì cần đánh giá vấn đề chấp hành kỷ luật, những lý do doanh nghiệp để phát sinh những khoản nợ này nhất là khi doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp đang có một lượng lớn bằng tiền nhàn rỗi, gây lãng phí, ứ đọng vốn, giảm vòng quay của vốn. Vì vậy để đánh giá chính xác hơn hệ số này, vẫn cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng khác như ngành nghề kinh doanh, kỳ hạn các khoản nợ phải thu và kỳ hạn các khoản nợ phải trả, cũng như hệ số trung bình ngành.
Hệ số thanh toán lãi vay:
Hệ số thanh toán lãi vay cho biết khả năng đảm bảo chi trả lãi tiền vay của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ tiêu này cũng chỉ ra mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay =
Số lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ việc huy động nguồn vốn nợ. Nếu hệ số này lớn chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại hệ số này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyên
nhân khiến cho tình hình tài chính bị đe dọa. Khi đó hoạt động kinh doanh đang bị thua lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu kéo dài tất sẽ dẫn đến phá sản.