Số dư bình quân các khoản phải thu VNĐ

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ tân yên (Trang 94 - 99)

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

5. Số dư bình quân các khoản phải thu VNĐ

9.188.273.181 81 11.906.489.9 46 (2.718.216.76 5) -22,83

6. Doanh thu thuần VNĐ

55.600.460.800 00 52.406.634.0 23 3.193.826.77 7 6,09 7. Giá vốn hàng bán VNĐ 38.486.983.6 43 43.301.746.0 55 (4.814.762.41 2) -11,12 8. Số vòng quay hàng tồn kho = (7) / (4) vòng 4,45 5,09 -0,64 -12,50 9. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 / (8) ngày 80,86 70,75 10,11 14,28 10. Vòng quay các khoản phải thu

=(6) / (5) vòng 6,05 4,40 1,65 37,48

11.Kỳ thu tiền trung bình

= (5)/((6) / 360) ngày 59,49 81,79 -22,30 -27,26 12.Số vòng quay vốn lưu động

= (6) / (3) vòng 3,05 2,51 0,54 21,52 13. Kỳ luân chuyển vốn lưu động

= 360 / (12) ngày 117,86 143,23 -25,37 -17,71 14.Hiệu suất sử dụng vốn cố định và

vốn dài hạn khác = (6) / (2) lần 1,33 1,57 -0,24 -15,01 15. Hàm lượng VCĐ = (2) / (6) % 74,97 63,72 11,25 17,65 16.Vòng quay tài sản hay toàn bộ

vốn = (6) / (1) vòng 0,93 0,97 -0,04 -3,90

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần TMDV Tân Yên ngày 31/12/2012 & 31/12/2011

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cổ phần TMDV Tân Yên năm 2011 & 2012)

Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho là 5,09 (vòng). Đến năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho giảm 0.64 vòng, đạt ở mức 4,45 (vòng). Tương ứng với sự giảm sút của số vòng quay hàng tồn kho là sự tăng lên của số ngày một vòng quay hàng tồn kho, từ 71 ngày năm 2011 lên 81 ngày năm 2012. Số vòng quay hàng tồn kho của công ty ở cả 2 năm đều thấp, phản ánh tốc độ luân chuyển vốn vật tư hàng hóa của công ty là chưa cao, tốc độ luân chuyển giảm ở năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút số vòng quay hàng tồn kho là do trong năm 2012, hàng tồn kho tăng nhưng giá vốn hàng bán giảm. Hàng tồn kho trong năm 2012 tăng một phần là do lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên, doanh nghiệp chủ động dự trữ nguyên vật liệu nhằm tận dụng nguồn giá rẻ và một số lượng sản phẩm chưa kịp tiêu thụ.

Giá vốn hàng bán của công ty năm 2012 so với năm 2011 đã giảm gần 5 tỷ đồng chủ yếu là thực hiện chính sách tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ… và những đầu vào khác cho quá trình sản xuất.

Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

Khoản phải thu thể hiện các nguồn vốn công ty bị chiếm dụng, vòng quay khoản phải thu càng lớn thể hiện công ty càng nhanh chóng thu hồi được các khoản vốn bị chiếm dụng. Năm 2012, số vòng quay khoản phải thu của công ty đã tăng 1,65 vòng, đạt 6,05 vòng, đồng thời kỳ thu tiền bình quân đã giảm xuống còn 59,49 ngày. Như vậy trong năm 2012, khả năng thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn có biến chuyển tích cực, khả năng thu hồi khoản vốn bị chiếm dụng của công ty tăng so với năm trước. Nguyên nhân dẫn đến số vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng đó là do trong năm 2012, doanh thu bán hàng – cung cấp dịch vụ tăng hơn 3 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ 6,09%), đồng thời các khoản phải thu bình quân giảm hơn 2,7 tỷ (tương

ứng tỷ lệ giảm 22,83%). Trong năm công ty đã thực hiện việc quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, có sổ chi tiết theo dõi từng khoản phải thu theo tên khách hàng, số lượng, thời gian cụ thể, tránh thất thoát. Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận của công ty trong năm vừa qua. Doanh thu thuần tăng là do khối lượng đơn đặt hàng tăng, một số công trình lớn đang được xây dựng nhằm mở rộng quy hoạch đô thị thành phố Bắc Giang, thêm nữa tình hình tiêu thụ tại các đại lý khá tốt do ảnh hưởng từ uy tín lây năm của công ty với thị trường xây dựng và người dân.

Vòng quay vốn lưu động

Năm 2011, cứ 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra được 2,51 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, cứ 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra được 3.05 đồng doanh thu thuần. Năm 2012 do tốc độ lưu chuyển vốn lưu động tăng nên công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn lưu động. Số vốn lưu động công ty tiết kiệm được do tăng tốc độ lưu chuyển vốn là:

VTK 2012 = 360 ( 2012 2011)2012 K K 2012 K K M − × = 360 (117,86 143,23) 800 . 460 . 600 . 55 × − = - 3.918.063.776,14

So sánh ta thấy, trong năm 2012, số vòng quay vốn lưu động đã tăng thêm 0,54 vòng (tỷ lệ tăng 21,52%). Nhờ vậy, kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm từ 143,23 ngày năm 2011 xuống còn 117,86 ngày năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012 so với năm 2011, doanh thu thuần tăng (6,09%) trong khi vốn lưu động bình quân (tài sản ngắn hạn bình quân) giảm (12,7%). Vốn lưu động của doanh nghiệp giảm chủ yếu là do các khoản mục tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác giảm mạnh hơn so với sự gia tăng của hàng tồn kho. Doanh nghiệp siết chặt tín dụng phải thu của khách hàng hơn, có các biện pháp quản lý và thu hồi nợ tránh thất thoát,

rủi ro mất vốn, hạn chế được các khoản vốn bị chiếm dụng, vốn được đưa vào hoạt động kinh doanh nhiều hơn. Như vậy trong năm 2011 và 2012 công ty đã có những cố gắng lớn trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Trong thời gian tới cần cố gắng hơn nữa để phát huy tối đa năng lực của mình và khắc phục hạn chế, duy trì tốt công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng có hiệu quả VLĐ hơn, góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Trong năm 2012, doanh nghiệp cứ đầu tư 1 đồng vốn cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1,33 đồng doanh thu thuần, giảm 0,24 đồng so với năm 2011. Có nghĩa năm 2012, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đã giảm so với năm 2011 và đang có dấu hiệu chuyển biến tiêu cực. Nguyên nhân khiến hệ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm là do doanh thu thuần và vốn cố định bình quân đều tăng ở năm 2012 nhưng doanh thu thuần có tốc độ tăng (6,09%) nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân (24,82%). Vốn cố định tăng là do doanh nghiệp đã dùng toàn bộ nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn mà ở đây chủ yếu là các trang thiết bị máy móc, băng tải dây chuyền và nhà xuỏng văn phòng của công ty. Mặc dù được tăng cường đầu tư thậm chí dung cả một phần nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho TSDH nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định vẫn giảm cho thấy công tác quản lý sử dụng vốn chưa hiệu quả và còn nhiều bất cập. Công ty cần có biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định bằng cách tăng doanh thu thuần hơn nữa thì mới có thể bù đắp được việc đầu tư mới này. Dù sao đây cũng là giai đoạn đầu của việc đầu tư thêm mới một số TSCĐ. Những TSCĐ này còn phục vụ sản xuất về lâu về dài nên công ty có thể tận dụng khai thác triệt để năng lực sản xuất từ TSCĐ mới này mà nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ trong những năm tiếp theo.

Năm 2012, hàm lượng vốn cố định tăng 11,25 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 17,65%. Năm 2011 hàm lượng VCĐ là 63,72% và năm 2012 là 74,97%. Hay nói cách khác năm 2012 số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần là 74,97 đồng trong khi đó năm 2011 cần 63,72%. Hàm lượng VCĐ tăng là do VCĐ bình quân và doanh thu thuần đều tăng nhưng tốc độ tăng của VCĐ bình quân (24,82%) tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (6,09%). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty chưa đạt hiệu quả, công tác quản lý và sử dụng cần được cải thiện và quan tâm hơn nữa.

Vòng quay toàn bộ vốn

Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh trong kỳ, toàn bộ vốn của công ty sẽ hoàn thành được bao nhiêu vòng luân chuyển. Trong năm 2012, vòng quay toàn bộ vốn của công ty là 0,93 vòng, giảm 0.04 vòng so với năm 2011. Doanh thu thuần năm 2012 có tốc độ tăng nhỏ hơn so với tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân chính là nguyên nhân khiến số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh của công ty giảm. Tuy nhiên, số vòng quay này vẫn nhỏ hơn 1 có nghĩa toàn bộ vốn kinh doanh của công ty chưa thể hoàn thành một vòng luân chuyển trong vòng một kỳ. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp năm 2012 kém hơn so với năm 2011 Vì thế trong những năm tới, công ty cần có những biện pháp gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như trong hoạt động đầu tư để tăng số vòng quay của tổng tài sản.

Tóm lại qua việc phân tích các hệ số hiệu suất hoạt động ta thấy việc quản lý, sử dụng vốn của công ty chưa cao và còn giảm hơn so với năm 2011 vừa do nguyên nhân chủ quan cũng như nguyên nhân khách quan. Hiệu quả sử dụng tài sản kém thể hiện ở sức sản xuất một đồng vốn cố định đem lại ít doanh thu hơn, hiệu suất sử dụng vốn lưu động có tăng nhưng vẫn còn hạn chế. Công ty cần có các biện pháp quản trị vốn cố định tốt hơn nữa.

2.2.3.4. Hệ số sinh lời

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2012, ta tính được các chỉ tiêu trong bảng sau:

BẢNG 2.2.3.4. CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI

(ĐVT: đồng)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch Số tuyệt đối

Tỷ lệ (%)

1. Vốn kinh doanh bình quân VNĐ

59.887.224.469 469 54.244.571.2 39 5.642.653.230 10,40 2. Vốn chủ sở hữu bình quân VNĐ 11.439.600. 805 8.738.875.4 50 2.700.725.355 30,90

3. Lãi vay phải trả VNĐ

6.021.382.776 776 2.925.505.6 43 3.095.877.133 105,8 2

4. Doanh thu thuần VNĐ

55.600.460.800 800

52.406.634.0

23 3.193.826.777 6,09

6. Lợi nhuận trước thuế VNĐ

344.108.012 12

496.102.0

00 (151.993.988) -30,64

7. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế VNĐ

6.365.490.788 788

3.421.607.6

43 2.943.883.145 86,04

8. Lợi nhuận sau thuế VNĐ

283.889.110 10

372.076.5

00 (88.187.390) -23,70

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ tân yên (Trang 94 - 99)