II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
11. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
SƠ ĐỒ 2.2.3.5 PHÂN TÍCH DUPONT CỦA CÔNG TY NĂM
Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất LNST trên VKD với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế =
Hệ số lãi
x
Vòng quay toàn bộ
trên vốn kinh doanh ròng vốn
Năm 2011: 0,69% ≈ 0,69% x 0,97
Năm 2012: 0,47% ≈ 0,47% x 0,93
+ Tức là trong năm 2011:
- Cứ 1 đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra 0,93 đồng doanh thu thuần.
- Trong 1 đồng doanh thu thuần lại có 0,0047 đồng lợi nhuận sau thuế. + Sang đến năm 2012:
- Cứ 1 đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra 0,97 đồng doanh thu thuần.
- Trong 1 đồng doanh thu thuần lại có 0,0069 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố hệ số lãi ròng (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần) và vòng quay toàn bộ vốn. Nhận thấy mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh như vậy là thấp và có xu hướng giảm. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do hệ số lãi ròng giảm mạnh, giảm 31,88%. Như đã phân tích ở trên, khi so sánh năm 2012 với năm 2011, tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân, tỷ suất lợi nhuận sau thuế giảm trong khi doanh thu thuần tăng. Điều này khiến cho hệ số lãi ròng và vòng quay toàn bộ vốn đều giảm, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh giảm. Trong thời gian tới công ty cần cố gắng hơn nữa phát huy năng lực sản xuất của mình, cải tiến các biện pháp tăng trưởng doanh thu, tăng tốc độ luân chuyển vốn đồng thời phải lập dự toán định mức chi phí hợp lý, quản lý chặt chẽ các
khoản chi phí phát sinh để đẩy tăng lợi nhuận sau thuế nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.
Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận = Hệ số lãi x Vòng quay x Mức độ sử dụng
Vốn chủ sở hữu ròng toàn bộ vốn đòn bẩy tài chính
Năm 2011: 4,26% ≈ 0,69% x 0,97 x 6,21
Năm 2012: 2,48% ≈ 0,47% x 0,93 x 5,24
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố là hệ số lãi ròng, vòng quay toàn bộ vốn và mức độ dử dụng đòn bẩy tài chính. Nhận thấy tỷ suất này tương đối thấp và có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do hệ số lãi ròng giảm mạnh (lợi nhuận sau thuế giảm mạnh trong khi doanh thu thuần tăng). Trong năm doanh nghiệp sử dụng nợ rất nhiều (đầu năm là 79,85%, cuối năm 2012 là 81,84%). Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và xu hướng tăng. Do đó, trong điều kiện kinh doanh bất lợi như năm 2012, đòn bẩy tài chính đã khuếch đại làm giảm lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Nhìn chung năm 2012, khả năng sinh lời của công ty diễn ra theo chiều hướng không mấy khả quan, khả năng tạo ra lợi nhuận từ đồng vốn chủ sở hữu của công ty giảm khá mạnh, đòn bẩy tài chính không phát huy được tác dụng như người chủ sở hữu mong muốn. Trong năm tới, cần thực hiện tích cực các biện pháp nhằm tăng tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản sao cho tỷ suất này ít nhất đủ trang trải chi phí lãi vay. Có như vậy sức bật của đòn bẩy tài chính mới phát huy tác dụng.