2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán.
Sử dụng số liệu trên Bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích sự biến động tình hình phân bố vốn, bảng Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn của công ty như sau:
a. Cơ cấu và biến động Tài sản:
Qua bảng phân tích ta thấy cuối năm 2012 Tổng tài sản của công ty 26,684,033,734 VNĐ cuối năm 2011 là 35,379,326,778 VNĐ. Cuối năm 2012 so với cuối năm 2011, tổng tài sản giảm 8,695,293,044 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm là 24.58%. Trong đó tài sản ngắn hạn vào thời điểm cuối năm 2012 chiếm tỷ trọng 60.52%, cuối năm năm 2011 chiếm tỷ trọng 60.19% tổng tài sản. Cuối năm so với đầu năm tài sản ngắn hạn giảm 5,145,074,749 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 24.16%, tài sản dài hạn giảm 3,550,218,295 VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 25.21%. Đi sâu phân tích ta thấy:
• Về tài sản ngắn hạn:
Cuối năm so với đầu năm giảm 5,145,074,749 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 24.16%, giảm khá mạnh. Tuy nhiên tỷ trọng TSNH tăng nhẹ 0,33%, nguyên nhân khiến TSNH sụt giảm là vì Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác sụt giảm mặc dù Tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp có tăng nhưng tăng với tỷ lệ thấp hơn. Cụ thể trong năm:
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm rất mạnh, Cuối năm so với đầu năm giảm 2,500,000,000 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm là 100% . Sở dĩ có sự giảm sút mạnh đến vậy là do có khoản cho ông Cao Thế Thành vay số tiền 2.500.000.000 đồng trong 12 tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2012 với lãi suất 1,5%/tháng theo hợp đồng vay số 01/12-HĐSA ngày 31 tháng 12 năm 2011. Như vậy, việc các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh là hoàn toàn hợp lý, đối tác thực hiện nghĩa vụ đúng như thời hạn trong hợp đồng và công ty bảo toàn vốn, thu được lợi tức cho vay. Về các khoản phải thu ngắn hạn, cuối năm so với đầu năm 2012 giảm 1,584,381,437 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 32.34%, trong đó chủ yếu là do phát sinh khoản dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi lên tới 1,579,381,437 VNĐ. Đây là dấu hiệu khá xấu đối với công ty khi đến hạn mà các khoản nợ quá hạn trên 6 tháng vẫn chưa được thanh toán. Ngoài ra, do khoản thu khách hàng giảm 5,000,000VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 0.24%, giảm rất ít, lý do vì cuối năm 2012 công ty có khoản nợ phải thu khó đòi đồng thời năm 2012 doanh thu từ bán hàng cung cấp dịch vụ của công ty rất nhỏ, công tác bán hàng của công ty không được chú trọng mà chủ yếu tập trung đầu tư các dự án mới có hiệu quả cao trong thời gian tới trong tương lai.
Với lý do đó nên công ty không mở rộng chính sách tín dụng. Các khoản trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác không thay đổi.Công ty cần có biện pháp quản lý các khoản phải thu hợp lý để thu hồi được các khoản nợ quá hạn trên và tránh bị chiếm dụng vốn khi công ty đang thua lỗ liên tiếp trong các quý liên tiếp và gặp rất nhiều khó khăn về vốn.
Tiền và các khoản tương đương tiền: cuối năm 2012 so với đầu năm tiền và tương đương tiền tăng lên đáng kể, tăng thêm 74,570,615 VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng là 702.05%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty thu hồi khoản vốn cho vay do đó là khoản cho ông Cao Thế Thành vay số tiền 2.500.000.000 đồng, đồng thời ngày 10 tháng 01 năm 2011, Công ty CP Sara Việt Nam mua 330.000 cổ
BẢNG 2.3: CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG VỐN NĂM 2012
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 16,149,325,808 60.52% 21,294,400,557 60.19% (5,145,074,749) 0.33% -24.16% I. Tiền và tương đương tiền 85,192,490 0.53% 10,621,875 0.05% 74,570,615 0.48% 702.05%
1. Tiền 85,192,490 100.00% 10,621,875 100.00% 74,570,615 0.00% 702.05%
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0.00% 2,500,000,000 11.74% (2,500,000,000) -11.74% -100.00%
1. Đầu tư ngắn hạn 0 0.00% 2,500,000,000 100.00% (2,500,000,000) -100.00% -100.00%
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 3,315,500,000 20.53% 4,899,881,437 23.01% (1,584,381,437) -2.48% -32.34%
1. Phải thu khách hàng 2,066,260,453 62.32% 2,071,260,453 42.27% (5,000,000) 20.05% -0.24% 2. Trả trước cho người bán 2,465,347,894 74.36% 2,465,347,894 50.31% 0 24.04% 0.00% 5. Các khoản phải thu khác 363,273,090 10.96% 363,273,090 7.41% 0 3.54% 0.00% 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi (1,579,381,437) -47.64% 0 0.00% (1,579,381,437) -47.64%
V. Tài sản ngắn hạn khác 12,748,633,318 78.94% 13,883,897,245 65.20% (1,135,263,927) 13.74% -8.18%
2. Thuế GTGT được khấu trừ 33,633,318 0.26% 368,897,245 2.66% (335,263,927) -2.39% -90.88% 5. Tài sản ngắn hạn khác 12,715,000,000 99.74% 13,515,000,000 97.34% (800,000,000) 2.39% -5.92%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 10,534,707,926 39.48% 14,084,926,221 39.81% (3,550,218,295) -0.33% -25.21% II. Tài sản cố định 6,994,694,286 66.40% 9,267,830,234 65.80% (2,273,135,948) 0.60% -24.53%
1. Tài sản cố định hữu hình 318,522,509 4.55% 3,531,585,885 38.11% (3,213,063,376) -33.55% -90.98% - Nguyên giá 1,608,936,854 505.13% 4,639,168,881 131.36% (3,030,232,027) 373.76% -65.32% - Giá trị hao mòn lũy kế (1,290,414,345) -405.13% (1,107,582,996) -31.36% (182,831,349) -373.76% 16.51% 3. Tài sản cố định vô hình 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%
- Nguyên giá 130,909,127 130,909,127 0 0.00% 0.00% - Giá trị hao mòn lũy kế (130,909,127) (130,909,127) 0 0.00% 0.00% 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 6,676,171,777 95.45% 5,736,244,349 61.89% 939,927,428 33.55% 16.39%
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,464,000,000 23.39% 3,300,000,000 23.43% (836,000,000) -0.04% -25.33%
3. Đầu tư dài hạn khác 3,300,000,000 133.93% 3,300,000,000 100.00% 0 33.93% 0.00% 4. Dự phòng giảm giá đầu tư TCDH (836,000,000) -33.93% 0 0.00% (836,000,000) -33.93%
V. Tài sản dài hạn khác 1,076,013,640 10.21% 1,517,095,987 10.77% (441,082,347) -0.56% -29.07%
1. Chi phí trả trước dài hạn 1,076,013,640 100.00% 1,517,095,987 100.00% (441,082,347) 0.00% -29.07%
phần của Công ty CP Borsmi (mệnh giá 1 cổ phần là 10.000 đồng) với giá trị đầu tư là 3.300.000.000 đồng. Chính vì thế làm cho xảy ra sự chênh lệch khoản tiền khi so sánh giữa năm 2012 với 2011. Tiền và khoản tương đương tiền tăng lên giúp công ty chủ động về dòng tiền để nắm bắt các cơ hội đầu tư, đảm bảo khả năng thanh toán. Tuy nhiên, việc tăng tiền này không phải do từ tiền thu từ bán hàng cung cấp dịch vụ mà do việc thu hồi các khoản đầu tư tài chính và giảm chi đầu tư đầu tư và hoạt động sản xuất. Do vậy công ty cần xem xét lại và có biện pháp giải quyết phù hợp.
• Tài sản dài hạn:
TSDH cuối năm so với đầu năm giảm 3,550,218,295 tương đương với tỷ lệ giảm là 25.21%, tỷ trọng thay đổi không đáng kể, chỉ giảm 0,33%. Tài sản dài hạn giảm sút là do Tài sản cố định, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, Tài sản dài hạn khác sụt giảm. Đi sâu phân tích ta thấy:
Tài sản cố định:
Đây là bộ phận có tỷ trọng lớn trong TSDH, cụ thể Tài sản cố định chiếm 66.40% tại thời điểm cuối năm 2012 còn 65.80% tại thời điểm đầu năm 2012. Cuối năm so với đầu năm TSCĐ giảm sụt 2,273,135,948 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 24.53%. Trong đó tài sản cố định hữu hình giảm mạnh 3,213,063,376 tương ứng tỷ lệ giảm 90.98% do trong năm qua công ty cắt giảm 1 trụ sở văn phòng ở Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội về Khu Đô Thị Đại Kim, Định Công, Hà Nội. Vì vậy nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm 3,030,232,027VNĐ, đồng thời Hao mòn tài sản cố định hữu hình tăng 182,831,349 VNĐ làm cho Giá trị tài sản bị sụt giảm đáng kể. Bên cạnh đó công ty có nguyên giá tài sản cố định cuối năm khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng là 706.963.762 đồng.
Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng rất lớn trong TSDH, cụ thể cuối năm 2012 CPXDCB chiếm 95.45%, cuối năm 2011 chiếm tỷ trọng 61.89%. Cuối năm so với đầu năm 2012 giá trị khoản CPXDCB tăng 939,927,428 VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng 33.55%. Đây là điều hoàn toàn hợp lý khi doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư vào dự án Hà Tây với giá trị 3,264,926,684 VNĐ tại thời điểm cuối 2012. Ngoài dự án Hà tây thì công ty vẫn đang thực hiện các dự án Mobile Payment, Dự án trung tâm Datacenter. Cụ thể như sau:
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
Cuối năm so với đầu năm 2012 khoản mục này giảm 836,000,000 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 25.33%. Nguyên nhân là do theo hợp đồng mua bán cổ phần ngày 10 tháng 01 năm 2011, Công ty CP Sara Việt Nam mua 330.000 cổ phần của Công ty CP Borsmi (mệnh giá 1 cổ phần là 10.000 đồng) với giá trị đầu tư là 3.300.000.000 đồng.
Tại ngày 31/12/2012, Công ty trích lập dự phòng giảm giá đầu tư của khoản đầu tư nói trên là 836.000.000 đồng dựa trên việc đánh giá giá trị cổ phần đã đầu tư vào Công ty CP Borsmi tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 trên cơ sở Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày của Công ty Cổ phần Borsmi chưa được kiểm toán. Cụ thể như sau:
Chi phí trả trước dài hạn:
Cuối năm so với đầu năm 2012 giảm 441,082,347 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 29.07%. Nguyên nhân là do Công cụ dụng cụ giảm 441,082,347 VNĐ. Tóm lại, Cuối năm và đầu năm 2012 tỷ trọng tài sản ngắn hạn đều duy trì với tỷ trọng lớn hớn 60% trong tổng tài sản (trung bình ngành là 62.5%). Cơ cấu vốn khá hợp lý với lĩnh vực kinh doanh của công ty là Thương mại và cung cấp các dịch vụ. Tổng tài sản giảm do công ty
BẢNG 2.4: CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012)
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
A. NỢ PHẢI TRẢ 8,604,123,655 32.24% 12,118,820,646 34.25% (3,514,696,991) -2.01% -29.00% I. Nợ ngắn hạn 8,604,123,655 100.00% 12,070,137,874 99.60% (3,466,014,219) 0.40% -28.72%
2. Phải trả người bán 1,692,125,920 19.67% 4,875,486,850 40.39% (3,183,360,930) -20.73% -65.29% 3. Người mua trả tiền trước 100,000,000 1.16% 100,000,000 0.83% 0 0.33% 0.00% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 852,963,232 9.91% 1,263,663,344 10.47% (410,700,112) -0.56% -32.50% 5. Phải trả người lao động 15,599,127 0.18% 0 0.00% 15,599,127 0.18%
6. Chi phí phải trả 0 0.00% 15,599,127 0.13% (15,599,127) -0.13% -100.00% 9. Các khoản phải trả , phải nộp ngắn hạn
khác 5,757,960,789 66.92% 5,638,855,690 46.72% 119,105,099 20.20% 2.11% 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 185,474,587 2.16% 176,532,863 1.46% 8,941,724 0.69% 5.07%
II. Nợ dài hạn 0 0.00% 48,682,772 0.40% (48,682,772) -0.40% -100.00%
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 0.00% 48,682,772 100.00% (48,682,772) -100% -100.00%
B. Vốn chủ sở hữu 18,079,910,079 67.76% 23,260,506,132 65.75% (5,180,596,053) 2.01% -22.27%
I. Vốn chủ sở hữu 18,079,910,079 100.00% 23,260,506,132 100.00% (5,180,596,053) 0.00% -22.27% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 20,000,000,000 110.62% 20,000,000,000 85.98% 0 24.64% 0.00% 7. Quỹ đầu tư phát triển 2,610,751,724 14.44% 2,451,589,036 10.54% 159,162,688 3.90% 6.49% 8. Quỹ dự phòng tài chính 252,355,587 1.40% 243,413,863 1.05% 8,941,724 0.35% 3.67% 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -4,783,197,232 -26.46% 565,503,233 2.43% (5,348,700,465) -28.89% -945.83%
Qua bảng phân tích ta thấy Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp giảm 8,695,293,044 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 24.58% , trong đó Nợ phải trả giảm 3,514,696,991 VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 29.00% và vốn chủ sở hữu giảm 5,180,596,053 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 22.27%. Trong cơ cấu nguồn vốn cuối năm so với đầu năm thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu luôn lớn hơn tỷ trọng nợ, đồng thời tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng dần về cuối năm. Điều này giúp công ty tăng khả năng tự chủ tài chính, đồng thời giảm áp lực trả nợ, chi phí lãi vay trong điều kiện kinh tế khó khăn và doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thua lỗ liên tục trong các quý năm 2012.
Đi sâu phân tích ta thấy: Tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu, cuối năm 2012 tỷ trọng vốn chủ chiếm 67.76%, cuối năm 2011 chiếm 65.75%. Nợ phải trả chỉ chiếm 32.24% tại thời điểm cuối năm 2012 và 34.25% tại thời điểm đầu năm.
Về nợ phải trả: Cuối năm so với đầu năm nợ phải trả giảm 3,514,696,991 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 29.00%, đồng thời tỷ trọng Nợ cũng có xu hướng giảm nhẹ từ 34.25% xuống 32.24%, tỷ trọng giảm 2.01%, so với hệ số nợ trung bình ngành là 0.53 lần, hệ số nợ của công ty thấp hơn và rất an toàn, tuy nhiên đây là điều đáng mừng đối với công ty trong giai đoạn khó khăn này. Khi mà trong tổng nợ phải trả, tỷ trọng Nợ ngắn hạn lại chiếm rất lớn ở mức 99.60% tại thời điểm đầu năm 2012, cuối năm 2012 nợ ngắn hạn tăng lên 100% trong tổng nợ phải trả của công ty, điều đó gia tăng áp lực trả nợ rất lớn đối với ban lãnh đạo. Nhưng đến thời điểm cuối năm 2012 thì Nợ ngắn hạn đã giảm 3,466,014,219 VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 28.72%, Cụ thể chi tiết như sau:
Phải trả người bán giảm 3,183,360,930 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 65.29%, giảm đáng kể so với đầu năm. Đồng thời công ty không có khoản nợ nào đến hạn mà không trả được nên công ty đã giữ được uy tín với đối tác của mình. Ngoài ra trong năm 2012, việc sản xuất kinh doanh cung cấp dịch vụ gặp khó khăn trong giai đoạn kinh tế nước ta suy thoái, công ty giảm quy mô sản xuất kinh doanh đồng thời công ty đang tập trung hoàn thành các dự án mới bằng nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào nên chính sách chiếm dụng vốn không được công ty tăng cường.
Thuế và các khoản phải trả nhà nước: giảm 410,700,112 VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 32.50%, thực tế trong kỳ hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra ít, phát sinh các loại thuế, phí phải nộp cho nhà nước rất ít.
Phải trả người lao động: tại thời điểm đầu năm 2012 thì công ty không nợ người lao động, tuy nhiên cuối năm 2012 khoản nợ người lao động tăng 15,599,127 VNĐ. Nguyên nhân do năm 2012 công ty lỗ liên tiếp nên phát sinh các khoản nợ cán bộ nhân viên trong công ty, nhằm dành tiền cho việc thanh toán các khỏan nợ đến hạn với chủ nợ bên ngoài. Công ty có thể sử dụng biện pháp này nhưng chỉ nên trong rất ngắn hạn, nếu dài hạn thì không ổn, vì nó ảnh hưởng đến đời sống vật chất tinh thần của nhân viên trong công ty, năng suất làm việc cũng như sự gắn bó của nhân viên với công ty.
Ngoài ra, Quỹ khen thưởng phúc lợi có tăng, nhưng khá ít, cuối năm so với đầu năm tăng chỉ 8,941,724 VNĐ tương ứng với tỷ lệ 5.07%.
• Nợ dài hạn:
Cuối năm so với đầu năm 2012 Nợ dài hạn giảm hết toàn bộ 48,682,772 VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 100%. Mà nguyên nhân do trong công ty thua lỗ liên
tiếp nên cắt giảm nhân sự, theo đó các khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm giảm 48,682,772 VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 100%.
• Về vốn chủ sở hữu:
Cuối năm so với đầu năm, Vốn chủ sở hữu giảm 5,180,596,053VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 22.27% tuy nhiên tỷ trọng vốn chủ trong tổng nguồn vốn vẫn tăng 2% do tốc độ giảm Nợ phải trả giảm nhiều hơn Vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân Vốn chủ sở hũu giảm mạnh như thế chủ yếu là do công ty bị thua lỗ khá nặng trong năm 2012, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -4,783,197,232VNĐ tại thời điểm cuối năm 2012, so với đầu năm 2012 giảm 5,348,700,465VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 945.83%. Tỷ trọng LNST chưa phân phối chiếm tỷ trọng khá bé trong Vốn chủ sở hữu, tuy nhiên nếu công ty không cải thiện kết quả HĐSXKD thì việc thua lỗ liên tục sẽ ăn mòn hết Vốn chủ sở hữu và có thể công ty lâm vào tình trạng phá sản.
Quỹ đầu tư phát triển tăng 159,162,688VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 6.49%, đây là chính sách đầu tư phát triển của công ty ở hiện tại và tương lai, công ty trích lập tăng quỹ đầu tư để tập trung thực hiện xong các dự án: Dự án Xây dựng khu chức năng đô thị Sara tại Cầu Nổi, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà nội, Dự án datacenter…….Ngoài ra, quỹ đầu tư tài chính cũng tăng, nhưng không đáng kể với giá trị tăng thêm 8,941,724VNĐ tương ứng