giảm đầu tư công và nhu cầu xây dựng giảm, việc sản xuất xi măng đã và đangđối mặt với vô vàn thách thức.Xuất phát từ những nguyên nhân trên, sau hơn 3 tháng thực tập tại Công ty Cổ phần
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi, các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc
Trang 3MỤC LỤC
Trang bìa i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4
1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp 4
1.1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính 4
1.1.2 Nội dung, vai trò của tài chính doanh nghiệp 4
1.1.2.1 Nội dung tài chính doanh nghiệp 4
1.1.2.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 5
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp 5
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 5
1.2.2 Nguồn số liệu 5
1.2.3 Phương pháp phân tích tình hình tài chính 6
1.2.3.1 Phương pháp so sánh 6
1.2.3.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ 6
1.2.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 7
1.2.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính 7
1.2.4.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính đặc trưng 10
1.2.4.3 Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng vốn 17
1.3 Một số biện pháp, giải pháp tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 18
Trang 4CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI
MĂNG PHÚ THỌ 19
2.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 19
2.1.1.1 Tên và địa chỉ Công ty 19
2.1.1.2 Thời điểm thành lập và mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển Công ty 19
2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 21
2.1.2.1 Chức năng của công ty 21
2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty 21
2.1.2.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 22
2.1.2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh: 24
2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 27
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ 30
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình thông qua Báo cáo Tài chính 30
2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán: 30
2.2.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 40
2.2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các hệ số tài chính đặc trưng .43
2.2.2.1 Phân tích các khoản phải thu, phải trả 43
2.2.2.2 Các hệ số về khả năng thanh toán 47
2.2.2.3 Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản 50
2.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động 52
2.2.2.5 Các hệ số về khả năng sinh lời 55
2.2.2.6 Phân tích DUPONT 57
2.2.2.7 Phân tích tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 58
Trang 52.3 Những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức tài chính và hoạt động kinh doanh
của công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ 59
2.3.1 Những thành quả đạt được 59
2.3.2 Những hạn chế cần được khắc phục 61
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VÀ KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG PHÚ THỌ 63
3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty CP xi măng Phú Thọ trong thời gian tới 63
3.1.1 Tình hình kinh tế xã hội 63
3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ trong những năm sắp tới 65
3.1.2.1 Mục tiêu cụ thể trong năm 2013: 65
3.1.2.2 Chiến lược kinh doanh dài hạn 66
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ 67
3.2.1 Quản trị nguồn vốn 68
3.2.2 Tiêu thụ sản phẩm 69
3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên 70
3.2.4 Quản trị chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 71
3.2.5 Quản trị hàng tồn kho 71
3.2.6 Quản lý các khoản công nợ và các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán 72
3.2.7 Hoàn thiện công tác phân tích tài chính 73
KẾT LUẬN CHUNG 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCTC : Báo cáo tài chính
DN : Doanh nghiệp
HTK : Hàng tồn kho
LNST : Lợi nhuận sau thuế
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCDN : Tài chính doanh nghiệp
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01 Khái quát kết quả kinh doanh 29
Bảng 02 Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản công
ty cổ phần xi măng Phú Thọ năm 2012
30
Bảng 03 Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn
công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ năm 2012
36
Bảng 04 Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ năm2012
Bảng 13 Kế hoạch về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ năm 2013
66
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 8xi măng Phú Thọ năm 2012Hình 02 Sự biến động về cơ cấu tài sản của công ty Cổ phần
xi măng Phú Thọ năm 2012 30Hình 03 Sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của công ty Cổ
phần xi măng Phú Thọ năm 2012 36Hình 04 Phân tích dupont năm 2012 57
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế toàn thế giới đang gặp rất nhiềukhó khăn, thách thức Khủng hoảng kinh tế, vấn đề nợ công đang trực tiếp ảnhhưởng đến mọi quốc gia trong đó có cả Việt Nam Trước những khó khăn củanền kinh tế, khi mà mức độ cạnh tranh hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệpViệt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt đã buộc tất
cả các doanh nghiệp không những phải vươn lên trong quá trình sản xuất kinhdoanh mà còn phải biết phát huy tiềm lực tối đa để đạt được hiệu quả sản xuấtkinh doanh cao nhất Vì thế các nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn nắm rõđược thực trạng sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệpmình, từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợp nhằm cải thiện và nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Muốn vậy, doanh nghiệp cần đi sâuphân tích hoạt động kinh doanh mà đặc biệt là hoạt động tài chính một cách chitiết và hiệu quả nhắm nắm rõ được thực trạng cũng như định hướng tương laicho sự phát triển của toàn doanh nghiệp
Trong tình hình thực tế hiện nay, với nền kinh tế có nhiều những diễnbiến phức tạp, đã không có ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huy độngvốn và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quảm thậm chí không bảotoàn được vốn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, Đặc biệthơn nữa, sự phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay thì vấn đề mình bạchtrong tình hình tài chính càng được nhiều đối tượng quan tâm, do đó đối với mỗinhà quản lý tài chính doanh nghiệp vấn đề này càng phải được quan tâm chú ý
và đươc nghiên cứu kỹ lưỡng hơn bao giờ hết
Trong vài năm trở lại đây, ngành xi măng ở nước ta đang gặp rất nhiềukhó khăn Trong năm 2012, trước những tác động của việc thắt chặt tín dụng, cắt
Trang 10giảm đầu tư công và nhu cầu xây dựng giảm, việc sản xuất xi măng đã và đangđối mặt với vô vàn thách thức.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, sau hơn 3 tháng thực tập tại Công
ty Cổ phần xi măng Phú Thọ dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lưu HữuĐức và sự chỉ bảo của các anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty, em
đã thực hiện đề tài sau:
“ Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ”
2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giáthực trạng tài chính của doanh nghiệp tại công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ
3 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian : Nghiên cứu về tình hình tài chính và biện pháp tàichính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần ximăng Phú Thọ - Huyện Thanh Ba – Tỉnh Phú Thọ
Tìm hiểu thực trạng tài chính của công ty, từ đó :
1) Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2012 trên cơ
sở so sánh với năm 2011 thông qua những kết quả đạt được trong 2 năm 2) Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh tại đơn vị trong thời gian tới
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phươngpháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng các bảngbiểu để minh họa
6 Kết cấu đề tài
Tên đề tài:
“ Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Phú Thọ”
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văngồm có 3 phần như sau:
Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về phân tích tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp
Chương 2 : Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công
Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2013
Sinh viên
Trang 12
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kếthợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức laođộng để tạo ra yếu tố làm đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa để thu lợinhuận Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanhnghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định Với từng loại hình pháp lý tổchức, doanh nghiệp có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ
số vốn tiền tệ đó doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…Sau khi sản xuất xong, doanh nghiệp bán sản phẩm và thu được tiền bán hàng.Với số tiền này, doanh nghiệp sẽ sử dụng để bù đắp các khoản chi phí và vật liệu
đã tiêu hao, phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phânphối số lợi nhuận này
Như vậy, xét về mặt hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trongquá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với các hoạt động củadoanh nghiệp Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tếdưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình
1.1.2 Nội dung, vai trò của tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Nội dung tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết địnhtài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt đước mục tiêu hoạtđộng của doanh nghiệp - đó là tối đa hóa lợi nhuận và không ngừng làm giatăng giá trị doanh nghiệp cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trênthị trường Nói cách khác quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm cả hình thức
Trang 13huy động nguồn tài trợ, tổ chức phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạtđược nục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Ngày này, quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai trò to lớn trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh, tài chínhdoanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau:
Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh
Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả
Giám sát, kiểm tra thường xuyên chặt các mặt hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, từ đó phát hiện kịp thời những vướng mắc trongkinh doanh và có quyết định điều chỉnh kịp thời
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc xem xét phân tích một cách toàndiện trên tất cả các mặt hoạt động tài chính của doanh nghiệp Qua đó doanhnghiệp có thể xác định được ưu điểm và hạn chế, những nhân tố ảnh hưởng cũngnhư mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những định hướng vàgiải pháp đúng đắn cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai
Chính vì thế, phân tích tài chính doanh nghiệp cần phải được các nhàquản trị đặt lên hàng đầu và tiến hành một cách thường xuyên và có hệ thống
1.2.2 Nguồn số liệu
Về cơ bản nguồn số liệu cần thiết để thực hiện phân tích là báo cáo tàichính của doanh nghiệp như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính của công
ty trong các năm Ngoài ra cần căn cứ vào các tài liệu thực tế cũng như tài liệu
kế hoạch của công ty để có thể đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch cũngnhư phương hướng sản xuất kinh doanh của đơn vị trong năm tiếp theo
Trang 141.2.3 Phương pháp phân tích tình hình tài chính
1.2.3.1 Phương pháp so sánh
Nguyên tắc: Đảm bảo điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài
chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vịtính toán…)
Gốc so sánh: Gốc về mặt thời gian hoặc không gian
Kỳ phân tích: Kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch.
Giá trị so sánh: Có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
Nội dung so sánh:
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy
rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số kế hoạch để thấy mức độphát triển của doanh nghiệp
So sánh giữa số liệu doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành,doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính cảu doanhnghiệp mình
So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so vớitổng thể So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sựbiến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào
đó qua các niên độ kế toán liên tiếp
1.2.3.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tàichính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi của các tỷ lệ là sự biến đổi các đạilượng tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu cần phải xác định cácngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệptrên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu
Thông thường các tỷ lệ tài chính được phân theo nhóm tỷ lệ đặc trưng,bao gồm: Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, nhóm
tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời
Trang 151.2.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính hay báo cáo kế toán định kỳ của doanh nghiệp dùng đểphán ánh các mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế - tài chính của doanhnghiệp Báo cáo tài chính hiện nay có 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáotài chính
Thông tin trong báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng để ra các quyếtđịnh quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hay là các quyết địnhđầu tư của chủ doanh nghiệp Vì thế, phân tích khái quát báo cáo tài chính làcông việc rất quan trọng, làm cơ sở để phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp Thông thường chúng ra chủ yếu đi sâu vào phân tích Bảng cân đối kếtoán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quátgiá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại mộtthời điểm nhất định Nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn
Khi phân tích Bảng cân đối kế toán cần đi sâu vào phân tích các vấn đề:
Thứ nhất, Xem xét sự hợp lý của cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn và sự tác động của nó đến quá trình kinh doanh
Thứ hai, Phân tích khái quát về tài sản
Thứ ba, Phân tích khái quát về nguồn vốn
Thứ tư, Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thế hiện sự tương quan vềgiá trị tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuấtkinh doanh, thể hiện được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và
Trang 16việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hiệu quả haykhông Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cần chú trọng đến nguồn vốn lưu động thường xuyên Nguồn vốn lưu động thường xuyên trong doanh nghiệp được xác định theo công thức:
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên =
Tổng nguồn vốn thườngxuyên của doanh nghiệp +
Giá trị còn lại của TSCĐ
và các TS dài hạn khác
Hoặc có thể được xác định bằng công thức:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Như vậy, thông qua phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán, ta có cáinhìn tổng quan về doanh nghiệp với kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn.Nhưng để thấy được thực tế trong từng doanh nghiệp đó hoạt động đạt kết quảnhư thế nào thì ta phải đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp quabáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 17Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phảnánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp baogồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động knh doanh vàcác hoạt động khác Số liệu trên báo cáo cung cấp những thông tin tổng hợp vềphương thức kinh doanh, về kinh nghiệm quản lý, về việc sử dụng các tiềm năngcủa doanh nghiệp, chỉ ra hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hayđánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau.
Báo cáo KQHĐKD phản ánh mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua công thức:
-Cáckhoảngiảmtrừ DT
-Trị giávốnhàngbán
-Chi phíbánhàng
- Chi phíQLDN
Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét các vấn
1 Tỷ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần đạt được trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết tổng doanh thu thuần thu được, doanh nghiệp phải
bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việcquản lý chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại
2 Tỷ suất chi phí bán hàng (chi phí QLDN) trên doanh thu thuần.
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được một đồng doanh thu thuần, doanhnghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng (chi phí quản lý doanh
Trang 18nghiệp) Tỷ suất này càng nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm được chi phíbán hàng (chi phí QLDN) trong quá trình sản xuất.
3 Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó chothấy cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt độngkinh doanh
4 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần phản ánh kết quả cuốicùng của hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thuthuần sẽ sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Để biết rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp ta đi sâu vào phântích các hệ số tài chính đặc trưng và đây chính là căn cứ để hoạch định nhữngvấn đề tài chính trong những năm tiếp theo
1.2.4.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty thông qua các hệ số tài chính đặc trưng
1.2.4.2.1 Hệ số về khả năng thanh toán
1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số thanh toán nợ ngắn hạn)
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn Nó thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợngắn hạn của doanh nghiệp Một khi hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ củadoanh nghiệp là yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khắn tiềm ẩn về tài chính
mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ Hệ số này cao cho thấydoanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đếnhạn
Trang 192 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Nhìn chung hệ số này càng cao càng tốt, nhưng nếu quá cao thì cần phảixem xét vì sao trong TSLĐ thì bộ phận các khoản phải thu là khó thu hồi nhất vànếu nó quá lớn thì ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp
Ngoài ra, để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn
có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số vốn bằng tiền hay hệ số thanh toán tức thời, đượcxác định bằng công thức
3 Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay càng lớn, thông thường lớn hơn 2 thì khả năngthanh toán lãi vay của doanh nghiệp tích cực hơn và ngược lại hệ số thanh toánlãi vay càng thấp thì khả năng thanh toán lãi nợ vay cảu doanh nghiệp càng thấp.1.2.4.2.2 Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
Để đạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp luôn thayđổi tỷ trọng các loại vốn theo xu thế hợp với tình hình kinh doanh của doanhnghiệp cũng như thị trường nhằm đạt được kết cấu nguồn vốn tối ưu Tuy nhiên,kết cấu này luôn bị chi phối bởi tình hình đầu tư và đôi khi còn bị phá vỡ Vìvậy, các nhà quản trị phải nghiên cứu cơ cấu vốn để có một cái nhìn tổng quátcho việc hoạch định chiến lược tài chính thành công
Hệ số cơ cấu nguồn vốn
Hệ số nợ: Phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh các doanhnghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ
Trang 20Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càngthấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại yêu thích tỷ lệ nợ cao vì họ nắmtrong tay một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ và điều đócũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số vốn chủ sở hữu: Hệ số này phản ánh bình quân trong một đồng vốnkinh doanh doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn chủ sở hữu
Hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tự chủ cao về mặt tàichính, không bị ràng buộc hay chịu sức ép nặng của các khoản vay nợ
Tỷ suất đảm bảo nợ: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn vay thì cóbao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo
Với chủ nợ, thông qua chỉ tiêu này sẽ đánh giá được mức độ an toàn củakhoản vay và mức độ rủi ro mà người cho vay có thể gặp phải như không thuhồi được nợ hay không được trả nợ đúng hạn
Hệ số cơ cấu tài sản
Hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản doanh nghiệp:Tài sản lưu động tài sản ngắn hạn khác, tài sản cố định và tài sản dài hạnkhác
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọngcủa tài sản cố định trong tổng tài sản đang sử dụng vào kinh doanh
Hệ số cơ cấu tài sản: Phản ánh cứ một đồng đầu tư vào tài sản dài hạn thìdành ra bao nhiêu đồng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn
Trang 21 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ: Cho biết tại một thời điểm giá trị còn lại củaTSCĐ được tài trợ bằng bao nhiêu % vốn chủ sở hữu
Nếu tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính của doanh nghiệp
là vững mạnh Nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 có nghĩa một bộ phận tài sản cố địnhđược tài trợ bằng vốn vay khi đó rủi ro được san sẻ cho người vay, nhưng nó lạiđặc biệt nguy hiểm khi khoản vay đó là vay ngắn hạn
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình củamột vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì càng tốt vì vật tư hànghóa được luân chuyển nhanh, không gây tình trạng ứ đọng giúp quá trình sảnxuất kinh doanh được liên tục và ngược lại
Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ luân chuyển các khoảnphải thu thành tiền mặt trong kỳ
Trang 22Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thể hiện khả năng thu hồi nợnhanh, hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinhdoanh và doanh nghiệp có được thuận lợi hơn về nguồn tiền trong thanh toán.Ngược lại, nếu số vòng quay các khoản phải thu nhỏ chứng tỏ tốc độ thu hồi áckhoản phải thu chậm, dẫn đến số lượng vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng vàdoanh nghiệp phải đi vay để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Kỳ thu tiền trung bình: Số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình tỷ lệ nghịch với vòng quay các khoản phải thu.Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ vàngược lại Tuy nhiên, kỳ thu tiền trung bình còn bị chi phối bởi chính sách bánchịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp Khi kỳ thu tiền quá dài so vớicác doanh nghiệp trong ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi Kỳ thu tiềntrung bình còn có thể được xác định bởi công thức:
Vòng quay vốn lưu động (số lần luân chuyển vốn lưu động): Chỉ tiêu nàyphản ánh số vòng luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay của vốnlưu động thực hiện được trong một thời kỳ nhất định
Vòng quay vốn lưu động được sử dụng nhằm đo lường hiệu quả sử dụngvốn lưu động của doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư bìnhquân một đồng vào lưu động thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Nếuchỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao chứng tỏ hànghóa tiêu thụ nhanh, vật tư tồn kho thấp… Do đó tiết kiệm chi phí, tăng lợinhuận Ngược lại có nghĩa lượng tiền mặt tồn quỹ nhiều, số lượng các khoản
Trang 23phải thu lớn… Vì vậy cần phải cân nhắc kỹ tình hình dự trữ sao cho vừa đảmbảo hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ, vừa tiết kiệm được vốn.
Số ngày một vòng quay vốn lưu động (kỳ luân chuyển vốn lưu động): Sốngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một lần luân chuyểnhay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ở trong một kỳ
Trong đó:
N: Số ngày trong kỳ được tính chẵn một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ (thường là doanh thu thuần)L: Số lần luân chuyển vốn lưu động
: Số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ
Kỳ luân chuyển vốn lưu động phụ thuộc vào số vốn lưu động bình quân sử dụngtrong kỳ và tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ (doanh thu thuần)
Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ sửdụng vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ
Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn: Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệusuất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của doanh nghiệp
Vòng quay vốn kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh vốn của doanh nghiệptrong kỳ quay được bao nhiêu vòng Qua đó đánh giá được khả năng sử dụngtài sản vào hoạt động mà doanh nghiệp đã đầu tư Việc tăng vòng quay vốn kinhdoanh là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời làmtăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
1.2.4.2.4 Các hệ số và khả năng sinh lời
Trang 24 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế: Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận trướcthuế (sau thuế) và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp Nó thểhiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được baonhiêu lợi nhuận.
Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanhthu càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng tốt
Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suấtsinh lời kinh tế của tài sản (ROAE ): Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinhlời kinh tế của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng củathuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản phản ánh cứ 1 đồng vốn kinh doanhbình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinhlời bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trả tiền lãi vay Tuy nhiên các nhà quảntrị thường quan tâm hơn đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinhdoanh bởi lẽ nó phản ánh được số lợi nhuận còn lại được sinh ra do sử dụngbình quân 1 đồng vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA): Phản ánh mỗiđồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu
Trang 25PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI QUA CHỈ SỐ DUPONT
Để có thể xác định rõ nguyên nhân dẫn tới tỷ suất lợi nhuận sau thuế trênvốn chủ sở hữu cao hay thấp là do đâu, ta thông qua phân tích chỉ số Dupont:
Xem xét qua chỉ số Dupont để tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữuthì doanh nghiệp cần phải:
Tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tăng vòng quay toàn bộ vốn
Giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu
1.2.4.3 Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng vốn
Bảng phân tích diễn biến nguồn và sử dụng vốn được lập bằng cách tổnghợp sự thay đổi của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa hai thờiđiểm đầu và cuối kỳ Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục đều được xếp vào cộtdiễn biến nguồn vốn hoặc sử dụng vốn theo cách thức sau:
- Sử dụng vốn sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn
- Diễn biến nguồn vốn sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.Sau quá trình phân tích kỹ lưỡng ta sẽ có cái nhìn khái quát về tình hìnhtài chính, từ đó ta có thể đưa ra những dự đoán tài chính cho tương lai và cácgiải pháp tài chính để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra
Ngoài một số nội dung phân tích đề cập ta còn có thể phân tích chi tiết cácchỉ tiêu như: Phân tích doanh thu, phân tích lợi nhuận, phân tích điểm hòa vốn…kết quả của sự phân tích sẽ là thông tin quan trọng và hữu ích cho việc lựa chọnđúng đắn các quyết định tài chính trong hiện tại và tương lai
Trang 261.3 Một số biện pháp, giải pháp tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện trực tiếp ở việc tạo
ra kết quả kinh doanh lớn với chi phí nhỏ, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế tài chínhcủa hoạt động sản xuất kinh doanh Có thể kể ra một vài biện pháp như:
Nâng cao trình độ quản lỳ của đội ngũ nhà kinh doanh
Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực: Tăng năng suất lao động,
tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho laođộng, tăng cường kỷ luật trong lao động…
Sử dụng hiệu quả máy móc, nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ, sử dụngkhoa học nhằm tăng công suất và bảo trì thiết bị máy móc kịp thời
Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhàquản trị có thể đưa ra các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Các giải pháp tài chính thường được áp dụng là:
Chủ động huy động vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ kịp thờivốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tổ chức sử dụng vốn hợp lý và
có hiệu quả, tránh để ứ đọng, gấy lãng phí vốn
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tổ chức và sử dụng vốn lưuđộng hợp lý, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, thực hiện chính sách khấu haohợp lý để đảm bảo thu hồi vốn Đổi mới, hiện đại hóa máy móc
Phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sảnphẩm , tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có cácbiện pháp để thu hồi nợ, có kế hoạch trả nợ đến hạn
Trên đây là các biện pháp tài chính mà các nhà quản trị doanh nghiệpthường sử dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 27CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG PHÚ THỌ
2.1 – Khái quát chung về công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ
2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1.1 Tên và địa chỉ Công ty
Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ đã trải qua hơn 45 năm xây dựng vàphát triển Công ty luôn tự đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thịtrường Công ty Cổ phần Xi măng Phú thọ là một doanh nghiệp nhà nước thuộc
Sở xây dựng Phú Thọ Trụ sở chính của Công ty đóng trên thị địa bàn Thị trấnThanh Ba- Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ
- Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ
- Trụ sở chính : Khu 12 TT Thanh Ba - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
- Điện thoại : 0210.3885.310
- Fax : 0210.3884.023
- Vốn điều lệ : 125 tỷ đồng
- Tổng Giám đốc công ty: Ông Triệu Quang Thuận
- Kế toán trưởng : Trịnh Hoàng Anh
- Mã số thuế : 2600116271
- Tài khoản: 1020 1025 6164 tại ngân hàng thương mại cổ phần côngthương Việt Nam chi nhánh Thị xã Phú Thọ
- Ngành nghề: sản xuất xi măng PCB 30, PCB 40, khai thác đá
Với bề dày thành tích hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổphần Xi măng Phú Thọ luôn hoạt động và phấn đấu trở thành một doanh nghiệpđạt hiệu quả kinh tế xã hội cao, có tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn nămtrước góp sức mình xây dựng quê hương Phú Thọ ngày càng giàu đẹp
2.1.1.2 Thời điểm thành lập và mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát
Trang 28Công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ ngày nay tiền thân là Nhà máy ximăng Đào Giã được thành lập theo Quyết định 144/QĐ-TC ngày 29/9/1967 củaUBND tỉnh Vĩnh Phú đặt tại xã Đào Giã – Huyện Thanh Ba – Tỉnh Vĩnh Phú.Nhà máy được giao nhiệm vụ sản xuất xi măng đá vôi phục vụ xây dựng, giaothông, công nghiệp, nông thôn và quốc phòng.
Năm 1968 Nhà máy đầu tư mở rộng sản xuất lắp thêm thiết bị đưa côngnghệ sản xuất xi măng vào sản xuất theo nhiệm vụ được giao
Năm 1976 UBND tỉnh Vĩnh Phú quyết định cho nhà máy xây dựng dâytruyền sản xuất xi măng lò đứng công suất một vạn tấn/năm với thiết bị côngnghệ hiện đại mang tính cơ khí hóa cao hơn
Năm 1980 Xí nghiệp đá vôi Đào giã sáp nhập vào Nhà máy xi măng ĐàoGiã thành đơn vị mới mang tên Xí nghiệp xi măng Thanh Ba
Năm 1984 Xí nghiệp Đá Đồn Hang được sáp nhập và Nhà máy đượcmang tên Xí nghiệp liên hiệp xi măng – đá vôi Vĩnh Phú
Năm 1994 Theo Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phú nhà máy được đổitên thành Công ty xi măng đá vôi Vĩnh Phú
Năm 1997 tỉnh Vĩnh Phú được tách, tái lập lại tỉnh Phú Thọ Công ty lạiđổi tên thành Công ty xi măng đá vôi Phú Thọ
Giai đoạn này đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩnISO 9001 - 2000 Sản phẩm xi măng của Công ty đã được đánh giá đạt chuẩnQuốc gia Cùng với việc mở rộng sản xuất công ty rất chú trọng đến bảo vệ môitrường như xử lý khói bụi và nước thải đảm bảo môi trường xanh, sạch
Cho đến nay, nhằm tiếp tục tạo ra nhân tố bền vững trong tăng trưởng vàlựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường Công ty đã tiếnhành Cổ phần hóa theo quyết định 3664/QĐ-UB ngày 7/2/2007 và đổi tên thànhCông ty Cổ phần xi măng Phú Thọ trực thuộc sở Xây dựng Phú Thọ
Hiện nay Công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển hoạt động kinhdoanh , tạo lập được nhiều mối quan hệ kinh doanh uy tín với thị trường Công
Trang 29ty đã và đang xây dựng một dây truyền công nghệ sản xuất xi măng Lò quay vớicông suất thiết kế 1.200 tấn/ngày đã được đưa vào hoạt động từ tháng 4/2012.
Trong suốt chặng đường lịch sử hình thành và phát triển, Công ty đã đạtđược những thành tựu sau:
- Huân chương lao động hạng Nhất năm 2003
- Bằng khen của Chính phủ tặng Phân xưởng lò nung, Phân xưởng thànhphẩm năm 2001, 2002
- Bằng khen của Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minhnăm 2003, 2004
- Cúp sen vàng năm 2002, 2005
- Giải cầu vàng chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn năm 2005
- Nhãn hiệu cạnh tranh Quốc gia năm 2006
- Cúp vàng sản phẩm Việt uy tín, chất lượng năm 2006
- Sản phẩm Việt hợp chuẩn WTO về sở hữu trí tuệ năm 2007
- Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2006, 2007
2.1.2 – Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.2.1 – Chức năng của công ty
Công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ chuyên sản xuất các sản phẩm xi măng PCB
30 và PCB 40 và sản phẩm đá các loại Với phương châm: “Chất lượng – hiệuquả - giá thành hợp lý - vì lợi ích người tiêu dùng”, Công ty Cổ phần Xi măngPhú Thọ đã và đang đổi mới và mở rộng hơn nữa công suất năng lực, chất lượngphục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường xây dựng trong nước
2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
- Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức sản xuất và kinh doanh các mặt hàng theođúng ngành nghề kinh doanh và mục đích thành lập công ty
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợpvới mục đích phát triển đất nước đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra
Trang 30- Thường xuyên chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinhthần của Cán bộ công nhân viên toàn công ty Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình
độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn hóa nghiệp vụ của từng Cán bộ công nhânviên toàn công ty
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ và các loại báo cáokhác theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước và chịu hoàn toàn trách nhiệm
về tính xác thực của các báo cáo đó
- Tự hạch toán kinh tế đầy đủ, phù hợp với chế độ tài chính, thực hiện mọichế độ chính sách pháp lệch của nhà nước, nghĩa vụ nộp ngân sách
- Kết hợp với Nghành, Địa phương làm tốt công tác xã hội
2.1.2.3 - Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Căn cứ vào đặc điểm của Công ty cổ phần, quy trình công nghệ và tìnhhình thực tế của SXKD, Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ tổ chức bộ máyquản lý SXKD theo kiểu trực tuyến chức năng: Cơ quan quyết định cao nhất làĐại hội đồng cổ đông, Đại hội đồng cổ đông bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểmsoát Bộ máy điều hành Công ty gồm Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốcphụ trách khối và hệ thống các Phòng, Ban, Phân xưởng, chi nhánh
Công ty hiện có các chi nhánh phụ thuộc sau:
- Chi nhánh khai thác và chế biến nguyên vật liệu
- Chi nhánh vận tải tiêu thụ
- Chi nhánh Xi măng Việt Trì
- Chi nhánh Xi măng Vĩnh Yên
Trang 31TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÓ TỔNG GĐ XD
CƠ BẢN
PHÓ TỔNG GĐ KINH DOANH
PHÓ TỔNG GĐ
KỸ THUẬT
PHÒNG TCLĐ
PHÒNG TÀI VỤ
PHÒNG KHVT
PHÒNG
XDCB
PHÒNG T.Trường
PHÒNG HC
PHÒNG ATPC-TĐ
PHÒNG KT-CN
PHÒNG KCS
CHI NHÁNH
KTNVL
CNXM VĨNH YÊN
PX
LÒ NUNG
PX THÀNH PHẨM
PX
CƠ ĐIỆN
CNXM VIỆT TRÌ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CHỈ HUY SẢN XUẤT
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG PHÚ THỌ
Trang 32TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY
Phòng Kế toán-Tài chính của Công ty hiện nay gồm 6 nhân viên có trình
độ chuyên môn cao, với trình độ Đại học và trên Đại học.Với trình độ chuyênmôn và kinh nghiệm cao, cùng môi trường làm việc năng động
2.1.2.4 – Đặc điểm hoạt động kinh doanh:
Quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty:
- Chuẩn bị nguyên liệu và phụ gia
Đá vôi để sản xuất xi măng được khai thác tại mỏ đá Thanh Ba
Đá vôi và đất sét được đập sơ bộ có kích thước ≤ 20mm Khả năng chứacủa kho đá và đất sét phải đảm bảo tối thiểu cho sản xuất liên tục 30 ngày
Phụ gia công nghệ được sử dụng để đảm bảo nhiệt độ lò nung luyệnclinker ( 400 - 600) nhằm điều chỉnh ổn định các thông số tính toán, giảm CaO tự
do là loại phụ gia khoáng hoạt tính như sỉ Pirit sắt và Caosilic Hai loại phụ gianày sau khi tuyển nhập và gia công sơ bộ được đưa vào kho chứa riêng biệt
Than dùng cho sản xuất xi măng PORTLAND là loại than cám số 3 vàthan cám số 4 của mỏ than Hồng Gai và Vàng Danh Than đưa về công ty kiểmtra chất lượng( nhiệt trị, độ tro và chất bốc)
- Nghiền liệu và vê viên
&
BHX H
Kế toán tiền vay
&
tiền tạm ứng
Kế toán công nợ
Thủ quỹ
Kế toán XDC
B &
TSC Đ
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ
Kế toán tiền mặt
Trang 33Tất cả nguyên liệu, vật liệu, phụ gia sau bước chuẩn bị được chuyển quacân định lượng với độ chính xác đến kg, trên cân băng định lượng và được tiếnhành nghiền liệu trên máy nghiền bi, đảm bảo cho liệu đồng nhất và có độ mịn ≤15% trên sàng 4.900 lỗ/cm2 theo tiêu chuẩn TC10 -1992.
Phối liệu mịn được vê thành viên trên máy vê viên có đường kính phễu là
3 mét, vòng quay máy là 11 vòng/ phút Nước dùng để vê viên là nước sạch,hàm lượng nước trong vê viên phải được điều chỉnh thích hợp với độ ẩm trongkhoảng 12% - 16%, đường kính viên đã vê trong khoảng 10mm 20mm theotiêu chuẩn TC11- 1992
- Nung luyện clinker
Phối liệu sau khi được vê thành viên đạt tiêu chuẩn thì được đưa vào lònung qua máy dải liệu Lò nung clinker là lò đứng đã được cơ giới hóa, việc vàoliệu và ra clinker được tiến hành liên tục
Trong quá trình nung luyện nhiệt độ đảm bảo chế độ biến động từ 1.300
1.800 Kcalo/ kg, chế độ gió được duy trì liên tục, đảm bảo cho clinker khi ra
lò có tỷ lệ chín 90% theo tiêu chuẩn TC12- 1992
Clinker khi ra lò được phân loại ủ rồi chuyển đến máy nghiền bi và phân
ly có công suất từ 15÷ 16 tấn / giờ
Thạch cao được đập nhỏ và kiểm tra theo tiêu chuẩn TC08- 1992 Tỷ lệđịnh lượng từ 3 - 5% chính xác đến 0,05kg Sau đó được trộn vào nghiền chungvới clinker thành xi măng bột
- Đóng bao xi măng
Xi măng bột sau khi được kiểm tra, nghiệm thu theo tiêu chuẩn
TC15-1992, được đóng vào bao trọng lượng 50 1kg
Vỏ bao xi măng là loại giấy Krap không thấm nước hoặc bao PP đảm bảochứa đủ trọng lượng 50 1kg, bền chắc không rách, vỡ trong quá trình sảnxuất cũng như vận chuyển đi tiêu thụ
Trang 34QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHƯ SAU
Đá vôi Đất sét Quặng sắt Đá cao silic
Máy đập Máy đập Máy đập Máy đập
Kho đồng nhất sơ bộ Kho chứa chất phụ gia
Két đá Vôi Két đất Sét Két quặng Sắt Két đá Cao Silic
Máy nghiền Than Cám 3a
Thạch Cao Máy đập Máy đập
Máy làm lạnh Silo CL Thứ phẩm Két phụ
gia lười
Két thạch cao Silo Clanhke
Chính phẩm
Xuất rời Clanhke
Máy nghiền xi măng
Silô xi măng bột
Silô xi măng bột Xuất xi măng rời
Đóng bao Xuất xi măng bao
Trang 35Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty không ngừng đổi mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.Hiện nay công ty đã đi vào sử dụng công nghệ lò quay hiện đại nhằm nâng caosản lượng cũng như chất lượng sản phẩm thay thế cho công nghệ lò đứng đã lỗithời Đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ chuyên môn cao Áp dụng tựđộng hóa vào sản xuất
Tình hình cung cấp vật tư
Công ty có lợi thế khi đặt nhà máy ở gần những mỏ đá vôi có trữ lượngtương đối lớn, do vậy tình hình cung cấp vật tư của công ty rất ổn định
Thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh của công ty
Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xi măng củaTỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, công ty cũng đứng trước nhiều áp lực lớn, phảicạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường Hiện nay ở Tỉnh Phú Thọ có thêmCông ty xi măng Sông Thao với tiềm lực tài chính khá mạnh là một thách thứclớn với Công ty
hệ của công ty; cổ đông khác có kỳ vọng về sự lớn mạnh của công ty đã dành
Trang 36cho Công ty một tình yêu lớn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho HĐQT, Ban tổngGiám đốc chủ động điều hành hoạt động công ty.
- Về nguồn lực: công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công nhân kỹ thuật
đã có bề dày kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất, có tinh thần đoàn kết, yêungành, yêu nghề và đầy nghị lực
- Tiềm lực và uy tín của mình công ty dễ dàng tiếp cận với những tiến bộkhoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới Từ đó giúp cho việc thi công đạt hiệuquả cao cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty với những công tykhác trong và ngoài nước
- Là cánh chim đầu ngành của nền công nghiệp tỉnh nhà, công ty nhậnđược nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Tỉnh Phú Thọ
- Lãi xuất ngân hàng đang có dấu hiệu giảm, tín dụng đang được Chínhchủ nới lỏng dần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn của công ty
và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do lãi vay giảm
- Quả trình hội nhập tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận được nguồn khoahọc, công nghệ cao và phương thức quản lý tiên tiến, đồng thời tạo cho Công ty
có động lực phấn đấu hòa nhập quốc tế, bình đẳng theo quy tắc cạnh tranh
– Khó khăn
Do Nhà nước thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ,giảm đầu tư công của Chính phủ, thị trường bất động sản đóng băng, sức tiêu
thụ của toàn bộ nền kinh tế giảm sút nên sức tiêu thụ xi măng cũng giảm theo.
Năm 2012 lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và giải thể là 48.473doanh nghiệp, trong đó 39.936 doanh nghiệp dừng hoạt động và 8.537 doanhnghiệp đã giải thể được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng đã nóilên cơ bản tình hình khách quan mà công ty đang và sẽ còn phải đối mặt để vượtqua Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, suy giảm, nhưng ngành xi măngnhững năm gần đây lại đầu tư quá mạnh và ồ ạt, công suất thiết kế và năng lựcsản xuất tăng vượt cả nhu cầu, dẫn đến tình trạng dư thừa xi măng (vi phạm quyluật cung - cầu)
Trang 37Hình 01: Doanh thu thuần và vốn kinh doanh bình quân qua các năm
Qua Bảng 01: Khái quát kết quả kinh doanh và Hình 01: Doanh thu
thuần và vốn kinh doanh bình quân của công ty qua các năm ta có thể nhận thấy
doanh thu thuần của công ty năm 2011 có giảm đôi chút so với năm 2010 (giảm7.416.707.526 đồng) tuy nhiên nó đã tăng mạnh vào năm 2012 (tăng66.153.659.858 đồng (tăng 66,88%) cho thấy doanh nghiệp đã cải thiện đáng kểviệc tiêu thụ sản phẩm Vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp tăng liêntục từ năm 2010 đến năm 2012, năm 2011 tăng 73.280.763.307 đồng so với năm
2010 (tăng 19,47%), năm 2012 tăng 71.020.175.635 đồng (tăng 15,79%) Quy
mô vốn kinh doanh tăng như vậy là do doanh nghiệp liên tục mở rộng quy môsản xuất, đầu tư máy móc trang thiết bị đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng đượcnhu cầu ngày càng cao của thị trường
Trong 3 năm trở lại đây từ năm 2010 đến năm 2012, doanh nghiệp đềulàm ăn thua lỗ Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp trong ngành ximăng hiện nay, cùng với những tác động của khủng hoảng kinh tế việc điềuchỉnh giảm mạnh lượng vốn đầu tư công đã khiến các bộ, ngành, địa phươngchủ động đình hoãn nhiều công trình trước đó đã được đưa vào kế hoạch Cùng
0 100.000.000.000
Trang 38với đó, việc thị trường bất động sản đóng băng đã là những nguyên nhân trựctiếp làm giảm đi đáng kể lượng xi măng được tiêu thụ hàng năm Do vậy công tycần xem xét tìm ra phương án tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Để cóthể có những đánh giá và nhận xét chi tiết, chính xác hơn về tình hình sản xuấtkinh doanh của công ty và những nguyên nhân nào gây ra sự biến động ấy ta sẽ
đi vào phân tích tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2011 - 2012
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình của công ty thông qua Báo cáo Tài chính
2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán:
a Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản của công ty
Hình 02: Sự biến động về cơ cấu tài sản của công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ
năm 2012
Qua Bảng 02: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản công ty cổ phần
xi măng Phú Thọ năm 2012 và Hình 02: Sự biến động về cơ cấu tài sản của
công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ năm 2012 ta có thể nhận thấy rằng:
Thứ nhất, tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm 2012 tăng lên đáng kể
so với thời điểm đầu năm, tăng 20,17% từ 472.958.406.847 đồng lên567.865.259.960 đồng tăng gần 95 tỷ đồng Tổng tài sản của doanh nghiệp có sựthay đổi như trên là do cả tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty đều tăngnhưng chủ yếu là xuất phát từ sự gia tăng tài sản dài hạn Năm 2012 công ty đãcho vào hoạt động nhà máy xi măng lò quay thay thế cho công nghệ xi măng lò
01/01/2012
10%
90%
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
31/12/2012
12%
88%
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Trang 39đứng đã lỗi thời và không còn phù hợp Chi phí xây dựng cơ bản dở dang đầunăm giờ đã chuyển thành tài sản cố định vào cuối năm
Thứ hai, khi nhìn vào biểu đồ ta thấy được tài sản dài hạn của công tychiếm tỷ lệ rất cao so với tài sản ngắn hạn Trong tổng tài sản của công ty vàođầu năm có tới hơn 90% là tài sản dài hạn, tỷ lệ này cuối năm là 88%, tuy cógiảm nhưng vẫn là một con số rất lớn Điều này là do tài sản của công ty chủyếu tập trung vào máy móc, thiết bị Trong ngành xi măng, số vốn đầu tư vào tàisản cố định là rất lớn do vậy cơ cấu tài sản của công ty như vậy cũng là tươngđối hợp lý Đi vào nghiên cứu sâu từng khoản mục ta thấy như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền
Như đã nhận xét ở trên, tiền và các khoản tương đương tiền chính là yếu
tố quan trọng nhất dẫn tới việc tài sản ngắn hạn tăng Nhìn vào thuyết minh tathấy đầu năm so với cuối năm lượng tiền mặt của công ty đã tăng từ775.040.187 đồng lên 3.034.183.103 đồng, tăng tới gần 2,3 tỷ đồng Với mộtdoanh nghiệp với tổng tài sản gần 600 tỷ đồng cuối năm 2012 thì lượng tiền mặtnhư vậy vẫn là tương đối thấp trong bối cảnh nền kinh tế đang chứa đựng nhiềurủi ro, khó khăn như hiện nay Lượng tiền gửi ngân hàng cuối năm tăng rất cao
so với đầu năm, tăng trên 21 tỷ đồng lên tới 21.962.874.645 đồng Với lượngtiền tăng lên cao như vậy sẽ giúp doanh nghiệp xử lý một cách dễ dàng nếu các
kế hoạch kinh doanh đang xấu đi và nó cũng cho doanh nghiệp nhiều sự lựachọn hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong tương lai, bước đầu cho tathấy đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp
Các khoản phải thu ngắn hạn
Trang 40Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tàisản ngắn hạn của công ty Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn của công tygiảm từ 22.978.117.286 đồng thời điểm đầu năm xuống còn 21.335.802.652đồng thời điểm cuối năm, giảm 1.642.314.634 đồng (giảm 7,15%) Tỷ trọng cáckhoản phải thu cuối năm so với đầu năm cũng giảm đi đáng kể (từ 48,40%xuống còn 30,23%), điều này bước đầu chứng tỏ doanh nghiệp đang dần dầnquản lý tốt các khoản phải thu Trong các khoản phải thu ngắn hạn, đáng chú ýnhất là khoản phải thu từ khách hàng, khoản này chiếm tỷ trọng cao nhất trongkhoản phải thu Khoản phải thu từ khách hàng đã giảm từ 15.898.829.592 đồngxuống còn 13.704.004.146 đồng, giảm 13,8% Việc giảm khoản phải thu từkhách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi
nợ, chi phí lãi tiền vay, sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong điềukiện thị trường xi măng như hiện nay, cung vượt quá cầu Việc giảm khoản phảithu từ khách hàng của như năm vừa rồi cũng một phần là do sự giúp đỡ của lãnhđạo tỉnh Phú Thọ, để cứu doanh nghiệp xi măng thoát khỏi tình trạng khó khăn,UBND tỉnh Phú Thọ đã cho doanh nghiệp vay vốn và doanh nghiệp sẽ trả bằngsản phẩm, giảm bớt gánh nặng trong khâu tiêu thụ sản phẩm của công ty Doanhnghiệp cần phải tận dụng tối đa lợi thế này để phát triển
Các khoản trả trước cho người bán tăng nhẹ ở thời điểm cuối năm so vớiđầu năm (tăng 2,10%), nhưng vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao trong các khoảnphải thu ngắn hạn (trên 30%) do vậy doanh nghiệp vẫn cần quản lý chặt chẽ cáckhoản phải trả trước cho người bán
Các khoản phải thu khác của doanh nghiệp, theo thuyết minh báo cáo tàichính chủ yếu rơi vào khoản phải thu tiền vật tư của các phân xưởng và phải thutiền xuất vật tư cho đội xe Như vậy các khoản phải thu khác cũng không quáquan trọng trong tổng các khoản nợ phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp
Thị trường xi măng hiện nay không phải lúc để doanh nghiệp tính đếnphương án mạo hiểm, doanh nghiệp cần chắc chân đứng vững để vượt qua cơnsóng gió khó khăn kinh tế hiện nay, công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ cũng vậy