Căn cứ vào đặc điểm của Công ty cổ phần, quy trình công nghệ và tình hình thực tế của SXKD, Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ tổ chức bộ máy quản lý SXKD theo kiểu trực tuyến chức năng: Cơ quan quyết định cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, Đại hội đồng cổ đông bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Bộ máy điều hành Công ty gồm Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc phụ trách khối và hệ thống các Phòng, Ban, Phân xưởng, chi nhánh.
Công ty hiện có các chi nhánh phụ thuộc sau:
- Chi nhánh khai thác và chế biến nguyên vật liệu - Chi nhánh vận tải tiêu thụ
- Chi nhánh Xi măng Việt Trì - Chi nhánh Xi măng Vĩnh Yên
TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÓ TỔNG GĐ XD CƠ BẢN PHÓ TỔNG GĐ KINH DOANH PHÓ TỔNG GĐ KỸ THUẬT PHÒNG TCLĐ PHÒNG TÀI VỤ PHÒNG KHVT PHÒNG XDCB PHÒNG T.Trường PHÒNG HC PHÒNG ATPC-TĐ PHÒNG KT-CN PHÒNG KCS CHI NHÁNH KTNVL CNXM VĨNH YÊN PX LÒ NUNG PX THÀNH PHẨM PX CƠ ĐIỆN CNXM VIỆT TRÌ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CHỈ HUY SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG PHÚ THỌ
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY
Phòng Kế toán-Tài chính của Công ty hiện nay gồm 6 nhân viên có trình độ chuyên môn cao, với trình độ Đại học và trên Đại học.Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao, cùng môi trường làm việc năng động.
2.1.2.4 – Đặc điểm hoạt động kinh doanh:
Quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty:
- Chuẩn bị nguyên liệu và phụ gia
Đá vôi để sản xuất xi măng được khai thác tại mỏ đá Thanh Ba.
Đá vôi và đất sét được đập sơ bộ có kích thước ≤ 20mm. Khả năng chứa của kho đá và đất sét phải đảm bảo tối thiểu cho sản xuất liên tục 30 ngày.
Phụ gia công nghệ được sử dụng để đảm bảo nhiệt độ lò nung luyện clinker ( 400 - 600) nhằm điều chỉnh ổn định các thông số tính toán, giảm CaO tự do là loại phụ gia khoáng hoạt tính như sỉ Pirit sắt và Caosilic. Hai loại phụ gia này sau khi tuyển nhập và gia công sơ bộ được đưa vào kho chứa riêng biệt.
Than dùng cho sản xuất xi măng PORTLAND là loại than cám số 3 và than cám số 4 của mỏ than Hồng Gai và Vàng Danh. Than đưa về công ty kiểm tra chất lượng( nhiệt trị, độ tro và chất bốc)
- Nghiền liệu và vê viên
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng hợp kiêm giá thành sản phẩm Kế toán NVL & CCD C Kế toán Tiền lương & BHX H Kế toán tiền vay & tiền tạm ứng Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán XDC B & TSC Đ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ Kế toán tiền mặt
Tất cả nguyên liệu, vật liệu, phụ gia sau bước chuẩn bị được chuyển qua cân định lượng với độ chính xác đến kg, trên cân băng định lượng và được tiến hành nghiền liệu trên máy nghiền bi, đảm bảo cho liệu đồng nhất và có độ mịn ≤ 15% trên sàng 4.900 lỗ/cm2 theo tiêu chuẩn TC10 -1992.
Phối liệu mịn được vê thành viên trên máy vê viên có đường kính phễu là 3 mét, vòng quay máy là 11 vòng/ phút. Nước dùng để vê viên là nước sạch, hàm lượng nước trong vê viên phải được điều chỉnh thích hợp với độ ẩm trong khoảng 12% - 16%, đường kính viên đã vê trong khoảng 10mm ÷ 20mm theo tiêu chuẩn TC11- 1992.
- Nung luyện clinker
Phối liệu sau khi được vê thành viên đạt tiêu chuẩn thì được đưa vào lò nung qua máy dải liệu. Lò nung clinker là lò đứng đã được cơ giới hóa, việc vào liệu và ra clinker được tiến hành liên tục.
Trong quá trình nung luyện nhiệt độ đảm bảo chế độ biến động từ 1.300 ÷ 1.800 Kcalo/ kg, chế độ gió được duy trì liên tục, đảm bảo cho clinker khi ra lò có tỷ lệ chín ≥ 90% theo tiêu chuẩn TC12- 1992.
Clinker khi ra lò được phân loại ủ rồi chuyển đến máy nghiền bi và phân ly có công suất từ 15÷ 16 tấn / giờ.
Thạch cao được đập nhỏ và kiểm tra theo tiêu chuẩn TC08- 1992. Tỷ lệ định lượng từ 3 - 5% chính xác đến 0,05kg. Sau đó được trộn vào nghiền chung với clinker thành xi măng bột.
- Đóng bao xi măng
Xi măng bột sau khi được kiểm tra, nghiệm thu theo tiêu chuẩn TC15- 1992, được đóng vào bao trọng lượng 50 ± 1kg.
Vỏ bao xi măng là loại giấy Krap không thấm nước hoặc bao PP đảm bảo chứa đủ trọng lượng 50 ± 1kg, bền chắc không rách, vỡ trong quá trình sản xuất cũng như vận chuyển đi tiêu thụ.
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHƯ SAU Phụ gia đầy Máy đập Két phụ gia hoạt tính
Đá vôi Đất sét Quặng sắt Đá cao silic
Máy đập Máy đập Máy đập Máy đập
Kho đồng nhất sơ bộ Kho chứa chất phụ gia
Két đá Vôi Két đất Sét Két quặng Sắt Két đá Cao Silic
Máy nghiền Than Cám 3a
Silo đồng Nhất Kho đồng nhất
Hệ cyclon tđ/c Máy sấy Ngiền
Két chứa Lò quay Phụ gia đầy Thạch Cao Máy đập Máy đập Máy làm lạnh Silo CL Thứ phẩm Két phụ gia lười Két thạch
cao Silo Clanhke Chính phẩm
Xuất rời Clanhke
Máy nghiền xi măng
Silô xi măng bột
Silô xi măng bột Xuất xi măng rời
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty không ngừng đổi mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay công ty đã đi vào sử dụng công nghệ lò quay hiện đại nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm thay thế cho công nghệ lò đứng đã lỗi thời. Đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ chuyên môn cao. Áp dụng tự động hóa vào sản xuất.
Tình hình cung cấp vật tư
Công ty có lợi thế khi đặt nhà máy ở gần những mỏ đá vôi có trữ lượng tương đối lớn, do vậy tình hình cung cấp vật tư của công ty rất ổn định.
Thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh của công ty
Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xi măng của Tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, công ty cũng đứng trước nhiều áp lực lớn, phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường. Hiện nay ở Tỉnh Phú Thọ có thêm Công ty xi măng Sông Thao với tiềm lực tài chính khá mạnh là một thách thức lớn với Công ty.
Lực lượng lao động
Số lượng lao động qua các năm thay đổi là hợp lý vì người có trình độ cao ngày càng được sử dụng và lao động trực tiếp sản xuất ngày càng giảm vì công ty áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, từ đó lao động chân tay được cải thiện.
Hàng năm Công ty đều có chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
2.1.3 – Tình hình tài chính chủ yếu của công ty – Thuận lợi
- Công ty có bề dày truyền thống lịch sử với hơn 45 năm xây dựng và phát triển, trải qua nhiều khó khăn vươn lên trong những giai đoạn lịch sử. Phần lớn cổ đông, đặc biệt là các cổ đông lớn; cổ đông là người lao động qua các thế hệ của công ty; cổ đông khác có kỳ vọng về sự lớn mạnh của công ty đã dành
cho Công ty một tình yêu lớn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho HĐQT, Ban tổng Giám đốc chủ động điều hành hoạt động công ty.
- Về nguồn lực: công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công nhân kỹ thuật đã có bề dày kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất, có tinh thần đoàn kết, yêu ngành, yêu nghề và đầy nghị lực.
- Tiềm lực và uy tín của mình công ty dễ dàng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới. Từ đó giúp cho việc thi công đạt hiệu quả cao cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty với những công ty khác trong và ngoài nước.
- Là cánh chim đầu ngành của nền công nghiệp tỉnh nhà, công ty nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Tỉnh Phú Thọ.
- Lãi xuất ngân hàng đang có dấu hiệu giảm, tín dụng đang được Chính chủ nới lỏng dần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn của công ty và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do lãi vay giảm.
- Quả trình hội nhập tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận được nguồn khoa học, công nghệ cao và phương thức quản lý tiên tiến, đồng thời tạo cho Công ty có động lực phấn đấu hòa nhập quốc tế, bình đẳng theo quy tắc cạnh tranh.
– Khó khăn
Do Nhà nước thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư công của Chính phủ, thị trường bất động sản đóng băng, sức tiêu thụ của toàn bộ nền kinh tế giảm sút nên sức tiêu thụxi măng cũng giảm theo.
Năm 2012 lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và giải thể là 48.473 doanh nghiệp, trong đó 39.936 doanh nghiệp dừng hoạt động và 8.537 doanh nghiệp đã giải thể được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng đã nói lên cơ bản tình hình khách quan mà công ty đang và sẽ còn phải đối mặt để vượt qua. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, suy giảm, nhưng ngành xi măng những năm gần đây lại đầu tư quá mạnh và ồ ạt, công suất thiết kế và năng lực sản xuất tăng vượt cả nhu cầu, dẫn đến tình trạng dư thừa xi măng (vi phạm quy luật cung - cầu).
Hình 01: Doanh thu thuần và vốn kinh doanh bình quân qua các năm
Qua Bảng 01: Khái quát kết quả kinh doanh và Hình 01: Doanh thu thuần và vốn kinh doanh bình quân của công ty qua các năm ta có thể nhận thấy doanh thu thuần của công ty năm 2011 có giảm đôi chút so với năm 2010 (giảm 7.416.707.526 đồng) tuy nhiên nó đã tăng mạnh vào năm 2012 (tăng 66.153.659.858 đồng (tăng 66,88%) cho thấy doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể việc tiêu thụ sản phẩm. Vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2012, năm 2011 tăng 73.280.763.307 đồng so với năm 2010 (tăng 19,47%), năm 2012 tăng 71.020.175.635 đồng (tăng 15,79%). Quy mô vốn kinh doanh tăng như vậy là do doanh nghiệp liên tục mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc trang thiết bị đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Trong 3 năm trở lại đây từ năm 2010 đến năm 2012, doanh nghiệp đều làm ăn thua lỗ. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp trong ngành xi măng hiện nay, cùng với những tác động của khủng hoảng kinh tế việc điều chỉnh giảm mạnh lượng vốn đầu tư công đã khiến các bộ, ngành, địa phương chủ động đình hoãn nhiều công trình trước đó đã được đưa vào kế hoạch. Cùng
0 100.000.000.000 200.000.000.000 300.000.000.000 400.000.000.000 500.000.000.000 600.000.000.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu Vốn kinh doanh
với đó, việc thị trường bất động sản đóng băng đã là những nguyên nhân trực tiếp làm giảm đi đáng kể lượng xi măng được tiêu thụ hàng năm. Do vậy công ty cần xem xét tìm ra phương án tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để có thể có những đánh giá và nhận xét chi tiết, chính xác hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và những nguyên nhân nào gây ra sự biến động ấy ta sẽ đi vào phân tích tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2011 - 2012.
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình của công ty thông qua Báo cáo Tài chính
2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán: a. Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản của công ty
Hình 02: Sự biến động về cơ cấu tài sản của công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ năm 2012
Qua Bảng 02: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản công ty cổ phần xi măng Phú Thọ năm 2012 và Hình 02: Sự biến động về cơ cấu tài sản của công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ năm 2012 ta có thể nhận thấy rằng:
Thứ nhất, tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm 2012 tăng lên đáng kể so với thời điểm đầu năm, tăng 20,17% từ 472.958.406.847 đồng lên 567.865.259.960 đồng tăng gần 95 tỷ đồng. Tổng tài sản của doanh nghiệp có sự thay đổi như trên là do cả tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty đều tăng nhưng chủ yếu là xuất phát từ sự gia tăng tài sản dài hạn. Năm 2012 công ty đã cho vào hoạt động nhà máy xi măng lò quay thay thế cho công nghệ xi măng lò đứng đã lỗi thời và không còn phù hợp. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang đầu năm giờ đã chuyển thành tài sản cố định vào cuối năm.
01/01/2012 10% 90% Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn 31/12/2012 12% 88% Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
Thứ hai, khi nhìn vào biểu đồ ta thấy được tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ lệ rất cao so với tài sản ngắn hạn. Trong tổng tài sản của công ty vào đầu năm có tới hơn 90% là tài sản dài hạn, tỷ lệ này cuối năm là 88%, tuy có giảm nhưng vẫn là một con số rất lớn. Điều này là do tài sản của công ty chủ yếu tập trung vào máy móc, thiết bị. Trong ngành xi măng, số vốn đầu tư vào tài sản cố định là rất lớn do vậy cơ cấu tài sản của công ty như vậy cũng là tương đối hợp lý. Đi vào nghiên cứu sâu từng khoản mục ta thấy như sau:
• Về tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn của công ty tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nhưng trong năm nay nó đã có sự biến động khá lớn. Tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng tới hơn 23 tỷ từ hơn 47 tỷ lên hơn 70 tỷ (tỷ lệ tăng gần 50%) một tỷ lệ tăng khá lớn. Tài sản ngắn hạn tăng cao như vậy nguyên nhân chủ yếu là do lượng tiền và các khoản tương đương tiền tăng cao.
◊ Tiền và các khoản tương đương tiền
Như đã nhận xét ở trên, tiền và các khoản tương đương tiền chính là yếu tố quan trọng nhất dẫn tới việc tài sản ngắn hạn tăng. Nhìn vào thuyết minh ta thấy đầu năm so với cuối năm lượng tiền mặt của công ty đã tăng từ 775.040.187 đồng lên 3.034.183.103 đồng, tăng tới gần 2,3 tỷ đồng. Với một doanh nghiệp với tổng tài sản gần 600 tỷ đồng cuối năm 2012 thì lượng tiền mặt như vậy vẫn là tương đối thấp trong bối cảnh nền kinh tế đang chứa đựng nhiều rủi ro, khó khăn như hiện nay. Lượng tiền gửi ngân hàng cuối năm tăng rất cao so với đầu năm, tăng trên 21 tỷ đồng lên tới 21.962.874.645 đồng. Với lượng tiền tăng lên cao như vậy sẽ giúp doanh nghiệp xử lý một cách dễ dàng nếu các kế hoạch kinh doanh đang xấu đi và nó cũng cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong tương lai, bước đầu cho ta thấy đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp.
◊ Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn của công ty
giảm từ 22.978.117.286 đồng thời điểm đầu năm xuống còn 21.335.802.652 đồng thời điểm cuối năm, giảm 1.642.314.634 đồng (giảm 7,15%). Tỷ trọng các khoản phải thu cuối năm so với đầu năm cũng giảm đi đáng kể (từ 48,40% xuống còn 30,23%), điều này bước đầu chứng tỏ doanh nghiệp đang dần dần quản lý tốt các khoản phải thu. Trong các khoản phải thu ngắn hạn, đáng chú ý nhất là khoản phải thu từ khách hàng, khoản này chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoản phải thu. Khoản phải thu từ khách hàng đã giảm từ 15.898.829.592 đồng