Chương 1: Lý luận chung về đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Long Giang trong thời gian qua Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Long Giang
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt ngiệp là trung thực xuất phát từ thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Hòa
Vũ Thị Hòa
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
6 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 5
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp 5 1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 5
1.1.1.2 Các quyết định tài chính của doanh nghiệp 6
1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp 8
1.1.2.1 Khái niệm và nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp 8
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp 10
1.1.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 12
1.2 Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 13
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 13
1.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 13
1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 14
Trang 31.2.2 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 14
1.2.2.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp 14
1.2.2.2 Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp 18 1.2.2.3 Đánh giá tình hình huy động vốn và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp 19
1.2.2.4 Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 22
1.2.2.5 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp… 27
1.2.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp… 32
CHƯƠNG II:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT LONG GIANG TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 35
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Long Giang 35
2.1.1 Qúa trình thành lập và phát triển 35
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của công ty 37
2.1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu 37
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty 37
2.1.2.3 Quy trình sản xuất một số sản phẩm chủ yếu 38
2.1.2.4 Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh 40
2.1.2.5 Lực lượng lao động: 40
2.2 Đánh giá thực trạng tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Long Giang 41
2.2.1 Đánh giá tình hính huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Long Giang trong hai năm 2013, 2014 41
Trang 42.2.2 Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Long Giang trong hai năm 2013
và 2014 47
2.2.3 Đánh giá tình hình huy động vốn bằng tiền của doanh nghiệp 50
2.2.4 Đánh giá về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty .52 2.2.4.1 Đánh giá tình hình công nợ của công ty 52
2.2.4.2 Đánh giá khả năng thanh toán của công ty 54
2.2.5 Đánh giá về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty 57
2.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 60
2.3 Đánh giá chung về thực trạng tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Long Giang 64
2.3.1 Những mặt tích cực 64
2.3.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 65
2.3.2.1 Những mặt hạn chế 65
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCKQHĐK
BH&CCDV : Bán hàng và cung cấp dịch vụ
CPSXKDDD : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Trang 6Bảng 1.3 Diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền 22
Bảng 1.4 Quy mô công nợ 23
Bảng 1.5 Cơ cấu nợ và trình độ quản trị nợ 25
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của công ty 41
Bảng 2.2 Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty 47
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng tiền và diễn biến sử dụng tiền của công ty 50
Bng 2.4 Tình hình công nợ của công ty 52
Bảng 2.5 Cơ cấu nợ và trình độ quản trị nợ của công ty 52
Bảng 2.6 Tình hình khả năng thanh toán của công ty 54
Bảng 2.7 Hiệu suất ử dụng vốn kinh doanh của công ty 57
Bảng 2.8 Tình hình khả năng sinh lời của công ty 60
Trang 7DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 37
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ mạ kẽm 38
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất mạ kẽm 39
Hình 1.1 Bảng mã màu và câu tạo tôn mạ màu 39
Sơ đồ 1.4 Quy trình sản xuất tôn mạ màu 40
Sơ đồ 2.1 Mô hình tài trợ của Công ty cuối năm 2014 42
Sơ đồ 2.2 Mô hình tài trợ của công ty cuối năm 2013 43
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nướcnhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế
có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức
và xu hướng gắn với nền kinh tế phát triển Song cũng làm phát sinh nhiềuvấn đề phức tạp đặt ra cho các công ty những yêu cầu và thách thức mới, đòihỏi các công ty phảI tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách,tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thịtrường Trong bối cảnh kinh tế như thế, các công ty muốn đứng vững trênthương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tàichính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trựctiếp đến sự sống còn đối với nhiều công ty Việt Nam Bởi lẽ, để hoạt độngkinh doanh của công ty đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóngnắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìmkiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp
lý, đạt hiệu quả cao nhất Muốn vậy, các công ty cần nắm bắt những nhân tốảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tàichính công ty Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính.Việc thường xuyên đánh giá thực trạng tài chính sẽ giúp nhà quản lý công tythấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh,mặt yếu của công ty nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành độngphù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổnđịnh và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Long Giang là mộttrong những doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam.Tuy nhiên, trước bối cảnh kinh tế khó khăn, cũng như hầu hết các doanh
Trang 9nghiệp khác, công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất LongGiang cũng gặp rất nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất của mình, dẫnđến nhiều bất cập về vấn đề tài chính của công ty Bởi vậy, yêu cầu cấp thiếtđặt ra là cần phải đánh giá một cách chính xác thực trạng tài chính hiện tạicủa công ty để từ đó có các giải pháp thích hợp để cải thiện tình hình tàichính, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian tới.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong quá trình thực tập tạicông ty, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS ĐoànHương Quỳnh và sự chỉ bảo của các cán bộ phòng Kế toán của công ty, em đã
nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: « Đánh giá thực
trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Long Giang »
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài
Về đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu thực trạng tài chính của Công ty TNHH thương mại vàsản xuất Long Giang Với đối tượng này, đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề
lý luận cơ bản và tiến hành đánh giá thực trạng tài chính cùng với việc đề xuấtcác giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH thươngmại và sản xuất Long Giang
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích cơ bản và xuyên suốt của đề tài là xuất phát từ lý thuyết về tàichính doanh nghiệp và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp để đưa ramột cái nhìn toàn diện về thực trạng tài chính của Công ty TNHH thương mại
và sản xuất Long Giang, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện tình hìnhtài chính của công ty.Từ mục tiêu cơ bản đó, các mục tiêu nghiên cứu chínhđược xác định là:
- Làm rõ các khái niệm về tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính
Trang 10- Làm rõ bản chất và vai trò của đánh giá thực trạng tài chính đối vớidoanh nghiệp;
- Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty TNHH thương mại và sản xuấtLong Giang trong thời gian qua nhằm tìm ra những điểm đạt được và nhữngbất cập trong thực trạng tài chính của công ty;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tạiCông ty TNHH thương mại và sản xuất Long Giang
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong đề tài là phương pháp luận duyvật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê-nin
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như:phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp, điều tra về thực trạng tài chính tạiCông ty TNHH thương mại và sản xuất Long Giang
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về đánh giáthực trạng tài chính doanh nghiệp
Trang 11- Đánh giá một cách khách quan thực trạng tài chính của Công ty TNHHthương mại và sản xuất Long Giang Chỉ ra các nguyên nhân tác động đếnthực trạng tài chính của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Long Giang.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tạiCông ty TNHH thương mại và sản xuất Long Giang
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, kết luận và danhmục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty TNHH thương mại
và sản xuất Long Giang trong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Long Giang.
Trang 12CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Về khái niệm tài chính doanh nghiệp, hiện nay vẫn còn tồn tại những quan
điểm khác nhau Tuy nhiên, theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp xuất bản năm
2013 của Học viện Tài chính:
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinhlời Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình kết hợp cácyếu tố đầu vào như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… và sứclao động để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợinhuận
Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập,phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanhnghiệp Trong quá trình đó đã làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòngtiền bao hàm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạtđộng kinh doanh thưỡng xuyên hàng ngày của doanh nghiệp
Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hìnhthức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Xét về hình thức,tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sửdụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp
Như vậy, có thể hiểu, biểu hiện bề ngoài của tài chính doanh nghiệp chính
là các dòng tiền phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệgắn với các hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, nội dung bên trong củacác dòng tiền đó chính là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị giữadoanh nghiệp với các chủ thể trong việc phân phối các nguồn tài chính
Trang 131.1.1.2 Các quyết định tài chính của doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp, thực chất quan tâm nghiên cứu ba quyết định chủ
yếu, là quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, và quyết định phân phối lợi
nhuận
Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và
giá trị từng bộ phận tài sản Đây được xem là quyết định quan trọng nhấttrong các quyết định của tài chính doanh nghiệp vì nó tạo ra giá trị cho doanhnghiệp Các quyết định đầu tư ảnh hưởng tới phần tài sản của bảng cân đối kếtoán Các quyết định đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp gồm: quyết định đầu tưtài sản lưu động, quyết định đầu tư tài sản cố định, quyết định quan hệ cơ cấugiữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản cố định
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong cácquyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua
đó làm tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư sai
sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp dẫn tới thiệt hại tài sản cho chủ sở hữudoanh nghiệp
Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn) là những quyết định liên
quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết địnhđầu tư Quyết định này tác động tới phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán.Các quyết định huy động vốn chủ yếu gồm: quyết định huy động vốn ngắnhạn, quyết định huy động vốn dài hạn
Để có những quyết định huy động vốn đúng đắn, các nhà quản trị tàichính phải nắm vững những điểm lợi, bất lợi của việc sử dụng các công cụhuy động vốn; đánh giá chính xác tình hình hiện tại và dự báo đúng đắn diễnbiến thị trường – giá cả trong tương lai… trước khi đưa ra quyết định huyđộng vốn Đây là quyết định quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến sự thành côngcủa dự án đầu tư thông qua việc ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, việc đảmbảo nguồn vốn cho dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án
Trang 14Quyết định phân phối lợi nhuận gắn với quyết định về phân chia cổ tức
hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp Các nhà quản trị doanh nghiệp sẽchọn lựa giữa việc sử dụng phần lớn lợi nhuận để phân chia hay để giữ lại.Những quyết định này liên quan tới việc lựa chọn chính sách cổ tức và tácđộng của chính sách đó tới giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu của công tytrên thị trường
Quyết định về phân phối lợi nhuận cũng là một quyết định có ảnh hưởngkhông nhỏ tới tài chính của doanh nghiệp bởi nó liên quan mật thiết đến quyếtđịnh đầu tư và quyết định huy động vốn Một quyết định phân phối lợi nhuậnvới tỷ lệ chi trả cổ tức cao sẽ thể hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp đangthực hiện là hiệu quả, giúp cho chủ sở hữu yên tâm với số tiền đã đầu tư vàocác dự án, đảm bảo sự ổn định cho doanh nghiệp, tuy nhiên điều này lại ảnhhưởng đến khả năng huy động nguồn vốn nội sinh của doanh nghiệp Bêncạnh đó, một quyết định phân phối lợi nhuận thiên về việc giữ lại lợi nhuận đểtái đầu tư sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn nội sinh củadoanh nghiệp, là tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, cótiềm năng tăng trưởng tốt hơn trong tương lai
Ngoài ra ba loại quyết định chủ yếu này, còn có rất nhiều loại quyết địnhkhác có liên quan đến hoạt động kinh doanh như quyết định mua bán, sápnhập doanh nghiệp…
Bên cạnh cách phân loại trên, căn cứ vào thời gian thực hiện có thể có hai
nhóm quyết định tài chính là quyết định tài chính ngắn hạn và quyết định tàichính dài hạn
Quyết định tài chính dài hạn là quyết định có tính chất chiến lược, có tầmảnh hưởng lâu dài tới sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp, gồm: quyết địnhđâu tư dài hạn, quyết định huy động vốn dài hạn và quyết định về chính sáchphân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 15Quyết định tài chính ngắn hạn là những quyết định có tính chất tácnghiệp, ảnh hưởng không lớn tới sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp Đây làcác quyết định tài chính chiến thuật, bao gồm: quyết định dự trữ vốn bằngtiền, quyết định về nợ phải thu, quyết định về chiết khấu thanh toán, quyếtđịnh về dự trữ vốn tồn kho và các quyết định tài chính ngắn hạn khác.
Tóm lại, nhà quản trị tài chính luôn phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữarủi ro và sinh lời, và cần cân nhắc kĩ để đưa ra các quyết định tài chính nhằmtối thiểu hóa rủi ro, tối đa hóa tỉ suất sinh lời cho chủ sở hữu từ đó tối đa hóagiá trị doanh nghiệp Để làm được điều này, các nhà quản trị cần tiến hànhđánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ, thườngxuyên Có như vậy mới có thể đưa ra được các quyết định chính xác trongquản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm và nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp
a Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổchức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạtđộng của doanh nghiệp Do các quyết định tài chính của doanh nghiệp đềugắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp; vì vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp còn đượcnhìn nhận là quá trình hoạch định, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập,phân phối, và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanhnghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của nhà quản trịliên quan tới đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản của doanh nghiệp đểđạt mục tiêu để ra, vì vậy, nó liên quan tới ba loại quyết định chính: quyếtđịnh đầu tư, quyết định huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận, saocho có lợi nhất cho các chủ sở hữu doanh nghiệp
Trang 16Có thể nói, quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận quan trọngtrong quản trị doanh nghiệp, có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến mọi mặtcủa doanh nghiệp, bởi các quyết định quản trị doanh nghiệp hầu hết được rút
ra từ đánh giá về mặt tài chính của hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp
b Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm sáu nội dung chủ yếu sau:
- Tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư: Để đi tới quyết
định đầu tư, doanh nghiệp cần xem xét nhiều mặt về kinh tế, kĩ thuật và tàichính Trong đó, về mặt tài chính, phải xem xét các khoản chi tiêu vốn chođầu tư và dự tính thu nhập do đầu tư đưa lại Hay nói cách khác là xem xétdòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ hộiđầu tư về mặt tài chính
- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ
nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp: Nhà quản trị cần xác định
các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động trong kỳ, tổ chức huy động cácnguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho doanh nghiệp Để đi đếnquyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, nhàquản trị cần quan tâm tới nhiều mặt như: Kết cấu nguồn vốn, những điểm lợicủa từng hình thức huy động vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn…
- Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản phải
thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Nhà quản trị tài
chính phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có của doanhnghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, theo dõichặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoảnphải thu khác, quản lí chặt chẽ mọi khoản chi phát sinh trong quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp; thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằnggiữa thu và chi vốn bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn củadoanh nghiệp
Trang 17- Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của
doanh nghiệp: Phân phối hợp lí lợi nhuận sau thuế, trích lập, sử dụng tốt các
quỹ để phát triển doanh nghiệp, cải thiện đời sống của người lao động, giảiquyết hài hòa lợi ích trước mắt của chủ sở hữu với lợi ích lâu dài - sự pháttriển của doanh nghiệp
- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp: thông
qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thựchiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động củadoanh nghiệp Mặt khác, thông qua việc định kì tiến hành phân tích tình hìnhtài chính để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ưu và nhược điểm trong quản lý,
dự báo trước tình hình tài chính của doanh nghiệp để nhà quản lý kịp thời đưa
ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tài chính củadoanh nghiệp trong thời kỳ tới
- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính: Các hoạt động tài chính của doanh
nghiệp cần được dự kiến trước thông qua lập kế hoạch tài chính, để làm cơ sởđưa ra các quyết định tài chính thích hợp Quá trình thực hiện kế hoạch tàichính là quá trình chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường cóbiến động
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính trong các doanh nghiệp không giống nhau là do sự chiphối của ba nhân tố cơ bản: hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểmkinh tế - kĩ thuật của ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh doanh
Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại
dưới những hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp Theo LuậtDoanh nghiệp 2005, có bốn hình thức pháp lý cơ bản của doanh nghiệp baogồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn
và công ty cổ phần Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất
Trang 18lớn tới việc tổ chức tài chính doanh nghiệp như phương thức hình thành vàhuy động vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệmcủa chủ sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp…
Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành kinh doanh: Hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp thường được thực hiện trong một hoặc một số ngành kinhdoanh nhất định Mỗi ngành lại có những đặc điểm kinh tế - kĩ thuật riêng cóảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp
Ví dụ như các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ có
tỉ trọng vốn lưu động cao hơn, tốc độ chu chuyển vốn lưu động nhanh hơn sovới các ngành nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp nặng Ở các ngành này,vốn cố định thường chiếm tỷ trọng cao hơn vốn lưu động, thời gian thu hồi vốnchậm hơn Hay đối với các doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm cóchu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu vốn lưu động trong năm thường nhỏ hơn sovới các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, vốnlưu động tồn đọng trong các khâu của quá trình sản xuất nhiều hơn, do đó phảiứng ra lượng vốn lớn hơn Những đặc điểm này cần phải được tính đến trongviệc tổ chức tài chính, nhằm đảm bảo vốn kịp thời, đầy đủ cho hoạt động củadoanh nghiệp cũng như đảm bảo cân đối thu chi bằng tiền
Môi trường kinh doanh: Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi
trường kinh doanh nhất định Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả nhữngđiều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp:Môi trường kinh tế - tài chính, môi trường chính trị, môi trường văn hóa – xãhội Riêng với môi trường kinh tế tài chính cần xem xét đánh giá cả môitrường khu vực và thế giới, trong đó, các yếu tố có tác động tới hoạt động tàichính của doanh nghiệp là: cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tình trạng của nềnkinh tế, lãi suất thị trường, lạm phát, chính sách kinh tế và tài chính của Nhànước đối với doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh, thị trường tài chính và hệthống các trung gian tài chính…
Trang 191.1.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Ngày nay, vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nênquan trọng hơn với hoạt động của doanh nghiệp bởi tình hình tài chính củadoanh nghiệp liên quan và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động của doanhnghiệp; quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn của doanh nghiệp ngày càng lớn,cùng với đó là sự phát triển của thị trường tài chính và công cụ tài chính nêncác quyết định tài chính ảnh hưởng lớn đến tình hình và hiệu quả kinh doanh;các thông tin về tình hình tài chính là căn cứ quan trọng để kiểm soát và chỉđạo các hoạt động của doanh nghiệp
Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở ba mặt chủyếu sau:
- Quản trị tài chính doanh nghiệp giúp huy động vốn đảm bảo cho các
hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục: Vốn tiền tệ là
tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp Việc tổ chức huy động vốn củatài chính doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho vốn được huy động kịp thời và đủ đểphục vụ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanhthường xuyên, cũng như cho đầu tư phát triển, tránh cho các hoạt động củadoanh nghiệp rơi vào tính trạng khó khăn hay không triển khai được Mộtquyết định tài trợ đúng đắn không những giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi rotài chính, mà còn tác động rất lớn đến việc thực hiện mục tiêu tối đa hóa giátrị doanh nghiệp
- Quản trị tài chính doanh nghiệp giúp tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm,
hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp: Các nhà quản trị đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm, hiệuquả khi lựa chọn các dự án tối ưu trên cơ sở cân nhắc về tỉ suất sinh lời, chiphí huy động vốn và mức độ rủi ro, … Việc huy động vốn kịp thời giúpdoanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt các cơ hội kinh doanh Ngoài ra, lựa chọn
Trang 20được hình thức, phương pháp huy động vốn thích hợp giúp doanh nghiệpgiảm chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.Không chỉ vậy, khi doanh nghiệp huy động tối đa số vốn hiện có, các thiệt hại
do ứ đọng vốn cũng bị hạn chế, lãi vay phải trả cũng giảm từ đó làm tăng lợinhuận sau thuế
- Quản trị tài chính doanh nghiệp giúp doanh nghiệp kiểm tra, giám sát
một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh: thông quá phân
tích, đánh giá tình hình tài chính, và việc thực hiện chỉ tiêu tài chính, các nhàquản trị có thể kiểm soát kịp thời và toàn diện những vấn đề cũng như tiềmnăng của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định phù hợp, điều chỉnh lạicác hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp
1.2 Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thwucsgiá trị nảy sinh trong quá trình phân phối của cải xã hội gắn liền với việc tạolập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp và các nhu cầu chung của xã hội
Tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong hệ thống tài chinhnói chung và trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp nói riêng Thông tin
về tài chính doanh nghiệp thật sự cần thiết cho các nhà quản lý ở bên trongcũng như bên ngoài doanh nghiệp Với các đối tượng bên ngoài doanhnghiệp, điều họ quan tâm là vấn đề hiệu quả của hoạt động kinh doanh là caohay thấp? Cách thức tổ chức lưu chuyển tiền như thế nào? Tình hình tài chínhcủa công ty có lành mạnh không? Đối với các chủ thể quản lý của doanhnghiệp, thực trạng tài chính là một căn cứ quan trọng để hoạch định kế hoạchtài chính, xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, phải sử dụng những
Trang 21biện pháp nào để sử dụng nguồn lực hợp lý nhằm đạt kết quả cao? Đánh giáthực trạng tài chính của doanh nghiệp là công việc được tiến hành để trả lờinhững câu hỏi trên.
Do đó, có thể hiểu, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là
việc làm rõ những vấn đề liên quan đến các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp như việc tạo lập, và sử dụng các quỹ tiền tệ diễn ra như thế nào và ảnh hưởng đến hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ra sao; xem xét những kết quả đạt được có đúng hay vượt mục tiêu, kế hoạch đề
ra hay không, để từ đó có các biện pháp quản trị để khôi phục và phát triển các mối quan hệ đó.
1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
- Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khíacạnh khác nahu như cơ cấu nguồn vốn, tài snar, khả năng thanh toán, lưuchuyển tiền tệ, khả năng sinh lãi, rủi ro tài chính…nhằm đáp ứng thông tincho tất cả các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp
- Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên
cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dựtoán, định mức…Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, yếutrong hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có những quyết định vàgiải pháp đúng đắn , đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao
- Đánh giá thực trạng tài chính là cơ sở cho các dự báo tài chính
1.2.2 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
1.2.2.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp
Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp Trong quátrình hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên nảy sinh các nhu cầu vốnngắn hạn và vốn dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên , cũng nhưcho hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nếu không huy động kịp
Trang 22thời và đủ vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khókhăn hoặc không triển khai được Do vậy, việc đảm bảo cho các hoạt độngcủa doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất nhiềuvào việc tổ chức huy động vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanhnghiệp là những nguồn tạo ra sự tăng thêm tổng tài sản của doanh nghiệp.
Mục tiêu đánh giá: Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp
để cho thấy doanh nghiệp huy động vốn từ những nguồn nào, quy môn nguồnvốn tăng hay giảm bao nhiêu, cơ cấu nguồn vốn tự chủ hay phụ thuộc, thayđổi như thế nào Từ đó, xác định điểm trọng yếu trong chính sách huy độngvốn nhằm đạt được mục tiêu mỗi thời kỳ
Chỉ tiêu phân tích: Đánh giá tình hình huy động vốn dựa vào :
- Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn thông qua tổng nguồn vốn vàtừng loại nguồn vốn
- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn:
Tỷ trọng nguồn vốn = Gía trị từng loại nguồn vốn/ Tổng giá trị nguồn vốn
Phương pháp phân tích: Sự biến động của nguồn vốn được thực hiện
bằng cách so sánh cả tổng số và từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn giữa cuối
kỳ với đầu kỳ ( giữa kỳ phân tích với kỳ gốc) để xác định chênh lệch tuyệt đối
và tương đối của tổng số cũng như từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn
Đánh giá cơ cấu nguồn vốn bằng cách so sánh từng chỉ tiêu tỷ trọng từngloại nguồn vốn trong nguồn vốn chiếm ở đầu và cuối kì, căn cứ vào kết quảxác định và kết quả so sánh để đánh giá cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơcấu
Có thể lập bảng phân tích tình hình huy động vốn và căn cứ vào đó đểđánh giá quy mô, cơ cấu và sự biến động của tổng số cũng như từng loại
Trang 23Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn Chỉ tiêu
Cuối kỳ Đầu kỳ Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tỷ trọng (%) Phần nguồn vốn
* Đánh giá mô hình tài trợ của doanh nghiệp
Sau khi xem xét, đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn, cần phảixem xét mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với kết quả đạt được đã hợp lý haychưa Để làm được điều này phải xem xét mô hình tài trợ của doanh nghiệpthông qua chỉ tiêu nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC):
NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
= Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanhnghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động củadoanh nghiệp Cách tính được minh họa theo sơ đồ sau:
Trang 24TÀI SẢN NGUỒN VỐN
AAAA
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC)
Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
Trường hợp 1: NWC >0, khi đó sẽ có một sự ổn định trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì một bộ phận nguồn vốn thường xuyêntài trợ cho tài sản lưu động để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Trường hợp 2: NWC <0, là dấu hiệu việc sử dụng sai vốn, cán cân thanh
toán chắc chắn đã mất thăng bằng Tuy nhiên, đối với ngành thương mại thìcách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc dộ quay vòng vốnnhanh
Trường hợp 3: NWC = 0, trường hợp này tạo ra sự không ổn định trong
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành có tốc
độ quay vòng vốn chậm
Đánh giá chung: với mỗi doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau thì
cách thức tài trợ tài sản lưu động cũng sẽ khác nhau Tuy nhiên, xem xét mốiquan hệ này cho phép nhà quản trị đánh giá được tình hình tài trợ tài sản lưuđộng của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ có những điều chỉnh và lựa chọnchính sách tài trợ vốn lưu động thích hợp cho doanh nghiệp
Trang 251.2.2.2 Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Mục tiêu đánh giá: đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh
nghiệp nhằm đánh giá quy mô tài sản của doanh nghiệp, mức độ đầu tư củadoanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như từnglĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản nói riêng Thông qua quy mô và sự biếnđộng quy mô tổng tài sản, từng loại tài sản, ta sẽ thấy sự biến động về mức độđầu tư, quy mô doanh nghiệp, năng lực kinh doanh, khả năng tài chính Từ đó
sẽ thấy chính sách đầu tư và sử dụng vốn đã và đang được thực hiện củadoanh nghiệp như thế nào
Chỉ tiêu đánh giá:
+ Các loại tài sản trên bảng cân đối kế toán
Sự biến động của từng loại tài sản vừa thể hiện mức độ đầu tư của doanhnghiệp vào từng lĩnh vực hoạt động đồng thời phản ánh chính sách đầu tư, sửdụng vốn của doanh nghiệp
+ Tỷ trọng của từng loại tài sản trên tổng tài sản
Tỷ trọng các loại tài sản ngắn hạn, dài hạn trước hết phụ thuộc vào đặcđiểm, tính chất ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý sử dụng tài sản củadoanh nghiệp Các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch
vụ sẽ có tỷ trọng tài sản cố định, tài sản dài hạn thấp hơn tỷ trọng tài sản ngắnhạn do ít đầu tư và tài sản cố định, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcsản xuất kinh doanh thì ngược lại
Phương pháp đánh giá:
+ Phân tích quy mô, sự biến động tài sản: sử dụng phương pháp so sánhtổng tài sản cũng như từng loại tài sản giữa cuối kỳ với đầu năm, hoặc vớicuối các kỳ trước cả số tuyệt đối và số tương đối Khi xem xét sự biến độngtừng loại cần đánh giá cụ thể đến tác động của từng loại tài sản đến quá trìnhkinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp
Trang 26+ Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản: đươc tiếnhành thông qua việc đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản ở thời điểm cuối kỳ vàđầu năm hoặc giữa đầu năm với cuối các kỳ trước
Bảng 1.2 : Tình hình đầu tư và sử dụng vốn
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn
Mục tiêu đánh giá: xét cả ở tầm vĩ mô và vi mô thì thông tin về dòng tiền
thuần hữu ích cho các chủ thể quản lý rất nhiều so với các thông tin về dòngvốn hay dòng thu nhập kể cả dòng lợi nhuận, bởi lẽ dòng tiền là có thật còncác dòng vốn, lợi nhuận đôi khi chỉ tồn tại trên danh nghĩa do sự nhào nặnhay nghệ thuật quản lý, và ngay cả giá trị ghi sổ được phản ánh theo cácnghiệp vụ kế toán Dòng tiền thuần của doanh nghiệp phản ánh quan hệ kinh
tế của doanh nghiệp với các bên có liên quan thông qua các phương tiện giaodịch, trao đổi thực tế bằng tiền, phản ánh chính sách quản trị dòng tiền của
Trang 27công ty là tăng mức dự trữ tiền hay tăng mức độ sử dụng tiền Và sự biếnđộng vốn bằng tiền của doanh nghiệp thể hiện kết quả của những chính sáchquản trị dòng tiền của công ty.
Chỉ tiêu đánh giá:
+ Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh: Đây là dòng tiền quan trọng
nhất trong doanh nghiệp do nó phản ánh được dòng tiền vào và ra chủ yếu từhoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp Dòng tiềnnày chịu sự tác động rất lớn của chính sách bán hàng và mua hàng của doanhnghiệp, chính sách chiết khấu thanh toán, trình độ quản trị nợ phải thu, nợphải trả…
+ Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư: Đó là các dòng tiền vào và ra từ
hoạt động đầu tư mua sắm, hình thành nên tài sản dài hạn của doanh nghiệp
và các khoản đầu tư tài chính Dòng tiền từ hoạt động đầu tư chịu tác độngcủa rất nhiều các yếu tố như ngành nghề kinh doanh, vòng đời phát triển củadoanh nghiệp, của sản phẩm, tình hình kinh tế vĩ mô… Đây là dòng tiền cótác động rất lớn đến khả năng tạo tiền lâu dài của doanh nghiệp
+ Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính: Dòng tiền từ hoạt động tài
chính phản ánh trực tiếp dòng tiền đến từ các quyết định huy động vốn chohoạt động của doanh nghiệp như quyết định vay vốn, trả nợ, phát hành cổphiếu huy động vốn, kêu gọi vốn góp, mua lại cổ phần, phân phối lợi nhuận
+ Dòng tiền thuần trong kỳ: Nếu dòng tiền thuần trong kỳ dương tức tổng
dòng tiền thu vào đã lớn hơn tổng dòng tiền đã chi ra, thể hiện quy mô vốnbằng tiền của doanh nghiệp đang tăng trưởng
+ Tiền và tương đương tiền: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng tiền doanh
nghiệp đang dự trữ đến thời điểm cuối kỳ, sau tác động của các chính sáchhuy động và sử dụng tiền được áp dụng trong kỳ, thể hiện khái quát mức độtác động của các chính sách quản trị dòng tiền đến lượng dự trữ tiền
Trang 28kỳ của doanh nghiệp dương hay âm, tăng hay giảm.
b Đánh giá tình hình diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
Mục tiêu đánh giá: giúp doanh nghiệp nắm được tổng quát diễn biến
nguồn tiền và sử dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằng tiền trong mộtthời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp Đồng thời là cơ sở để xem xét sự vận động lưu chuyển tiền tệ củadoanh nghiệp diễn ra trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp
Phương pháp thực hiện:
Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền: so sánh số liệucuối kỳ và đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên Bảng Cân đối
kế toán
+ Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tài sản tăng hoặc nguồn vốn giảm
+ Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với nguồn vốn tăng hoặc tài sản giảm Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền: sắp xếp cáckhoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến việc thay đổi nguồntiền dưới hình thức một bảng cân đối
Phương pháp đánh giá:
Qua bảng này có thể xem xét và đánh giá tổng quát : số tiền tăng hay giảmcủa doanh nghiệp đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinhdẫn đến việc tăng hoặc giảm tiền Trên cơ sở phân tích, có thể định hướnghuy động vốn cho kỳ tiếp theo
Trang 29Bảng 1.3 Diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
Sử dụng tiền Số tiền Tỷ trọng Diễn biến nguồn tiền Số tiền Tỷ trọng
Tổng sử dụng tiền Tổng diễn biến nguồn tiền
c Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh
Hệ số tạo tiền từ hoạt động
Mục tiêu đánh giá: Thông qua đánh giá tình hình công nợ, sẽ đánh giá
được vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào, doanh nghiệp đã đichiếm dụng vốn ra sao Các khoản nợ khó đòi thường là đối tượng cần quantâm Để nhận biết được các khoản này, cần phân tích tình hình công nợ đểđiều chỉnh kịp thời Trong thực tế, nếu nợ phải thu lớn hơn nợ phải trả thìdoanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn làm tăng nhu cầu cần tài trợ,trường hợp ngược lại thì doanh nghiệp đã chiếm dụng vốn làm giảm nhu cầucần tài trợ Các nhà quản lý luôn cần quan tâm tới các khoản nợ đến hạn, sắpđến hạn phải trả để chuẩn bị những nguồn thanh toán các khoản này khi đếnhạn
Chỉ tiêu đánh giá: Có hai nhóm chỉ tiêu sử dụng để đánh giá tình hình
công nợ là Quy mô nợ và Cơ cấu, trình độ quản trị nợ (Khi phân tích tìnhhình công nợ, ta không xét đến các khoản vay ngắn hạn, dài hạn)
Trang 30 Đánh giá quy mô nợ
Để đánh giá quy mô nợ, thường dùng các chỉ tiêu là nợ phải thu và nợphải trả Các chỉ tiêu này được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp
Khi đánh giá quy mô nợ có thể sử dụng bảng sau:
Bảng 1.4 Quy mô công nợ
Số tiền Tỷ lệ A.Các khoản phải thu
Đánh giá cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ
Để đánh giá cơ cấu nợ và trình độ quản trị nợ, cần sử dụng hệ số cáckhoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ, hệ
số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ, hệ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả, hệ
số các khoản phải thu trên nợ nhà cung cấp
(1) Hệ số các khoản phải thu:
Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu
Tổng tài sản
Trang 31Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, chobiết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng(2) Hệ số các khoản phải trả:
Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả
Tổng tài sảnChỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, chobiết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được tài trợ bằngnguồn vốn đi
(3) Hệ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả
(4) Hệ số các khoản phải thu trên nợ phải trả nhà cung cấp
Hệ số các khoản phải thu
trên nợ phải trả nhà cung
Trang 32Bảng 1.5 Cơ cấu nợ và trình độ quản trị nợ
6 Hệ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả
7 Hệ số các khoản phải thu trên nợ phải trả nhà cung
cấp
Phương pháp đánh giá: phương pháp so sánh được tiến hành để so sánh
các chỉ tiêu trên các bảng phân tích tình hình công nợ giữa cuối kỳ và đầu kỳ,
kỳ này với kỳ trước Đồng thời căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả sosánh, tình hình thực tế của doanh nghiệp, của ngành để đánh giá tình hìnhcông nợ của doanh nghiệp trong kỳ
1.2.2.4.2 Đánh giá khả năng thanh toán
Mục tiêu đánh giá: Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các tài
sản của doanh nghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệptheo thời hạn phù hợp Từ việc phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giátiềm năng cũng như nguy cơ trong hoạt động huy động và hoàn trả nợ củadoanh nghiệp
Trang 33Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn, vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
(2) Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán
(3) Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức
Nợ ngắn hạn
Hệ số này dùng để đánh giá sát hơn nữa khả năng thanh toán của doanhnghiệp Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của mộtdoanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế gặp khủng hoảng, hàng tồn kho khôngtiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu khó thu hồi
(4) Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi
Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ
Do mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng tài chính của doanhnghiệp nên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay được sử dụng là tổng của
cả ba hoạt động kinh doanh, tài chính và hoạt động khác
Cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phảnánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ Một doanh nghiệp vay
nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp
Trang 34(5) Thời gian chuyển hóa thành tiền
Thời gian chuyển
hóa thành tiền ==
Kỳ thu tiền trungbình
Kỳ trả tiền trung bình ++
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khoảng thời gian kể từ lúc sản phẩm, hànghóa hay dịch vụ của doanh nghiệp chuyển thành tiền mặt
Phương pháp đánh giá: Phương pháp đánh giá các hệ số này là dựa vào
hệ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành vì hệ số này ở cácngành nghề khác nhau là khác nhau Đồng thời, so sánh với các thời điểmtrước đó của doanh nghiệp Cũng cần có sự liên hệ, đối chiếu với tình hìnhcủa doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu khác
1.2.2.5 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Mục đích đánh giá: Các hệ số hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh được sử
dụng để đánh giá năng lực quản lý và mức độ khai thác hoạt động của các tàisản hiện có của doanh nghiệp
a Đánh giá khái quát hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Số vòng quay vốn kinh doanh (vòng quay toàn bộ vốn)
Số vòng quay vốn kinh doanh = Doanh thu thuần
Tổng vốn kinh doanh BQ
Chỉ tiêu doanh thu thuần có thể lấy trên Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, Tổng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ được tính trungbình từ tổng nguồn vốn ở thời điểm đầu và cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán.Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp Số vòng quay vốn kinh doanh phản ánh tốc độ quay trong kỳcủa vốn kinh doanh (trong kỳ quay được bao nhiêu vòng) Hệ số này chịu sựảnh hưởng bởi đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lược và trình độ quản lý sửdụng tài sản của doanh nghiệp Hệ số này càng cao càng cho thấy doanhnghiệp đang phát huy công suất hiệu quả và có khả năng cần phải đầu tư mới
Trang 35nếu muốn mở rộng công suất.
Kỳ luân chuyển vốn kinh doanh
Kỳ luân chuyển vốn kinh doanh = Số ngày trong kỳ báo cáo
Số vòng quay vốn kinh doanh
Kỳ luân chuyển vốn kinh doanh cho biết bình quân vốn kinh doanh củadoanh nghiệp quay một vòng hết bao nhiêu ngày Số ngày luân chuyển vốnkinh doanh càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh càng nhanh
và ngược lại
Phương pháp đánh giá là phương pháp so sánh giữa chỉ tiêu kỳ này với
kỳ trước, giữa thực hiện với kế hoạch và với chỉ số trung bình ngành
b Đánh giá chi tiết hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động
(1) Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển VLĐ phản ánh
mức độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm và thường được phản ánh qua cácchỉ tiêu số vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ
VLĐ bình quân trong kỳVLĐ bình quân được xác định theo phương pháp bình quân số học giữaVLĐ đầu và cuối kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của VLĐ trong một thời kỳ nhất định(thường là 1 năm) Chỉ tiêu này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ trong
kỳ của doanh nghiệp, một đồng VLĐ bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng VLĐ càngcao và ngược lại
Số vòng quay VLĐ
Trang 36Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một vòng quay VLĐ hết bao nhiêu ngày,
là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay VLĐ Kỳ luân chuyển VLĐcàng nhỏ thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại
(2) Hàm lượng vốn lưu động
Doanh thu thuần trong kỳHàm lượng VLĐ phản ảnh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàngcần bao nhiêu đồng VLĐ Chỉ tiêu này càng nhỏ thì mức độ sử dụng VLĐcàng cao và ngược lại
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay
= Giá vốn hàng bánhàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Hàng tồn kho bình quân có thể tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với
số dư cuối kỳ và chia đôi
Thông thường số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trongcùng ngành chỉ ra rằng: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp sửdụng là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm bớtđược lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấpthường gợi lên doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng
ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm Từ đó có thể dẫn đến dòng tiền củadoanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn vềtài chính trong tương lai Tuy nhiên để đánh giá thỏa đáng cần xem xét cụ thể
và sâu hơn tình thế của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào đặcđiểm ngành nghề kinh doanh và chính sách về vốn tồn kho của doanh nghiệp
Số ngày một vòng quay
= Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Trang 37Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để hàng tồn kho thựchiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay hàng tồnkho trong kỳ Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng tỏ hàng tồn kho quay vòngnhanh, giảm ứ đọng vốn.
Số vòng quay nợ phải thu
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ được tính bằng số đầu kỳ cộng với sốcuối kỳ của nợ phải thu trên Bảng cân đối kế toán chia 2
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiềnmặt của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ thu hồi cáckhoản phải thu nhanh Do đó, doanh nghiệp không phải dành nhiều vốn lưuđộng cho các khoản phải thu hay các khoản mà doanh nghiệp bị khách hàngchiếm dụng Ngược lại, số vòng quay các khoản phải thu càng nhỏ chứng tỏtốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp chậm, vốn thường xuyên
bị chiếm dụng Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanhnghiệp