Chương 1: Lý luận chung về đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính công ty TNHH Thành Bình trong thời gian qua. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại về tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thành Bình.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn/ đồ án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từtình hình thực tế của đơn vị thực tập
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TCDN 10 1.1.TCDN và quản trị TCDN 10
1.1.1.TCDN và quyết định quản trị TCDN 10
1.1.2.Quản trị TCDN 12
1.2.Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 15
1.2.1.Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 15
1.2.2.Nội dung đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 19
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH THÀNH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 35
2.1 Quá trình hình thành và phát triển 35
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển 35
2.1.2 Đặc điểm hoạt động công ty 37
2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu 52
2.2 Đánh giá thực trạng tài chính công ty TNHH Thành Bình 56
2.2.1 Về tình hình huy động vốn của Công ty 56
2.2.2 Đánh giá tình tình đầu tư và sử dụng vốn Công ty TNHH Thành Bình62 2.2.3 Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền 69
2.2.4 Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán 71
2.2.5 Đánh giá về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 76
2.4.5 Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 80
2.2.7 Phân tích tình hình kinh doanh của công ty 87
2.2.7 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính đặc trưng 92
Trang 32.3 Đánh giá chung về thực trạng tài chính công ty TNHH Thành Bình 97
2.3.1 Ưu điểm 97
2.3.2 Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân 97
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THÀNH BÌNH 101
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển 101
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 101
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển 102
3.2 Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Thành Bình 103 3.2.1 Điều chỉnh cơ cấu tài chính 104
3.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh 107
3.2.3 Hạn chế rủi ro thanh toán 109
3.2.4 Nâng cao khả năng sinh lời hay hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 109
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 110
3.3.1 Đối với doanh nghiệp 110
3.3.2 Đối với Nhà Nước 111
3.3.3 Đối với Ngân hàng 111
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 114
Trang 4
NVKD : Nhân viên kinh doanh
P/E : Hệ số giá trên thu nhập
ROA : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
ROE : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
ROS : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCDN : Tài chính doanh nghiệp
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 37
BẢNG 2.2 Sản phẩm “Tôn Teruo Mats” 3 lớp “ Cách âm- Cách nhiệt” 38
BẢNG 2.3 TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG 49
BẢNG 2.4 THU NHẬP BÌNH QUÂN THÁNG 50
BẢNG 2.5 BẢNG CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN 55
BẢNG 2.6 BẢNG HỆ SỐ VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN 59
BẢNG 2.7 CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 201361 BẢNG 2.8.BẢNG HỆ SỐ VỀ CƠ CẤU TÀI TÀI SẢN VÀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ 66
BẢNG 2.9 HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN BẰNG TIỀN NĂM 2013 68
BẢNG 2.10.TÌNH HÌNH CÔNG NỢ 70
BẢNG 2.11 HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 72
BẢNG 2.12 HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 75
BẢNG 2.13 HỆ SỐ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 79
BẢNG 2.14 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY 86
BẢNG 2.15 CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐĂC TRƯNG 90
BẢNG 2.16 DỰ KIẾN KẾT QUẢ GIẢI PHÓNG HÀNG TỒN KHO 102
BẢNG 2.17 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 103
BẢNG 2.18 TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU SAU GIẢI PHÁP 104
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH THÀNH BÌNH 40HÌNH 2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 43HÌNH 2.3.MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHUNG 45HÌNH 2.4.QUY TRÌNH THU MUA HÀNG HÓA 47HÌNH 2.5 BIẾN ĐỘNG DOANH THU, LỢI NHUẬN QUA CÁC NĂM 53HÌNH 2.6 BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN QUA CÁC NĂM 54HÌNH 2.7 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ROA 82HÌNH 2.8 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ROS 84
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố,song có một yếu tố hết sức quan trọng ta không thể không kể đến đó chính làviệc quản trị tài chính doanh nghiệp Trong nền kinh tế như hiện nay, thì nócàng trở nên vô cùng cần thiết đối với mọi doanh nghiệp Việc phân tích hayđánh giá chung về tình hình tài chính doanh nghiệp không chỉ cung cấp nhữngthông tin quan trọng cho chủ thể quản lý mà nó còn cho ta thấy được tiềm lựctài chính, điểm mạnh yếu, từ đó xác định được xu hướng và những bước đivững chắc hơn của doanh nghiệp trong tương lai
Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò hết sức to lớn đối với mỗidoanh nghiệp, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thấy được vai tròcủa nó Một doanh nghiệp quản trị tài chính không tốt sẽ dẫn đến rất nhiềunguy cơ đối với doanh nghiệp chẳng hạn như sử dụng vốn không hợp lý gâythiệt hại cho doanh nghiệp, huy động vốn không phù hợp với tình hìnhdoanh nghiệp làm cho hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút, nếu quản lý tàichính không tốt là nguy cơ đi đến phá sản doanh nghiệp
Trong quá trình thực tập tại đơn vị Công ty TNHH Thành Bình, em nhậnthấy tình hình tài chính của công ty có dấu hiệu không tốt, việc quản trị tàichính chưa thật sự hiệu quả, còn nhiều tồn tại và hạn chế Nhận thức rõ điềunày,với mong muốn góp một phần sức lực của mình để cùng với Công ty
có thể tìm ra được nguyên nhân của tình hình bất ổn này, từ đó có thể đưa racác cách giải quyết phù hợp nhất để cải thiện tình hình tài chính cũng nhưthúc đẩy công ty phát triển bền vững trong tương lai Và đây cũng chính là lý
do em lựa chọn đề tài nghiên cứu là Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thành Bình.
Trang 8Luận văn này là sự kết hợp giữa lý thuyết em đã được học ở trường vàthực tế tại cơ quan thực tập, song do kiến thức lý thuyết còn có hạn, thờigian tìm hiểu về thực tế chưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu sót.Vậy em kính mong nhận được sự chỉ bảo, quan tâm của các thầy, cô giáo màđặc biệt là thầy giáo Th.S Nguyễn Tuấn Dương
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng tình hình tài chính Công ty TNHHThành Bình
Mục đích nghiên cứu:
Củng cố và bổ sung thêm những kiến thức đã học đồng thời vận dụngcác kiến thức đã tiếp thu vào việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá và giảiquyết những vấn đề thực tiến trong công tác quản trị tài chính ở doanhnghiệp
Nhằm làm rõ thực trạng tài chính tài chính của doanh nghiệp, từ đó tìm
ra những điểm mạnh cũng như những hạn chế của Công ty
Giúp cho doanh nghiệp nắm rõ những biến động về tình hình tài chínhtrong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp
Đề xuất 1 số giải pháp thực tế nhằm cải thiện tài chính Công ty
3 Phạm vi nghiên cứu:
Tình hình tài chính Công ty TNHH Thành Bình trong giai đoạn từnăm 2011 đến năm 2013
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp so sánh, liên hệ cân đối,phương pháp Dupont
Trang 95 Kết cấu luận văn:
Chương 1: Lý luận chung về đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính công ty TNHH Thành Bìnhtrong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại về tìnhhình tài chính tại Công ty TNHH Thành Bình
Trang 10CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TCDN 1.1.TCDN và quản trị TCDN
1.1.1.TCDN và quyết định quản trị TCDN
1.1.1.1.Khái niệm TCDN
Theo Luật DN : Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế riêng, có trụ sở giaodịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quyết định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nền kinh tếViệt Nam hội nhập, mở cửa với nền kinh tế thế giới thì ngày càng có nhiềudoanh nghiệp ra đời và phát triển Đó là các tổ chức kinh tế tiến hành các hoạtđộng sản xuất và cung ứng hàng hóa cho khách hàng nhằm mục đích sinh lời.Ban đầu họ ứng ra một lượng vốn tiền tệ nhất định để tiến hành mua sắm cácyếu tố đầu vào: nhà cửa, máy móc, thiết bị…, kết hợp các yếu tố đầu vào nàyvới sức lao động để sản xuất ra hàng hóa Sau đó họ tiến hành hoạt động bánhàng và thu tiền Số tiền họ thu được dùng để bù đắp chi phí bỏ ra, trả lươngcông nhân viên, nộp thuế vào ngân sách Nhà nước…, phần còn lại là lợinhuận sau thuế Phần lợi nhuận sau thuế này họ tiếp tục phân chia cho mụcđích tích lũy và tiêu dùng Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệpchính là quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt độngtài chính doanh nghiệp Ngoài ra nó còn là các quan hệ kinh tế dưới hình thứcgiá trị hợp thành các quan hệ tài chính doanh nghiệp Các quan hệ tài chínhdoanh nghiệp gồm:
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp với nhà nước:thể hiện việc doanh nghiệp nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế: thể hiệnviệc doanh nghiệp thanh toán , trả nợ nhà cung cấp, cũng như việc được
Trang 11hưởng chiết khấu, việc cung cấp dịch vụ, tài trợ, ủng hộ cho các tổ chức xãhội.
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và người lao động trong doanhnghiệp: thể hiện việc doanh nghiệp trả lương, khen thưởng, kỷ luật bằng vậtchất
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với chủ sở hữu: thể hiện ở việcchủ sở hữu đầu tư góp vốn, rút vốn ra khỏi doanh nghiệp, cũng như việc phânchia lợi nhuận cho chủ sở hữu
- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiêp
Như vậy:
Về bản chất: TCDN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảysinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trongquá trình hoạt động của doanh nghiệp
Về hình thức: TCDN là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phânphối, sử dụng và vân động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp
Ba quyết định tài chính quan trọng bậc nhất ảnh hưởng tới sự tồn tại
và phát triển của một doanh nghiệp
Quyết định đầu tư: Được xem là một quyết định quan trọng nhất trongcác quyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanhnghiệp Đó là các quyết định liên quan tới:
- Quyết định đầu tư vào tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, quyết định
Trang 12- Quyết định huy động vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn hayquyết định sử dụng tín dụng thương mại, quyết định vay ngắn hạn ngân hànghay sự dụng tín phiếu công ty.
- Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định nợ dài hạn hay vốn cổphần, quyết định vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty,quyết định sử dụng vốn cổ phần thông hay vốn cổ phần ưu đãi
Quyết định phân chia lợi nhuận: Quyết định về phân chia lợi nhuận haycòn gọi là chính sách cổ tức của công ty Trong loại quyết định này giám đốctài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tứchay là giữ lại để tái đầu tư Ngoài ra giám đốc tài chính cần phải quyết địnhxem doanh nghiệp nên theo chính sách cổ tức nào và liệu chính sách cổ tức cótác động gì đến giá trị của doanh nghiệp hay giá cổ phiếu trên thị trường củadoanh nghiệp hay không
Ngoài ba quyết định trên thì tài chính doanh nghiệp còn đưa ra cácquyết định khác có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp như: quyết địnhmua bán sáp nhập doanh nghiệp, quyết định phòng ngừa rủi ro tài chính tronghoạt động doanh nghiệp
Căn cứ vào thời gian thực hiện có thể chia các quyết định tài chính doanhnghiệp thành: quyết định tài chính dài hạn và quyết định tài chính ngắn hạn
Trang 13Quyết định tài chính dài hạn: Là các quyết định mang tính chiến lược,lâu dài ảnh hưởng tơi sự tồn vong của doanh nghiệp Bao gồm:
- Quyết định đầu tư dài hạn: là việc doanh nghiệp nên đầu tư vào những
dự án đầu tư nào trong điều kiên nguồn lực có hạn để tối đa hóa giá trị chochủ sở hữu
- Quyết định huy động vốn dài hạn: huy động từ nguồn nào, quyết địnhquy mô từng nguồn vốn tài trợ cho dự án đầu tư, cũng như hoạt động củadoanh nghiệp
- Quyết định về chính sách phân phối lợi nhuận: quyết định lựa chọn dànhbao nhiêu lợi nhuận cho chủ sở hữu, giữ lại bao nhiêu lợi nhuận để tái đầu tư
là hợp lý và tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu
Quyết định tài chính ngắn hạn: Là quyết định có tính chất tác nghiệp
- Quyết định dự trữ vốn bằng tiền: xác định được dự trữ vốn bằng tiền tối
ưu đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tối thiểu hóa chi phí
- Quyết định nợ phải thu: xác định chính sách bán chịu hợp lý với từngkhách hàng đảm bảo tăng khả năng cạnh tranh nhưng vẫn tránh rủi ro khôngthu hồi được nợ
- Quyết định về chiết khấu thanh toán
- Quyết định về dự trữ vốn tồn kho: xác định vốn dự trữ tồn kho hợp lýđảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục tránh tìnhtrạng ứ đọng , lãng phí vốn
- Các quyết định tài chính ngắn hạn khác: quyết định khấu hao tài sản cốđịnh, quyết định trích lập dự phòng…
1.1.2.Quản trị TCDN
1.1.2.1.Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp
Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế gắn liền với sự ra đời củarất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau Nền kinh tế thị trường với quy
Trang 14luật canh tranh khốc liệt, cùng với sự biến động của nền kinh tế đòi hỏi mỗidoanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và không bị đào thải cần phải tìm racho mình một bước đi, chiến lược đúng đắn, xác định 1 kế hoạch tài chính, kếhoạch kinh doanh phù hợp Mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp là rất đadạng phong phú, nhưng có một đặc điểm chung đó là quá trình hoạt động củatất cả các doanh nghiệp đều phải xảy ra hoạt động tài chính và hoạt động nàyđược chỉ đạo trực tiếp nhà quản trị tài chính doanh nghiệp
- Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổchức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạtđộng của doanh nghiệp: tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, tăng khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp trên thị trường
- Quản trị tài chính doanh nghiệp còn là quá trình hoạch định tổ chức thựchiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹtiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp
- Quản trị tài chính doanh nghiệp còn liên quan tới ba loại quyết định: đầu
tư, huy động vốn và phân chia lợi nhuận
- Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận, nội dung quan trọnghàng đầu của công tác quản trị doanh nghiệp, ảnh hưởng tới tất các mặt củahoạt động doanh nghiệp
1.1.2.2 Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp
a, Tham gia đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư: quá trình dự toán vốnđầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của vốn đầu tư
b, Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn và đáp ứng kịp thời , đủnhu cầu vốn do các hoạt động của doanh nghiệp
Xác định nhu cầu vốn rất là quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệuquả sử dụng vốn Nếu xác định không chính xác nhu cầu vốn sẽ làm chi phí
sử dụng vốn tăng từ đó gây ra lãng phí vốn, vốn không được sử dụng tiết
Trang 15kiệm, hiệu quả Tổ chức huy động vốn đầy đủ, kịp thời đảm bảo hoạt độngsản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục Huy động vốn thừa haythiếu so với nhu cầu vốn sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn Khi huy động vốncần quan tâm đến nguồn huy động, đặc điểm từng nguồn vốn, chi phí sử dụngcủa từng nguồn.
c, Sử dụng hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi vàđảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp Huy động tối đa vốn hiện cóvào hoạt động kinh doanh Giải phóng vốn ứ đọng, theo dõi, quản lý chặt chẽcác khoản thu chi Tìm biện pháp và lập kế hoạch theo dõi tình hình cáckhoản thu, chi, thiết lập cân bằng thu chi đảm bảo khả năng thanh toán
d, Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanhnghiệp: hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, giải quyết hài hòalợi ích trước mắt của chủ sở hữu và lợi ích lâu dài gắn liền với sự phát triểncủa doanh nghiệp
e, Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, việc thực hiện cácchỉ tiêu tài chính, các nhà quản trị có thể kiểm tra, đánh giá toàn diện hoạtđộng của doanh nghiệp, từ đó đưa ra hạn chế còn tồn tại để tìm ra biên phápkhắc phục nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra
f, Thực hiện tốt kế hoạch hóa tài chính
1.1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp
- Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều tồn tạidưới hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp Ở Việt Nam, theoluật doanh nghiệp có 4 hình thức pháp lý cơ bản của doanh nghiệp đó là:Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh vàcông ty cổ phần Mỗi hình thức pháp lý khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhautrong việc lưa chọn các quyết định tài chính: quyết định huy động vốn, phânphối lợi nhuận…
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh
Trang 16+ Tính chất ngành kinh doanh: ngành thương mại dịch vụ thì vốn lưuđộng chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngành công nghiệp Những ngành này thìvốn cố định chiếm tỷ trọng cao hơn.
+ Thời vụ, chu kỳ sản xuất: Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có chu kỳsản xuất ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thườngkhông có biến động lớn, lượng vốn lưu động ứng ra nhỏ, thu hồi nhanh.Ngược lại doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài thì lượngvốn lưu động ứng ra lớn
-Môi trường kinh doanh
+ Môi trường kinh tế: tốc độ tăng trưởng, lãi suất, lạm phát, mức độ canhtranh, thị trường tài chính…có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạtđộng của doanh nghiệp Nếu các yếu tố đó biến động theo chiều hướng có lợicho sự phát triển của hoạt động doanh nghiệp Sẽ có tác dụng giúp doanhnghiệp mở rộng sản xuất, kích thích tiêu thụ sản phẩm, khả năng quay vòngvốn nhanh, tiết kiêm được chi phí sử dụng vốn Ngược lại nó sẽ gây ra hậuquả xấu cho doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp hạn chế đầu tư, khả năngcạnh tranh giảm, rủi ro kinh doanh tăng
+ Môi trường khoa học công nghệ: Nếu doanh nghiệp nắm bắt được xuthế, tiếp thu học hỏi và vận dụng được tiến bộ thành tựu khoa hoc vào hoạtđộng kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh
+Môi trường chính trị luật pháp: ổn định, đồng bộ sẽ tạo điều kiện doanhnghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư Ngược lại, sẽ làm hoạtđộng của doanh nghiệp kém hiệu quả, đầu tư giảm
+Môi trường hợp tác kinh tế quốc tế: Hội nhập là xu thế chung của mọiquốc gia Việc đầu tư hội nhập kinh tế quốc tế giúp doanh nghiệp nắm bắt tiến
bộ khoa hoc công nghệ trên thế giới, học hỏi được những kinh nghiệm kinhdoanh quý báu, thu hút vốn đầu tư
Trang 171.1.2.4 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận, nội dung quan trọnghàng đầu của công tác quản trị doanh nghiệp Nó có liên quan ảnh hưởng tớitất cả các hoạt động của doanh nghiệp Vai trò của quản trị tài chính doanhnghiệp thể hiện:
-Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn rabình thường, liên tục: Xác định đúng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp trong từng thời kỳ, lựa chọn phương pháp, hình thức huyđộng vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo hoạt động của doanh nghiệpđược tiến hành bình thường, liên tục
-Tổ chức, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tổ chức huy động vốn đầy đủ,kịp thời giúp doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh nhịp nhàng, liêntục đồng thời chớp được cơ hội kinh doanh Huy động tối đa số vốn hiện cógiúp doanh nghiệp tránh ứ đọng vốn, giảm khoản phải trả lãi vay, giảm chiphí sử dụng vốn
-Kiểm tra, giám sát toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp để từ đó kịp thời phát hiện tồn tại hạn chế và có những biệnpháp điều chỉnh kịp thời
1.2.Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
1.2.1.Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 1.2.1.1.Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp hay còn gọi là phân tíchtài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét,kiểm tra về nội dung kếtcấu,thực trạng các chỉ tiêu tài chính; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tàichính trên báo cáo tài chính với các chỉ tiêu trong quá khứ, hiện tại, tương
Trang 18lai ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác,các đơn vị cùng ngành,địaphương,lãnh thổ quốc gia…nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng,tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục
vụ việc thiết lập các giải pháp quản trị thích hợp và hiệu quả
1.2.1.2.Mục tiêu ý nghĩa của đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
1.2.1.2.1.Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
-Cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho các nhà quản lý, các chủ thể sửdụng các thong tin tài chính để giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn.Qua đó,người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tình hình sử dụng có hiệu quảvốn kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp -Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiềuhướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp
1.2.1.2.2.Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Qua phân tích tài chính doanh nghiệp mới đánh giá được đầy đủ,chính xác tình hình phân phối, sử dụng, quản lý các loại vốn, nguồn vốn,vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp
Phân tích tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị
có hiệu quản của doanh nghiệp Phân tích tài là quá trình nhận chức quản lý,nhất là trức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh đểđạt các mục tiêu kinh doanh
Phân tích tài chính có mục tiêu với các chủ thể
- Đối với các nhà quản lý: Họ là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp,nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thôngtin phục vụ cho phân tích Họ quan tâm tới việc phân tích tài chính doanhnghiệp vì nó:Tạo ra nhưng chu kì đều đặn để đánh giá hoạt động quản lýtrong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh
Trang 19lời,khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp Hướng dẫnquyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tếcủa doanh nghiệp, như quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận.Phântích tài chính là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động , quản lý trongdoanh nghiệp và là cơ sở cho những dự đoán tài chính.Phân tích tài chínhlàm nổi bật điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán là nền tảngcủa hoạt động quản lý, làm sáng tỏ không chỉ chính sách tài chính mà cònlàm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp.
- Đối với các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là những người giao vốn củamình cho doanh nghiệp quản lý và như vậy có thể có những rủi ro Các đốitượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanhnghiệp Thu nhập của các nhà đầu tư là tiền lời được chia và thặng dư giá trịcủa vốn Vì vậy các nhà đầu tư phải dựa vào các chuyên gia phân tích tàichính để nghiên cứu các thông tin kinh tế tài chính, làm rõ triển vọng pháttriển của doanh nghiệp.Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư là để đánhgiá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu cácbáo cáo tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh
- Đối với người cho vay: Đây là những người cho doanh nghiệp vayvốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh Khi cho vay, họ phải biết chắcđược khả năng hoàn trả tiền vay Thu nhập của họ chính là lãi suất Do đó,phân tích tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợcủa khách hàng
Ngoài ra còn nhiều nhóm người khác quan tâm tới thông tin tài chính củadoanh nghiệp Đó là các cơ quan tài chính, thuế, các nhà phân tích tài chính,những người lao động… bởi vì nó liên quan tới quyền lợi và trách nhiệm củahọ
Từ những vấn đề đã nêu ở trên cho thấy: phân tích tài chính doanh
Trang 20nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đểđánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyênnhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ranhững quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.
1.2.1.3 Tài liệu sử dụng trong phân tích
Khi tiến hành phân tích hoạt động tài chính, nhà phân tích cần thu thập
và sử dụng rất nhiều nguồn thông tin từ trong và ngoài doanh nghiệp Tuynhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp cóthể sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính gồm 4 loại sau
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Trong đó các báo cáo tài chính chủ yếu được sử dụng để phân tích làbảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưuchuyển tiền tệ
1.2.1.4.Phương pháp phân tích
* Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh
tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng Đó là phương pháp xem xét mộtchỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc Nội dung so sánh bao gồm:
a)Điều kiện so sánh
Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng (2 chỉ tiêu)
Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh được Đó là
sự thống nhất về mặt nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán,thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường
Trang 211.2.2.Nội dung đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1.Phân tích tình hình huy động vốn của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố tiên quyết và không thểthiếu được đối với sự hình thành và phát triển kinh doanh của Công ty Đểbiến các kế hoạch, chiến lược kinh doanh thành hiện thực và đạt được hiệuquả cao nhất theo mục tiêu đề ra thì đòi hỏi các nhà quản trị phải tổ chức tốtnguồn vốn của mình Việc phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp giúp ta biếtđược doanh nghiệp huy động vốn từ những nguồn nào, quy mô huy động vốntăng hay giảm, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là tự chủ hay phụ thuộc,đang có chiều hướng thay đổi như thế nào Việc quyết định cơ cấu nguồn vốn
là một vấn đề hết sức quan trọng trong chính sách tài chính của doanh nghiệp,bởi vì nó tác động tới khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu cũng như là yếu tốgây ra rủi ro tài chính cho doanh nghiệp
Trang 22Nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành Nợ phải trả và Vốn chủ
sở hữu
Nợ phải trả : phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo.
Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (nợngân sách, nợ ngân hàng, nợ người bán) về các khoản phải nộp phải trả haycác khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác
Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn
ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh Số vốn chủ
sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, vì vậy vốn chủ sở hữukhông phải là một khoản nợ
Để đánh giá thực trạng tài chính và tình hình biến động nguồn vốn củadoanh nghiệp ta sử dụng 2 chỉ tiêu:
- Số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện giá trị quy mô cácnguồn vốn mà doanh nghiệp đã, đang huy động, sử dụng để đảm bảo cholượng tài sản của doanh nghiệp trong họat động kinh doanh tính đến thờiđiểm lập báo cáo
Phân tích biến động nguồn vốn là so sánh tổng nguồn vốn và từng loạinguồn vốn giữa cuối kì và đầu năm Đối chiếu giữa cuối kì và đầu kỳ củatừng loại nguồn vốn, qua đó đánh giá xu hướng thay đổi của nguồn vốn
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là tỉ trọng từng nguồn vốnchiếm trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp đưa vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh các chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và cácnhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốnnhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệpcũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn
mà doanh nghiệp phải đương đầu
Trang 23Phân tích cơ cấu nguồn vốn được tiến hành bằng cách xác định tỷtrọng từng loại nguồn vốn chiếm trọng tổng nguồn vốn ở đầu kỳ và cuối kỳ.Sau đó so sánh tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu giữa cuối kỳ và đầu kỳ, qua đóđánh giá cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu Ngoài ra con quan tâm tớicác hệ số cấu trúc nguồn vốn:
về mặt tài chính của doanh nghiệp là kém
có đều được đầu tư bằng số vốn của mình
+ Hệ số nợ trên VCSH
Trang 24Trong phân tích cơ cấu nguồn vốn ta cũng chú ý đặc biệt đến tỷ suất tựtài trợ (còn gọi là tỷ suất vốn chủ sở hữu) Chỉ số này sẽ cho thấy mức độ
tự chủ của doanh nghiệp về vốn, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổngnguồn vốn.Tỷ suất này càng cao càng thể hiện khả năng tự chủ cao về mặttài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp tốt
1.2.2.2.Về tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty
Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ giá trị tài sản doanhnghiệp huy động và sử dụng cho hoạt động kinh doanh Quá trình kinh doanhcủa một doanh nghiệp diễn ra có thuận lợi hay không, có hiệu quả hay khôngphụ thuộc vào việc phân bổ và sử dụng vốn có hợp lí hay không Phân bổhợp lí sẽ dễ dàng cho việc sử dụng cũng như mang lại hiệu quả cao, cũngchính vì thế nhận xét khái quát về quan hệ cơ cấu và biến động cơ cấu trênbảng cân đối kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá kết cấu tài chínhhiện hành có biến động phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hay khôngThông thường ta sử dụng hai chỉ tiêu phân tích:
+ Chỉ tiêu quy mô bao gồm các chỉ tiêu tổng tài sản và các chỉ tiêu tài sảntrên bảng cân đối kế toán Thông qua đó đánh giá được quy mô, kết cấu đầu tưvốn, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp Từ đó, giúp chodoanh nghiêp xây dựng được một kết cấu vốn hợp lý với đặc điểm sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện tổng số vốnkinh doanh không thay đổi
Trang 25Phân tích biến động bằng cách so sánh tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sảngiữa cuối kỳ với đầu kỳ để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối Sau
đó căn cứ vào kết quả so sánh để đánh giá sự biến động của tổng tài sản nóichung và từng chỉ tiêu tài sản nói riêng
+ Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu: tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổngsản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng
Phân tích cơ cấu tài sản bằng cách xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu tàisản ở đầu kỳ và cuối kỳ So sánh tỷ trọng từng chỉ tiêu tài sản giữa cuối kỳ vàđầu kỳ để xác định chênh lệch Căn cứ vào kết quả xác định và kết quả sosánh để đánh giá cơ cấu phân bổ tài sản của doanh nghiệp
Khi phân tích cơ cấu tài sản cần chú ý đến tỷ suất đầu tư:
+Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn
+ Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Tỷ suất đầu tư vào tài sản = ───────── (1.6)
ngắn hạn Tổng tài sản
= 1- Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn (1.7)
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn phản ánh việc doanh nghiệp sử dụngbình quân một đồng vốn kinh doanh thì bỏ ra bao nhiêu đồng để đầu tư vàotài sản ngắn hạn
1.2.2.3.Về tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền
Việc phân tích này giúp ta thấy được sự thay đổi của nguồn tiền và sử
Trang 26dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong mộtthời kỳ nhất định giữa cuối kỳ và đầu kỳ, phân tích nguyên nhân và đề xuấtbiện pháp quản lý thích hợp Qua đó ta thấy được sự vận động của vốn bằngtiền, số tiền tăng giảm của doanh nghiệp trong kỳ được dùng vào việc gì vàcác nguồn phát sinh liên quan tới việc tăng giảm tiền, từ đó chủ động lập kếhoạch huy động và sử dụng vốn bằng tiền cho kỳ tới.
Việc phân tích có thể được thực hiện như sau:
- Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền: Sử dụng tiền
sẽ tương ứng với việc tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn Diễn biến nguồntiến tương ứng với việc tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản
- Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
nợ và hoàn trả nợ, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng, đề xuất các biệnpháp quản lý phù hợp
Phân tích tình hình công nợ có thể sử dụng chỉ tiêu :
- Quy mô công nợ: bao gồm các chỉ tiêu các khoản phải thu, phải trảtrên bảng cân đối kế toán
- Phản ánh mức độ chiếm dụng và tình hình quản trị nợ:
+ Hệ số các khoản phải thu
Các khoản phải thu
Hệ số các khoản phải thu = ──────────── (1.8)
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu
Trang 27+ Vòng quay nợ phải thu
Doanh thu thuần
Vòng quay nợ phải thu =────────────────────────(1.10)
Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân
+ Kỳ thu tiền bình quân
360
Kỳ thu tiền bình quân = ────────────── (1.11)
Vòng quay nợ phải thu
Vòng quay nợ phải thu và kỳ thu tiền bình quân phản ánh tốc độ luânchuyển các khoản phải thu của doanh nghiệp Vòng quay nợ phải thu cànglớn thì kỳ thu tiền càng ngắn, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu càngnhanh và ngược lại
+ Vòng quay khoản phải trả
Trị giá hàng mua vào
Vòng quay khoản phải trả = ──────────────────────(1.12)
Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân
Trang 28+ Kỳ trả nợ bình quân
360
Kỳ trả nợ bình quân = ─────────────── (1.13) Vòng quay khoản phải trả
Vòng quay khoản phải trả và kỳ trả nợ bình quân phản ánh tốc độ luânchuyển các khoản phải trả của doanh nghiệp
Việc phân tích tiến hành bằng cách tiến hành so sánh các chỉ tiêu giữa kỳphân tích và kỳ gốc Căn cứ vào độ lớn và kết quả so sánh để đánh giá tìnhhình chiếm dụng vốn và tình hình quản trị nợ của doanh nghiệp
1.2.2.4.2.Về khả năng thanh toán
Tình hình tài chính được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu tài chính
về khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanhnghiệp là khả năng chuyển đổi các tài sản của doanh nghiệp thành tiền để thanhtoán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp Sự thiếu hụt vềkhả năng thanh khoản có thể đưa doanh nghiệp tới tình trạng không hoànthành nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đúng hạn và có thể phảingừng hoạt động Do đó cần chú ý đến khả năng thanh toán của doanhnghiệp Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Trang 29+ Hệ số = 1: Chứng tỏ tài sản ngắn hạn vừa đủ để thanh toán nợ ngắnhạn Điều này có thể có lợi bởi doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanhtoán nợ ngắn hạn đồng thời cũng duy trì được khả năng kinh doanh.
+ Hệ số > 1: thể hiện khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp thừakhả năng để trả các khoản nợ ngắn hạn Nhưng nếu hệ số >1 quá nhiều thìhiệu quả kinh doanh sẽ kém đi vì đó là hiện tượng ứ đọng vốn lưu động
+ Hệ số < 1: thể hiện khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp cònthấp, và nếu hệ số < 1 quá nhiều thì doanh nghiệp vừa không thanh toán được
nợ ngắn hạn, mất uy tín với chủ nợ, lại vừa không có tài sản dự trữ cho kinhdoanh
Nếu tỷ số thanh toán hiện thời cao điều đó có nghĩa là công ty luônsẵn sàng thanh toán các khoản nợ Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện thờiquá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vàotài sản ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệuquả Một công ty nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có chỉ số thanh toánhiện hành cao, mà ta đã biết hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền,nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất Vì thế trong nhiều trườnghợp, tỷ số thanh toán hiện thời không phản ánh chính xác khả năng thanhtoán của công ty
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Trang 30Tiền và tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán = ──────────── (1.16)
tức thời Nợ ngắn hạn
Hệ số này rất có ích trong việc đánh giá khả năng thanh toán của doanhnghiệp trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, khi hàng tồn kho không tiêu thụđược và các khoản nợ phải thu khó thu hồi
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Hệ số khả năng thanh toán = ────────────── (1.17)
lãi vay Lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thếnào, đem lại 1 khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp tiền lãi vay haykhông
Việc phân tích khả năng thanh toán tiến hành bằng cách so sánh các chỉtiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc Căn cứ vào độ lớn và kết quả so sánh đểđánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp
1.2.2.5.Về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Việc phân tích hiệu suất vốn kinh doanh nhằm đánh giá công tác phân
bổ, quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hiệu quả hay không,hiệu suất sử dụng vốn có phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh haykhông Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lườngnăng lực quản lý và khai thác mức độ hoạt động của tài sản hiện có bao gồm:
Số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho = ───────────────── (1.18) Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Trang 31Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ hàng tồn kho luân chuyển bao nhiêuvòng, phản ánh tôc độ luân chuyển hàng tồn kho Chỉ tiêu này phụ thuộc vàođặc điểm ngành kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp.
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
- Số vòng quay nợ phải thu
Doanh thu bán hàng
Số vòng quay nợ phải thu = ────────────── (1.20)
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ nợ phải thu luân chuyển bao nhiêu vòng,phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp
- Kỳ thu tiền trung bình
360
Kỳ thu tiền trung bình = ────────────── (1.21)
Số vòng quay nợ phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng củadoanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng.Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càngnhỏ và ngược lại Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn và kỳ thu tiềnbình quân càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh,khả năng thu hồi nợ nhanh, hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp được thuận lợi hơn về nguồn tiền
Trang 32trong thanh toán.
- Số vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần trong kỳ
Số vòng quay vốn lưu động = ──────────────(1.22)
Vốn lưu động bình quân
Vòng quay vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động bình quântham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcàng cao Muốn làm được điều này cần rút ngắn chu kỳ sản xuất kinhdoanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Số ngày trong kỳ phân tích
Kỳ luân chuyển vốn lưu động = ────────────── (1.23)
Số vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được mộtvòng Vòng quay vốn lưu động càng nhiều thì kỳ luân chuyển vốn lưu độngcàng ngắn, tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh và ngược lại
- Vòng quay tài sản( Vòng quay tổng vốn)
Trang 33Doanh thu thuần Vòng quay tài sản = ────────────── (1.25)
Tổng tài sản
Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong 1 kỳquay được bao nhiêu vòng Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khảnăng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần đượcsinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư Vòng quay càng lớn hiệu quả sửdụng vốn càng cao
Việc phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tiến hành bằng cách sosánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc Căn cứ vào độ lớn và kết quả
so sánh để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.2.6.Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
(Khả năng sinh lời)
Các hệ số hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh là thước đo phản ánh khảnăng sinh lời của doanh nghiệp Khả năng sinh lời là mối quan tâm của hàngđầu của mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường Vì nó ảnh hưởng tới lợi íchcủa tất cả các bên, là động cơ kinh doanh và là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại,phát triển bền vững Các chỉ tiêu sinh lời rất được các nhà quản trị tài chínhquan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt độngsản xuát kinh doanh trong một kỳ nhất định, đây là đáp số sau cùng củahiệu quả kinh doanh và còn là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạchđịnh đưa ra quyết định tài chính trong tương lai Bao gồm:
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = ────────────── (1.26)
trên doanh thu Doanh thu thuần trong kỳ
Tỷ suất này thể hiện trong một trăm đồng doanh thu mà doanhnghiệp thu được trong kì có bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này phản
Trang 34ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp Chỉ tiêu này nóichung càng cao càng tốt tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào ngành nghề kinhdoanh cụ thể của doanh nghiệp.
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tỷ suất sinh lời kinh tế = ────────────── (1.27)
của tài sản Vốn kinh doanh bình quân
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = ──────────────── (1.28)
trên vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ có khảnăng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng lớn thểhiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao và ngược lại
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ( ROE)
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận vốn = ──────────────── (1.29)
chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào kinh doanhtạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế Nó phản ánh trình độ quản trị doanh thu,chi phí, trình độ quản trị tài sản , nguồn vốn của doanh nghiệp
Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tiến hành bằng cách sosánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc Căn cứ vào độ lớn và kết quả
so sánh để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.2.7 Hệ số phân phối lợi nhuận
Trang 35* Hệ số giá trên thu nhập ( hệ số P/E)
Chỉ tiêu này phản ánh nhà đầu tư hay thị trường trả giá bao nhiêu cho mộtđồng thu nhập hiện tài của công ty
Giá thị trường một cổ phần
Hệ số giá trên thu nhập = ───────────── (1.33)
Thu nhập một cổ phần
* Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách ( Hệ số M/B)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị sổ sáchmột cổ phần của công ty
Giá thị trường một cổ phần
Hệ số M/B = ───────────── (1.34)
Giá trị sổ sách một cổ phần
Trang 361.2.2.9 Về tình hính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh là kết quả đạt được cuối cùng của quá trình sảnxuất kinh doanh, có ảnh hưởng tới chính sách phân phối lợi nhuận, thể hiệnsức mạnh tài chính của doanh nghiệp Qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích đánh giá tình hình thựchiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tưhàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kếtquả kinh doanh sau một chu kỳ.Từ đó, đánh giá xu hướng phát triển củadoanh nghiệp qua các kì khác nhau
Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hànhthông qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước Dựa vào việc so sánh
cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳtrước, năm này với năm trước Đồng thời, phân tích các chỉ tiêu phản ánhmức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 37CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CÔNG TY
TNHH THÀNH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển
2.1.1.1 Tên, địa chỉ công ty
Tên đơn vị : Công ty TNHH Thành Bình
Tên viết tắt : Công ty TNHH Thành Bình
Đăng ký kinh doanh số : 0302000512
Mã số thuế : 0500435802
Trụ sở : Thôn Vĩnh Lộc – xã Phùng Xá – huyện Thạch Thất – tỉnh HàTây (cũ) nay thuộc thành phố Hà Nội
Kỳ kế toán năm ( bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 )
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệpViệt Nam ban hành kèm theo quyết định 48/2006/ QĐ-BTC ngày 14/09/2006của Bộ Tài Chính
Hình thức kế toán: Nhật ký chung
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Thực hiện đường lối đổi mới của đảng và nhà nước từ cơ chế kinhdoanh bao cấp sang cơ chế thị trường để khuyến khích mọi thành phần kinh tế
Trang 38tự bỏ vốn tạo lập nghề ngiệp kinh doanh và nhà nước sẽ hỗ trợ vốn cho cáccông ty nhằm phát huy nội lực,khai thác mọi tiềm năng sẵn có trong nhân dânvào sản xuất kinh doanh thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nôngthôn và nhờ vào đó mà cơ sở sản xuất Thành Bình đã mở rộng quy mô đểthành lập công ty
Công ty TNHH Thành Bình được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 2003giấy phép kinh doanh số 0302000512 dược sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà tâpcấp (nay là thành phố Hà Nội)
Công ty TNHH Thành Bình có tiền thân là cơ sở sản xuất Thành Bìnhvới nghành nghề chính là chuyên sản xuất các mặt hàng từ sắt thép…đượccấp giấy phép kinh doanh năm 1993
Năm 2000, nhờ huy động được thêm nguồn vốn mới từ tổ chức tíndụng và ngân hàng thương mại, cơ sở sản xuất Thành Bình đã mở rộng thêmcác mặt hàng sắt thép và các sản phẩm phục vụ xây dựng _ lĩnh vực kinhdoanh cần lượng vốn tương đối lớn.Sau 3 năm SXKD đạt được hiệu quả nhấtđịnh, chủ cơ sở sản xuất Thành Bình đã quyết định thành lập công ty TNHH
để thuận lợi cho việc kinh doanh của mình
Từ năm 2003 đến năm 2007, công ty không ngừng nỗ lực tìm kiếm thịtrường tiêu thụ, đẩy mạnh kinh doanh, cải tiến mặt hàng, nâng cao chất lượngsản phẩm, dịch vụ ,tăng cường công tác Marketing nhằm quảng bá sản phẩm,hình ảnh công ty, xây dựng đội ngũ nhân viên tiếp thị giới thiệu sản phẩm tớitừng khách hàng, doanh nghiệp, tạo cho khách hàng niềm tin về chất lượng vàdịch vụ của sản phẩm Những thành công trong quá trình hình thành và pháttriển sẽ là động lực to lớn, tạo đà cho Công ty vững bước vào giai đoạn mới.Bên cạnh đó Công ty cũng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quýbáu từ thực tế hoạt động
Trang 39- Từ năm 2007 đến năm 2010: Mặc dù chịu ảnh hưởng khá rõ nét củacuộc khủng hoảng tài chính , thị trường tiền tệ, lạm phát trên thế giới nóichung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng Nhưng tình hình kinh doanh củacông ty vẫn khá ồn định, doanh thu tăng nhanh.
- Từ 2010 đến nay : Với ý thức không ngừng vươn lên, việc ra quyếtđịnh tài chính đúng đắn, sự lãnh đạo tài tình của ban giám đốc và thực hiệncác chính sách tài chính một cách nhất quán của toàn thể cán bộ công nhânviên Công ty Đến nay công ty đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ rộngkhắp, trong và ngoài khu vực, xây dựng được các cửa hàng bán buôn , bán lẻ,đại lý cung cấp sản phẩm của Công ty tới các doanh nghiệp, dự án có nhu cầu
về sản phẩm Tuy nhiên chịu ảnh hưởng của nền kinh tế vi mô và vĩ mô nêntình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của Công ty có sự biến động không
hề nhẹ
- Lấy phương châm “Khách hàng là thượng đế”, Công ty luôn đảm bảochất lượng sản phẩm, tạo niềm tin, giữ chữ tín và thỏa mãn tốt nhất nhu cầucủa khách hàng, gắn liền với tiêu thụ nên sản phẩm bán ra ngày càng tăng
Từ năm thành lập công ty đến nay công ty đều đạt được huân chương laođộng hạng nhất của địa phương và nhiều khen thưởng khác
Vốn điều lệ : 5000.000.000 (Bằng chữ : Năm tỷ đồng chẵn )
Các thành viên và tỷ lệ góp vốn trong công ty
Họ và tên :Chu Văn Thành Giới tính :Nam
Giá trị góp vốn :3500.000.000 ( Ba tỷ năm trăm triệu đồng chẵn )
Trang 402.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ công ty
Nhiệm vụ:
- Tăng cường công tác quản trị tài chính nhằm nâng cao giá trị doanh
nghiệp
- Công ty chú trọng xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, tạo điều
kiện giúp mỗi cá nhân phát huy hết năng lực của mình Song song đó, công tythực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực giỏi và chính sách đào tạo độingũ nhân viên vững mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, ngày càng kiện toàn bộmáy làm việc Công ty có chế độ đãi ngộ xứng đáng với tất cả cán bộ côngnhân viên đã góp phần tạo nên bước tiến vững vàng cho công ty trên thịtrường
- Luôn luôn phấn đấu và nỗ lực hết sức mình để sản xuất và cung cấp
những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng
- Tăng cường công tác Marketing nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm
để hình ảnh công ty ở trong tâm trí khách hàng-
-Thực hiện an sinh xã hội
2.2.2.2 Ngành nghề kinh doanh
BẢNG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH