Bình
Việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Nó sẽ giúp nhà quản trị đưa ra những hướng giải quyết hợp lý tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.Trên cơ sở đó doanh nghiệp nào nắm bắt và áp dụng đúng một cách linh hoạt sẽ mang lại kết quả cao.
Với mỗi một doanh nghiệp thì khả năng tài chính khác nhau, vấn đề đặt ra là đi sâu vào phát huy khả năng tài chính nào sẽ có tác dụng cụ thể và đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh,phù hợp với điều kiện vốn có của doanh nghiệp.Từ đó có những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này kết hợp với việc tìm hiểu thực tế, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và tình hình tài chính của doanh nghiệp nói riêng,với vốn kiến thức và thời gian còn hạn chế em xin mạnh dạn đề xuất 1 số nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty
3.2.1. Điều chỉnh cơ cấu tài chính 3.2.1.1. Về cơ cấu tài sản
- Cân nhắc điều chỉnh lượng hàng tồn kho sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Năm 2013 lượng hàng tồn kho đạt 42,825 triệu đồng , tăng 23,885
triệu đồng tương ứng 126.1% so với 2012, cho nên doanh nghiệp cần kiểm kê, đánh giá lại lượng hàng tồn kho, giảm bớt dự trữ hàng tồn kho nhằm giảm chi phí bảo quản, chi phí lưu kho, tránh hao hụt, mất mát, và đặc biệt là làm tăng tốc độ luân chuyển của vốn , tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm được các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng. Muốn giảm được lượng hàng tồn kho công ty cần quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả công tác Marketing, chú trọng chính sách bán hàng, thương xuyên theo dõi tình hình xuất nhập tồn nguyên vật liệu. Kiểm tra đánh giá những thành phẩm hàng hóa không còn khả năng sinh lời để tiến hành thanh lý nhằm tận dụng nguồn vốn sử dụng cho mục đích khác.
Tính toán thực hiện giải pháp:
Sau khi áp dụng các chiến lược, chính sách bán hàng, chính sách chiết khấu cho khách hàng, doanh nghiệp nhận được nhiều hơn các hơn đặt hàng làm cho hàng tồn kho giảm.
BẢNG 2.16. DỰ KIẾN KẾT QUẢ GIẢI PHÓNG HÀNG TỒN KHO
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Giá trị
Hàng tồn kho tiêu thụ được 20,824
Giá vốn hàng bán 17,700
Chi phí quảng cáo, chiết khấu 1,065
Lợi nhuận thu được 1,648
Lợi nhuận thu được sau khi thực hiện giải pháp:
Do kỳ luân chuyển của hàng tồn kho là 60 ngày nên công ty tiết kiệm khoản chi phí lãi vay trong 2 tháng là:
1,648 × 12% × 2/12 = 33 (triệu đồng)
Như vậy tổng lợi nhuận thu được sau khi thực hiện giải pháp: =1,648 + 33 = 1681 (triệu đồng)
BẢNG 2.17. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Chỉ tiêu Trước thực hiện Sau thực hiện Chênh lệch Doanh thu 193,190 214,014 20,824 Giá vốn 183,805 201,505 17,700 Lợi nhuận 1,300 2,981 1,681 Hàng tồn kho bình quân 30,882 20,469 10,413 Số vòng quay hàng tồn kho 6 10.5 4.5
Như vậy sau khi giả phóng bớt lượng hàng tồn kho làm cho doanh thu tăng 20,824 triệu đồng, lợi nhuận thu được tăng 1,681 triệu đồng.
- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ: Năm 2013, khoản phải thu khách hàng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn làm cho hiệu quả sử dụng tài sản giảm đi. Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá nhiều, để bù đắp doanh nghiệp đã tăng vay nợ, làm tăng chi phí tài chính, rủi ro tài chính cho công ty, ảnh hưởng không tốt tới tình hình kinh doanh của công ty. Vì Vậy doanh nghiệp cần:
+Lập kế hoạch thu hồi nợ và vốn để trả các khoản vay ngân hàng để giảm chi phí lãi vay đồng thời tăng khả năng tự chủ tài chính
+ Xây dựng chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng, trong đó quy định chi tiết về thời hạn bán chịu, tỷ lệ chiết khấu thanh toán, tiền phạt khi khách hàng quá hạn mà không thanh toán. Tuy nhiên doanh nghiệp cần sử dụng chính sách này một cách mềm dẻo, linh hoạt, nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với khách hàng.
+ Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp
- Xác định mưc dự trữ tiền tối thiểu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp. Chủ động lập và thực hiên kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm
Năm 2013 khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp là 12,715 triệu đồng. Giả sử sau khi thực hiện giải pháp, công ty thu hồi đươc 35% số nợ tương ứng với 35% × 12,715 = 4,450 triệu đồng. Bên cạnh đó sẽ phát sinh các chi phí của công tác thu hồi công nợ
Chi phí chiết khấu cho khách hàng thanh toán sớm : 20 triệu đồng Chi phí khen thưởng nhân viên: 3 triệu đồng
Chi phí khác: 5 triệu đồng
Như vậy tổng chi phí phát sinh là: 20+5+3 = 28 triệu đồng Số tiền thực thu là: 4450-28 = 4422 triệu đồng
BẢNG 2.18. TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU SAU GIẢI PHÁP
Chỉ tiêu Trước thực hiện Sau thực hiện Chênh lệch Các khoản phải
thu (triệu đồng) 12,715 8,293 4,422
Tiền và tương đương tiền (triệu đồng)
1,016 5,438 4,422
Vòng quay khoản
Như vậy sau khi thực hiện giải pháp các khoản phải thu giảm đi còn 8,293 triệu đồng, tiền mặt tăng lên 5,438 triệu đồng, vòng quay khoản phải thu tăng len làm kỳ thu tiền bình quân giảm và làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng vốn.
3.2.1.2. Về cơ cấu nguồn vốn
- Xây dựng cơ cấu nguồn vốn tối ưu, cân đối lại cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp, quản lý sử dụng vốn hiệu quả hơn. Năm 2013, doanh nghiệp tăng vay nợ để đáp ứng yêu cầu mở rộng kinh doanh, làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp, khiến cho doanh nghiệp mất khả năng tự chủ , phụ thuộc vào bên ngoài. Vì vậy doanh nghiệp cần:
+Giảm các khoản vay ngắn hạn để chủ động hơn về mặt tài chính, giảm chi phí lãi vay.
+ Lập kế hoạch trả lãi định kỳ và hoàn trả gốc trong một thời hạn nhất định
+ Linh hoạt trong huy động nguồn vốn, khai thác triệt để nguồn vốn chiếm dụng một cách thường xuyên, giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Để tận dụng triệt để nguồn tài trợ này thì doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đầu tư đung hướng, tiết kiệm, mở rộng thị trường sản phẩm.
+ Tăng lợi nhuận để lại để tái đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tự chủ, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.
+ Để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty có thể giảm nợ ngắn hạn thay bằng nợ dài hạn. Mặc dù chi phí vay dài hạn cao hơn chi phí vay ngắn hạn, có thể ảnh hưởng tới tình hình tài chính công ty. Tuy nhiên nếu xét trong dài hạn thì việc vay dài hạn có thể chấp nhận được. Công ty có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng thu nhập của doanh nghiệp, đồng thời có kế hoạch trả dần khoản nợ ngắn hạn.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh
-Tằng cương công tác quản trị, kiểm soát chi phí: Qua phân tích ở trên, Năm 2013 đạt 183,805 triệu đồng tăng mạnh 84,369 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 84.85% Chi phí tài chính cũng chính là chi phí lãi vay của Công ty . Năm 2013 đạt 4,220 triệu đồng tăng 3,651 triệu đồng so với năm 2012 ,tương ứng với tỷ lệ tăng 582.1%. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2013 đạt 3,454 triệu đồng tăng 2,480 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với 254.56%. Là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận doanh nghiệp giảm sút, vì vậy công ty cần kiểm soát tốt các chi phí trên.
+ Đối với chi phí quản lý kinh doanh: chủ yếu là chi phí môi giới, hoa hồng, chiết khấu cho người bán, điện, nước, chi phí vận chuyển…chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí kinh doanh của công ty.Để sử dụng chi phí này hiệu quả công ty cần đưa ra chính sách hoa hồng hợp lý, định hướng cụ thể đối với từng khách hàng mục tiêu, rà soát kiểm tra, loại bỏ những khoản chi không đúng mục đích.
+ Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh để xác định trọng điểm quản lý. Thường xuyên theo dõi, phân tích chi phí để phát hiện kịp thời những chi phí vượt định mức để có biện pháp điều chỉnh thích hợp .
+Thường xuyên theo dõi tình hình thị trường để nắm được những biến động giá cả nguyên vật liệu, yếu tố đầu vào, so sánh giá bán của công ty với đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra mức giá bán hợp lý nhất sao cho giá vốn là thấp nhất, và doanh thu đạt được là cao nhất
+ Giảm bớt các khoản vay ngắn hạn, nhằm giảm chi phí tài chính. Xác định nhu cầu dự trữ hàng tồn kho cần thiết, tránh gây ứ đọng thất thoát vốn, nhằm giảm bớt chi phí lưu kho, chi phí tài chính.
-Nâng cao doanh thu và lợi nhuận: năm 2013, doanh thu tăng nhưng tăng tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí, cho thấy việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp không hiệu quả, là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp giảm sút, đồng thời do trình độ của các cán bộ nhân viên còn hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận ròng giảm. Vì vậy ta cần đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện tình hình trên:
+Tìm hiểu, phân loại khách hàng, tùy theo mức độ uy tín của từng khách hàng, công ty nên sử dụng chính sách tín dụng của mình một cách linh hoạt, đông thời áp dụng chính sách chiết khấu trong thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn.
+ Xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, am hiểu về sản phẩm, có thể tư vấn cho khách hàng, có khả năng tư vấn và nghiên cứu thị trường.
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường tìm kiếm, quảng cáo, tiếp thị và quảng bá hình ảnh công ty và sản phẩm của công ty tới khách hàng
+ Tăng cường công tác Marketing
+ Tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư kinh doanh mới, thúc đẩy khả năng sáng tạo cho nhân viên và đội ngũ lãnh đạo để tìm ra những bước đi mới, tạo sự ổn định trong kinh doanh, luôn chủ động trước những biến động của thị trường, tránh những tổn thất không đáng có và đem lại lợi nhuận cho công ty
- Đào tạo đội ngũ lao động
3.2.3. Hạn chế rủi ro thanh toán
- Tăng lượng vốn bằng tiền lên một mưc đọ thích hợp để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt
- Lập kế hoạch và theo dõi tình hình các khoản phải thu khách hàng. Kiểm soát nợ phải thu đối với từng khách hàng.
-Xác định trọng tâm quản lý và có chính sách thu hồi nợ trong từng thời kỳ cho từng khách hàng
- Thực hiện các biện pháp phong ngừa rủi ro như trich lập các khoản phải thu khó đòi
3.2.4. Nâng cao khả năng sinh lời hay hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Nâng cao khả năng sinh lời bằng cách tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí một tối đa. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng, quảng cáo, tiếp thị, quảng bá hình ảnh công ty cũng như chất lượng sản phẩm của công ty tới khách hàng. Sử dụng tốt dịch vụ hậu mãi nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giao tiếp tốt, am hiểu về sản phẩm và tư vấn cho khách hàng về sản phẩm của công ty. Đồng thời kiểm soát, theo dõi chặt chẽ các khoản chi phí.
- Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách giải phóng bớt hàng tồn kho dự trữ, giảm khoản phải thu khách hàng bằng cách thắt chặt chính sách tín dụng, đồng thời sử dụng tiết kiệm, tận dụng năng lực sản xuất hiện có.
- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ làm kỳ thu tiền bình quân giảm đi, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thu hồi được tiền bán hàng, tránh tình trạng mất vốn, giảm chi phí sử dụng vốn
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp 3.3.1. Đối với doanh nghiệp
Để cải thiện tình hình tài chính công ty, ngoài việc thực hiện các giải pháp trên công ty cần hoàn thiện bộ máy quản lý của mình, không ngừng nâng cao tay nghề chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Công ty có thể thực hiện một số chính sách sau:
- Bồi dưỡng cử các lãnh đạo đi học tập và nâng cao trình độ quản lý. Công ty cũng chú trọng tới công tác bán hàng, sử dụng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, có khả năng giao tiếp tốt, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Mở rộng thị trường trên địa bàn và ngoài khu vực. Nhờ nằm ở vị trí thuận lợi, trọng điểm của các khi công nghiệp lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Doanh nghiệp cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp mặt khách hàng, lấy ý kiến khách hàng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, quảng bá hình ảnh công ty, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng tạo điều kiện tăng doanh thu.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh mới nhằm tận dụng hết năng lực sẵn có. - Thường xuyên phân tích và cân đối tình hình tài chính.
- Xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có sự bố trí hợp lý về nhân sự, sắp xếp vị trí công việc phù hợp với năng lực chuyên môn, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban.
- Luôn quan tâm, chăm lo tới đời sống công nhân viên, chế độ khen thưởng công bằng minh bạch.
3.3.2. Đối với Nhà Nước
- Nhà Nước và các cơ quan chức năng phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ, nhịp nhàng.
- Ban hành chính sách pháp luật rõ ràng, nhất quán, không chồng chéo, công bằng, tạo sự bình đẳng trong cạnh trang giữa các doanh nghiệp.
- Đưa ra các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước phát triển, tăng trưởng tốt hơn.
3.3.3. Đối với Ngân hàng
Để giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn hiệu quả Ngân hàng phải có các chính sách nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn.
- Đơn giản hóa thủ tục vay vốn, tăng số tiền vay và thời hạn vay phù hợp với tiêu chuẩn kinh doanh
- Linh hoạt trong việc cho vay vốn, căn cứ vào hoạtj động cũng như mức đọ tín nhiệm, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cho vay
- Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường đầu tư vào con người cùng với đơn giản hóa thủ tục, quy trình cho khách hàng. Đây là cách để ngân hàng tạo ra giá trị cho khách hàng thay vì chỉ cạnh tranh bằng lãi suất.
KẾT LUẬN
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay đánh giá chung về tình hình tài chính Công ty là một đề tài sâu rộng . Vì vậy để phân tích đòi chúng ta phải nhìn nhận từ tổng thể đến chi tiết của từng vấn đề thì mới có thể tổng hợp được các thông tin và thấy rõ được thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Hay nói cách khác, phân tích tài chính giúp ta nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về mặt tài chính thông qua hiệu quả tài chính và rủi ro tài chính của doanh nghiệp; tìm hiểu và làm rõ các nguyên của tình hình. Từ những cơ sở đó đề xuất biện pháp cải