Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH thành bình (Trang 102 - 108)

2.3.2.1. Về cơ cấu tài chính

* Về cơ cấu tài sản

- Lượng dự trữ hàng tồn kho khá cao làm cho chi phí quản lý và các chi phí cơ hội của Công ty cao. Nguyên nhân là do chiến lược mở rộng hoạt động SXKD của Công ty. Nhưng phương thức này lại rất mạo hiểm, chi phí quản lý, lưu kho lớn, nhà quản lý cần cân nhắc về những rủi ro mà Công ty có thể gặp phải với thu nhập đạt được để có lợi nhuận cao nhất

- Chính sách tín dụng chưa đem lại hiệu quả như mong đợi, thời gian thu hồi nợ dài và lượng tín dụng cấp cho khách hàng lớn tăng chi phí sử dụng vốn của công ty, giảm lợi nhuận. Nguyên nhân là do Các khoản phải thu ngắn hạn: chủ yếu là các khoản thu của khách hàng. Năm 2013 phải thu khách hàng đạt 12,715 triệu đồng, tăng 11,914 triệu đồng tương ứng 1488.25%. Nguyên nhân là do Công ty đã áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu. Tuy nhiên để thực hiện chính sách này, Công ty cần cân nhắc rất kỹ lưỡng về các khoản chi phí quản lý nợ, đặc biệt là khả năng thanh toán của khách hàng.

- Vốn bằng tiền của công ty khá thấp và có xu hướng giảm làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán tức thời, bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh.

*Về cơ cấu nguồn vốn

Hệ số nợ quá cao, hệ số vốn chủ sở hữu thấp. Nợ phải trả chiếm trên 90% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, chủ yếu là nợ ngắn hạn, làm cho doanh nghiệp mất khả năng tự chủ về tài chính, phụ thuộc vào bên ngoài, luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối mặt với rủi ro vỡ nợ

-Vay ngắn hạn: trong năm 2013 tăng 8,064 triệu đồng, tương ứng với 63.7% ,chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả, đây là nguyên nhân dẫn đến việc tăng mạnh của chi phí lãi vay. Là do năm 2013, công ty tập trung đầu tư dự trữ hàng tồn kho, mở rộng quy mô kinh doanh.

- Các khoản chiếm dụng cũng tăng đặc biệt là chiếm dụng của nhà cung cấp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ phải trả. Do doanh nghiệp luôn thanh toán đúng hạn, được nhà cung cấp tin tưởng, nên nhà cung cấp đã cấp tín dụng cho doanh nghiệp

- Vốn chủ sở hữu giảm là do lợi nhuận giảm. Nguyên nhân sâu xa đó chính là hiệu quả sử dụng chi phí giảm.

- Chi phí sản xuất kinh doanh tăng nhanh và cao. Nguyên nhân do công tác quản trị chi phí, việc không kiểm soát tốt chi phí dẫn tới việc lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm sút, không đạt được kết quả như mong đợi. Giá vốn hàng bán tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính tăng nhanh. Giá vốn hàng bán tăng là do trong năm doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu kéo theo sự tăng lên của giá bán. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chủ yếu do tăng tiền điện, nước, lương nhân viên…Chi phí tài chính tăng là do 2013 Công ty mở rộng quy mô kinh doanh, huy động thêm được nguồn vốn vay lớn, làm chi phí lãi vay tăng

- Lợi nhuận sau thuế còn thấp và có xu hướng giảm làm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giảm. Nguyên nhân là do công tác quản trị chi phí của doanh nghiệp còn yếu kém.

-Trang thiết bị, máy móc được đầu tư đầy đủ nhưng do lạc hậu và do trình độ năng của một số công nhân còn bị hạn chế, sử dụng chưa đúng quy cách dẫn đến tình trạng hỏng hóc làm gián đoạn, chậm quá trình sản xuất đồng thời tăng chi phí sản xuất sửa chữa, sản xuất và làm giảm lợi nhuận ròng

- Chất lượng của một số cán bộ công nhân viên còn yếu, khả năng suy đoán, nắm bắt nhu cầu thị trường trong giai đoạn nền kinh tế biến động lien tục của đội ngũ lãnh đạo còn bị hạn chế

2.3.2.3. Về tình hình thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp có xu hướng giảm, đặc biệt là khả năng thanh toán lãi vay và khả năng thanh toán tức thời của công ty còn thấp. Nguyên nhân là do doanh nghiệp giảm dự trữ vốn bằng tiền, tránh tình trạng ứ đọng vốn, song điều này dẫn đến mất khả năng thanh toán tức thời cho các nhà cung cấp của Công ty. Do doanh nghiệp vay nợ quá nhiều làm tăng chi phí lãi vay, tốc độ tăng của lợi nhuận không theo kịp tốc độ tăng của chi phí lãi vay, làm tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp

2.3.2.4. Về hiệu quả sử dụng vốn

-Khả năng sinh lời giảm do hệ số chi phí tăng, công tác quản trị chi phí còn kém, chưa hiệu quả.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm, vòng quay vốn lưu động giảm, số ngày 1 vòng quay vốn lưu động tăng lên làm tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm. Nguyên nhân là do doanh nghiệp tăng dự trữ hàng tồn kho, nới lỏng chính sách tín dụng nhằm mở rộng quy mô kinh doanh.

- Kỳ thu tiền bình quân tăng cho thấy công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp chưa tốt, do doanh nghiệp mở rộng chính sách bán hàng

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THÀNH BÌNH

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội

- Năm 2013:

Được thành lập trong giai đoạn nền kinh tế đang từng bước đổi mới và phát triển, các ngành công nghiệp, xây dựng ngày càng được chú trọng hơn, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013 cũng rất bất ổn. CPI 8 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 3,53% so với tháng 12/2012, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của DN, do hoạt động kém hiệu quả của DN lẫn hệ thống ngân hàng thương mại. Điều nay dẫn đến việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng gặp khó khăn. Nền kinh tế suy thoái đang trong giai đoạn hồi phục, thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian dài đã kéo theo nhiều hệ lụy, tỷ lệ lạm phát ngày tăng làm cho hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào tăng theo, trong khi giá thành sản phẩm tăng không đáng kể bởi vậy làm cho lợi nhuận của công ty giảm sút. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh sắt thép ngày càng tăng cùng với chính sách mở cửa, hội nhập làm cho công ty đã phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, sự canh tranh sẽ ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự biến động của thị trường tiền tệ, sự phát triển của thị trường chứng khoán khiến cho lãi suất vay ngân hàng tăng cao, làm cho chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng. Giá các mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng lên trong thời gian sắp tới làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.

- Năm 2014:

Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Có thể dự báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%, nhu cầu tôn sắt tăng

nhưng không nhiều, chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư công. Nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin của thị trường. Tôn sắt thép là sản phẩm công nghiệp đầu vào quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp – xây dựng của Việt Nam. Tuy nhiên, hai ngành hiện đang gặp nhiều khó khăn: sản lượng tăng chậm, tồn kho lên cao, nhiều doanh nghiệp phải giảm sản lượng, tạm dừng sản xuất hoặc phá sản. Từ năm 2013 và bước sang năm 2014, trong bối cảnh tái cấu trúc và phục hồi kinh tế sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, bức tranh sản xuất kinh doanh của ngành đang sáng dần lên.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển

Năm 2013, công ty đã duy trì và giữ vững được hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường hết sức khó khăn. Tuy nhiên các chỉ tiêu về kế hoạch kinh doanh còn chưa đạt được như mong đợi. Để xây dựng công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh sắt thép trong khu vực. Công ty đã vạch ra một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014 như sau:

- Sản lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 5% so với năm 2013, đạt 75.000 tấn. Doanh thu bán hàng đạt 300,000 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2,500 triệu đồng.

- Tăng cường nguồn vốn, mở rộng quy mô kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu.

- Nhân lực là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của công ty.

- Xây dựng công ty ngày càng vững mạnh, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

-Tính toán hợp lý giá thành hàng hoá, tìm kiếm thêm nhà cung cấp đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty

-Chuyển dịch cơ cấu của công ty theo hướng đa năng, đa dạng hoá sản phẩm, nhằm đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cho công ty

- Hoàn thiện cấu trúc quản lý và hoạt động công ty.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH thành bình (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w