Đánh giá thực trạng tài chính công ty TNHH Thành Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH thành bình (Trang 59)

2.2.1. Về tình hình huy động vốn của Công ty

2.2.1.1. Tình hình nguồn vốn Công ty

BẢNG 2.5. BẢNG CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Cuối kỳ Đầu kỳ Chênh lệch

Số

tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng A- Nợ phải trả 57,469 90.83% 20,572 77.67% 36,897 179.36% 13.16% I. Nợ ngắn hạn 57,469 100.00% 20,572 100.00% 36,897 179.36% 0.00% 1. Vay ngắn hạn 20,723 36.06% 12,659 61.54% 8,064 63.70% -25.48% 2.Phải trả cho người bán 8,476 14.75% 8,476 14.75% 4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 20,102 34.98% 20,102 34.98% 5. Phải trả người lao động 180 0.31% 90 0.44% 90 100.00% -0.12%

7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 7,988 13.90% 7,823 38.03% 165 2.11% -24.13% II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu 5,800 9.17% 5,913 22.33% -113 -1.91% -13.16% I.Vốn chủ sỏ hữu 5,800 100.00% 5,913 100.00% -113 -1.91% 0.00% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4,500 77.59% 4,500 76.10% 0 0.00% 1.48% 7. Lợi nhuận

sau thuế chưa

phân phối 1,300 22.41% 1,413 23.90% -113 -8.01% -1.48% II.Quỹ khen thưởng, phúc lợi Tổng cộng nguồn vốn 63,269 100.00% 26,485 100% 36,784 138.88% 0.00% Nguồn: Phòng Tài chính kế toán

Khái quát:

Tổng nguồn vốn Công ty năm 2013 đạt 63,269 triệu đồng, tăng 36,784 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng 138,9%, chứng tỏ quy mô nguồn tài chính của công ty tăng khá nhiều trong năm 2013. Đây là cơ sở để tài trợ, mở rộng quy mô kinh doanh.

Cơ cấu nguồn vốn: nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn Công ty, năm 2013 so với năm 2012, tỷ trọng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm, tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng tăng . Qua đó ta thấy, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp, có xu hướng giảm, rủi ro tài chính tăng.

Phân tích chi tiết:

- Nợ phải trả: Năm 2013 đạt 57,467 triệu đồng tăng 36,897 triệu đồng tương ứng với 179.4% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 90.8% trong cơ cấu nguồn vốn. Trong cơ cấu nợ phải trả, tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 100% và không thay đổi qua 2 năm 2012, 2013. Việc sử dụng chủ yếu nợ ngắn hạn trong cơ cấu nợ làm tăng áp lực thanh toán cũng như áp lực trả nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp.Nợ ngắn hạn năm 2013 đạt 57,469 triệu đồng , tăng 36,897 triệu đồng, tương ứng với 179.4%. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do các khoản vay và nợ ngắn hạn tăng, phải trả người bán tăng, thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng tăng lên. Trong năm 2013, Công ty đã huy động thêm lượng vốn lớn từ nhiều nguồn đặc biệt là nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại đồng thời tận dụng được các khoản tín dụng từ nhà cung cấp vì thế mà số nợ ngắn hạn tăng một lượng đáng kể.

+ Vay ngắn hạn trong năm 2013 tăng 8,064 triệu đồng, tương ứng với 63.7%, chiếm tỷ trọng 36.06% giảm 25.47% so với năm 2012 .Đây là nguyên nhân dẫn đến việc tăng mạnh của chi phí lãi vay, tăng chi phí sử dụng vốn, đòi hỏi công ty cần có những nỗ lực để giảm chi phí sử dụng vốn , nâng cao uy tín của mình.

+ Phải trả cho người bán năm 2013 so với năm 2012 tăng tuyệt đối 8,476 triệu đồng cho thấy nguồn vốn chiếm dụng của doanh nghiệp tăng lên. Đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp, không cần tài sản đảm bảo. Công ty có thể chiếm dụng mà không mất lãi tuy nhiên nó cũng có hai mặt bởi đây là nguồn vốn có tính ổn định thấp, Công ty có thể gây mất lòng tin với nhà cung cấp nếu không thanh toán đúng hạn, bị xếp hạng tín dụng thấp.

+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng tăng lên tuyệt đối 20,102 triệu đồng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nợ ngắn hạn 34.98%, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.Doanh nghiệp cần chú ý và sử dụng tốt nguồn vốn này.

+ Phải trả người lao động năm 2013 đạt 180 triệu đồng, tăng 90 triệu đồng, đây là nguồn vốn doanh nghiệp chiếm dụng được với chi phí thấp. Doanh nghiệp cần chú ý và khai thác tối đa nguồn vốn này nhưng không được lạm dụng quá mức. Cần sử dụng quản lý tốt nguồn vốn này, thu xếp trả nợ người lao động, để không ảnh hưởng tới tinh thần, thái độ làm việc của họ, giúp họ yên tâm và cống hiến hết sức mình cho công ty.

+ Các khoản phải trả khác năm 2013 đạt 7,988 triệu đồng, tăng 165 triệu đồng tương ứng 2.11 % so với năm 2012 , phần lớn là các khoản đi vay, mượn vật tư và tiền vốn có tính chất tạm thời do Công ty huy động được đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư vào hoạt động SXKD.

Đánh giá: Nợ phải trả Công ty năm 2013 tăng lên cả về số tuyệt đối và

tương đối cho thấy khả năng tự chủ về tài chính công ty giảm, tăng rủi ro cho công ty. Công ty cần phải theo dõi tình hình công nợ chặt chẽ, và có biện pháp quản trị tốt nhất giúp giảm chi phí sử dụng vốn, có kế hoạch thanh toán công nợ hợp lý đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên.

- Vốn chủ sở hữu: Trong năm 2013 đạt 5,800 triệu đồng , giảm 113 triệu đồng , tương ứng tỷ lệ giảm 1.9%, chiếm tỷ trọng 9.2% trong cơ cấu tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm. Cho thấy doanh nghiệp có mức độ tự chủ rất thấp. Tổng vốn chủ của công ty 100% là vốn chủ sỏ hữu, không có nguồn kinh phí, quỹ khác.Trong năm 2013, Công ty không có sự biến động gì về khoản vốn đầu tư ban đầu nhưng có xu hướng giảm của VCSH. Vốn chủ sở hữu giảm nhẹ chủ yếu là do Công ty có phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 113 triệu đồng , tương ứng 0.8%. Cho thấy công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp không hiệu quả.

Đánh giá: Năm 2013 vốn chủ sở hữu công ty có xu hướng giảm nhẹ, và

chiếm tỷ nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn cho thấy sự tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Nhận xét

Qua bảng số liệu cân đối, ta thấy mặc dù tổng tài sản và tổng nguồn vốn

của Công ty tăng lên đáng kể so với năm 2013, nhưng mức tăng này chưa thực sự đem lại hiệu quả kỳ vọng của Doanh nghiệp.Có thể khẳng định rằng việc mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty chưa thực sự có hiệu quả và Công ty sẽ có những giải pháp vào những năm tiếp theo để đạt được hiệu quả cao hơn trong kinh doanh. Nguồn vốn chiếm dụng của công ty tăng lên đã phần nào giảm bớt áp lực thanh toán, áp lực trả nợ trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn nếu doanh nghiệp không quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn này sẽ tăng chi phí sử dụng vốn và làm giảm khả năng sinh lời. Hệ số nợ cao và ngày càng tăng, hệ số tự tài trợ thấp làm tăng rủi ro tài chính và giảm uy tín, giảm khả năng vay nợ trong dài hạn. Doanh nghiệp cần nhanh chóng xử lý tình trạng trên nếu không sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, vỡ nợ.

BẢNG 2.6..BẢNG HỆ SỐ VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN

ĐVT: triệu đồng

CHỈ TIÊU 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối

1.Tổng nguồn vốn 63,269 26,485 36,784 138.88% 2.Vốn chủ sở hữu 5,800 5,913 -113 -1.91% 3.Nợ phải trả 57,469 20,572 36,897 179.36% 4.TSDH 4,289 2,647 1,641 62.00% 5.Hệ số nợ 90.83% 77.67% 13.16% 16.94% 6.Tỷ suất vốn chủ sở hữu 9.17% 22.33% -13.16% -58.94% 7.Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 10.09% 28.74% -3669.00% -12764.60%

Nguồn : Phòng tài chính kế toán Nhận xét:

- Hệ số nợ: là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện

nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn đi vay. Nếu như hệ số này càng cao thì tính độc lập của doanh nghiệp sẽ càng kém. Ta nhận thấy rằng trong năm 2013 cứ 100 đồng vốn công ty sử dụng có 90.83 đồng đi vay tăng 13.16 đồng, tương ứng 16.94% so với năm 2012 . Nguyên nhân của sự thay đổi là do tốc độ tăng của tổng nợ phải trả là 179.36% lớn hơn tốc độ

tăng 138.88% của tổng nguồn vốn làm hệ số nợ của năm 2013 tăng. Điều đó cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty chưa cao, còn lệ thuộc khá lớn vào vốn vay, đó là tín hiệu chưa tốt về tình hình tài chính của công ty.

- Tỷ suất vốn chủ sở hữu: Do tỷ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn tăng đồng nghĩa với việc tỷ số nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn giảm. Nếu năm 2012 cứ 100 đồng vốn sử dụng thì có 22.33 đồng vốn chủ sở hữu, năm 2013 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì có 9.17 đồng vốn chủ sở hữu. Như vậy,tỷ suất tự tài trợ của công ty năm 2013 giảm 13.16 đồng, tương ứng 58.94% so với năm 2012. Tỷ suất tự tài trợ của công ty giảm xuống như vậy là do vốn chủ sở hữu giảm 1.91% trong khi tổng nguồn vốn tăng 138.88%. Tỷ suất tự tài trợ của công ty giảm xuống cho thấy khả năng chủ động về vốn của công ty giảm xuống, phải vay nợ nhiều. Công ty cần có chính sách hợp lý về huy động vốn để nâng cao tính chủ động của mình hơn.

- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Do hệ số nợ tăng lên mà tỷ suất tự tài

trợ lại giảm đã làm cho hệ số đảm bảo nợ của công ty giảm xuống.Thời điểm năm 2012 cứ 100 đồng vay nợ có 28.74 đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo trả nợ, năm 2013 cứ 100 đồng vay nợ có 10.09 đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo trả nợ. Như vậy,hệ số đảm bảo nợ năm 2013 đã giảm 18.65 đồng, tương ứng 64.89% so với năm 2012. Điều đó cho thấy khả năng an toàn trong việc đảm bảo nợ và uy tín với chủ nợ của công ty chưa cao, tăng rủi ro tài chính, giảm khả năng tự chủ.

2.2.2. Đánh giá tình tình đầu tư và sử dụng vốn Công ty TNHH Thành Bình Bình

2.2.2.1. Phân tích cơ cấu và biến động vốn của Công ty

BẢNG 2.7. CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Cuối kỳ Đầu kỳ Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng A- Tài sản ngắn hạn 58,980 93.22% 23,838 90.00% 35,143 147.42% 3.22% I. Tiền và tương đương tiền 1,016 1.72% 3,287 13.79% -2,271 -69.08% -12.07% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 12,715 21.56% 801 3.36% 11,914 1488.25% 18.20%

1.Phải thu của

khách hàng 12,715 100.00% 801 100.00% 11,914 1488.25% 0.00% IV.Hàng tồn kho

42,825 72.61% 18,940 79.45% 23,885 126.11% -6.84% 1. Hàng tồn kho

V. Tài sản ngắn

hạn khác 2,424 4.11% 810 3.40% 1,614 199.23% 0.71%

1. Thuế giá trị gia tăng được

khấu trừ 2,424 100.00% 808 99.75% 1,616 199.99% 0.25%

2.Thuế và các khoản phải thu

Nhà nước 2 0.25% -2 -100.00% -0.25% B-Tài sản dài hạn 4,289 6.78% 2,647 10.00% 1,641 62.00% -3.22% I.Tài sản cố định 4,289 100.00% 2,647 100.00% 1,641 62.00% 0.00% 1. Nguyên giá 4,603 2,760 1,843 66.78% 2.Giá trị hao mòn lũy kế 315 113 202 179.15% Tổng cộng tài sản 63,269 100.00% 26,485 100.00% 36,784 138.88% 0.00%

Nguồn : Phòng Tài chính kế toán

Khái quát: Nhìn tổng quan bảng cân đối kế toán ta thấy tổng tài sản

của Công ty năm 2013 đạt 63,269 triệu đồng đã tăng 1 lượng rất lớn 36,784 triệu đồng tương ứng 138.9% so với năm 2012. Sở dĩ có được mưc tăng này là do Công ty đã huy động thêm được nguồn vốn lớn, mở rộng hoạt động SXKD, tập trung vào hoạt động thương mại về các mặt hàng sắt thép các

loại……… Mức tăng này lớn, tuy nhiên chưa thể kết luận ngay việc tăng này có tốt hay không mà ta phải xem xét tài sản của công ty tăng ở những bộ phận nào, do đâu mà tăng và ảnh hưởng của việc tăng này tới tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Phân tích chi tiết tình hình tài sản của Công ty

Trong năm 2012, 2013 cơ cấu tài sản ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế so với tài sản dài hạn , tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản của năm 2013 tăng so với năm 2012 từ 90% lên 93.22%, tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm trong tổng tài sản của năm 2013 giảm so với năm 2012 từ 10% xuống 6.78% Ta thấy cơ cấu này là do Công ty hoạt động dưới hình thức vừa sản xuất vừa thương mại và năm 2013 Công ty đang bắt đầu tập trung hơn vào hoạt động thương mại việc dành phần vốn lớn vào tài sản ngắn hạn giúp Công ty hoạt động thuận lợi hơn, dễ dàng trong việc mở rộng quy mô SXKD. Hơn nữa đối với Công ty kinh doanh thương mại cơ cấu tài sản lưu động lớn hơn tài sản cố định là cần thiết, điều này sẽ giúp Công ty linh hoạt hơn trong lĩnh vực thanh toán hay đầu cơ lúc nguyên vật liệu giảm giá để mua vào……

- Tài sản ngắn hạn: Năm 2013 đạt 58,980 triệu đồng, tăng 35,143 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 147.4% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 90% trong cơ cấu tổng tài sản. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, và tài sản ngắn hạn khác tăng lên.

+Tiền và các khoản tương đương tiền : năm 2013 đạt 1,016 triệu đồng, Công ty giảm lượng dự trữ tiền mặt 2,271 triệu đồng tương ứng với 69.1 %, tỷ trọng khoản mục này trong cơ cấu tổng tài sản ngắn hạn giảm từ 13.79% xuống còn 1.72% so với năm 2012 . Điều này chứng tỏ Công ty đang muốn giảm chi phí trong việc lưu trữ tiền mặt, tránh tình trạng ứ đọng vốn, song điều này dẫn đến mất khả năng thanh toán tức thời cho các nhà cung cấp của Công ty. Vì vậy, Công ty cần cân nhắc lượng tiền dự trữ để tăng khả năng

thanh toán. Hơn nữa, nếu dự trữ lượng tiền phù hợp, Công ty có thể nắm bắt được các cơ hội đầu tư đem lại lợi nhuận cho mình như trường hợp giá cả đầu vào giảm có thể mua để bán ra khi nguyên vật liệu tăng lên

+ Các khoản phải thu ngắn hạn: chủ yếu là các khoản thu của khách hàng. Năm 2013 phải thu khách hàng đạt 12,715 triệu đồng, tăng 11,914 triệu đồng tương ứng 1488.25% ,tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng trong cơ cấu tổng tài sản ngắn hạn tăng từ 3.36% lên 21.56% so với năm 2012. Tỷ trọng này tăng chứng tỏ công ty chưa có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả.Công tác thu hồi công nợ chưa tốt sẽ làm công ty bị ứ đọng vốn,vòng quay luân chuyển vốn chậm hơn dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ giảm đi. Nguyên nhân là do Công ty đã áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu. Tuy nhiên để thực hiện chính sách này, Công ty cần cân nhắc rất kỹ lưỡng về các khoản chi phí quản lý nợ, đặc biệt là khả năng thanh toán của khách hàng. Giảm thiểu rủi ro mất vốn và mất cân bằng giữa lợi nhuận và chi phí.

+ Hàng tồn kho: Năm 2013 lượng hàng tồn kho đạt 42,825 triệu đồng , tăng 23,885 triệu đồng tương ứng 126.1% so với 2012, tỷ trọng hàng tồn kho trong cơ cấu tổng tài sản ngắn hạn giảm từ 79.45% xuống 72.61% , tuy vậy cả 2 năm hàng tồn kho đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Sở dĩ có sự biến động lớn này là do chiến lược mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cuối năm, Công ty tăng cường đầu cơ, chuẩn bị nguồn lực hoạt động kinh doanh cho năm 2013, đảm bảo khả năng đáp ứng kịp thời

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH thành bình (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w