với các quy định của hệ thống pháp luật trong nước, cùng với sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm cũng như thiếu trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ phụ trách và có liên quan đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LƯƠNG THANH BÌNH
GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP GI÷A NHµ N¦íC VíI NHµ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI
THEO C¥ CHÕ CñA ICSID
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LƯƠNG THANH BÌNH
GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP GI÷A NHµ N¦íC VíI NHµ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI
THEO C¥ CHÕ CñA ICSID
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN BÁ DIẾN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
LƯƠNG THANH BÌNH
Trang 4GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ NƯỚC VỚI
NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 6 1.1 Nhận thức chung về đầu tư nước ngoài và tranh chấp trong
hoạt động đầu tư giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài 6
1.1.1 Khái quát về đầu tư nước ngoài 6 1.1.2 Tranh chấp trong hoạt động đầu tư giữa nhà nước với nhà đầu
tư nước ngoài 12
1.2 Khái quát về giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư
giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài 18
1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp 18 1.2.2 Vai trò của giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu
tư nước ngoài 19 1.2.3 Các yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp giữa nhà
nước với nhà đầu tư nước ngoài 20 1.2.4 Các phương thức giải quyết tranh chấp 22 1.2.5 Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước
ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư 30
Trang 5Chương 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ THEO CƠ
CHẾ CỦA ICSID HIỆN NAY 35
2.1 Thủ tục giải quyết tranh chấp đầu tư tại ICSID 35
2.1.1 Các yếu tố để vụ tranh chấp được trung tâm ICSID thụ lý 35
2.1.2 Thủ tục giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước ngoài bằng hòa giải tại ICSID 37
2.1.3 Thủ tục giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước ngoài bằng Trọng tài tại ICSID 39
2.2 Tình hình đầu tư nước ngoài và thực trạng giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 44
2.2.1 Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm vừa qua 44
2.2.2 Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay 46
2.3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại ICSID của một số quốc gia trên thế giới 52
2.3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Hoa Kỳ 52
2.3.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Pê-ru 58
2.3.3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Thái Lan 65
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT TRONG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ NƯỚC VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 70
3.1 Một số kiến nghị và đề xuất đối với Việt Nam 70
3.1.1 Quyết định gia nhập công ước Washington 1965 70
3.1.2 Những vấn đề mà Việt Nam cần chuẩn bị khi gia nhập công ước Washington 1965 75
Trang 63.2 Kiến nghị và đề xuất đối với cơ chế giải quyết tranh chấp
của ICSID 82
3.2.1 Đảm bảo một cơ chế giải quyết tranh chấp thực sự công bằng 82
3.2.2 Vấn đề chi phí và tính minh bạch của vụ kiện tại ICSID 84
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BOOT Build Own Operate Transfer Hợp đồng xây dựng, sở hữu, hoạt
Động và chuyển giao BIT Bilateral investment treaty Hiệp định đầu tư song phương BRA Boston Redevelopment Authority Cơ quan tái phát triển Boston CAFTA-DR Dominican Republic-Central
America-United States Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa Dominica, Trung Mỹ
và Hoa Kỳ CELE Comité Especial Líneas Eléctricas
- Special Committee for Electricity
Ủy ban phụ trách dự án nâng cấp lưới điện
DDT Double taxation treaty Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ECJ European Court of Justice Tòa án công lý châu Âu
EIA Economic integration agreement Hiệp định hội nhập kinh tế
FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ICSID International Centre for Settlement of
Investment Disputes
Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
ICC International Chamber of Commerce Phòng thương mại quốc tế
ICJ International Court of Justice Tòa án công lý quốc tế
IIA International investment agreement Hiệp định đầu tư quốc tế
LPA Lafayette Place Associates Hội buôn hữu hạn Lafayette Place MIGA Multilateral Investment Guarantee
Agreement
Công ước bảo đảm đầu tư đa biên NAFTA North American Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
Trang 8PCA Permanent Court of Arbitration Tòa trọng tài thường trực
SCC Stockholm Chamber of Commerce Phòng thương mại Stockholm TPP The Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương TRIMs Trade-Related Investment Measures Các biện pháp đầu tư liên quan
đến thương mại UNCITRAL United Nations Commission on
International Trade Law
Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế
UNCTAD United Nations Conference on
Trade and Development
Diễn đàn Thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc
VIAC Vietnam International Arbitration
Centre
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang dần tiến những bước chân vững chắc hội nhập vào nền kinh tế thế giới với mong muốn trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực và trên thế giới Việt Nam đã tích cực thực hiện việc cắt giảm thuế quan trong AFTA, ký hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ, cường quốc có nền kinh tế đứng đầu thế giới, và đặc biệt là năm 2007, sau 11 năm tích cực đàm phán, chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Mở ra rất nhiều triển vọng cho nền kinh tế Trong quá trình hội nhập đó, Việt Nam sẽ là miền đất đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài hướng tới
Trong xu thế hội nhập vô cùng năng động và sôi động đó, các hoạt động thương mại, đầu tư phát triển vô cùng mạnh mẽ, các loại quan hệ này cả trên bình diện quốc gia và quốc tế đều diễn ra rất đa dạng và phức tạp Đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư nước ngoài đã có những bước phát triển mạnh mẽ ở nước ta, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế Nhất là sau khi hệ thống pháp luật trong hoạt động kinh doanh và đầu tư đã có những thay đổi tích cực mang lại sự bình đẳng tương đối giữa các loại hình đầu tư cũng như các loại chủ thể kinh doanh Tuy nhiên, việc nở
rộ các hình thức đầu tư mà đặc biệt là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đồng thời với sự không tương thích giữa các điều ước quốc tế (song phương và đa phương), các tập quán quốc tế với các quy định của hệ thống pháp luật trong nước, cùng với sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm cũng như thiếu trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ phụ trách và có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài đã dẫn tới những sự việc đáng tiếc xảy ra là Nhà nước Việt Nam bị nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện tại một số định chế tài phán quốc tế như Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID)
Trang 10Trên thực tế, trong một số những tranh chấp trong thời gian vừa qua giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước Việt Nam (cụ thể là Chính phủ Việt Nam) đã cho thấy Việt Nam còn chưa có kinh nghiệm trong việc giải quyết loại hình tranh chấp này Chúng ta thường chần chừ và thụ động trong những
vụ kiện, chính vì vậy mà khả năng thắng kiện là rất thấp qua đó có nguy cơ phải bồi thường những khoản tiền không hề nhỏ khi bị các nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện ra ICSID Việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực đầu tư của các quốc gia trên thế giới không phải chỉ có biện pháp sử dụng quyền lực của Nhà nước mà còn có nhiều cách thức hiệu quả khác như thương lượng hoặc thông qua sự lựa chọn trung gian như hòa giải hoặc Trọng tài Đặc biệt, nổi bật trong các thủ tục giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài nói trên là thủ tục Trọng tài của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc
tế (ICSID) Trong thời gian vừa qua, khi bị khởi kiện bởi một số nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam chúng ta cũng đã mất hàng chục năm cân nhắc và tranh cãi trên các diễn đàn khoa học là có nên hay không nên tham gia vào Công ước Washington 1965 và chịu sự ràng buộc của cơ chế giải quyết ICSID Trong khi đó, hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đã tham gia Công ước
và nhiều quốc gia trong số đó đã có những giải pháp ứng phó tương đối thành công đối với các vụ tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài khi
bị các nhà đầu tư nước ngoài kiện ra ICSID Chính vì những lý do trên, việc
nghiên cứu đề tài: “Giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài theo cơ chế của ICSID” nhằm tìm hiểu kĩ lưỡng về phương thức
giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài cũng như làm sáng tỏ những vấn đề mà chúng ta còn vướng mắc là một điều hết sức cần thiết Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm giải quyết tranh chấp của một số quốc gia trên thế giới đồng thời chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giải quyết hiệu quả hơn những vụ tranh chấp tương tự như vậy đối với Việt Nam
Trang 112 Tình hình nghiên cứu
Trên thực tế đã có khá nhiều công trình, bài báo cả trong nước lẫn ngoài nước về tranh chấp đầu tư nước ngoài, giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư nước ngoài, cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại ICSID như:
- Investor – state disputes: prevention and alternatives to arbitration II,
UNCTAD Series on International Investment Policies for Development,
United Nations, New York, and Geneva, 2010
- Investor – state disputes settlement and impaction on investment
rulemaking, United Nations, New York and Geneva, 2007
- Hoàng Thế Liên, Giới thiệu chung về các cơ chế giải quyết tranh
chấp ngoại thương và đầu tư nước ngoài chủ yếu ở Việt Nam, trích từ cuốn
Giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2000, tr.405 – 417
- Lê Thị Thủy Hương, Về cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua con
đường trọng tài trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Tạp chí khoa học
pháp lý, số 6/2002
- TS Lê Nết, ICSID còn gay hơn cả kiện bán phá giá, Thời Báo Kinh
tế Sài Gòn, ngày 8/9/2006
- Luật sư Hoàng Nguyễn Hạ Quyên, Thận trọng khi tham gia giải quyết
tranh chấp tại cơ quan trọng tài ICSID, trang thông tin điện tử Pháp luật Việt
Nam, ngày 29/5/2012
Các công trình, bài báo nói trên đã phần nào giới thiệu về Trung tâm giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước ngoài ICSID, đồng thời đã phân tích một hoặc một số đặc điểm trong cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài của ICSID Những công trình, bài báo này đã nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật của cơ chế giải quyết tranh chấp này như tính khách quan, trung
Trang 12lập, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư của các nước phát triển khi đầu tư tại các nước đang phát triển
Trong số các công trình cũng như những bài báo nói trên, một số vấn
đề của cơ chế giải quyết tranh chấp này cũng đã được bàn đến Sự trì trệ, chậm trễ của các cơ quan nhà nước tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư, đặc biệt
là các quốc gia đang phát triển là một lực cản đáng kể cho việc giải quyết tranh chấp Hơn nữa, vấn đề thực thi các phán quyết Trọng tài của ICSID gặp nhiều khó khăn
Các tài liệu trên, bước đầu đã khẳng định về mặt lý luận cần thiết phải
có một cơ chế hiệu quả để giải quyết các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với Nhà nước Việt Nam với tư cách là nhà nước tiếp nhận đầu tư
Một số bài viết đã giới thiệu sơ lược về cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài tại ICSID hoặc đi sâu vào một trong các vấn đề trong
cơ chế đó như quy tắc trọng tài, quy tắc hòa giải của ICSID Tuy vậy, chưa có bài viết hay công trình nghiên cứu nào phân tích một cách toàn diện về mặt lý luận và thực tiễn cơ chế giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước ngoài tại ICSID để đưa ra bài học kinh nghiệm và những giải pháp kiến nghị cho Việt Nam
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước ngoài, về cơ chế giải quyết của Trung tâm giải quyết tranh chấp trong đầu tư quốc tế ICSID, những vụ việc thực tiễn đã
và đang được giải quyết tại Trung tâm, kinh nghiệm áp dụng những quy định của ICSID của một số quốc gia trên thế giới Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những khuyến nghị đối với Việt Nam liên quan đến giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là liên quan tới việc giải quyết tranh chấp tại ICSID
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài tại ICSID
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước ICSID và những quy định có liên quan đến Công ước về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước tiếp nhận đầu tư Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài kể từ năm 1965 khi Công ước ra đời cho đến những năm đầu thế kỷ 21 trên cơ sở nghiên cứu những xu hướng tranh chấp trong đầu tư nước ngoài và những khuyến nghị cho Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phương pháp thống kê, phân tích – tổng hợp, luận giải, đối chiếu so sánh các luận điểm trên nhiều khía cạnh khác nhau kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tiễn về đề tài
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu và kết lu ận, nội dung dự kiến của luận văn bao gồm ba phần lớn với những ý tưởng triển khai tập trung vào:
Chương 1 Những vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp
giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài
Chương 2 Giải quyết tranh chấp đầu tư theo cơ chế của ICSID hiện nay Chương 3 Một số kiến nghị và đề xuất trong vấn đề giải quyết tranh
chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài
Trang 141.1.1 Khái quát về đầu tư nước ngoài
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư nước ngoài
Trước khi tìm hiểu thế nào là “đầu tư nước ngoài” thì chúng ta cần phải làm rõ được khái niệm “đầu tư” Theo cách hiểu thông thường thì đầu tư chính là việc “bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội” [13, tr 301] Dưới góc độ kinh tế học thì người
ta hiểu đầu tư như là một hoạt động đưa vào sử dụng những cái đã có để đạt được những kết quả lớn hơn những cái đã có Những ích lợi thu được từ đầu
tư có thể là sự lớn mạnh, tăng thêm về tài sản vật chất, trí tuệ hay nguồn nhân lực cho xã hội Dưới góc độ pháp lý, đầu tư được hiểu là việc nhà đầu tư bỏ vốn dưới hình thức nào đó nhằm mục đích sinh lời “Lời” ở đây có thể hiểu là lợi nhuận cũng có thể là những lợi ích kinh tế xã hội khác Ở Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/05/1998, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996, 2000) đều không đưa ra một định nghĩa về đầu tư nói chung mà chỉ đề cập đến khái niệm “đầu tư trong nước” và “đầu tư trực tiếp nước ngoài” Cho đến năm 2005, khi Luật Đầu tư ra đời điều chỉnh chung
hoạt động đầu tư mới đưa ra một định nghĩa về đầu tư: “Đầu tư là việc nhà
đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư” [9] Tuy nhiên, định nghĩa về đầu tư tại
Luật Đầu tư năm 2005 vẫn chưa thực sự rõ ràng Chính vì vậy, trong Luật Đầu tư năm 2014 đã sửa lại một chút khái niệm về đầu tư, đó là đưa ra khái
Trang 15niệm “đầu tư kinh doanh”, và tại khoản 5, điều 3, Luật Đầu tư năm 2014 thì
“đầu tư kinh doanh” được hiểu như sau: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu
tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập
tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư” [10] Có lẽ
khi xây dựng định nghĩa này các nhà làm luật có dụng ý làm rõ hơn khái niệm
về đầu tư trong Luật Đầu tư 2014, có khuynh hướng giống với các hiệp định đầu tư (thường có xu hướng đưa ra định nghĩa về đầu tư bắt đầu ở một phạm vi rộng sau đó liệt kê một loạt những danh mục không đầy đủ các ví dụ về đầu tư Như tại điều 1, chương 4 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ chẳng hạn: “Đầu tư” là mọi hình thức đầu tư trên lãnh thổ của một Bên do các công dân hoặc công ty của Bên kia sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, bao gồm các hình thức: Một công ty hoặc một doanh nghiệp; cổ phần, cổ phiếu và các hình thức góp vốn khác, trái phiếu, giấy ghi nợ và các quyền lợi đối với khoản nợ dưới các hình thức khác trong một công ty; các quyền theo hợp đồng, như quyền theo các hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng xây dựng hoặc hợp đồng quản lý, các hợp đồng sản xuất hoặc hợp đồng phân chia doanh thu, tô nhượng hoặc các hợp đồng tương tự khác; tài sản hữu hình, gồm có bất động sản và tài sản vô hình, gồm có các quyền như giao dịch thuê, thế chấp, cầm cố
và quyền lưu giữ tài sản; quyền sở hữu trí tuệ, gồm quyền tác giả và các quyền
có liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa, thông tin bí mật (bí mật thương mại), kiểu dáng công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng; và các quyền theo quy định của pháp luật như các giấy phép và sự cho phép
Mặc dù, những định nghĩa kể trên về đầu tư có thể được đưa ra ở khía cạnh rộng, hẹp khác nhau, nhưng chúng vẫn có những đặc trưng cơ bản của đầu tư như sau:
Trang 16Thứ nhất, lợi ích chính là mục đích mà nhà đầu tư hướng tới Tuy nhiên
tùy từng trường hợp và tùy chủ thể đầu tư mà các lợi ích đó không hoàn toàn giống nhau Đối với nhà nước, lợi ích ở đây được hiểu là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công, bảo đảm tài nguyên môi trường và duy trì phát triển bền vững, tạo việc làm cho người lao động Trong khi đó, lợi ích đối với doanh nghiệp chính là tạo lợi nhuận, thu hồi được vốn và có lãi
Thứ hai, vốn đầu tư có thể tồn tại dưới nhiều dạng, có thể là những tài
sản hữu hình như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và tài sản vô hình như bí quyết kinh doanh, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa hay cả các quyền về tài sản khác
Thứ ba, đã đầu tư là mạo hiểm bởi hoạt động đầu tư thường gồm nhiều
giai đoạn và diễn ra trong khoảng thời gian dài Mặc dù mục đích của đầu tư
là đem lại lợi ích nhưng có thể kết quả của hoạt động đầu tư mang lại thì hoàn toàn trái bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau Đặc biệt,
ở thời điểm hiện tại, hoạt động đầu tư không chỉ còn nằm trong phạm vi một quốc gia mà nó đã và có xu hướng vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia Bởi vậy, mức độ rủi ro lại càng cao
Tựu chung lại, có thể hiểu “đầu tư” là việc nhà đầu tư bỏ các nguồn lực như vốn, tài sản theo các hình thức khác nhau phù hợp với các quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập các tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức kinh tế; hoặc tiến hành các hoạt động đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện các dự án đầu tư nhằm mục đích sinh lời
Đầu tư có thể được phân chia thành các loại hình khác nhau khi dựa trên những tiêu chí khác nhau như: Nếu căn cứ theo khu vực kinh tế tiếp nhận vốn đầu tư, thì đầu tư có thể được chia thành đầu tư vào khu vực tư nhân và đầu tư vào khu vực nhà nước; nếu căn cứ theo mục đích đầu tư có thể chia
Trang 17thành đầu tư phi lợi nhuận và đầu tư có lợi nhuận; nếu căn cứ vào tính chất quản lý hay theo quyền kiểm soát đối với hoạt động đầu tư có thể chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; căn cứ vào lĩnh vực đầu tư thì đầu tư có thể phân chia thành nhiều loại như đầu tư vào sản xuất, đầu tư vào thương mại, dịch vụ; còn nếu như căn cứ vào nguồn gốc vốn đầu tư thì đầu tư có thể được chia thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài
Như vậy, nếu căn cứ theo cách phân loại như trên thì đầu tư nước ngoài chính là một hình thức của hoạt động đầu tư Trong Luật đầu tư năm 2014 không đưa ra một định nghĩa rõ ràng thế nào là đầu tư nước ngoài nhưng trong Luật đầu tư 2005 các nhà làm luật đã xây dựng một định nghĩa về đầu
tư nước ngoài tại điều 3 khoản 12 như sau: “đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu
tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác
để tiến hành hoạt động đầu tư”, trong đó “nhà đầu tư nước ngoài” theo khoản
4, điều 3 Luật Đầu tư năm 2014 được hiểu là những cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Vậy, có thể hiểu một cách chung nhất về đầu tư nước ngoài đó chính là hoạt động chuyển vốn, tài sản hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác từ nước này sang nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận
1.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài là một hình thức của hoạt động đầu tư Chính vì vậy, đầu tư nước ngoài mang đầy đủ những đặc điểm của đầu tư nói chung Tuy nhiên, nó cũng có những đặc thù riêng của mình
Thứ nhất, đó chính là hoạt động di chuyển vốn từ quốc gia này sang
quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia Về bản chất kinh tế thì đầu tư nước ngoài chính là hoạt động xuất nhập vốn Tuy nhiên, nó khác với hoạt động xuất khẩu hàng hóa thông thường
Trang 18bởi đối với hàng hóa đã được xuất khẩu thì quyền sở hữu được chuyển nhượng từ người bán chuyển sang cho người mua Còn hoạt động đầu tư nước ngoài thì quyền sở hữu về vốn, tài sản đầu tư vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư ban đầu
Thứ hai, đầu tư nước ngoài là một tất yếu khách quan do sự khác nhau
về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do việc gặp gỡ lợi ích giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác
Thứ ba, đầu tư nước ngoài đưa đến những tác động tích cực khác nhau
đối với bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư, đồng thời có thể đưa lại cả những tác động tiêu cực Điều đó chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau như chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trình
độ tổ chức, quản lý cán bộ
Thứ tư, đầu tư nước ngoài có tính rủi ro cao, có thể cao hơn đầu tư
trong nước Bởi các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới, các quốc gia có
sự khác nhau về quy mô, cơ cấu kinh tế, về chính sách cũng mang đến những tác động khác nhau
1.1.1.3 Các nguồn luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài
Theo xu hướng phát triển của xã hội hiện đại thì hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài nói riêng cũng ngày càng phát triển và qua đó mức độ phức tạp cũng không ngừng gia tăng Bởi vậy, hành lang pháp
lý điều chỉnh hoạt động này là vấn đề quan trọng và có tính quyết định hàng đầu Trong thực tiễn hoạt động đầu tư nước ngoài cũng như hoạt động giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài các nguồn luật cơ bản được áp dụng đó là các Điều ước quốc tế về đầu tư, luật quốc gia và các tập quán quốc tế Trong
đó, Điều ước quốc tế điều chỉnh về đầu tư chủ yếu bao gồm các Hiệp định đầu
Trang 19tư quốc tế (IIA) và các hiệp định hội nhập kinh tế song phương, khu vực và đa phương (EIAs) Trong đó nguồn cơ bản điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài chính là các IIAs Cụ thể suốt từ đầu thập kỷ 90 cho đến nay, hệ thống các IIAs đã mở rộng với tốc độ nhanh chóng bởi sự gia tăng đáng kể các Hiệp định đầu tư song phương - BIT (Bilateral Investment Treaties) và các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần – DTT (Double Taxation Treaties) Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư nước ngoài cũng có thể được điều chỉnh bởi các EIAs với mục tiêu khuyến khích và phát triển quan hệ đầu tư Ví dụ như trong chương
XI của NAFTA - Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ quy định về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư Ngoài ra không thể không kể đến Công ước bảo đảm đầu tư đa biên (MIGA – Multilateral Investment Guarantee Agreement); Hiệp định đa phương về đầu
tư (MAI); Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS – Trade – Related Investment Measure); Công ước Washington 1965
về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế Luật quốc tế là nguồn luật vô cùng quan trọng để điều chỉnh quan hệ đầu tư nước ngoài thì bên cạnh đó, luật quốc gia cũng đóng vai trò quan trọng không kém Ví dụ như ở Việt Nam, trong hoạt động đầu tư nước ngoài, trước đây chúng ta có Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, 1996, 2000, sau đó là Luật đầu tư năm 2005 và hiện nay là Luật đầu tư 2014 Đặc biệt đối với những tranh chấp liên quan đến đầu tư nước ngoài thì hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư thường được lựa chọn, bởi lẽ các quốc gia tiếp nhận đầu tư khó có thể chấp nhận việc sử dụng luật của quốc gia khác để giải quyết tranh chấp Thông thường thì luật của nước mà nhà đầu tư là công dân hay luật của một quốc gia thứ ba không phải
là lựa chọn để giải quyết tranh chấp Bên cạnh đó, trên thực tế tập quán quốc
tế cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tư nước ngoài Thậm chí trong một số trường hợp, Hội đồng
Trang 20trọng tài có thể áp dụng tập quán quốc tế ngay cả khi các bên có thỏa thuận về luật áp dụng giống như trong vụ Maffezini v The Kingdom of Spain [31] Các tập quán quốc tế được áp dụng trong giải quyết tranh chấp nhằm bổ sung thiếu sót trong quy định của pháp luật quốc gia
1.1.2 Tranh chấp trong hoạt động đầu tư giữa nhà nước với nhà đầu
tư nước ngoài
1.1.2.1 Khái niệm
Trong hoạt động thường ngày của con người nói chung và cụ thể trong hoạt động đầu tư hay kinh doanh nói riêng không thể tránh khỏi những bất đồng hay mâu thuẫn mà chúng ta vẫn thường gọi là những “Tranh chấp” Tranh chấp là một khái niệm mang tính pháp lý mà từ trước đến nay có khá nhiều cách hiểu và cách định nghĩa khác nhau Theo từ điển pháp lý Black’s Law Dictionary, thì tranh chấp được hiểu là sự bất đồng hay mâu thuẫn về quyền lợi hay các yêu cầu, đòi hỏi giữa hai chủ thể Bên cạnh đó, trong một
số trường hợp để xác định sự tồn tại của tranh chấp trong các vụ tố tụng, tòa
án cũng đưa ra những định nghĩa về tranh chấp Ví dụ trong một vụ việc do Tòa thường trực về công lý quốc tế (ICJ) giải quyết, Tòa đã đưa ra một định nghĩa rộng về tranh chấp, đó là sự bất đồng trên cơ sở luật pháp hay thực tế,
sự mâu thuẫn về quan điểm pháp lý hoặc về quyền lợi giữa hai chủ thể [21]
Từ những định nghĩa trên về tranh chấp, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất tranh chấp chính là sự bất đồng, mâu thuẫn trên cơ sở luật pháp hay thực
tế về quyền lợi hay nghĩa vụ giữa các chủ thể Những bất đồng hay mâu thuẫn này có thể phát sinh trong nhiều loại quan hệ pháp luật như dân sự, lao động, kinh doanh, đầu tư giữa các chủ thể khác nhau Trong quan hệ về đầu tư, tranh chấp có thể phát sinh giữa các nhà đầu tư với nhau hoặc giữa nhà đầu tư với các cơ quan nhà nước Trong phạm vi của đề tài luận văn, người viết chỉ xem xét đến vấn đề tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước
Trang 21Xuất phát từ cách hiểu nói trên về tranh chấp, chúng ta có thể khái quát được tranh chấp trong hoạt đầu đầu tư giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài chính là sự mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi hoặc nghĩa vụ giữa các chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư trong quan hệ đầu tư
- Thứ nhất, đặc điểm về chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp
Địa vị pháp lý của nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài là khác nhau Trong khi địa vị của nhà đầu tư nước ngoài trong quan hệ đầu tư do quốc tịch của nhà đầu tư quyết định thì địa vị pháp lý của nhà nước khi tham gia vào quan hệ này lại do tập quán ngoại giao quyết định, tức là nhà nước giữ địa vị
là chủ thể đặc biệt trong các quan hệ tư pháp quốc tế nói chung và trong quan
hệ đầu tư nước ngoài nói riêng, trong đó nhà nước có quyền miễn trừ tư pháp
và miễn trừ đối với tài sản của quốc gia Theo đó một quốc gia sẽ không bị đưa ra xét xử trước tòa án và nếu công dân hoặc pháp nhân nào đó khởi kiện quốc gia ra tòa án thì tòa án sẽ có nghĩa vụ bác đơn kiện đó Quyền miễn trừ này còn bao gồm cả quyền của quốc gia không bị bắt buộc phải ra làm chứng trước tòa án và quyền không bị bắt buộc phải thi hành phán quyết của tòa án Bởi vậy, khi tham gia vào quan hệ đầu tư nước ngoài, nhà nước sẽ luôn ở một
vị thế có lợi hơn so với nhà đầu tư nước ngoài vì nó không phải chịu sự tài phán của bất kỳ thiết chế nào hay cả những biện pháp cưỡng chế khi vi phạm thỏa thuận đầu tư bởi nó là một thực thể có chủ quyền Đây hoàn toàn là một
sự bất bình đẳng mà phần thua thiệt chính thuộc về nhà đầu tư nước ngoài
Trang 22Mặc dù vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi mà hoạt động thương mại quốc tế có sự phát triển như vũ bão thì một số quốc gia trên thế giới đã áp dụng quyền miễn trừ tương đối cho nhà nước, theo đó việc miễn trừ được áp dụng cho các giao dịch không mang tính thương mại [22] Điều này được thể hiện rõ ràng nhất ở việc những tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài có thể được đưa ra giải quyết theo các cơ chế mang tính quốc tế như giải quyết theo tố tụng trọng tài ICSID Các quốc gia này cũng công khai thừa nhận quyền khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài đối với những quy định chính sách không phù hợp của nhà nước mà có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài thể hiện ở việc nhiều quốc gia đã ký kết và tham gia Công ước ICSID theo đó nhà đầu tư được quyền kiện trực tiếp nhà nước hay chính phủ nước tiếp nhận đầu tư Tuy nhiên, không nhiều quốc gia thừa nhận quyền này, chính vì vậy quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối trong các giao dịch thương mại, đầu tư vẫn còn tồn tại và gây cản trở cho quan hệ thương mại và đầu tư nước ngoài [12]
- Thứ hai, về phạm vi tranh chấp
Những tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài là tương đối đa dạng bởi những tranh chấp này có thể phát sinh từ sự vi phạm các điều khoản trong các hiệp định đầu tư hoặc trong phạm vi nghĩa vụ hợp đồng hoặc
cả hai Nhà nước có thể bị nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện dựa trên hợp đồng hoặc có thể dựa trên cả hiệp định đầu tư
- Thứ ba, về cách thức cũng như phương thức giải quyết tranh chấp
Các phương thức phổ biến giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài là thông qua thương lượng, hòa giải, tòa án hoặc trọng tài Trong đó những phương thức mang tính tài phán là tòa án và trọng tài thường được ưu tiên hơn Trong hợp đồng giữa cơ quan nhà nước của nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài có thể quy định phương thức nào sẽ được lựa
Trang 23chọn áp dụng khi có tranh chấp xảy ra, hoặc phương thức giải quyết tranh chấp cũng có thể được quy định ngay trong các hiệp định đầu tư Trong những trường hợp mà điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng và hiệp định đầu tư khác nhau thì phương thức giải quyết tranh chấp được chọn
sẽ phụ thuộc vào việc khiếu nại của các bên căn cứ vào hợp đồng hay hiệp định đầu tư Nếu việc khiếu kiện căn cứ vào hợp đồng thì các điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng sẽ được áp dụng còn nếu căn cứ vào các điều khoản giải quyết tranh chấp trong hiệp định đầu tư thì những điều khoản này
sẽ được áp dụng
1.1.2.3 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp
Trong những thập kỷ vừa qua, một số lượng rất lớn các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã được ký kết giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển Chủ yếu các hiệp định này đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư từ các nước đang phát triển, theo đó các biện pháp bảo đảm đầu
tư được áp dụng để nhà đầu tư yên tâm mang tiền đổ vào quốc gia đó Có thể thấy rằng, mục tiêu của các nước đang phát triển khi ký kết các hiệp định đầu
tư là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bằng các biện pháp và nỗ lực nhằm thu hút và mời gọi đầu tư nước ngoài để từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của
cư dân quốc gia mình Các biện pháp khuyến khích đầu tư thường được áp dụng có thể kể đến như các chính sách giảm thuế, bảo hộ đầu tư, đảm bảo hoạt động đầu tư lâu dài và ổn định, cam kết không trưng thu, quốc hữu hóa Tuy nhiên, khi số lượng đầu tư nước ngoài tăng cao, ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài nhiều thì một số quốc gia tiếp nhận đầu tư lo ngại rằng các nhà đầu tư nước ngoài có thể là mối đe dọa đến chủ quyền quốc gia và lợi ích công cộng của cư dân Bởi vậy, nhiều nước tiếp nhận đầu tư đã thay đổi
hệ thống pháp lý dẫn đến ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi của nhà đầu tư khi mà các quyết định đầu tư được thực hiện vào thời điểm hệ thống pháp luật
Trang 24chưa thay đổi theo hướng bất lợi cho nhà đầu tư Vì lẽ đó, những tranh chấp, mâu thuẫn hay bất đồng giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước hay các cơ quan của nhà nước tiếp nhận đầu tư nổ ra
Bên cạnh đó, khi quyết định đầu tư vào một quốc gia khác biệt văn hóa, nền tảng xã hội và khác biệt về cả hệ thống pháp lý thì các nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm thấy những rủi ro tiềm tàng do những mong đợi về các khoản đầu tư của mình không đạt được như kỳ vọng bởi khác với các hoạt động thương mại đơn thuần và riêng lẻ khi bên bán chỉ bán hàng và bên mua mua hàng với giao dịch mua đứt bán đoạn thì hoạt động đầu tư lại thường là những hoạt động dài hạn và đòi hỏi những gắn kết lâu dài giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước tiếp nhận đầu tư Chính vì vậy mâu thuẫn hay tranh chấp xảy ra cũng là điều dễ hiểu đặc biệt là khi các nhà nước tiếp nhận đầu tư tự mình thay đổi chính sách, luật pháp hay do sức ép từ cộng đồng
1.1.2.4 Phân loại các tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài
Trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay, khi hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển cả về quy mô, phạm vi và tính chất thì tranh chấp về đầu
tư nói chung và tranh chấp về đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư phát sinh ngày càng phổ biến Đặc biệt, tranh chấp về đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư diễn ra vô cùng đa dạng và phức tạp Chúng ta có thể phân loại các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước tiếp nhận đầu tư dưới một số tiêu chí sau đây:
- Căn cứ theo chủ thể
Căn cứ theo chủ thể trong tranh chấp chúng ta có thể chia thành hai loại
là tranh chấp giữa nhà nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư là tổ chức và tranh chấp giữa nhà nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư là cá nhân
Thông thường chúng ta vẫn hiểu tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước tiếp nhận đầu tư thì một bên tranh chấp là chính phủ của nước
Trang 25tiếp nhận đầu tư và bên kia là nhà đầu tư nước ngoài Trong đó chính phủ nước nhận đầu tư trong tranh chấp chính là các cơ quan quản lý nhà nước Đó
là các cơ quan được nhà nước trao quyền, chức năng và nhiệm vụ để thay mặt chính phủ nước nhận đầu tư quản lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài Các cơ quan này được thành lập và phân cấp thống nhất từ các bộ, cục,
vụ ở trung ương xuống các tỉnh, thành, quận, huyện ở địa phương Còn nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân nước ngoài, có thể là tổ chức được thành lập ở nước ngoài Tuy nhiên, những đối tượng này có được gọi là nhà đầu tư nước ngoài hay không thì là một câu chuyện khác Luật pháp một số quốc gia quy định rằng nhà đầu tư nước ngoài phải là những tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích sinh lợi Bên cạnh đó, để được tiến hành các hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải đáp ứng các điều kiện về đầu tư nước ngoài do pháp luật nước sở tại quy định
- Căn cứ theo nội dung tranh chấp:
Nếu như căn cứ theo nội dung tranh chấp chúng ta có thể chia ra được khá nhiều loại tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước tiếp nhận đầu tư bởi các tranh chấp này có nội dung đa dạng và rất phức tạp, thể hiện ở chỗ nội dung tranh chấp có thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hình thức đầu tư gián tiếp (mua
cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu ) hoặc đầu tư trực tiếp (thành lập liên doanh, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ) Ví dụ như tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước tiếp nhận đầu tư về trình tự, thủ tục thuê đất, giao nhận và
sử dụng đất đối với những dự án đầu tư có yêu cầu sử dụng đất như vụ South Fork kiện Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận; tranh chấp liên quan đến việc thực hiện chính sách ưu đãi về thủ tục mua sắm đấu thầu, về thủ tục cấp phép đầu tư mà chính phủ nước sở tại dành cho các nhà đầu tư nước ngoài theo các
Trang 26cam kết quốc tế như vụ tranh chấp Antone Goetz et consorts v Republique due Burundi về việc Cộng hòa Burundi rút giấy phép đầu tư của công ty Antoine Goetz [15] Hay tranh chấp giữa ông Trịnh Vĩnh Bình với Chính phủ Việt Nam khi nhà đầu tư này đầu tư tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [5, tr 35]
1.2 Khái quát về giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài
1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp
Bản chất của hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài nói riêng nhằm những mục đích khác nhau đối với từng chủ thể, tuy nhiên đối với cả nhà đầu tư nước ngoài hay nhà nước tiếp nhận đầu tư suy cho cùng thì cũng đều là lợi ích về mặt kinh tế Những lợi ích về mặt kinh tế này cũng thường là nguyên nhân làm nảy sinh ra các tranh chấp Khi những tranh chấp đầu tư xuất hiện thì hoạt động đầu tư kinh doanh của các chủ thể
sẽ bị ảnh hưởng, các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng không được đảm bảo Do vậy, một nhu cầu tất yếu được đặt ra là phải giải quyết các tranh chấp đó để tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư được diễn ra bình thường, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cả nhà đầu tư và nhà nước tiếp nhận đầu tư Hiện nay, không có bất cứ một định nghĩa mang tính pháp lý (một cách giải thích mang tính luật định) nào về giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư Song chúng ta đều hiểu giải quyết tranh chấp trong đầu tư tức là làm chấm dứt những xung đột, xóa bỏ những mâu thuẫn đang tồn tại giữa các chủ thể đó Tiếp cận dưới góc độ đó, chúng ta có thể hiểu về giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
“Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài là việc sử dụng các biện pháp cần thiết nhằm chấm dứt những xung đột, mâu thuẫn và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp”
Trang 27Trên cơ sở cách hiểu nêu trên về giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài, có thể thấy, mục đích cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp chính là chấm dứt xung đột
1.2.2 Vai trò của giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu
tư nước ngoài
Trong quan hệ đầu tư giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài, tranh chấp xảy ra là điều khó tránh Khi xảy ra tranh chấp, các bên không chỉ thiệt hại về mặt vật chất mà còn có thể tổn hại đến uy tín cũng như mối quan hệ của các quốc gia với nhau Bởi vậy, các cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả
sẽ giúp các bên bảo vệ được quyền lợi cũng như duy trì được mối quan hệ tin cậy, hiểu biết lẫn nhau Một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả sẽ giúp thúc đẩy quan hệ đầu tư nước ngoài trên cả hai khía cạnh:
- Thứ nhất, trên khía cạnh nhà đầu tư nước ngoài (chủ thể được bảo hộ
của các hiệp định đầu tư), khi các hiệp định đầu tư quy định gợi mở về các cách thức giải quyết tranh chấp trong đầu tư cũng như tạo được khung pháp lý cho phép nhà đầu tư tiếp cận được các phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trên thế giới, nhà đầu tư sẽ an tâm hơn và qua đó sẽ vững tin đầu tư vào một quốc gia nước ngoài Hay có thể hiểu rằng các quy định về giải quyết tranh chấp trong hiệp định đã tạo ra cho nhà đầu tư nước ngoài công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình khi tiến hành hoạt động đầu tư ở nước ngoài
- Thứ hai, đối với khía cạnh nhà nước tiếp nhận đầu tư, những sự thay
đổi tích cực trong các quy định về giải quyết tranh chấp đã góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào quốc gia đó Một nhà nước khi chấp nhận việc giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước ngoài bằng các phương thức mang tính quốc tế sẽ tạo được hình ảnh tốt trước các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường pháp lý minh bạch Mặt khác, các cơ chế giải quyết tranh
Trang 28chấp đầu tư hiệu quả còn giúp chính quốc gia sở tại bảo vệ được chính sách của mình khi đối diện với những khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài
Tựu chung lại, việc giải quyết tranh chấp bằng những phương thức giải quyết hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo công bằng cho các bên trong tranh chấp (đặc biệt là đối với nhà đầu tư) Thông qua các
cơ chế giải quyết tranh chấp, nhà nước hay chính phủ nước tiếp nhận đầu tư
và nhà đầu tư nước ngoài sẽ nói lên được quan điểm của mình và bảo vệ được một cách tốt nhất quyền lợi của mỗi bên Do đó, quan hệ đầu tư nước ngoài sẽ được giữ vững, phát triển ổn định và nguy cơ phát sinh tranh chấp cũng được giảm bớt
1.2.3 Các yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài
Hiện nay, để chấm dứt xung đột về đầu tư giữa nhà nước tiếp nhận đầu
tư và nhà đầu tư nước ngoài thì các bên có khá nhiều những biện pháp khác nhau để lựa chọn: có thể lựa chọn những hình thức giải quyết tranh chấp mà trình tự, thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ, hiệu lực và tính khả thi của phán quyết cao hoặc cũng có thể lựa chọn những hình thức đơn giản hơn – những hình thức giải quyết mà không nhất thiết phải tuân theo bất cứ một trình tự, thủ tục mang tính luật định nào Tuy nhiên, dù là hình thức giải quyết tranh chấp nào được lựa chọn đi chăng nữa thì cũng phải thỏa đáng, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản của các chủ thể tranh chấp như:
Thứ nhất, hoạt động giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư
nước ngoài phải nhanh chóng, kịp thời, không làm gián đoạn hoạt động đầu tư của các bên Thời gian đối với các bên trong quan hệ đầu tư là vàng, bởi vậy, nếu như hoạt động giải quyết tranh chấp mà chậm trễ, kéo dài thời gian hay làm gián đoạn các hoạt động đầu tư thì sẽ đe dọa trực tiếp đến những lợi ích
Trang 29mà các bên hướng tới khi thực hiện các dự án đầu tư Chính vì vậy, hoạt động giải quyết tranh chấp phải nhanh chóng, kịp thời và không làm gián đoạn hoạt động đầu tư của các bên
Thứ hai, có thể khôi phục và duy trì quan hệ hợp tác, uy tín giữa các
bên, giữ bí mật trong hoạt động đầu tư Nếu như một vụ tranh chấp được duy trì ổn thỏa, các bên đều hài lòng với kết quả, bí mật trong hoạt động đầu tư được giữ vững thì quan hệ hợp tác giữa các bên không những được khôi phục
và duy trì mà còn có thể nâng lên một tầm cao mới
Thứ ba, tiết kiệm chi phí Chi phí chính là điều mà các bên quan tâm
hàng đầu khi giải quyết tranh chấp Bởi các nhà đầu tư tham gia hoạt động đầu tư là hướng đến lợi nhuận, họ mong muốn mọi hoạt động của mình, trong
đó có hoạt động giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện với mức chi phí thấp nhất Còn các nhà nước tiếp nhận đầu tư đặc biệt là các nước đang phát triển cũng không hề muốn phải chi trả những khoản chi phí khổng lồ trong các vụ giải quyết tranh chấp khi mà những chi phí đó lấy từ tiền thuế của nhân dân Chi phí thấp, giải quyết tranh chấp nhanh chóng và giữ được mối quan hệ tốt đẹp là điều mà các bên hướng tới
Thứ tư, giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài
phải đảm bảo được một sự công bằng giữa các bên tranh chấp Tranh chấp chính là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên trong quan hệ đầu tư Một khi các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp là họ đang tìm kiếm một sự công bằng, mặc dù hai bên chủ thể có thể rất khác biệt khi mà một bên
là cả một quốc gia còn một bên chỉ là một nhà đầu tư Nhưng quan hệ đầu tư được xác lập trên cơ sở công bằng thì khi giải quyết tranh chấp cũng phải dựa trên cơ sở công bằng và bình đẳng
Thứ năm, phán quyết phải chính xác và có khả năng được thi hành cao
Khi các bên cố gắng giải quyết tranh chấp thì có nghĩa là họ đang mong đợi
Trang 30một kết luận cuối cùng mà hai bên có thể chấp nhận được Đặc biệt, phán quyết là điều mà các bên mong đợi khi tham gia giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài hay tòa án Tuy nhiên, nếu như phán quyết không chính xác hoặc không được các bên thi hành theo thì có thể phán quyết đó đã gây thiệt hại cho các bên chủ thể và nó cũng không có giá trị thực tiễn Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là phán quyết ra đời phải có tính chính xác và có khả năng được thi hành cao thì nó mới có giá trị thực tiễn
1.2.4 Các phương thức giải quyết tranh chấp
1.2.4.1 Giải quyết tranh chấp bằng phương thức bảo hộ ngoại giao
Trong tư pháp quốc tế, quyền bảo hộ ngoại giao là quyền của một quốc gia đại diện cho công dân của nước mình đứng ra khởi kiện một quốc gia khác khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của công dân nước mình bị quốc gia khác xâm hại Trong hoạt động đầu tư nước ngoài, giải quyết tranh chấp thông qua phương thức bảo hộ ngoại giao chính là việc quốc gia mà nhà đầu
tư mang quốc tịch sẽ đứng ra thay mặt nhà đầu tư để khiếu nại nhà nước tiếp nhận đầu tư tại các thể chế tư pháp quốc tế như Tòa án công lý quốc tế hay các tòa án khu vực như Tòa án công lý châu Âu Việc các quốc gia có thẩm quyền đứng ra bảo vệ công dân của nước mình trong các vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư là công dân của họ với nhà nước hay quốc gia khác là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế Tuy nhiên, việc khiếu nại của quốc gia mà nhà đầu tư có quốc tịch đối với nhà nước hay quốc gia tiếp nhận đầu tư phải tuân thủ những quy tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là quy tắc xác định quốc tịch của nhà đầu tư Thông thường, việc xác định quốc tịch của nhà đầu tư là thể nhân trong các hiệp định đầu tư thường dẫn chiếu đến luật quốc gia của các bên ký kết (Redfem, A, Hunter, M, Blackaby, N, Partasides,
C, 2009, tr.577) Ví dụ như BIT giữa Việt Nam và Argentina có quy định khái niệm “nhà đầu tư” là bất kỳ thể nhân là công dân một bên ký kết phù hợp với
Trang 31pháp luật bên ký kết đó [2] Một số hiệp định đầu tư đưa thêm các yếu tố khác bên cạnh luật quốc tịch của quốc gia ký kết, đó là thời gian cư trú hoặc nơi cư trú [3, Điều 1, khoản 1, điểm c]
Bên cạnh đó, đối với pháp nhân, các hiệp định đầu tư có thể chỉ quy định rất đơn giản là bảo hộ cho pháp nhân thành lập phù hợp với luật pháp của các bên ký kết Các hiệp định đầu tư có thể đưa thêm yếu tố là pháp nhân phải có trụ sở và kinh doanh tại quốc gia ký kết [1, Điều 1, khoản a, điểm ii] hoặc có thể không có trụ sở nhưng thực tế kinh doanh tại quốc gia ký kết (ví
dụ như Hiệp định đầu tư của Việt Nam – Vương quốc Ô – man thường sử dụng thuật ngữ “kinh doanh đáng kể”) [4, Điều 2, khoản b]
Các nhà nước có thể tự do lựa chọn các phương tiện cũng như biện pháp khác nhau để bảo vệ ngoại giao Họ có thể sử dụng những biện pháp không chính thức miễn là chúng được coi là sự trả đũa hợp lý, hoặc có cũng
có thể sử dụng bất cứ phương thức hợp pháp nào, cho dù nó mang tính thiếu thiện chí hay không
1.2.4.2 Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng
Trong các phương thức giải quyết tranh chấp thì có những phương thức giải quyết mang tính tài phán và có những phương thức giải quyết không mang tính tài phán Trong đó, thương lượng là một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp không mang tính tài phán Thương lượng có đặc điểm
cơ bản là không cần đến một thiết chế trung gian thứ ba, các bên sẽ cùng nhau trình bày quan điểm, tìm ra các biện pháp thích hợp để trên cơ sở đó đi đến thống nhất để giải quyết những bất đồng tồn tại giữa các bên Có thể thấy, bản chất của hình thức này là các bên tranh chấp cùng nhau trao đổi, bàn bạc và đi đến thỏa thuận về phương cách giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay trợ giúp của bên thứ ba, nên đây chính là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người
Trang 32Thương lượng dựa trên cơ sở tự thỏa hiệp nên là phương thức đơn giản,
ít tốn kém, không làm phương hại đến quan hệ hợp tác giữa hai bên, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp cũng như giữ được bí mật trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên
Trong các hiệp định đầu tư quốc tế, thương lượng thường là phương thức giải quyết tranh chấp được đưa ra áp dụng đầu tiên Ví dụ như Khoản 1 Điêu
12 Hiệp định đầu tư Việt Nam – Úc có quy định khi xảy ra tranh chấp giữa một Bên ký kết và đối tượng có quốc tịch của Bên ký kết kia, các bên cố gắng giải quyết thông qua hiệp thương và đàm phán Các hiệp định đầu tư đề cập đến thương lượng trong điều khoản về giải quyết tranh chấp nhằm mục đích khuyến khích các bên giải quyết những vướng mắc một cách thân thiện Trong nhiều hiệp định đầu tư song phương giữa các quốc gia trên thế giới có quy định các bên trong tranh chấp phải thương lượng trong khoảng thời gian tối thiểu trước khi khởi kiện tại trọng tài hoặc Tòa án Ví dụ như Khoản 2 Điều 2 Hiệp định đầu tư Chi-Lê – Hà Lan năm 1998 có quy định nếu việc giải quyết tranh chấp bằng các phương thức có tính thân thiện không thành, thì sau 3 tháng kể
từ ngày một trong các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng phương thức đó, các bên mới có quyền nộp khiếu nại lên tòa án hoặc trọng tài
1.2.4.3 Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải
Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp mà trong đó có sự tham gia của bên thứ ba độc lập được hai bên cùng đồng thuận hay chỉ định đóng vai trò trung gian để hướng dẫn, hỗ trợ các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc chấm dứt những mâu thuẫn, xung đột đang tồn tại giữa các bên Bên thứ ba không có lợi ích liên quan với các bên trong vụ tranh chấp Qua cách hiểu như trên về hòa giải, chúng ta thấy rằng, cũng như thương lượng, việc giải quyết thông qua hòa giải được thực hiện hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của các bên tranh chấp Cần phải lưu ý rằng, trung
Trang 33gian hòa giải phải được tất cả các bên chấp thuận và họ đơn thuần chỉ giữ vai trò trợ giúp, phân tích tình huống, xâu chuỗi sự kiện, đánh giá sự được, mất giữa các bên để từng bên tranh chấp nhận thấy lợi ích của việc hòa giải với nhau để đi đến thống nhất về phương án loại bỏ tranh chấp mà trung gian hòa giải không thể đưa ra phán quyết Do đó hòa giải cũng mang đặc điểm là sự linh hoạt và gợi mở việc đối thoại giữa các bên Quyết định cuối cùng về phương án giải quyết tranh chấp cũng vẫn là ý chí thỏa thuận của các bên tranh chấp
Chính vì vậy, trên thực tế cũng có rất nhiều các hiệp định đầu tư quy định hòa giải là một trong hai phương thức ưu tiên hàng đầu trong việc giải quyết các tranh chấp về đầu tư Ví dụ Điều 23 Hiệp định đầu tư mẫu của Hoa
Kỳ năm 2004 có quy định khi giải quyết tranh chấp về đầu tư, đầu tiên các bên nên sử dụng các phương thức tham vấn và đàm phán, bao gồm cả những phương thức không mang tính tài phán và có sự tham gia của bên thứ ba
Trên thế giới hiện nay, hòa giải ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng khi được thể chế hóa trên cả bình diện quốc gia và quốc tế Bởi vậy, vai trò của các trung tâm hòa giải và các quy tắc hòa giải của các thiết chế quốc tế như quy trình hòa giải không bắt buộc của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) tại London, quy tắc hòa giải trong Công ước Washington 1965 hoặc quy tắc hòa giải mẫu của UNCITRAL 2002 đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư nói chung và tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước tiếp nhận đầu tư nói riêng
1.2.4.4 Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài
Đối với việc giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài thì thông qua trọng tài cũng là một phương thức hữu hiệu để giải quyết Trong xã hội toàn cầu hóa ngày nay cộng với lối tư duy hiện đại thì giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài ngày càng trở nên phổ biến Trọng tài là một
Trang 34phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán với thủ tục đơn giản và linh hoạt Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên có thể tự
do thỏa thuận lựa chọn hay về bản chất nó là một thiết chế trung gian được các bên đương sự giao cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên Nói cách khác, bản chất của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài thể hiện trên hai khía cạnh: Thỏa thuận và tài phán
Thứ nhất: Trọng tài bắt nguồn từ sự thỏa thuận
Điều này được thể hiện ở chỗ nếu như muốn đưa một tranh chấp ra trọng tài giải quyết, thì trước hay sau khi xảy ra tranh chấp, các bên phải có thỏa thuận trọng tài Trọng tài sẽ không thể có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp nếu như một trong các bên tranh chấp không nhất trí về việc tranh chấp đó được giải quyết tại trọng tài (khác với việc giải quyết tranh chấp tại tòa án là chỉ cần ý chí đơn phương của một bên chấp là đủ điều kiện để tòa án thụ lý, giải quyết vụ án)
Thứ hai: Trọng tài là một cơ quan tài phán
Trong quá trình giải quyết vụ kiện, nếu như các bên tranh chấp không thể hòa giải được với nhau, trọng tài sẽ đưa ra phán quyết Không giống với hướng dẫn của bên trung gian trong phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, phán quyết của trọng tài là quyết định của trọng tài về phương thức giải quyết vụ việc, trong đó xác định rõ ràng trách nhiệm của các bên đối với nhau cần phải được thực hiện như thế nào Quyết định của trọng tài có giá trị bắt buộc thi hành với các bên Như vậy, về bản chất thì trọng tài không phải giống với một chủ thể trung gian hòa giải đơn thuần mà trọng tài là một
cơ quan xét xử
Theo thông lệ quốc tế, trọng tài được thành lập theo một trong hai hình thức là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp chỉ được thành lập khi có tranh chấp xảy ra và sẽ giải
Trang 35tán sau khi tranh chấp đã được giải quyết xong Thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài vụ việc cũng là do các bên tự do lựa chọn và thỏa thuận Thông thường các bên sẽ thỏa thuận áp dụng theo quy tắc của một trung tâm trọng tài như theo nhiều hiệp định đầu tư hiện nay, quy tắc trọng tài của UNCITRAL thường được áp dụng để giải quyết tranh chấp về đầu tư tại trọng tài vụ việc, hoặc các bên cũng có thể sử dụng Bộ quy tắc cho giải quyết tranh chấp giữa hai bên trong đó có một bên là nhà nước của Tòa trọng tài thường trực (PCA) (thuộc bộ quy tắc chọn lựa của PCA) Trọng tài thường trực hay còn được gọi
là trọng tài quy chế là trọng tài được thành lập và hoạt động theo một quy chế nhất định Khác với các trọng tài vụ việc, trọng tài thường trực có địa điểm hoạt động và quy chế làm việc cụ thể riêng và rõ ràng, chính vì vậy mà các bên tranh chấp không cần phải lựa chọn hay thỏa thuận thủ tục trong thỏa thuận trọng tài, bởi đương nhiên quy chế của trọng tài thường trực mà họ lựa chọn sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp Hiện nay, để giải quyết các khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến nhà nước tiếp nhận đầu tư thì Trung tâm quốc tế về xét xử tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư (ICSID) và Phòng thương mại quốc tế ICC là các tòa trọng tài thường trực phổ biến được sử dụng Mặc dù, trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực tuy có khác nhau về cách thức thành lập cũng như là hoạt động nhưng chúng có chung những đặc trưng sau đây:
- Thứ nhất: Về thẩm quyền xét xử
Thỏa thuận trọng tài chính là cái chi phối thẩm quyền xét xử của trọng tài trong mọi vụ tranh chấp Để trọng tài có thẩm quyền đối với một vụ việc thì yêu cầu tiên quyết là phải có một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực pháp lý Những thỏa thuận trọng tài này sẽ được các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có thể được quy định ngay trong các hiệp định đầu tư
Trang 36- Thứ hai: Về luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bao gồm luật tố tụng trọng tài và luật áp dụng cho nội dung tranh chấp Các bên có thể thỏa thuận luật tố tụng trọng tài nếu tranh chấp được giải quyết thông qua trọng tài
vụ việc, còn đối với những vụ tranh chấp được giải quyết thông qua trọng tài quy chế hay còn gọi là trọng tài thường trực thì sẽ có quy tắc tố tụng riêng Luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp sẽ phụ thuộc vào tính chất và phạm
vi vụ tranh chấp Thông thường trong các hiệp định đầu tư sẽ quy định hội đồng trọng tài áp dụng các nguồn sau đây để giải quyết các tranh chấp: các hiệp định đầu tư, pháp luật của bên ký kết có liên quan, các hiệp định đã được
ký kết có liên quan, các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế Tuy nhiên, những quy định này trong các hiệp định đầu tư không chỉ rõ việc ưu tiên thứ bậc áp dụng nguồn luật nào nếu có mâu thuẫn xảy ra (đặc biệt là xung đột giữa luật pháp quốc gia và luật quốc tế) mà chỉ mang tính liệt kê đơn thuần
- Thứ ba: Về tính chung thẩm trong phán quyết trọng tài
Nếu như giải quyết tranh chấp thông qua tòa án thường có hai cấp xét
xử sơ thẩm và phúc thẩm, thì đối với phương thức giải quyết thông qua trọng tài chỉ có một cấp xét xử Thông thường theo luật trọng tài của các quốc gia thì phán quyết trọng tài có tính chung thẩm và sẽ có hiệu lực thi hành ngay sau khi ban hành Cũng có thể phán quyết trọng tài bị hủy, nhưng việc hủy phán quyết trọng tài chỉ xảy ra khi nảy sinh các vấn đề về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài hoặc khi trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp Trong hoạt động giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài, Công ước ICSID có quy định về quyền yêu cầu hủy bỏ phán quyết trọng tài của các bên, tuy nhiên đây không phải là một cấp xét xử của trọng tài mà nó đơn thuần chỉ là một vấn đề mang tính thủ tục mà thôi
Trang 37- Thứ tư: Về việc thi hành phán quyết có hiệu lực của trọng tài:
Khi trọng tài ra phán quyết, nó sẽ không thể bị kháng cáo hay kháng nghị mà sẽ có hiệu lực luôn và có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên liên quan Đối với phán quyết có hiệu lực của trọng tài trong nội bộ một quốc gia,
sẽ ưu tiên việc tự nguyện thi hành của các bên, trong trường hợp các bên không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án của các nước đều có các cơ chế hỗ trợ nhằm đảm bảo việc thực thi các phán quyết này Đối với phán quyết có hiệu lực của tòa trọng tài nước ngoài hay trọng tài quốc tế thì khác,
cơ chế hỗ trợ cho việc công nhận và thi hành được quy định trong Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài và các điều ước quốc tế về trọng tài khác
1.2.4.5 Giải quyết tranh chấp thông qua tòa án
Giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là phương thức giải quyết mang tính tài phán nhưng thường có thủ tục phức tạp hơn phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài Tranh chấp giữa nhà nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài có thể được giải quyết bằng tòa án của quốc gia tiếp nhận đầu tư hay tòa án của quốc gia mà nhà đầu tư có quốc tịch Tuy trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp có thể khác nhau do phụ thuộc vào pháp luật từng quốc gia, nhưng dù xét xử ở quốc gia nào đi nữa thì chúng cũng vẫn mang những đặc trưng cơ bản như sau:
- Thứ nhất, về thẩm quyền xét xử
Khi một vụ tranh chấp xảy ra, tòa án của mỗi quốc gia không đương nhiên có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó Khi xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong quan hệ đầu tư nước ngoài thì yếu tố đầu tiên là dựa vào sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ đó hoặc dựa vào điều ước quốc
tế có liên quan, và tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước tiếp nhận đầu tư có thể được giải quyết thông qua phương thức này nếu như hợp đồng hay các hiệp định đầu tư có quy định
Trang 38- Thứ hai, về tính chung thẩm của phán quyết của tòa án
Thông thường, tòa án của các quốc gia trên thế giới sẽ theo hai cấp xét
xử sơ thẩm và phúc thẩm Trong đó, phán quyết của tòa án ở cấp sơ thẩm sẽ không có hiệu lực ngay mà phải đợi một khoảng thời gian nhất định Nếu như hết khoảng thời gian này mà không có kháng cáo hay kháng nghị thì phán quyết mới có hiệu lực Nếu như trong khoảng thời gian này mà có kháng cao hay kháng nghị thì bản án sẽ được xét xử lại ở cấp phúc thẩm
- Thứ ba, về việc thi hành các phán quyết của tòa án
Đối với các phán quyết có hiệu lực của tòa án thì luôn mang tính cưỡng chế Tuy nhiên, đối với tranh chấp có một bên chủ thể là một nhà nước hay chính phủ của một quốc gia thì câu chuyện lại hoàn toàn khác, việc thực thi các phán quyết đối với nhà nước tiếp nhận đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như cơ chế hỗ trợ quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp hay dựa trên nguyên tắc có đi có lại giữa các quốc gia
1.2.5 Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư
Trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước tiếp nhận đầu tư thì cơ sở pháp lý đóng một vai trò tối quan trọng Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay thì hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung được điều chỉnh bởi cả các điều ước quốc tế và luật pháp quốc gia Đặc biệt, để tạo dựng môi trường thật sự hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày nay thì các điều ước quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng Các quốc gia trên thế giới không ngừng gia tăng quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó Thời gian vừa qua, số lượng các hiệp định đầu
tư của Việt Nam cũng không ngừng gia tăng trong đó phải kể đến Hiệp định đầu tư Việt Nam – Australia (1991), Hiệp định đầu tư Việt Nam – Nhật Bản
Trang 39(2003), Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ (2000), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (2009) Các Hiệp định đầu tư này đều có những điều khoản quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư Trong đó, phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải thường được ưu tiên hoặc được coi là bắt buộc Như tại Điều 8 Hiệp định đầu tư Việt Nam – Trung Quốc, Điều 8 Hiệp định đầu tư Việt Nam – Nhật Bản thì trong một khoảng thời hạn nhất định, các bên phải nỗ lực hết sức để tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hoặc hòa giải trước khi sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác Sau khoảng thời hạn dành cho thương lượng và hòa giải, các bên có thể sử dụng phương thức giải quyết thông qua trọng tài (thường là trọng tài adhoc như trong Hiệp định đầu tư Việt Nam với Trung Quốc hay Hiệp định đầu tư Việt Nam với CHLB Đức) Trong một số Hiệp định đầu tư cho phép giải quyết tranh chấp thông qua việc sử dụng trọng tài ICSID thay thế cho trọng tài adhoc nếu các bên tham gia Công ước Washington 1965 (Hiệp định đầu tư Việt Nam – Cộng hòa Pháp) Hay như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ tại Chương IV, Điều 4 quy định một bên tranh chấp có thể đưa tranh chấp giữa các bên ra giải quyết theo thủ tục trọng tài ICSID (nếu các bên là thành viên Công ước Washington 1965); hoặc đưa ra giải quyết theo cơ chế phụ trợ của ICSID nếu
cơ chế này có thẩm quyền giải quyết; hoặc đưa ra trọng tài adhoc theo quy tắc Trọng tài UNCITRAL; hoặc đưa ra bất kỳ tổ chức trọng tài nào khác nếu các bên tranh chấp đồng ý
Trong khi đó, tại Điều 14 Luật Đầu tư 2014 của Việt Nam quy định, những tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trang 40liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
Như vậy, dựa trên cơ sở pháp luật quốc gia cũng như các điều ước quốc
tế quy định thì tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước tiếp nhận đầu tư có thể được giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau như tòa án hay trọng tài Trong đó, nổi bật hiện nay đối với vấn đề giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước tiếp nhận đầu tư là theo thủ tục trọng tài tại ICSID
Một vài nét về ICSID
ICSID - Trung tâm giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa quốc gia và công dân của quốc gia khác (International Center for The Settlement of Investment Dispute) được thành lập năm 1965 thông qua hội nghị Washington được Ngân hàng thế giới (World Bank) bảo trợ trên nền tảng của Công ước Washington Cơ chế thành lập trung tâm ICSID dựa trên Bản Hiệp định giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân của quốc gia khác (gọi tắt là Hiệp định Washington 1965) do Ngân hàng Thế giới soạn thảo, cho đến nay đã có 159 quốc gia đã ký và phê chuẩn Công ước Washington 1965 [27]
Mục tiêu cũng như vai trò tối hậu của trung tâm ICSID là thúc đẩy các công cuộc đầu tư tại các quốc gia đang phát triển, nơi mà các doanh nhân hoạt động thương mại quốc tế còn đang e ngại không muốn bỏ vốn đầu tư vì lo ngại về những bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội khiến cho vốn đầu tư của họ
có nguy cơ bị trưng dụng hay bị quốc hữu hóa Trung tâm ICSID ra đời với mong muốn của Ngân hàng thế giới là một cơ quan hậu thuẫn có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp nếu xảy ra giữa các nhà đầu tư và chính phủ của các quốc gia tiếp nhận đầu tư