hòa giải tại ICSID [14]
2.1.2.1. Thành lập Ủy ban hòa giải
Theo quy định của Công ước Washington 1965, nếu bất kỳ một quốc gia thành viên hoặc công dân của một quốc gia thành viên nào của Công ước muốn thiết lập một quy trình hòa giải thì sẽ phải gửi một yêu cầu bằng văn bản tới Tổng Thư kí. Sau đó Tổng Thư kí sẽ gửi một bản sao của yêu cầu đó tới bên liên quan còn lại. Tổng Thư kí sẽ đăng kí xác nhận yêu cầu trên trừ trường hợp dựa vào những thông tin trong bản yêu cầu, Tổng Thư kí thấy
38
rằng trường hợp tranh chấp này rõ ràng nằm ngoài thẩm quyền giải quyết của Trung tâm. Tổng Thư kí phải tiến hành thông báo một cách sớm nhất tới các bên về việc chấp thuận đăng kí hay từ chối giải quyết vụ việc đó. Sau khi đề nghị hòa giải được đăng kí thì Ủy ban Hòa giải sẽ được thành lập ngay sau đó. Ủy ban Hòa giải có thể bao gồm một hòa giải viên hay một số lẻ hòa giải viên theo như chỉ định nếu được các bên chấp thuận. Nếu các bên không chấp thuận thì Ủy ban Hòa giải sẽ đương nhiên gồm 3 thành viên, trong đó mỗi bên tranh chấp sẽ chỉ định một hòa giải viên, thành viên thứ 3 sẽ do hai bên thỏa thuận và thống nhất chỉ định, thành viên này sẽ là chủ tịch của Ủy ban Hòa giải
2.1.2.2.Quyền hạn và chức năng của Ủy ban hòa giải
Thẩm quyền của Ủy ban Hòa giải do Ủy ban tự mình quyết định. Nếu các bên không có thỏa thuận nào khác thì mọi tiến trình hòa giải đều phải tiến hành theo quy định trong các quy tắc hòa giải hiện hành vào ngày hai bên đồng ý lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hòa giải. Nếu có vấn đề nảy sinh trong tiến trình hòa giải mà chưa được quy định tại Công ước hay trong các quy tắc hòa giải hoặc các quy tắc mà hai bên đã nhất trí thì Ủy ban Hòa giải sẽ tự đưa ra quyết định cho vấn đề đó. Trong tất cả các giai đoạn của tiến trình hòa giải, Ủy ban Hòa giải có quyền đưa ra các đề nghị về các điều khoản giải quyết tranh chấp đối với các bên.
Chức năng của Ủy ban Hòa giải là làm sáng tỏ những khúc mắc giữa các bên và đạt được sự thống nhất giữa các bên dựa trên các điều khoản được cả hai bên chấp thuận.
2.1.2.3.Nghĩa vụ của các bên trong quá trình hòa giải
Các bên trong quá trình hòa giải có nghĩa vụ hợp tác dựa trên sự tin tưởng vào vai trò của Ủy ban Hòa giải nhằm hỗ trợ Ủy ban Hòa giải thực hiện một cách tốt nhất chức năng của mình. Bên cạnh đó, hai bên chủ thể trong vụ
39
tranh chấp cũng phải xem xét, cân nhắc một cách hết sức cẩn thận những đề nghị của Ủy ban Hòa giải.
2.1.2.4.Kết thúc hòa giải
Khi các bên tranh chấp đi tới thỏa thuận, Ủy ban Hòa giải sẽ soạn thảo một thông báo về các vấn đề tranh chấp và ghi nhận việc các bên đã đạt được thỏa thuận cho vấn đề đó. Ủy ban Hòa giải có thể dừng tiến trình và soạn thông báo về vụ việc, cũng như ghi lại rằng các bên đã không thể đi đến thỏa thuận để giải quyết tranh chấp, nếu như trong bất cứ giai đoạn nào của vụ việc mà Ủy ban Hòa giải nhận thấy rằng sẽ không đạt được một thỏa thuận nào giữa các bên. Trong trường hợp một bên vắng mặt hoặc không thể đưa ra những bằng chứng để chứng tỏ mình đúng, Ủy ban Hòa giải sẽ dừng vụ việc và soạn thảo thông báo về việc bên đó vắng mặt hoặc không thể minh chứng rằng luận điểm của mình là đúng.
2.1.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước ngoài bằng Trọng tài tại ICSID [14] Trọng tài tại ICSID [14]
2.1.3.1.Thành lập Hội đồng trọng tài
Tương tự như đối với khi thành lập Ủy ban Hòa giải, nếu bất kì một quốc gia thành viên nào hay công dân của một nước thành viên muốn đưa vụ việc ra xét xử bằng Trọng tài đều phải gửi một yêu cầu bằng văn bản tới Tổng Thư kí. Tổng Thư kí sẽ có trách nhiệm gửi bản yêu cầu đó tới bên kia. Yêu cầu này phải bao gồm những thông tin về các vấn đề tranh chấp, về các bên liên quan và sự đồng ý của các bên trong việc giải quyết bằng trọng tài theo những quy tắc của tiến trình giải quyết bằng hòa giải và trọng tài. Tổng Thư kí sẽ đăng kí xác nhận yêu cầu trên, trừ trường hợp dựa vào những thông tin trong bản yêu cầu mà Tổng Thư kí thấy rằng trường hợp tranh chấp này rõ ràng nằm ngoài thẩm quyền của Trung tâm, thì Tổng Thư kí sẽ phải báo cho các bên về việc chấp thuận đăng kí hay từ chối giải quyết vụ việc. Sau khi có
40
bản đăng kí yêu cầu thì Hội đồng Trọng tài sẽ được thành lập sớm nhất có thể. Hội đồng Trọng tài có thể bao gồm một trọng tài duy nhất hoặc bao gồm số lẻ các trọng tài theo chỉ định nếu các bên chấp thuận. Trong trường hợp các bên không chấp thuận về số lượng trọng tài và cách thức chỉ định trọng tài, Hội đồng Trọng tài sẽ bao gồm ba trọng tài, mỗi bên sẽ được quyền chỉ định một trọng tài viên, còn trọng tài thứ ba do hai bên thỏa thuận chỉ định và sẽ làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Có một điều lưu ý là các trọng tài trong Hội đồng Trọng tài sẽ không được là người của các quốc gia đang tranh chấp hay là người của quốc gia đang có công dân tham gia tranh chấp, trừ trường hợp các bên đã thỏa thuận chỉ định một trọng tài duy nhất hoặc đã thỏa thuận lựa chọn các thành viên của Hội đồng Trọng tài. Trọng tài viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trong lĩnh vực pháp luật, thương mại, công nghiệp hoặc tài chính và có khả năng thực thi cũng như tự đánh giá công việc một cách độc lập.
2.1.3.2.Quyền hạn và chức năng của Hội đồng trọng tài
Tương tự Ủy ban Hòa giải, Hội đồng Trọng tài tự quy định thẩm quyền của mình. Tuy nhiên, không giống với Ủy ban Hòa giải Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền đưa ra quyết định về vụ tranh chấp dựa trên cơ sở pháp lí mà các bên thống nhất lựa chọn. Có một điều lưu ý ở đây là nếu như các bên không thể thống nhất được thì Hội đồng Trọng tài sẽ áp dụng luật của quốc gia tham gia tranh chấp và áp dụng cả các quy tắc của luật quốc tế nếu có thể. Nếu trong trường hợp luật không quy định hoặc quy định không rõ thì Hội đồng Trọng tài không được đưa ra phán quyết dựa trên những cơ sở đó. Hội đồng Trọng tài cũng có thẩm quyền quyết định những vấn đề phát sinh liên quan tới thủ tục giải quyết mà không được quy định trong Công ước Washington 1965 hoặc trong luật mà các bên đã thống nhất. Bên cạnh đó, Hội đồng Trọng tài cũng sẽ đưa ra phân xử về bất cứ khiếu nại hay bác bỏ khiếu nại nào phát sinh
41
bất ngờ hoặc phát sinh thêm bên cạnh vấn đề tranh chấp nếu như những khiếu nại hay bác bỏ khiếu nại đó thuộc thẩm quyền của Trung tâm hoặc trong phạm vi các bên đã thỏa thuận.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên, Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền yêu cầu các bên cung cấp văn bản hoặc các loại chứng cứ khác nhau, đến địa điểm có liên quan tới tranh chấp và tiến hành thẩm vấn tại đó nếu thấy cần thiết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Ngoài ra Hội đồng Trọng tài cũng có thể đề xuất các biện pháp xử lý tạm thời để đảm bảo quyền lợi của các bên nếu Hội đồng Trọng tài nhận thấy tình hình thực tế yêu cầu phải áp dụng các biện pháp này.
2.1.3.3.Phán quyết trọng tài
Phán quyết của Trọng tài sẽ được Hội đồng Trọng tài đưa ra dựa trên cơ sở đa số phiếu của các thành viên. Phán quyết này phải được lập thành văn bản và được các thành viên bỏ phiếu thông kí tên vào đó. Phán quyết phải nêu ra được lí do đưa ra quyết định và phải giải quyết được tất cả các vấn đề mà các bên đưa ra. Các thành viên của Hội đồng Trọng tài có thể gửi kèm ý kiến riêng của mình, dù thành viên đó có bỏ phiếu tán thành hay không tán thành. Ngay sau khi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết, Tổng Thư kí sẽ gửi cho các bên bản sao phán quyết đã được chứng thực. Hội đồng Trọng tài có thể xem xét các vấn đề mà họ đã không đưa vào phán quyết, chỉnh sửa lại các lỗi văn bản, sai sót tính toán hoặc các sai sót tương tự nếu như trong vòng 45 ngày kể từ ngày đưa ra phán quyết mà có yêu cầu xem xét lại của một bên tranh chấp. Quyết định chỉnh sửa này cũng sẽ được coi như một phần của phán quyết và cũng được thông báo cho các bên theo cách thông báo phán quyết.
Trong trường hợp một trong hai bên phát hiện ra các yếu tố khách quan tác động tới phán quyết Trọng tài thì họ có thể gửi văn bản yêu cầu xem lại phán quyết cho Tổng Thư kí, với điều kiện là khi Hội đồng Trọng tài đưa ra
42
phán quyết, Hội đồng Trọng tài và bên có đề nghị sửa đổi phán quyết không biết tới các yếu tố thực tế đó và việc không nêu ra sự kiện đó không phải là do sơ xuất của bên yêu cầu. Nếu có thể, yêu cầu này sẽ được gửi tới Hội đồng Trọng tài đã đưa ra phán quyết. Nếu không thực hiện được thì một Hội đồng Trọng tài mới sẽ được lập. Dựa trên tình hình thực tế, Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền yêu cầu hoãn thi hành phán quyết. Nếu trong bản yêu cầu của mình, bên yêu cầu đề nghị hoãn thi hành phán quyết, thì phán quyết đó được hoãn tạm thời cho đến khi Hội đồng Trọng tài ra quyết định về yêu cầu đó.
Trong các trường hợp: Hội đồng Trọng tài không được thành lập một cách hợp lệ; Hội đồng Trọng tài đã hành động vượt quá thẩm quyền của mình; có những dấu hiệu cho thấy thành viên của Hội đồng Trọng tài bị mua chuộc; một nguyên tắc cơ bản của quá trình xét xử bị vi phạm nghiêm trọng hay trong phán quyết Trọng tài không nêu ra các lí do đưa ra phán quyết thì các bên có quyền yêu cầu bãi bỏ phán quyết Trọng tài bằng cách gửi văn bản yêu cầu tới Tổng Thư kí. Khi nhận được văn bản yêu cầu, Chủ tịch sẽ phải chỉ định thành lập từ Tổ Trọng tài một Ban Trọng tài adhoc gồm 3 người. Các thành viên của Ban này phải là các thành viên độc lập, đó là không thuộc Hội đồng Trọng tài đã đưa ra phán quyết Trọng tài, không có cùng quốc tịch với các thành viên của Hội đồng Trọng tài, không phải là công dân của nước tranh chấp hoặc của nước có công dân tranh chấp, cũng không phải được chỉ định bởi các nước tham gia tranh chấp, và không phải là người đã từng tham gia hòa giải trong tranh chấp đó. Ban Trọng tài này có thẩm quyền bãi bỏ phán quyết hoặc một phần phán quyết Trọng tài nếu như phát hiện Hội đồng Trọng tài đã hành động vượt quá thẩm quyền của mình; có những dấu hiệu cho thấy thành viên của Hội đồng Trọng tài bị mua chuộc; một nguyên tắc cơ bản của quá trình xét xử bị vi phạm nghiêm trọng hay trong phán quyết Trọng tài không nêu ra các lí do đưa ra phán quyết. Nếu thấy cần thiết, Ban Trọng
43
tài có thể hoãn hiệu lực thi hành phán quyết Trọng tài. Nếu bên nộp đơn đề nghị giữ nguyên hiệu lực phán quyết Trọng tài, quyết định đó sẽ có hiệu lực cho đến khi Ban Trọng tài có quyết định chính thức về vấn đề này.
2.1.3.4.Công nhận và cho thi hành phán quyết
Trung tâm không được công bố công khai phán quyết nếu như không được sự đồng ý của các bên. Phán quyết Trọng tài sẽ có giá trị ràng buộc với các bên và các bên không có quyền kháng cáo hay quyền nào khác trừ các quyền đã được thừa nhận trong Công ước Washington 1965. Điều này đồng nghĩa với việc các phán quyết của Hội đồng Trọng tài đưa ra không thể bị xem lại ở bất kỳ tòa án trong nước nào hay nói cách khác thì trong trường hợp một phán quyết Trọng tài được Tòa án của quốc gia tiếp nhận đầu tư xem xét hay xử lại theo thủ tục phúc thẩm, thì hành vi đó được xem là không chấp hành phán quyết Trọng tài của Trung tâm ICSID. Điều đó cũng có nghĩa là, khi một quốc gia đã gia nhập Công ước thì cũng đồng nghĩa với việc quốc gia đó đã từ bỏ quyền xem xét lại phán quyết của Trọng tài ICSID rồi. Các quốc gia ký kết cam kết thực thi các phán quyết của Hội đồng Trọng tài ICSID giống như thực thi các bản án của tòa án cao nhất của nước mình. Lúc này, nhà đầu tư có thể áp dụng các biện pháp tự bảo vệ từ chính quốc gia mà mình đang mang quốc tịch hoặc từ bất kỳ quốc gia nào miễn quốc gia đó là thành viên của Công ước Washington để phán quyết được thi hành. Điều này có thể được minh chứng ở ví dụ dưới đây:
Án lệ: vụ Liberian Timber Corp và Chính phủ Liberia (Liberian
Eastern Timber Corporation v. Republic of Liberia) [25]
Năm 1970, Chính phủ Liberia bảo đảm một hợp đồng đặc nhượng khai thác rừng với diện tích là 400.000 mẫu anh cho công ty khai thác gỗ Liberian Eastern Timber Corp (gọi tắt là LETCO). Năm 1972, LETCO bắt đầu thực hiện công việc khai thác, chế biến và xuất khẩu gỗ. Đến năm 1980, dựa vào
44
những thiếu sót của LETCO và tham khảo bản bảo lưu đối với các nguồn tài nguyên (đã đệ nộp cho ICSID), Chính phủ Liberia đã giảm diện tích đặc nhượng cho công ty LETCO xuống từ 400.000 mẫu còn 270.000 mẫu. Đến khi thời hạn đặc nhượng đã hết, nhân cơ hội đó, LETCO đệ đơn khiếu nại lên Trọng tài chống lại quyết định của Chính phủ Liberia theo tinh thần của Công ước Washington.
Sau khi chỉ định một Trọng tài viên nhân danh Chính phủ Liberia đồng thời nhờ một hãng luật bảo vệ quyền lợi, Chính phủ Liberia từ chối tham dự phiên tòa xét xử đồng thời đề nghị một thỉnh cầu chống lại công ty LETCO tại một Tòa án Liberia. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài của Trung tâm ICSID đã tiến hành thủ tục xét xử và ra quyết định Liberia phải bồi thường cho LETCO một khoản tiền là 8.793.280 USD cùng với các khoản thiệt hại khác (tổng cộng là 9.076.857,25 USD). Dựa trên các cơ sở mà Hội đồng Trọng tài đã quyết định qua án văn, thẩm phán Keenan đã ký một quyết định tài phán buộc chính phủ Liberian phải bồi thường cho công ty LETCO. Một án lệnh chấp hành được gửi đến ông thẩm phán đảm nhận việc thi hành các quyết định tại Tòa án Southem Distric of New York 25/9/1986, trên cơ sở quyết định của Trung tâm ICSID. Như vậy, với thẩm quyền của mình, các phán quyết Trọng tài của Trung tâm ICSID có hiệu lực cưỡng hành tại bất kỳ Tòa án nào thuộc các quốc gia là thành viên của Công ước Washington.