2.3.3.1.Tình hình chung về giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước Thái Lan với nhà đầu tư nước ngoài
Thái Lan là một quốc gia ở Đông Nam Á, so với Việt Nam chúng ta thì có khá nhiều điểm tương đồng về kinh tế xã hội. Thái Lan cũng chính là một trong những tấm gương đáng học tập về thu hút đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng để lại những bài học quý báu cho Việt Nam trong vấn đề quản lý và giải quyết tranh chấp đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài.
Bắt đầu tư những thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Thái Lan là một quốc gia rất tích cực trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua đàm phán ký kết các hiệp định đầu tư như Hiệp định đầu tư Thái Lan – Đức (2002), Hiệp định đầu tư Thái Lan – Canada (1997), Hiệp định đầu tư Thái Lan – Hàn Quốc (1989)... Với mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, Thái Lan cũng đã tham gia ký kết Công ước Washington 1965. Chính phủ Thái Lan đã chấp nhận cho các nhà đầu tư nước ngoài một số
66
những bảo đảm nhất định, nổi bật trong đó là quyền khởi kiện cơ quan Nhà nước Thái Lan ra trọng tài quốc tế. Quyền này được quy định ngay trong các hiệp định đầu tư. Điều này đã dẫn tới việc Thái Lan phải đối mặt với những vụ kiện của nhà đầu tư nước ngoài, điển hình là vụ kiện giữa nhà đầu tư Walter Bau AG và Nhà nước Thái Lan
2.3.3.2.Vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư Walter Bau AG và Nhà nước Thái Lan [32]
Thông tin về vụ việc
- Các bên tranh chấp:
Nguyên đơn: Walter Bau AG là một công ty của CHLB Đức khởi kiện thông qua hãng luật đại diện: Lovells LLP.
Bị đơn: Nhà nước Thái Lan, cụ thể cơ quan trực tiếp bị kiện trong vụ việc này là Cục Đường cao tốc (Department of Highways). Hãng luật đại diện: White & Case LLP (W&C).
- Hội đồng trọng tài:
Bao gồm 3 thành viên là Marc Llonde (người Canada), Jayavadh Bunnag (người Thái Lan) và Ian Barker – chủ tịch (người New Zealand). Quy tắc trọng tài: UNCITRAL
- Phán quyết ngày: 01/07/2009.
Nội dung và diễn biến tranh chấp
Walter Bau là một công ty của Cộng hòa liên bang Đức có phần vốn góp trong một công ty của Thái Lan là Don Muang Tollway Co.Ltd. Năm 1989, Don Muang Tollway Co.Ltd ký một thỏa thuận với Cục Đường cao tốc Thái Lan xây dựng đường thu phí Don Muang gần thủ đô Bangkok, phí sẽ được thu trong 25 năm sau đó sẽ chuyển giao lại cho Cục Đường cao tốc Thái Lan (nếu xảy ra việc tăng phí thì phải được Cục Đường cao tốc Thái Lan đồng ý). Tuyến đường được mở một phần vào cuối năm 1994. Sau đó, đầu
67
năm 1995 Sửa đổi số 1 được lập, theo đó Don Muang Tollway Co.Ltd sẽ không yêu cầu tăng phí trừ khi các nhân tố kinh tế cơ bản (ví dụ như sự gia tăng chi phí xây dựng, quản lý, sửa chữa bảo trì, thuế...) thay đổi so với thời điểm phê duyệt dự án từ Hội đồng đầu tư. Trong quá trình triển khai tiếp theo, một phần hạng mục của dự án đã không được phê duyệt như ban đầu. Cục Đường cao tốc Thái Lan chậm trễ trong khâu giải tỏa mặt bằng. Chính phủ Thái Lan ban hành thuế VAT lên phí đường bộ nhưng không đền bù bằng việc cho phép Don Muang Tollway Co.Ltd tăng phí. Từ đó, các bên xây dựng Sửa đổi 2 vào cuối năm 1996, theo Sửa đổi 2 thì Don Muang Tollway Co.Ltd được mở rộng tuyến đường về phía Bắc, được cấp thêm khoản vay ưu đãi từ Bộ Tài chính, được huy động vốn tư nhân đồng thời tính lại từ đầu thời gian dự án (25 năm), nhưng không được khiếu nại về những vi phạm trước đó của Cục Đường cao tốc Thái Lan. Đến năm 1997, khủng hoảng kinh tế xảy ra, đồng tiền của Thái Lan bị mất giá, chính vì vậy khoản vay bằng ngoại tệ của Don Muang Tollway Co.Ltd đã tăng đội lên nhiều nếu tính theo giá trị nội tệ, thêm nữa là chi phí xây dựng tuyến đường nối dài phía Bắc cũng tăng lên. Do đó, Don Muang Tollway Co.Ltd đã nhiều lần yêu cầu được tăng phí nhưng không được đáp ứng. Đến năm 2004, cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan còn quyết định giảm phí, ngưng sử dụng đường mới và sân bay Don Muang một thời gian. Những động thái này đã dẫn đến thiệt hại cho Don Muang Tollway Co.Ltd và Walter Bau có 9,8% vốn góp trong Don Muang Tollway Co.Ltd. Vì vậy, Walter Bau khởi kiện Thái Lan vi phạm các điều khoản của hiệp định đầu tư liên quan tới đối xử công bằng, thành quả đầu tư bị ảnh hưởng, trưng thu trưng dụng và đối xử quốc gia. Đến cuối năm 2006, Walter Bau đã bán phần vốn góp của mình trong Don Muang Tollway Co.Ltd cho nhà đầu tư khác. Ngày 12/09/2007, Don Muang Tollway Co.Ltd và Cục Đường cao tốc Thái Lan ký kết Sửa đổi 3, theo đó thời hạn của dự án được
68
kéo dài thêm 12 năm và có một lộ trình tăng phí mới và Thái Lan sẽ không thể can thiệp việc áp phí theo đúng hợp đồng của Don Muang Tollway Co.Ltd
Giải quyết các vấn đề tranh chấp
Hội đồng trọng tài đã xác định không xảy ra việc trưng thu gián tiếp vì: Don Muang Tollway Co.Ltd vẫn đang điều hành và cho hoạt động cũng như thu phí tuyến đường. Tuy nhiên, lợi nhuận của Don Muang Tollway Co.Ltd bị giảm sút bởi hành vi của các cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan.
Đối với vấn đề đối xử công bằng và thỏa đáng thì mặc dù các cơ quan này đã cố gắng khắc phục bằng Sửa đổi 2, và Sửa đổi 3 để bù đắp tổn thất của Don Muang Tollway Co.Ltd nhưng những động thái này diễn ra rất chậm chạp. Sau sửa đổi 2 đáng lẽ các cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan phải tăng phí thì lại giảm phí. Sửa đổi 3 nhằm tháo gỡ cũng như bù đắp lại cho nguyên đơn nhưng lúc này Walter Bau đã bán phần vốn của mình cho người khác và không bị ràng buộc bởi Sửa đổi 3. Bên cạnh đó từ năm 1997 đến năm 2006, Cục Đường cao tốc Thái Lan đã cho xây dựng tuyến đường không thu phí cùng với việc đóng cửa sân bay Don Muang một thời gian đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của dự án.
Hội đồng trọng tài xét thấy những hành động này là xâm hại đến quyền lợi của nguyên đơn nên đã xử nhà đầu tư Walter Bau thắng kiện và Thái Lan phải bồi thường cho Walter Bau khoản tiền 29,21 triệu Euro.
2.3.3.3.Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài của Nhà nước Thái Lan
Bị thua kiện và phải bồi thường cho nhà đầu tư Walter Bau một khoản tiền lớn chính là do việc thiếu quan tâm đến việc xây dựng cơ chế phòng ngừa và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài của Chính phủ Thái Lan. Đây là một bài học đắt giá cho Thái Lan khi bản thân các cơ quan có thẩm quyền của nước này không nhận thức đầy đủ về các cam kết của nhà
69
nước trong hiệp định đầu tư. Các cơ quan này đã đưa ra những quyết định tác động xấu đến quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài như không cho phép Don Muang Tollway Co.Ltd điều chỉnh phí hay quyết định mở thêm tuyến đường không tính phí... Để rồi một thời gian dài sau đó khi tranh chấp đã phát sinh, đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư thì mới có những điều chỉnh nhất định và lúc này thì đã muộn. Cũng bởi do thiếu một cơ quan đầu mối mang tính chuyên trách mà Thái Lan phải thành lập tức thời nhóm công tác để tham gia giải quyết tranh chấp thay mặt Nhà nước. Điều này cho thấy sự lúng túng của Thái Lan trong giải quyết vấn đề. Cũng chính vì mới được thành lập và không chuyên nghiệp nên nhóm công tác này đã có những phản ứng chậm chạp đối với các thủ tục trong vụ kiện nên thời gian xét xử bị kéo dài, dẫn đến chi phí lớn.
70
Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT TRONG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ NƢỚC VỚI NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI