Quyết định gia nhập công ước Washington 1965

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài theo cơ chế của ICSID (Trang 78 - 83)

Hiện nay, đối với việc quyết định Việt Nam có nên gia nhập công ước Washington 1965 hay không vẫn còn tồn tại hai luồng ý kiến trái triều nhau.

* Thứ nhất là không gia nhập Công ước

Phần lớn những người theo quan điểm này cho rằng không nên gia nhập Công ước Washington 1965, bởi khi tham gia vào Công ước chúng ta sẽ gặp những vấn đề khó khăn như sau:

Một là, đối mặt với những vụ kiện của các nhà đầu tư nước ngoài

Một khi gia nhập Công ước Washington 1965 thì cũng có nghĩa là chúng ta cho phép một công ty hay một nhà đầu tư nước ngoài chống lại luật của chúng ta và kiện Chính phủ của chúng ta qua một hội đồng xét xử theo quy định của một hiệp ước hay một hợp đồng. Hội đồng xét xử hay Hội đồng Trọng tài này bao gồm các luật gia giỏi chuyên môn và thường có khuynh hướng ủng hộ các nhà đầu tư cũng như các công ty nước ngoài. Hội đồng xét xử này không qua tòa án và luật lệ Việt Nam, quyết định của họ khi đã được đưa ra thì không thể khiếu nại lên bất kỳ một thiết chế nào khác. Chính vì vậy, Việt Nam nên lo lắng về ICSID khi mà các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia muốn ICSID với một hội đồng xét xử không cần dùng tòa án quốc gia, quyết định về tính chất pháp lý của luật quốc gia, xử phạt, và không thể chống án ở đâu được. Ví dụ: Trong những năm cuối thập niên 90, tập đoàn Vivendi của Pháp đã kiện tỉnh Tucuman của Argentina vì cho rằng tỉnh Tucuman đã can thiệp giới hạn giá cả các dịch vụ cung cấp điện và xử lý

71

nước thải mà tập đoàn này cung cấp cho người dân địa phương. Cuối cùng thì Argentina thua và bị buộc phải trả cho tập đoàn này hơn 100 triệu USD [33]. Có một thực tế là các công ty đang ngày càng dựa vào việc đe dọa kiện tại ICSID để tạo sức ép lên các Chính phủ để họ không dám thách thức các nhà đầu tư. Để một nhà đầu tư bỏ tiền đầu tư vào một quốc gia thì họ phải cảm thấy tự tin đối với cơ chế giải quyết khi gặp mâu thuẫn, đó chính là mục tiêu của ICSID. Nhưng hiện nay, chính phủ một số quốc gia cho rằng cái giá phải trả cho sự tự tin đó của các nhà đầu tư là rất lớn. Ví dụ: Vụ Công ty năng lượng Vattenfall (Thụy Điển) kiện Cộng hòa Liên bang Đức. Nhà đầu tư này cho rằng các chính sách về môi trường quá khắt khe đến mức vi phạm các quyền của họ được đảm bảo bởi Hiệp ước hiến chương Năng lượng (The Energy Charter Treaty) – một thỏa thuận đầu tư đa phương đã được ký kết bởi hơn 50 quốc gia trong đó bao gồm Thụy Điển và Đức. Vattenfall tiến hành khởi kiện chính quyền Hamburg (Đức) ra tòa án địa phương và đe dọa sẽ kiện ra ICSID nếu như họ không thể thắng kiện tại tòa án địa phương. Vào năm 2011, vụ kiện được giải quyết sau khi công ty Vattenfall thắng kiện thông qua dàn xếp tại tòa án địa phương với những chuẩn mực môi trường thấp hơn được quy định ban đầu [30].

Không ít các vụ việc đã được giải quyết tại ICSID được xác nhận là kết thúc bằng “dàn xếp”, điển hình như vụ Vattenfall đã cho thấy nội dung những vụ dàn xếp này nhiều khả năng đã tạo lợi nhuận cho các nhà đầu tư, dù hiếm khi những điều khoản của các vụ dàn xếp đó được tiết lộ.

Hai là, đối mặt với những khoản tiền bồi thường quá lớn khi bị thua kiện.

Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với các nhà nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam – những quốc gia đang cần thu hút vốn đầu tư nhất. Ví dụ như trong vụ kiện giữa một nhà đầu tư của Hoa Kỳ với chính phủ Ecuador vào năm 2004.Sau khi phán quyết

72

Trọng tài được đưa ra, nhà đầu tư Hoa Kỳ giành thắng lợi, Ecuador đã phải bồi thường số tiền tương đương 7,5 % ngân sách hàng năm, tương đương với phần ngân sách mà nước này dành cho y tế công cộng. Hay trong vụ kiện của nhà đầu tư Exxon Mobil với Venezuaela thì vào tháng 01/2012, Venezuela đã phải bồi thường cho nhà đầu tư số tiền gần 908 triệu USD để bù đắp thiệt hại của Exxon Mobil liên quan đến tranh chấp đầu tư theo phán quyết của Trọng Tài ICC (Paris). Chưa hài lòng với phán quyết của Trọng tài ICC, Exxon Mobil tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện tại ICSID để đòi bồi thường khoản tiền lên đến 7 tỉ USD. Thêm một ví dụ khác là trong vụ kiện năm 2004 tại ICSID, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phải chấp nhận bồi thường một khoản tiền trị giá gần 1 tỷ USD cho Motorola. Hay như trong các vụ kiện của các nhà đầu tư Trịnh Vĩnh Bình, Micheal McKenzie – South Fork, DialAsie... kiện Nhà nước Việt Nam thì số tiền mà các nhà đầu tư này đòi bồi thường cũng không phải là nhỏ lên tới hàng tỉ USD mỗi vụ. Do đó, nguy cơ phải bồi thường theo phán quyết trọng tài ICSID có tác động không hề nhỏ đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, một số chuyên gia cho rằng không nên gia nhập Công ước Washington 1965 để tránh những phiền toái mà cơ chế giải quyết tranh chấp của ICSID có thể mang lại cho Việt Nam trong tương lai.

* Thứ hai là ủng hộ gia nhập Công ước

Trên thực tế, những lo ngại trên không phải là không có cơ sở bởi đã có nhiều bài học cay đắng từ các quốc gia tiếp nhận đầu tư khi bị các nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện. Bên cạnh đó, áp lực phải bồi thường một khoản tiền lớn đối với các nước đang phát triển là một vấn đề không nhỏ. Tuy nhiên, việc gia nhập và trở thành thành viên của Công ước Washington 1965 cũng sẽ mang đến những thuận lợi nhất định cho Việt Nam như:

73

Một là, cải thiện hình ảnh của Việt Nam, cải thiện môi trường đầu tư.

Đối với các quốc gia đang phát triển, việc tham gia một cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc cao, sẽ đóng vai trò quan trọng để cải thiện môi trường pháp lý và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, với hơn 500 vụ việc đã và đang được giải quyết tại ICSID, đã cho thấy ICSID hiện là cơ chế giải quyết tranh chấp uy tín và chiếm được niềm tin của rất nhiều nhà đầu tư. Kinh nghiệm cho thấy, những quốc gia xác định theo đuổi chính sách thu hút đầu tư đã quan tâm đến việc tham gia Công ước Washington 1965 và họ coi đó là bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài. Ví dụ như trường hợp của Pê – ru, Hàn Quốc, Malaysia... Vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng, tham gia ICSID chính là dấu hiệu của việc tăng cường các cam kết quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài và tiếp tục duy trì cũng như thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hay nói cách khác, nếu như không tham gia ICSID thì cũng chính là bằng chứng minh chứng với thế giới nói chung và giới đầu tư nói riêng rằng Chính phủ Việt Nam chưa sẵn sàng đối đầu với những thách thức để chào đón các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau. Như vậy thì các nhà đầu tư cũng sẽ không dễ dàng gì để đưa ra quyết định đầu tư vào nước ta. Thế giới sẽ hiểu rằng, Việt Nam yếu kém trong việc thiết lập các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và đây là điều nguy hại đối với nền kinh tế của chúng ta. Bởi vậy, việc tham gia vào Công ước Washington sẽ chứng tỏ Việt Nam đã sẵn sàng đối đầu với những thách thức, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trên thế giới. Qua đó kích cầu đầu tư nước ngoài, đặc biệt nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tạo nguồn lực để thúc đẩy phát triển nền kinh tế của chúng ta.

Hai là, tạo được sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, hình thành một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.

74

nhà đầu tư nước ngoài một cơ chế giải quyết rõ ràng, qua đó các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Một khi số lượng nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam gia tăng thì sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nội cũng gia tăng. Qua đó, những doanh nghiệp nội sẽ phải nhìn nhận lại mình, họ phải thay đổi để bắt kịp thế giới nếu như không muốn bị loại ra khỏi cuộc chơi ngay trên sân nhà. Chính điều này sẽ giúp cho thị trường của chúng ta thanh lọc được những doanh nghiệp yếu kém, giữ lại được những doanh nghiệp thực sự mạnh và có khả năng cạnh tranh cao. Một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa được hình thành, một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ dẫn tới một nền kinh tế phát triển và điều này sẽ có lợi cho Nhà nước, cho nhà đầu tư và cho người tiêu dùng.

Như vậy, việc tham gia vào Công ước Washington đối với Việt Nam, vừa mang lại mặt tích cực vừa có thể mang lại những khó khăn nhất định cho chúng ta, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam có rất ít kinh nghiệm về cơ chế giải tranh chấp đầu tư nước ngoài nói chung và thông qua ICSID nói riêng. Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hóa, yêu cầu của tiến trình phát triển không cho phép chúng ta nằm ngoài vòng quay của toàn thế giới. ICSID là một định chế trọng tài ra đời nhằm giải quyết các tranh chấp về đầu tư giữa các quốc gia tiếp nhận đầu tư và công dân của các quốc gia khác. Hiện nay đã có 159 quốc gia ký kết tham gia và chấp nhận sự ràng buộc của Công ước Washington. Trong đó có cả các cường quốc về kinh tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, hay hầu hết các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia... cũng đều đã tham gia Công ước Washington 1965. Trong khu vực Đông Nam Á chỉ còn Việt Nam và Lào vẫn chưa là thành viên của Công ước này [29]. Tuy nhiên, việc chúng ta chưa là thành viên của Công ước cũng không có nghĩa là chúng ta không phải đối mặt với các vụ kiện tại ICSID. Bởi trong những năm vừa qua chúng ta đã ký kết không ít các điều

75

ước quốc tế về các vấn đề đầu tư (Hiệp định Bảo hộ và xúc tiến đầu tư – BIT). Trong các văn bản này thường có sự cam kết về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư và Chính phủ Việt Nam tại các định chế giải quyết tranh chấp quốc tế như ICSID. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể khởi kiện Nhà nước Việt Nam ra các tòa án hoặc trọng tài quốc tế liên quan đến vấn đề đầu tư tại Việt Nam, thông qua các hiệp định đầu tư, những vụ kiện của Trịnh Vĩnh Bình hay South Fork là điển hình.

Chính vì vậy, việc tham gia ICSID là một điều hết sức cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam hiện nay. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta có nên tham gia ICSID hay không có lẽ sẽ không còn là câu hỏi nữa mà câu hỏi hiện nay phải là: khi tham gia ICSID chúng ta cần phải chuẩn bị những gì?

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài theo cơ chế của ICSID (Trang 78 - 83)