Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài theo cơ chế của ICSID (Trang 52 - 54)

vừa qua

Kể từ khi mở cửa thị trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như xây dựng một môi trường pháp lý ổn định, thông thoáng và thuận lợi cho các

45

nhà đầu tư. Trong vòng hơn 20 năm trở lại đây, hoạt động đầu tư nước ngoài đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, từ đó Việt Nam đã đạt được những kết quả tương đối khả quan trong việc phát triển kinh tế đất nước. Sự đóng góp không hề nhỏ của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện ở nhiều mặt. Cụ thể, tính đến ngày 15/12/2014, Việt Nam có 17.499 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 250,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 124,5 tỷ USD, bằng 50% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó nổi bật và chiếm tỷ trọng cao nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 139,9 tỷ USD, chiếm tới 56% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng lần lượt tương ứng là 48,1 tỷ USD (chiếm 19,2% tổng vốn đầu tư) và 11,3 tỷ USD (chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư).

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó Hàn Quốc là nước đầu tư nhiều nhất và hiện đang giữ vị trí dẫn đầu với tổng số vốn đăng ký là 37,2 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư). Kế tiếp sau là Nhật Bản với 36,8 tỷ USD (chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài loan, Hồng Kong. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI của cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh với 37,9 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư), Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ hai với 26,7 tỷ USD (chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 23,4 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư), Đồng Nai với 21,5 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư) và Bình Dương với 19,9 tỷ USD (chiếm 7,9% tổng vốn đầu tư) [26].

Tuy nhiên, nhìn vào những con số trên thì có thể thấy được cơ cấu các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua thay đổi vẫn còn chậm. Phần lớn các dự án đầu tư tập trung ở các đô thị lớn và các khu công

46

nghiệp tập trung, đó là những nơi có điều kiện hạ tầng cơ sở thuận lợi, nguồn lao động dồi dao và có trình độ, kỹ năng tốt. Chỉ riêng các tỉnh thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương đã chiếm tới 51,2% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước. Các tỉnh thành còn lại chỉ chiếm 48,8% tổng vốn FDI đăng ký. Chính điều này đã làm gia tăng thêm khoảng cách vùng miền về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các ngành nghề thì các nhà đầu tư nước ngoài hầu như chỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lời cao, rủi ro thấp. Ví dụ như lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút vốn FDI nhiều nhất rồi đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản và xây dựng. Trong khi đó, các nhóm ngành như công nghệ cao, nông nghiệp thì các nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm nhiều. Chính vì vậy mà tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu nảy sinh trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản và xây dựng.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài theo cơ chế của ICSID (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)