1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn đặc sắc nghệ thuật thơ bùi chí vinh

132 597 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 887,01 KB

Nội dung

Đóng góp của luận văn Luận văn luận giải một cách có hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ Bùi Chí Vinh, phân tích những biểu hiện cụ thể và giá trị của nó qua các sáng tác cụ thể, mang

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài………3

2 Lịch sử vấn đề……… 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……….9

4 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 10

5 Phương pháp nghiên cứu……….10

6 Đóng góp của luận văn………11

7 Cấu trúc của luận văn……… 11

Chương 1 THƠ BÙI CHÍ VINH TRONG BỐI CẢNH THƠ TRẺ VIỆT NAM SAU 1975……… 12

1.1 Thơ trẻ Việt Nam nói chung, thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau 1975……….12

1.1.1 Sự hình thành một đội ngũ các nhà thơ mới……… 12

1.1.2 Sự trăn trở tìm tòi một thi pháp mới……… 13

1.1.3 Nét riêng của thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh……… 17

1.2 Sự xuất hiện của Bùi Chí Vinh……….23

1.2.1 Đôi nét về tiểu sử và hành trình thơ……… 23

1.2.2 Những nguồn thơ gây nhiều ảnh hưởng tới sự hình thành cá tính thơ Bùi Chí Vinh………26

1.2.3 Tính “gây sự” của thơ Bùi Chí Vinh và các hệ quả……… 29

Chương 2 ĐẶC SẮC THƠ BÙI CHÍ VINH TRÊN PHƯƠNG DIỆN ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO……… 31

2.1 Quan niệm thơ của Bùi Chí Vinh……….31

2.1.1 Thơ với nhà thơ……… 31

2.1.2 Thơ với đời……….34

2.1.3 Thơ với độc giả……… 38

Trang 2

2.2 Đề tài, chủ đề thơ Bùi Chí Vinh……… 40

2.2.1 Cái hiện tại chưa hoàn thành………41

2.2.2 Tình yêu……….43

2.2.3 Đạo lý làm người……… 47

2.3 Cảm hứng thơ Bùi Chí Vinh ………49

2.3.1 Khẳng định cá tính………50

2.3.2 Đề cao một tình yêu không vụ lợi……… 52

2.3.3 Dấn thân cùng cuộc đời, thời đại……… 55

Chương 3 ĐẶC SẮC THƠ BÙI CHÍ VINH TRONG NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC NGÔN TỪ……….60

3.1 Sự lựa chọn thể loại và nghệ thuật tổ chức bài thơ……… 60

3.1.1 Sự lựa chọn thể loại……… 61

3.1.2 Nghệ thuật tổ chức bài thơ………78

3.2 Giọng điệu thơ Bùi Chí Vinh……… 86

3.2.1 Giọng điệu ngang tàng, khí khái kiểu “anh hai”……… 88

3.2.2 Giọng đa tình, pha lẫn cợt nhả và nghiêm nghị……… 90

3.2.3 Giọng trầm tư ……… 92

3.2.4 Sự thống nhất giữa các sắc thái giọng điệu ……….96

3.3 Ngôn ngữ thơ Bùi Chí Vinh……….98

3.3.1 Tính “vỉa hè” của ngôn ngữ……… 99

3.3.2 Phương ngữ Nam Bộ trong thơ và hiệu quả nghệ thuật của nó…… 106

3.3.3 Việc sử dụng điển tích để tạo tính liên văn bản……… 113

KẾT LUẬN……… 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 125

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Thơ Việt Nam đương đại, nhất là “thơ trẻ” đang là hiện tượng cần được chú ý nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học Sáng tác văn học trẻ thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung rất phong phú, phức tạp, gây ra nhiều ý kiến đánh giá trái ngược nhau Để có thể có được một

ý niệm đúng đắn về “thơ trẻ”, người nghiên cứu không thể bằng lòng với kiểu đọc qua loa, đại khái Sự nghiên cứu cụ thể về từng hiện tượng thơ luôn là việc làm cần thiết, giúp ta có những cứ liệu xác thực để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện Đề tài của chúng tôi được triển khai trên cơ sở nhận thức này

và thơ Bùi Chí Vinh được chọn làm điểm xuất phát

1.2 Bùi Chí Vinh là một bản lĩnh sáng tạo, bản lĩnh thơ độc đáo của

“văn trẻ”, “thơ trẻ” thành phố Hồ Chí Minh Riêng về thơ, số lượng sáng tác của anh khá dồi dào Anh đã có những đóng góp rõ rệt cho cuộc vận động đổi mới thơ ca Việt Nam trong vài ba thập niên vừa qua Số độc giả mến mộ thơ anh không thể nói là không đông đảo Anh lại cũng đã được nhiều cây bút phê bình chú ý Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu

về thơ của anh một cách toàn diện Qua luận văn này, chúng tôi muốn góp phần khắc phục sự bất cập đó

1.3 Chức năng của phê bình, ngoài việc làm sáng tỏ các giá trị của sáng tác, còn phải biết định hướng cảm thụ cho độc giả Theo Trần Đình Sử trong

Lí luận tiếp nhận văn học thì: “Trước những hiện tượng thơ có nhiều nét dị

thường, sự định hướng này càng tỏ ra cần thiết Lý luận tiếp nhận ngày nay chưa thể nói là đã giải quyết ổn thỏa mọi khúc mắc, nhưng rõ ràng đã mở ra một bức tranh phức tạp khiến chúng ta phải suy nghĩ Phê bình nhầm là chuyện thường, nhưng nhiều khi phê bình lầm mà phương hại một đời văn, đời thơ thì chẳng còn là chuyện thường được nữa Thói thường nhà phê bình

Trang 4

tự tin cứ phăm phăm xông lên phía trước, mối ngôn từ dào dạt tuôn ra, hoặc bắn ra như súng máy cực nhanh, mấy ai bình tâm nghĩ lại xem cách bắn của mình và liệu có bắn oan không?” Lý luận tiếp nhận ngày nay giải phóng cho sức sáng tạo của người đọc, mở cửa cho sự phê bình nhiều phía nhiều chiều, nhưng cũng đòi hỏi hơn bao giờ hết sự cẩn trọng Nó dập tắt cái tư tưởng chỉ sùng bái một vài cây bút được gọi là quyền uy, mặc dù tài năng không phải là thứ được chia đều cho mọi người Trong nhiều lí thuyết bàn về việc tiếp nhận văn học, các nhà phê bình cho rằng người đọc văn học được xem là kẻ đồng sáng tạo (như bù đắp, chắp nối, liên tưởng, cụ thể hóa ) ra tác phẩm không phải chỉ với tư cách làm sống dậy tác phẩm trong cảm thụ mà còn phát hiện ý nghĩa mới và mối liên hệ chỉnh thể tương ứng với nó Như vậy, mọi cánh cửa chìm của tác phẩm đều được mở ra khi chỉ cần có căn cứ đầy đủ Luận văn của chúng tôi, trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện những nét độc đáo nghệ thuật của thơ Bùi Chí Vinh, muốn có được chút đóng góp vào việc nâng cao tầm đón nhận và mở rộng khẩu vị thưởng thức nghệ thuật thơ của độc giả

2 Lịch sử vấn đề

Cho đến lúc này, chưa có một công trình nghiên cứu nào hoàn chỉnh và qui mô về các sáng tác của Bùi Chí Vinh Có thể nói, Bùi Chí Vinh là một hiện tượng thơ “lập dị” Cách chơi từ, đùa chữ của anh phản ánh rõ phong cách sống của anh Độc giả nghiệm ra rằng, đằng sau giọng thơ lúc trầm tư, lúc nghiêm nghị, lúc ngang tàng, lúc cợt nhả kia là một tình yêu, một tấm lòng chân chính, một khát khao vươn tới sự thanh cao trong cuộc sống ngộp thở (vì nhiều lý do) này Nhưng không vì thế mà anh được tất thảy yêu mến Người ta

có chào đón mà cũng có sự phê phán nặng lời đối với thơ anh Con - người - sống của anh bị đánh giá là kì dị, xa lạ, con - người - thơ của anh có lúc bị nhiều đối tượng nghiên cứu, phê bình quay lưng vì anh không đi theo lối đi

Trang 5

chung Đã có một số bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình tìm hiểu thơ Bùi Chí Vinh trên một số tờ báo, tạp chí Tuy nhiên, các bài viết còn khá rải rác, thiếu sự tập trung và đồng bộ Có thể nhắc tới các tác giả đã có những bài phê bình ngắn về thơ Bùi Chí Vinh như sau:

1 Cố nhà văn, nhà phê bình Xuân Tửu, Đọc thơ tình Bùi Chí Vinh, báo

Công giáo và dân tộc (1989)

2 Nhà văn, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, Những vần thơ đáng yêu (nhân

đọc tập Thơ tình Bùi Chí Vinh), báo Thanh niên (1989)

3 Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh, Ghi nhận tập thơ tình Bùi Chí Vinh, báo Thanh niên (1989)

4 Bốn bài phát biểu bàn tròn của các nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn

Văn Lưu, Anh Ngọc, Lê Quang Trang, Lại Nguyên Ân trên báo Lao động

(1990)

5 Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thái Sơn, Đọc thơ Bùi Chí Vinh một lần

nữa, báo Văn nghệ (1990)

6 Nhà thơ Vũ Quần Phương, Tựa tập Thơ Bùi Chí Vinh, Nhà xuất bản Kim Đồng (2004)

7 Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, Đọc lại thơ tình Bùi Chí

Vinh - “Xanh vỏ đỏ lòng”, báo Thể thao Văn hóa (2004)

8 Nhà văn, nhà phê bình Trần Áng Sơn, Thơ và lãng tử, trích quyển

Những trang đời khép mở, Nhà xuất bản Thanh niên (2004)

9 Cố nhà văn Thanh Việt Thanh, Giới thiệu thơ tình Bùi Chí Vinh, báo

Công an

Cũng không thể không nhắc tới các bài trả lời phỏng vấn của Bùi Chí Vinh trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, mà ở đó, anh đã tự vẽ chân dung thơ của mình qua những phát ngôn:

1 Bài trả lời phỏng vấn của Nguyễn Trọng Tín trên báo Long An cuối

tuần: Tất cả những điều không thơ rồi sẽ mất đi theo thời gian

Trang 6

2 Bài trả lời phỏng vấn của Diễm Chi trên báo Phụ nữ: Tôi thích chọn

cho mình khuôn mặt Ê-dốp

3 Bài trả lời phỏng vấn của Trần Nhật Thu trên báo Thể thao Văn hóa:

Bùi Chí Vinh tự kể: Cuộc hành trình quanh đống rác

4 Bài trả lời phỏng vấn của Phan Hoàng trên báo Sài Gòn giải phóng:

Ngụy quân tử trong văn chương có thể đầu độc cả một thế hệ

5 Bài trả lời phỏng vấn của Đoàn Thạch Điền trên báo Người lao động:

“Con ngựa chứng” trước thảm cỏ xanh

6 Bài trả lời phỏng vấn Trần Hoàng Nhân trên báo Người lao động: Tôi

chẳng cần làm dáng, tạo xì-căng-đan dư luận

7 Bài trả lời phỏng vấn Chu Minh trên báo Người lao động: Làm sách

thiếu nhi thấy mình trẻ lại

8 Bài trả lời phỏng vấn của Thảo Phương trên báo Văn nghệ nhận xét

về thơ hiện đại: Trích: Tham luận của Bùi Chí Vinh tại hội thảo thơ Văn

cách không giống ai Tôi còn nhớ năm 1990, đúng một năm sau khi tập Thơ

tình Bùi Chí Vinh xuất bản lần đầu, trên báo Lao Động đã có cuộc thảo luận

của nhiều nhà thơ, nhà lý luận, nhà phê bình văn học xoay quanh chủ đề “phải chăng là một ngôi sao lạ ở thành phố Hồ Chí Minh?” với phần mở đầu như

sau: “Tập Thơ tình Bùi Chí Vinh ra đời từ năm ngoái đã gây xôn xao như sự

Trang 7

xuất hiện của một ngôi sao lạ Sự đánh giá thì lại trái ngược nhau rất nhiều

Có bạn trẻ chữa vào trang đầu: “Tập thơ đáng đọc nhất thế kỉ”, có nhà thơ lại

hạ một câu: “Thơ vỉa hè” Có điều chắc chắn thơ Bùi Chí Vinh đã có nhiều người đọc, nói theo kiểu bây giờ là bán được Chúng tôi xin giới thiệu bốn bài phát biểu của các nhà thơ, nhà phê bình có tên tuổi đánh giá tập thơ này” Bốn bài phát biểu đó là của các vị Nguyễn Văn Lưu, Anh Ngọc, Lê Quang Trang, Lại Nguyên Ân” Trong đó, Nguyễn Văn Lưu viết: “Thơ Bùi Chí Vinh có nét mới lạ Ngôn ngữ táo bạo, đôi khi quái nghịch, nhiều ý tưởng bất ngờ… Đặc biệt là ngôn ngữ vùng đô thị, mạnh dạn, ngang tàng Thơ của anh gân guốc, nổi xoè hết lên chứ không trau chuốt, kín đáo Cái đó hợp với những bạn đọc

dễ tính và cũng phần nào tiêu biểu cho tâm lí thời đại công nghiệp” Còn Lại Nguyên Ân thì băn khoăn: “Làm sao để chất trực cảm, trực tiếp của cảm xúc thơ không bị cạn cợt, bề ngoài; làm sao để con mắt thơ hiếu động, “háu đói” trước các vẻ đẹp nữ tính kia, có thể gợi lên những rung động chiều sâu, thậm chí là (và nhất là) những rung động “siêu hình” hơn – phải chăng vẫn còn là những “câu đố” trên hướng thơ này?” Anh Ngọc có vẻ đồng tình: “Với giọng điệu riêng mình, Bùi Chí Vinh đã diễn đạt được hơi thở của ngày hôm nay – một cái ngày hôm nay đã vượt ra khỏi quỹ đạo của cái ngày hôm qua già nua, khuôn sáo, nghiêm túc, đến phát chán” Lê Quang Trang thì đề cập về đề tài tình yêu trong thơ Bùi Chí Vinh, rồi thẳng thắn khi cho rằng thơ anh: “quá nghiêng về khát vọng đời thường…; tránh cao siêu văn hoá những gì vốn đơn giản, trần trụi, thô thiển, thô tục là đạt đến mới lạ được và chiếm lĩnh được lòng người”

Năm 1989, trong một lần vào Sài Gòn, nhà văn Phạm Thị Hoài đã gặp Bùi Chí Vinh để “gom” 100 tập thơ Bùi Chí Vinh ra Bắc và “phân phối” đến những địa chỉ cần thiết của sĩ phu Bắc Hà Hiệu quả của đợt phân phối ấy là

bài phê bình đầy thiện ý của Vương Trí Nhàn trên báo Thể thao Văn hóa

“Thơ Tình Bùi Chí Vinh - xanh vỏ đỏ lòng”: “Nhiều bài…có được cái tứ khá

Trang 8

hay, song còn ở dạng nửa thành phẩm, thừa cái ngẫu hứng tự nhiên, song lại vẫn thiếu cái gì như sự dụng công, sự điên cuồng tìm tòi, hoặc niềm khát khao hoàn thiện Không nên và không thể đòi hỏi thơ Bùi Chí Vinh phải giống mọi người Nhưng là sẽ có lý, khi muốn tác giả vượt lên chính mình Nhưng làm thế nào bây giờ? Nếu như từ những thể nghiệm mà Bùi Chí Vinh gợi ra, có thêm nhiều nhà thơ khác cùng vào cuộc phiêu lưu, tận dụng một số kinh

nghiệm thành bại của anh, rượt đuổi anh, thách thức anh…thì một ngòi bút vốn năng động như Bùi Chí Vinh sẽ có thêm sức để vượt lên chăng?” Cố nhà văn - nhà phê bình Xuân Tửu trên báo Công Giáo và Dân tộc tiên liệu và

đánh giá: “Thơ tình yêu Bùi Chí Vinh có thể là một cái mốc trên con đường phát triển thơ ca… Yêu thương và Chúa và Phật là đồng nhất Điều thánh thiện không phân chia đạo này hay đạo khác Như thế mới đích thực là

người” Nhà xuất bản Kim Đồng khi phát hành tập Thơ tình Bùi Chí Vinh

cũng có lời tựa của Vũ Quần Phương: “Những bài thơ trong ruột sách, bài nào cũng nghịch Nhận xét là nghịch thì không bao quát được đặc điểm thơ ông Nhưng phải tạm dùng để nói cái khác thường, cái bất ngờ, cái không thuận… tai của thơ Bùi Chí Vinh Không thuận tai nhưng lại thuận lý, thuận tình, nghĩa là có tính thơ Là thơ thực sự mà bề ngoài, thoáng đọc thoáng nhìn lại ngỡ không thơ Hóa ra đây là một thủ pháp, một biệt tài, một bản lĩnh Người đọc ít lịch lãm hoặc thiếu trân trọng nhiều khi không thâm nhập được…” Huỳnh Dũng Nhân bày tỏ sự đồng cảm trên một tờ báo: “Tôi khoái nhất cách xưng ta của chàng thi sĩ tuổi con ngựa này Cái ta ấy là sự cao ngạo,

là ý thức coi thường khách thể, vượt qua những rào chắn tập quán, chỉ còn biết cái tôi đang được nâng lên thành cái ta, cao hơn, ngang tàng hơn và quân

tử hơn” Nguyễn Thái Sơn nhận xét trên báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí

Minh: “Tôi muốn ví dụ thơ tình Bùi Chí Vinh như thứ cà phê quán cóc, pha

bằng túi vải, uống bằng ly đất nung, không sang trọng nhưng là cà phê thứ thiệt, pha đặc, người uống lần đầu có thể thấy đắng, bỏng miệng nên nhíu trán

Trang 9

thôi…” Nguyễn Quốc Chánh viết trên báo Thanh niên: “Thơ Bùi Chí Vinh

thuộc loại mạnh, ngang và tàng Nó như một con ngựa sợ yên cương, khoái tung bờm hí rền trên thảo nguyên, nó háo hức đòi được trao thân để trở nên chính nó, dù chỉ trong khoảnh khắc…”

Qua các ý kiến vừa nêu, có thể thấy rằng Bùi Chí Vinh là một giọng thơ riêng mang đầy sức sáng tạo, nhưng cũng tạo ra nhiều cách tiếp nhận trái chiều Những ý kiến khẳng định đối với thơ anh cho thấy sự cần thiết phải có một nền văn học phục vụ cuộc sống, hướng về đại chúng

Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào bao quát toàn bộ sáng tác của Bùi Chí Vinh, đặc biệt là mảng thơ Những sáng tác văn xuôi “ăn khách”, những tập thơ nhiều lần được tái bản, và những tập thơ sắp xuất bản cho thấy sức hấp dẫn của sáng tác Bùi Chí Vinh đối với người đọc Luận văn của chúng tôi là công trình chuyên sâu đầu tiên đi vào tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật thơ Bùi Chí Vinh dưới góc độ thi pháp

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những đặc sắc nghệ thuật của thơ Bùi Chí Vinh

3 Phạm vi nghiên cứu

Bùi Chí Vinh sáng tác trên nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, truyện tranh, truyện phóng tác, kịch, hồi kí Các sáng tác đa dạng về thể loại nhưng cách thể hiện không sa vào làm dáng cầu kì mà tất cả chân chất, chắc thiệt như chính con người Nam Bộ của anh, luôn thẳng thắn và ghét sự nhỏ nhen Điều này thể hiện rõ nhất ở thơ ca Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát mảng thơ Hiện nay, nhà thơ Bùi Chí Vinh vẫn đang tiếp tục có những đóng góp cho văn chương Tuy nhiên, chúng tôi chỉ khảo sát các bài thơ tiêu biểu mà anh đã công bố và cho in thành tập

Trang 10

Nguồn dữ liệu mà luận văn chọn khảo sát chính thức là hai tập thơ tái bản (xuất bản lần đầu năm 1989):

1 Bùi Chí Vinh, Thơ đời, Nhà xuất bản Thanh niên, 2007

2 Bùi Chí Vinh, Thơ tình, Nhà xuất bản Thanh niên, 2007

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đưa ra một cái nhìn chung về thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay, đặc biệt là thơ trẻ Đồng thời, luận văn đi sâu khảo sát, phân tích và xác định đặc sắc thơ Bùi Chí Vinh trên phương diện đề tài - cảm hứng sáng tạo, cũng như khảo sát, phân tích và xác định đặc sắc thơ Bùi Chí Vinh trên phương diện nghệ thuật tổ chức ngôn từ Cuối cùng, luận văn rút ra một số kết luận về đặc sắc nghệ thuật thơ Bùi Chí Vinh, tìm bài học, nếu có thể, cho sáng tạo và tiếp nhận thơ trẻ hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được xây dựng trên cơ sở lí luận phản ánh của V.I Lê-nin, quan điểm duy vật biện chứng của Các Mác và F Ăng-ghen, quan điểm mĩ học Mac-xit và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn học nghệ thuật

Luận văn này nghiên cứu tư duy nghệ thuật thơ, nên còn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau của thi pháp học

Phương pháp thống kê - phân loại là phương pháp luận văn dùng tiến

hành khảo sát, thống kê, phân loại các bài thơ của Bùi Chí Vinh theo từng nội dung nghiên cứu

Phương pháp so sánh - loại hình được áp dụng nhằm tìm ra những nét

đặc sắc trong thế giới nghệ thuật thơ Bùi Chí Vinh, xác lập loại hình, kiểu tư duy nghệ thuật của nhà thơ Từ đó tiến hành các so sánh, đối chiếu cần thiết

Trang 11

để thấy được những cái kế thừa, cái sáng tạo của nhà thơ Bùi Chí Vinh trên tiến trình hiện đại hóa văn học

Phương pháp luận tổng quát là phương pháp luận duy vật biện chứng,

nhằm xét đoán tư duy nghệ thuật trong sự vận động không ngừng, trong sự tương tác của các yếu tố và hệ thống khác nhau

Để đảm bảo luận văn chặt chẽ và thực sự có sức thuyết phục, trong quá

trình thực hiện, chúng tôi còn sử dụng phương pháp cấu trúc - hệ thống

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn luận giải một cách có hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ Bùi Chí Vinh, phân tích những biểu hiện cụ thể và giá trị của nó qua các sáng tác

cụ thể, mang lại cho những bạn đọc yêu thơ Bùi Chí Vinh một góc nhìn tương đối đầy đủ về thơ anh từ tư tưởng nghệ thuật đến phong cách sáng tác

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận

văn được tổ chức thành 3 chương:

Chương 1 Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ trẻ Việt Nam sau 1975 Chương 2 Đặc sắc thơ Bùi Chí Vinh trên phương diện đề tài và cảm

hứng sáng tạo

Chương 3 Đặc sắc thơ Bùi Chí Vinh trên phương diện nghệ thuật tổ

chức ngôn từ

Trang 12

Chương 1 THƠ BÙI CHÍ VINH TRONG BỐI CẢNH THƠ TRẺ VIỆT NAM SAU 1975

1.1 Thơ trẻ Việt Nam nói chung, thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau 1975

1.1.1 Sự hình thành một đội ngũ các nhà thơ mới

Sau 1975, trên thi đàn Việt Nam, bên cạnh những thế hệ nhà thơ đã nổi tiếng từ thời Thơ mới, thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, xuất hiện một số cây bút mới được gọi là “trẻ”, làm tươi tắn, sinh động thêm bức tranh văn học Họ là Dư Thị Hoàn, Đỗ Bạch Mai, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Trần Anh Thái, Hoàng Việt Hằng, Bùi Chí Vinh, Phạm Sĩ Sáu, Nguyễn Nhật Ánh, Đoàn Vị Thượng, Hồ Thi Ca, Đỗ Trung Quân, Thanh Nguyên, Thảo Phương, Lê Thị Kim, Nguyễn Quốc Chánh, Trương Nam Hương, Hương Nghiêm, Trần Thị Thắng, Phạm Thị Ngọc Liên, Thu Nguyệt, Phan Ngọc Thường Đoan, Nghiêm Thị Hằng, Trần Thị Mỹ Hạnh, Phi Tuyết Ba, Nguyễn Thị Mai, Tôn Nữ Thu Thủy, Lê Khánh Mai, Phan Thị Vàng Anh… Sáng tác của họ chưa thể chiếm vị trí chủ đạo nhưng chứa đựng khá nhiều đổi mới, thể hiện sự bứt phá không ngừng của một nền thơ giàu sinh lực Khái niệm “thơ trẻ” trước đây được dành để chỉ các nhà thơ thế hệ chống Mỹ cùng sáng tác của họ, xuất phát từ điểm nhìn của các nhà phê bình văn học lớn tuổi thời đó, giờ lại được dùng để chỉ thế hệ nhà thơ mới sau 1975 Đây chính là một sự hoán chuyển đối tượng hợp lý, phù hợp với việc nhận diện dòng chảy sống động của thi ca đương đại Tất nhiên, rồi sẽ đến lúc, những nhà thơ nổi lên ngay sau mốc 1975 sẽ không còn được gọi là trẻ nữa Khái niệm thơ trẻ sẽ lại một lần nữa được gán cho đối tượng mới là những nhà thơ thuộc thế hệ @, những nhà thơ 197x, 198x, 199x… Nhưng đó là chuyện sau, và không phải là đối tượng xem xét của luận văn này

Trang 13

Trong tuyển tập Những gương mặt thơ mới (2 tập) do Nhà xuất bản

Thanh niên, Hà Nội ấn hành năm 1994, có tới 175 tác giả và 505 bài thơ đã được chọn theo tiêu chí “giọng điệu mới, những bạn mới phát hiện và những

bạn đã có trước 1975 ở miền Nam” (Trinh Đường) Trong tuyển tập Thơ Việt

Nam 1975 - 2000 của Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội năm 2001, số lượng

tác giả và tác phẩm được chọn còn nhiều hơn gấp bội (tập 1 có 127 tác giả và

272 bài thơ; tập 2 có 213 tác giả và 431 bài thơ; tập 3 có 217 tác giả và 439 bài thơ) Đây là bộ sách công phu, đội ngũ biên tập đáng tin cậy, cách tuyển chọn khá khách quan, khoa học Tổng số nhà thơ có mặt trong tuyển tập là

557 người với 1142 bài Tất nhiên, trong số 557 nhà thơ đó, các nhà thơ trẻ chiếm số lượng áp đảo Điều này cho thấy sự góp mặt và thành tựu của các nhà thơ thuộc thế hệ thơ trẻ Việt Nam những thập niên cuối thế kỉ XX là đáng ghi nhận

Nhìn chung, đội ngũ các nhà thơ trẻ giai đoạn sau 1975 khá đông đảo Các sáng tác của họ, khi ra đời, thường nhận được nhiều sự ưu ái của xã hội

và công luận, được đăng tải trên nhiều báo, tạp chí, đưa vào các tuyển tập, là đối tác của các nhà xuất bản chuyên về văn học, văn hóa Sáng tác của họ ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, để lại dấu ấn khá rõ trong nền thi ca đương đại Thành quả về tư tưởng nghệ thuật mà lớp nhà thơ này tạo ra là cả một thế giới chân thực, đa diện, đa sắc hương, không ngừng vận động hướng đến cái đẹp, tình yêu và hạnh phúc; làm tốt sứ mệnh nuôi dưỡng và hoàn thiện tâm hồn tất cả mọi người

1.1.2 Sự trăn trở tìm tòi một thi pháp mới

Thơ trẻ sau 1975 đứng trước những thử thách mới của thời đại bùng nổ thông tin Với sự đa dạng, phong phú về giọng điệu, thơ trẻ phù hợp với nhịp điệu sôi động của thời đại Các tác giả trẻ không phải gò mình vào một khuôn

Trang 14

mẫu, một phong cách, một xu hướng nào Thơ được thỏa mãn bộc bạch nỗi niềm sâu kín của người viết, do đó, thơ trẻ vẫn tiềm ẩn nhiều nội lực

Xét về nghệ thuật, thơ trẻ đã kéo thơ gần hơn với cuộc sống đời thường

và phả hơi thở của cuộc sống đời thường vào thơ ca Thơ lớp trẻ ngày càng bộc trực và cảm tính, ngôn ngữ thơ nhích gần tới ngôn ngữ của đông đảo quần chúng Nó có phần tự nhiên, bỗ bã hơn trước kia Trên thực tế, đặc điểm này của thơ ca đương đại đang đưa thơ vào một tình thế mâu thuẫn Một mặt, nó góp phần làm đổi mới thi pháp, mặt khác, nó đẩy thơ đứng trước nguy cơ bị dị ứng bởi một bộ phận người đọc không nhỏ

Làn gió dân chủ đổi mới của đất nước đã mang lại không khí sôi động, mới mẻ cho thơ, nhất là đối với lớp trẻ với các phong cách thơ khác nhau Thế nhưng, nhìn lại tình hình thơ hiện nay, công luận vừa mừng lại vừa lo Vui vì

đã có nhiều người đến với thơ, mong muốn thử sức và đóng góp với ước nguyện đem lại cho thơ ca nhiều cái mới, thì sự lo lắng là ở chỗ hình như chúng ta càng đổi mới thì càng đưa thơ ra khỏi địa hạt thơ

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, những sự cắt đứt vội vã với nguồn mạch văn hóa, những biểu hiện của chủ nghĩa hư vô, những nôn nóng biến thành cái bóng của người khác… đều sẽ chẳng đi đến đâu Văn học là văn hóa, là nung nấu, là trí tuệ, là khổ đau trên từng dòng chữ Chúng ta khuyến khích những thử nghiệm nghệ thuật, tác phẩm của nhà thơ là biểu tượng của văn hóa dân tộc, tâm hồn dân tộc Qua thơ, chúng ta mở cửa ra thế giới, nhịp bước cùng thời đại nhưng không đánh mất chính mình Thái độ bình tĩnh với cái lạ, cái mới sẽ tạo cho thơ ca có điều kiện tiếp cận cách tư duy nghệ thuật hiện đại của thế giới Thế giới hiện đại đặt ra nhiều thách thức cho giới trẻ, thơ trẻ, buộc họ phải vượt lên một cách quyết liệt Đó chính là lí do nội tại thôi thúc

họ cầm bút cho cảm xúc thăng hoa

Trang 15

Tuy vậy, là công việc lao động nghệ thuật, các tác giả trẻ có tiếng nói riêng nhưng vẫn chảy chung dòng chảy, tạo thành hợp âm chính, đó là quan điểm sáng tác

Mở rộng những vùng thẩm mĩ; chủ động, tự tin trong việc thể hiện cảm xúc; có những tìm tòi trong cách biểu hiện; hệ thống ngôn ngữ, thể loại có những biến đổi táo bạo phù hợp với tâm thế sáng tạo mới, tư duy mới – đó chính là chất lượng mới, khí thế mới và đặc biệt là một quan niệm mới, thi pháp mới về thơ trẻ Việt Nam nói chung và thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

Báo Văn nghệ ra ngày 10/5/1986 ghi lại lời tâm sự của nhà thơ Ý Nhi -

người luôn đồng cảm với những tìm tòi của thơ trẻ: “…Trước đây, mọi sự hình như đơn giản, còn bây giờ phức tạp hơn Bây giờ hình như người ta vừa sống vừa nghĩ ngợi, vừa làm vừa nặng trĩu những suy tư nữa Người ta đòi nhà văn có cái nhìn sắc sảo hơn đối với cuộc sống, biết nhìn ra những mâu thuẫn, biết phân tích ra các đối cực, các nghịch lí…”

Các nhà thơ trẻ luôn trăn trở tìm tòi thi pháp mới, loay hoay với những xáo trộn của cuộc sống bề bộn với bao tốt - xấu , nên - hư, thật - giả, để cuối cùng nhận ra rằng: thơ ca phải xuất phát từ sự thôi thúc, từ nhu cầu tự giãi bày một cách tha thiết Họ nhận ra chất liệu đời trong những tác phẩm của các nhà thơ chính là sự trải nghiệm bản thân Điều đó quan niệm thơ ca luôn gắn liền với tâm trạng và cảm xúc thật của nhà thơ Trăn trở lắm, nên mỗi bài thơ là một mảnh linh hồn, là đứa con tinh thần ma họ thai nghén, sinh hạ đớn đau:

Những câu chữ của em không có mặt nạ

chúng ra đi từ trái tim trần trụi

nơi tình yêu chỉ có một gương mặt duy nhất dẫu khoác áo hận thù

dẫu phải lao đi giữa giáo cùng gươm

những câu chữ của em cũng chẳng vì giáo gươm kia mà quằn lại

(Một nơi chốn bình yên – Phạm Thị Ngọc Liên)

Trang 16

Không chỉ thẳng thắn, chân tình, chỉ viết về những gì thân thuộc, thơ trẻ còn có sự táo bạo trong ý tưởng, đề tài và đặc biệt là cách thể hiện Đó là những thể nghiệm siêu thực, tân hình thức, hậu hiện đại… Và cả yếu tố sex nữa Có thể nói điều mà lớp trẻ cần tránh là sự cực đoan Đừng biến thơ mình thành mốt thời trang, chỉ để khoe chứ ít người dùng

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi thứ không ngừng biến đổi Đời sống nội tâm của con người cũng phát triển theo sự biến đổi đó Quan niệm về đạo đức truyền thống và các giá trị khác luôn vận động Thơ cũng có sự biến động thuận chiều theo nội dung cảm xúc Kể từ thập niên 80 của thế kỉ XX, thơ trẻ đã có những bước đi tích cực, đã mở rộng biên độ Đối với họ, thơ là vẻ đẹp, là nghệ thuật và là niềm đam mê tự nguyện Họ là những người có tâm huyết với văn chương Cùng với khuynh hướng dân chủ, khích lệ những sáng tạo nghệ thuật, sáng tác trẻ hiện nay thể hiện cá tính mạnh mẽ, thiên về độ mở, kể cả mở rộng chiều sâu tâm trạng, cảm nhận, cảm xúc của nhà thơ, tuy vẫn có những cá nhân theo lối rẽ riêng, với khát khao tìm

một con đường mới Có thể mượn thơ Nguyễn Thánh Ngã trong Ngậm ngải

tìm trầm để chốt vấn đề này:

Người ta tìm trầm Phải ngậm ngải phòng thân Mượn cây cao định hướng để “cắt” rừng Mới mong về đích!

Em tìm một lối thơ Cầm chữ rải bừa trên giấy Nết thi ca giật mình bỏ ra ngoài cõi trượt Chữ nghĩa lạc bầy níu áo “hiện sinh”!

Không có nước mắt thương đau Nỗi buồn làm sao cạn!

Cội nguồn đâu phải sương mờ mà em ngái ngủ

Trang 17

Phải chăng ngôn ngữ sau hai nghìn

Quá thừa để em vung vãi?

Người xưa thấy tương lai trong câu nói cũ

“Ôn cố tri tân”

Ai cấm em định hướng một tâm hồn Bằng câu thơ truyền cảm!

Biết đâu lẽ thật

Hỏi người trước sau?

Sự đổi mới cần có thiên chức đem Người gần với Người - trong tình thương yêu như tự nhiên vốn dĩ đã có sẵn trong tâm mỗi con người khi vừa mới chào đời Khi ấy, sự đổi mới mới thật sự đi vào đời sống chung của nhân

loại

1.1.3 Nét riêng của thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh

Thơ trẻ Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi là thơ trẻ Sài Gòn)

là một nhánh thơ của thơ trẻ cả nước Nó vừa có những điểm chung với thơ trẻ của nhiều vùng miền khác, lại vừa có những nét khu biệt Điểm khu biệt rõ nhất là tinh thần phá cách cao độ, đôi khi được đẩy tới mức “phá phách” (theo một kiểu đánh giá nào đó) Sự trau chuốt, nghiêm ngắn không phải là đích phấn đấu của các nhà thơ Mối quan tâm hàng đầu của họ lại chính là bằng cách nào đó thể hiện được hơi thở thật sự của cuộc sống - một cuộc sống phồn tạp, luôn cựa quậy phát triển, vượt qua tất cả những xếp đặt duy ý chí, giáo điều Kể ra, những đặc điểm này của thơ trẻ Sài Gòn không phải tự nhiên mà

có Nó vừa là kết quả nỗ lực của những người luôn nuôi khát vọng sáng tạo, nhưng còn là thành tựu của một miền khí hậu riêng của phương Nam với tâm điểm là thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố trẻ trung, năng động, luôn đi đầu cả nước trong việc tìm đường hội nhập với thế giới

Trang 18

Trong không khí bộn bề của sự tìm tòi đổi mới của thơ ca ba miền Nam, Trung, Bắc, nhiều tác phẩm của tác giả trẻ thành phố Hồ Chí Minh tạo những nét riêng mới mẻ khó nhầm lẫn, gây được nhiều ấn tượng sâu sắc với công chúng yêu thơ Có tác giả tạo một vẻ đẹp mới về cách xây dựng hình tượng cũng như cấu tứ, người thì gây sửng sốt vì những cảm xúc táo bạo đầy khao khát nữ tính và một ngôn ngữ cũng đầy khêu gợi Có tác giả thu hút sự chú ý và cảm tình độc giả với các điểm nhấn hội hoạ trong các hình tượng thơ cùng với một cách thể hiện ẩn dụ kín đáo, người này tạo một lối nói “điên rồ hợp lý”, kẻ kia nhiều “ảo giác” ấn tượng… Có thể kể đến các tác giả có nhiều đóng góp tích cực như: Lê Thị Kim, Phạm Sĩ Sáu, Bùi Chí Vinh, Phạm Thị Ngọc Liên, Tôn Nữ Thu Thủy, Lê Minh Quốc, Nguyễn Thái Dương, Trần Thế Tuyển, Hồ Thi Ca, Đoàn Thạch Biền, Lê Tú Lệ, Bùi Thanh Tuấn…

Một phía khác của sự tìm tòi không thể không lưu ý, đó là trường hợp một số nhóm bạn thơ nam, nữ với các tập thơ “ngoài luồng” mà các tác giả hoặc “nhại” người khác hoặc tục-hoá các mô-típ thơ ca bằng một thứ ngôn ngữ đường phố kiểu “hip hop”, các tác giả muốn ném một lời phủ nhận lên sự tha hoá của mặt trái xã hội đương đại, hoặc thể hiện một sự khao khát tự do

“bình đẳng giới”, tuy hơi cực đoan, nhưng “cái tục” mang âm hưởng phủ định dân dã cũng ít nhiều tạo đựợc sự tò mò đồng cảm của bạn đọc Con đường đi

mà các tác giả hướng theo đó được một vài nhà lý luận cổ suý không phải hoàn toàn bế tắc, cái chính là mức độ, là thủ pháp và hiệu ứng mỹ cảm nơi độc giả

Tuy nhiên, so với cả nước, thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh không phải không có những bất cập, nếu ta chỉ nhìn vào những gì được đăng tải trên các loại báo chí, ấn phẩm mang tính chất “chính thống” Lí giải cho điều này, nhà thơ trẻ Nguyệt Phạm nói: “Sở dĩ nó kém sôi nổi có lẽ do các nhà văn nhà thơ không thể sống bằng thu nhập từ tác phẩm của họ nên cứ phải tất bật lo toan công việc khác Thời gian cho những sáng tác ngày càng ít ỏi Và những hoạt

Trang 19

động bên lề văn chương cũng ít được người sáng tác trẻ quan tâm, trừ khi rảnh rỗi hay thu xếp được thời gian Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng là hiện nay độc giả bớt quan tâm tới văn chương hơn, họ có quá

nhiều thứ khác để giải trí, hấp dẫn hơn nhiều” Còn Ngô Thị Hạnh, nhà thơ,

biên tập viên của Nhà xuất bản Thanh niên lại nghĩ đến nguyên nhân khác:

"Đa phần các nhà văn trẻ của Thành phố Hồ Chí Minh làm ở các báo, nhà

xuất bản nên thường hay giới thiệu, PR cho tác phẩm của bạn hay sản phẩm

của nhà xuất bản Hơn nữa, cho dù quê gốc ở đâu, nhưng sống ở thành phố

Hồ Chí Minh, nhiễm tính cách người Sài Gòn, không thích nói về mình, khoe mình, nên khi tác phẩm được xuất bản cũng chỉ để tác phẩm “tự thân vận động”, "hữu xạ tự nhiên hương", nên ít được chú ý”

Ở mỗi giai đoạn lịch sử, thơ ca nói chung, nếu chưa có một bộ dạng khác với các giai đoạn khác, thì ít nhất nó cũng có một “khí hậu” khác Vấn

đề là liệu đã thật sự có một thế hệ nhà thơ khác, hiện đại hơn sau thế hệ các nhà thơ thành danh có mặt ở thành phố Hồ Chí Minh? Họ đã kế thừa gì ở thế

hệ những người đi trước, cũng như đã từ chối điều gì? Và đâu là cái mới của họ? Chúng ta lắng nghe tiếng nói của những người mà ở các vị trí đương quyền, sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, họ đã có điều kiện tiếp cận với thế hệ thơ này

Trước hết đó là tiếng nói của Đoàn Vị Thượng (biên tập viên tạp chí

Tài hoa trẻ): “Các cây bút “hậu đổi mới” ít có tham vọng trở thành nhà thơ

chuyên nghiệp Nếu dùng “thế hệ khác”, hiểu trên bình diện rộng thì tôi khẳng định “có” Nó cũng giống thế hệ nhà thơ thời chống Mỹ khác, hiện đại hơn thế hệ chống Pháp, và thế hệ sau 1975 cũng khác, hiện đại hơn thế hệ thời chống Mỹ Đó gần như là quy luật bình thường Thế thôi Còn nếu nói khác, hiện đại hơn trên bình diện hẹp, cụ thể thì khó nói, vì đúng là thế hệ nhà thơ

- mà tôi tạm gọi là “hậu đổi mới” - tuy biểu hiện rõ sự tự do hơn, trong cả nội dung đề tài lẫn thể loại, phong cách, nhưng hầu như “mỗi người một vẻ”, rời

Trang 20

rạc, lẻ loi, lẻ tẻ chứ chưa tập trung thành một lực lượng đại diện cho một phong cách, một “trường phái” hay ít nhất, một nhóm có quan điểm thống nhất rõ rệt trong sáng tác, sáng tạo Và cũng chưa thấy một hai tác giả, hoặc một số bài thơ, tập thơ nào “đóng đinh” được một cách thuyết phục cái giá trị khác, hiện đại đó vào mình Nhưng tôi xin nói thêm: Có vẻ như hầu hết các cây bút “hậu đổi mới” rất ít có tham vọng trở thành nhà thơ chuyên nghiệp, hoặc ít ra như một tác giả có một tài-sản-thơ nhất định Họ chỉ làm thơ tùy hứng như một cách giải phóng năng lượng cá nhân (cũng có thể gọi là một thú tiêu khiển) để tìm kiếm, mong muốn biểu hiện sự bình đẳng của cá nhân mình, thế hệ mình với đồng loại cùng trang lứa trên khắp thế giới”

Còn Lê Minh Quốc (trưởng ban Văn nghệ báo Phụ nữ Thành phố) tâm

sự: “…Ở bất cứ thời điểm nào cũng có những người trẻ tuổi gan dạ trên chiếc

đu bay cả Nhưng chỉ có thái độ thôi vẫn không đủ, vấn đề cốt lõi vẫn là tài năng Thật ra, không phải khi trẻ người ta mới thể nghiệm, mà đến lúc bạc đầu các nhà thơ đích thực vẫn đau đáu muốn khám phá đến tận cùng bí ẩn của

thơ Ở nhà thơ lớn Chế Lan Viên là một thí dụ điển hình qua tập Di cảo thơ,

khiến ta kinh ngạc và cảm nhận ở ông một sự tươi trẻ đến lạ lùng, hiện đại đến lạ lùng Trong cuộc chơi này, nếu một khi nhịp điệu của tâm hồn anh còn giông tố, còn bất an, còn tan nát bởi, chẳng hạn của ngọn gió của thời cuộc, của ngọn roi tình ái thì may ra còn có thơ, nếu bình lặng quá, yên bình quá,

“công chức” quá thì thơ cũng bỏ ta đi thôi Đi tìm cái mới trong thơ ư? Nhà thơ, anh hãy hỏi tâm hồn của chính anh”

Phạm Sĩ Sáu (trưởng ban khai thác đề tài và giao dịch tác quyền Nhà xuất bản Trẻ, Ban công tác sáng tác trẻ Hội Nhà văn Việt Nam) đưa ra ý kiến:

“Nhạc điệu trong thơ trẻ hôm nay đang bị mất dần Theo tôi, thật sự đã có một thế hệ nhà thơ mới xuất hiện trên văn đàn từ trong khoảng 10 năm trở lại đây

Sự xuất hiện này có tính đồng loạt và khá tập trung, nhưng lại không nhất quán bởi điều kiện khách quan sau: Các phương tiện thông tin đại chúng phát

Trang 21

triển đã làm cho lực lượng thơ trẻ có cảm giác như bị phát tán Nó hoàn toàn khác với thế hệ sau 1975, vì khi ấy thế hệ này chỉ góp mặt tập trung ở một số

tờ báo Bởi thế, sự đa phong cách cũng xuất hiện Có người như một thể nghiệm Có người đã chủ định được con đường của mình Với tôi, tôi chấp nhận tất cả Anh muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, nhưng thơ vẫn phải

là một tiếng lòng Tôi nghĩ độc giả cũng thế, họ vẫn muốn tìm trong sáng tạo những bài thơ thật, không phải làm dáng, mà để giãi bày, tâm sự Tôi cho rằng các bạn trẻ không hề chối từ quá khứ mà vẫn kế thừa trên cái nền văn học cũ Cái khác, nếu có chỉ là họ đã phả vào ngôn ngữ thơ cái hơi thở hiện đại, chữ nghĩa hiện đại của đời sống đương đại cung cấp Tôi nghĩ không có gì mới kể

cả với nhóm Mở Miệng Vấn đề chỉ là họ đang mang cái tâm thái của thế hệ mình Tôi tiếc một điều là nhạc điệu trong thơ trẻ hôm nay đang bị mất dần

Đó là một nguy cơ, một nỗi lo Theo tôi, dù thế nào, thơ vẫn phải có nhạc điệu Điều này, tôi không nghĩ là họ đã có một hệ thẩm mỹ khác, nó chỉ rổn rảng hơn, “hip - hop” hơn mà thôi”

Nguyễn Thái Dương (Thư ký tòa soạn báo Mực tím, phụ trách trang thơ

Bút mới báo Tuổi trẻ) cho rằng thế hệ của những người làm thơ trẻ là một thế

hệ thơ tài hoa, thông minh, nhạy cảm khi phân tích: “Việc định hình thế hệ

thơ sau 1975, nói một cách công bằng, ngoài tài năng thi sĩ của mỗi cá nhân, còn có sự “trợ giúp” khách quan của thời điểm Cái mốc lịch sử “sau 1975” góp phần đáng kể về hình thức, làm tôn vinh thêm nội lực vốn có của thế hệ Nguyễn Nhật Ánh, Đỗ Trung Quân, Lê Thị Kim, Phạm Sĩ Sáu, Đoàn Vị Thượng, Trần Hữu Dũng, Hồ Thi Ca, Thanh Nguyên, Bùi Chí Vinh, Lê Minh Quốc, Trương Nam Hương… Thế hệ sau đó có vẻ như chưa rõ nét lắm vì sự định hình bằng chính bản thân tác phẩm đòi hỏi khó hơn so với trước Trẻ hơn, sung sức hơn, tài năng hơn là khác, thế hệ sau - cái thế hệ chưa thật định danh trong lòng người đọc cho lắm - đã biểu lộ được nét tài hoa trong sự khám phá, lùng sục, đào khoét, ngay cả… “soi mói” một cách đáng yêu vào

Trang 22

mọi ngóc ngách hình thức và nội dung của đời-sống-thơ Họ đã có được sự

“ngăn sông cách núi” trên “đường đi khó” của thi ca là tìm kiếm, mày mò trong khi thế hệ trước có vẻ như bằng phẳng hơn trên lộ trình thơ nhờ vốn liếng thực tế của đời sống sau 1975 đã kích thích thúc giục niềm thi ca ở họ

Tự nguyện đến với thơ, thế hệ trước đã có mặt ở tất cả các môi trường: Bộ đội, Thanh niên xung phong, vùng sâu vùng xa… để khơi nguồn cảm xúc Thế hệ sau không có được cái “điều kiện” tự nhiên ấy, nhưng họ đã phần nào

“qua mặt” được đàn anh nhờ sự tài hoa, thông minh, nhạy cảm trong quá trình

tự thể hiện Tôi tự hào với Nguyễn Danh Lam, Trần Lê Sơn Ý, Tú Trinh, Phan Trung Thành, Thanh Xuân, Trần Kiến Quốc, Quốc Sinh, Trần Đình Thọ, Ly Hoàng Ly… là những người bạn thơ trẻ Nhìn ở góc độ kế thừa hay

từ chối, theo tôi, thế hệ sau có cả hai Sự yêu thơ của một cá nhân nào đó tất nhiên phải bắt đầu từ cái có trước, cái truyền thống Hiểu theo nghĩa đó thì nhà thơ nào cũng có sự kế thừa Còn từ chối, theo tôi cũng chỉ có nghĩa là vượt qua sự kế thừa và vượt qua chính mình Điều này cũng đã được họ thể hiện qua tác phẩm Cái mới, ngoài cái tứ còn là hình thức, mà chủ yếu là hình thức Khi có hình thức mới thì nội dung cũng mới theo Sự biểu hiện cảm xúc thông qua cái mới phải là tài năng, nhưng đi được vào lòng người hay không lại là chuyện khác”

Chính nhà thơ Trương Nam Hương, Ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn thành phố cũng thừa nhận lực lượng sáng tác trẻ trong thành phố Hồ Chí Minh: "…chưa thật sự nổi trội, tác phẩm được xuất bản nhiều nhưng để thành

hiện tƣợng văn học có đột phá thì chưa Văn học trẻ thành phố Hồ Chí Minh

cũng chưa thật sự có ảnh hưởng rõ rệt tới luồng chảy chung của văn học đương đại trên toàn quốc"

Thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều xáo trộn, nhiều con đường còn vắng bóng, nhiều sự nở rộ song cũng chóng vội tàn, chưa có một phong cách chủ đạo cho bộ mặt thơ ca, nhưng không thể phủ nhận những tên tuổi cá

Trang 23

nhân đã tạo nên những diện mạo riêng, nhưng làm thế nào để thế hệ sau cũng

có được điều mà ai cũng mong muốn: thơ phải đi vào lòng người yêu thơ dù được thể hiện ở hình thức mới mẻ nào - là việc không của riêng ai

1.2 Sự xuất hiện của Bùi Chí Vinh

1.2.1 Đôi nét về tiểu sử và hành trình thơ

Nhà thơ Bùi Chí Vinh sinh ngày 23 tháng10 năm 1954 tại Sài Gòn Anh từng tâm sự trong hồi kí của mình: “Tôi là một đứa trẻ mồ côi cha từ năm 17 tuổi (cha tôi chết năm 1971 vì những vết thương do bị tra tấn trong nhà tù khi hoạt động cách mạng)” Tuổi thơ anh sống với mẹ, từng khoác áo lính và thuộc lớp nhà thơ thứ nhất bước ra từ cuộc chiến của dân tộc, anh gói ghém tâm tư đặt hết vào trang viết của mình Sáng tác của anh hầu hết nằm ở thời kì sau 1975 nên được xếp vào loại thơ trẻ Anh là tác giả của hàng loạt bài thơ ứng khẩu được yêu thích

Bùi Chí Vinh sinh trưởng tại thành phố Hồ Chí Minh Trong sự lật trở nhiều bề của thời kì hậu chiến đầy phức tạp, anh đã nhận thức sâu sắc về sự tồn tại của các giá trị: không thể sống thiếu các giá trị vĩnh cửu của nền văn hóa truyền thống và cũng không thể chỉ sống bằng những giá trị tức thời Để giữ được bản sắc riêng trước những xô đẩy của hoàn cảnh mới, Bùi Chí Vinh

đã không ngần ngại lăn vào nhiều công việc khác nhau – cả những việc của thơ và những việc dường như chẳng liên quan gì đến thơ

Những sáng tác đoạt giải của anh chưa phải đã “tầm cỡ”, nhưng nó chứng tỏ khả năng của anh khi đến với văn chương Một số giải thưởng đã đưa tên tuổi Bùi Chí Vinh đến với độc giả Năm 15 tuổi, Bùi Chí Vinh đoạt

giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Viết trên quê hương điêu tàn của nhật báo

Tin Sáng Năm 23 tuổi, anh nhận giải Giải thưởng văn học Thành phố Hồ Chí Minh năm 1976 - 1977 với tập thơ Hạnh phúc có thật Sau đó là giải đặc biệt

của lực lượng Thanh niên xung phong với kịch thơ Thành Taberd Bài thơ

Trang 24

Blao của anh được giải thưởng Thơ hay báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Tiểu thuyết Tóc tiên được độc giả báo Mực Tím bầu chọn là truyện

ngắn hay nhất năm 1991 Bộ truyện phiêu lưu mạo hiểm thiếu niên Năm Sài

Gòn (gồm 40 tập) được tặng thưởng đặc biệt của nhà xuất bản Kim Đồng

Bùi Chí Vinh đã xuất bản Thơ Tình Bùi Chí Vinh (tái bản nhiều lần) và một loạt tiểu thuyết: Yểu điệu thục nữ, Tóc tiên, Cỏ ven đường, Luật nhân

quả, Tiểu thư, Anh hùng tứ xứ, Ba trong một được độc giả đón chào nồng

nhiệt Anh cũng là tác giả bộ truyện tranh màu Hải đại bàng (gồm 15 tập) và phóng tác bộ truyện Tứ quái TTKG (gồm 70 tập) của nhà văn Stefan Wolf người Đức Trong trang bìa tập Thơ tình (cũng như Thơ đời), Bùi Chí Vinh công bố tên các tác phẩm sẽ xuất bản là: Thơ Đạo Bùi Chí Vinh; Thơ Quậy

Bùi Chí Vinh; Kịch thơ Thành Taber

Bùi Chí Vinh “bao sân” nhiều thể loại, song có điều, với nhiều độc giả, trước tiên anh vẫn là một nhà thơ, một nhà thơ độc đáo khiến người này yêu mến hết lòng, người khác thẳng tay cự tuyệt “Đến với thơ anh, ta như được sánh đôi với gã “ba trợn” Lệnh Hồ Xung trong “Tiếu ngạo giang hồ” Có lúc lại như đang sống trong buổi man sơ của châu Mỹ với những gã lãng tử đang

dạo chơi trên những cánh đồng thơ đầy cỏ dại với xương rồng” [105, 6]

Tiềm năng và tài nghệ của Bùi thi sĩ còn thể hiện qua tâm sự sau đây

của anh: “Thuở ấy Hồ Nguyễn phụ trách tờ Long An Bóng đá và tờ Long An

Cuối tuần rất ưu ái tài nghệ làm thơ đa hệ và hoàn cảnh bi đát của tôi bèn đề

nghị cứ mỗi số báo ra tôi phải có một bài thơ về thể thao hoặc trào phúng hài

hước Nhờ vậy tôi đã chế tạo thêm một trường phái mới về thơ là Thơ bóng

đá với hơn 300 bài thơ đã đăng báo kể từ 1978 đến nay Hơn 300 bài thơ trên

đã được nhà báo Huy Vĩnh công nhận như một thứ kỷ lục Việt Nam trong cuốn Guiness Thể thao do anh là tác giả Những bài thơ thành một loại biên niên sử ghi chép các giải World Cup, Euro lẫn các giải vô địch Việt Nam mà sau này nếu có dịp tôi sẽ in ra”

Trang 25

Về quan điểm nghệ thuật, anh khẳng định: “Theo tôi, sự tiên tri và cảnh báo những bi kịch của thời đại không chỉ dành độc quyền cho cá nhân tôi mà

là tài sản tinh thần chung của các thi sĩ có tài năng bẩm sinh, từng trải vốn sống và chịu sự vùi dập sóng gió của định mệnh Vấn đề là kẻ nào “dám ăn dám nói, dám viết đầu tiên” Những kẻ đi tiền phong trong lãnh vực thơ tiên tri đều có sứ mạng thiêng liêng như các thánh tông đồ trong Thiên Chúa Giáo hoặc các hành giả trong Phật Giáo Họ có thể tử đạo vì thơ của mình nhưng tên tuổi họ mãi mãi bất tử trong lòng quần chúng”

Có thể nhìn chung diện mạo thơ anh qua bài thơ tự bạch sau:

BÌNH CHÍ VUI

“Bùi Chí Vinh, Bình Chí Vui”

Không bình chí, chắc tiếng cười mất tiêu

Chí trong bình, chí mốc meo Chui ra bình, chí mới nhiều nhục vinh Bùi làm thiên hạ giật mình

Sờ ngay “cái đó” kẻo em mếch lòng

“Bùi như lạc” nhậu sướng không?

“Trần như nhộng” Bùi tồng ngồng đái chơi

Bất bình nên chí chưa vui Các em nên gọi ông Bùi Chí Vinh

Cũng cần nói thêm rằng, nhà thơ Bùi Chí Vinh hiện là một trong những trường hợp cá biệt của làng văn nghệ, khi không ăn lương ở bất cứ cơ quan nhà nước nào mà vẫn sống bình thản Anh sống bằng nghề cầm bút thuần túy, nhưng không phải nhờ thơ mà nhờ truyện Mảng truyện chính là mảng cơm áo gạo tiền, nguồn thu nhập duy nhất của cả gia đình anh Bùi Chí Vinh là một

trong những cây bút rất có duyên với thiếu nhi, đã xuất bản 40 tập truyện Năm

Sài Gòn, 14 tập Sài Gòn tứ kiệt, 15 tập Hải đại bàng, phóng tác 70 tập truyện

thiếu nhi Tứ quái TKKG,… Ngoài ra, anh còn xuất bản nhiều tập tiểu thuyết

Trang 26

và kịch bản phim, đặc biệt là serie phim ma hợp tác với hãng phim của Nguyễn Chánh Tín Một thành quả đáng nể của một con người ham chơi nhưng cũng hết sức cần mẫn trong lao động nghệ thuật, một con người đầy chất giang hồ Nam Bộ nhưng có tấm lòng nhân hậu, từng lăn lóc mưu sinh để tồn tại bằng nhiều nghề lương thiện khác nhau: khuân vác, đạp xích lô, phu

xe, đi bộ đội và cả làm báo, đóng phim… như lời “tự thú” của chính anh:

“Khi bị đẩy đến chân tường, tôi như một lò xo nén, bật ra và biết thu vào bằng

ngòi bút sinh kế và sáng tạo của mình”

Khi nhắc đến Bùi Chí Vinh trước hết là nhắc đến một thi sĩ, một thi sĩ bẩm sinh Tuy nhiên, trong khi đã có đến hàng trăm tập văn xuôi và kịch bản phim của Bùi Chí Vinh ra mắt thì đến nay anh chỉ mới in hai tập thơ riêng là

Thơ tình và Thơ đời Anh đang rụch rịch muốn cho ra đời Thơ đạo, Thơ bóng đá,… Nghĩa là tài-sản-thơ chưa chính thức công bố của anh còn “giàu sụ”!

Dù có nhiều tranh luận khác nhau, nhưng Bùi Chí Vinh thực sự là một hiện tượng độc đáo của nền thi ca Việt Nam cuối thế kỷ XX và sức sáng tạo của anh còn vắt sang thế kỷ XXI Thơ cũng giống như cuộc đời thật của Bùi Chí Vinh: mạnh mẽ, ngang tàng, phóng túng, bụi bặm và cũng đầy những trắc

ẩn về thân phận con người, về xã hội, về đất nước Một phong cách thơ riêng biệt Một quái kiệt giữa đời thường

1.2.2 Những nguồn thơ gây nhiều ảnh hưởng tới sự hình thành cá tính thơ Bùi Chí Vinh

Nghiên cứu thơ Bùi Chí Vinh, bên cạnh việc cố gắng phác hoạ ra chân dung độc đáo của thi sĩ, người viết còn hi vọng lí giải được một vài khía cạnh liên quan đến một trong những vấn đề đang được quan tâm của thi ca đương đại, đó là vấn đề hiện đại hóa thơ ca theo hướng tiếp thu, gìn giữ và cách tân những giá trị truyền thống Chính vì vậy, để hiểu thêm cá tính thơ Bùi Chí

Trang 27

Vinh, chúng ta không thể không tìm hiểu những nguồn thơ đã ít nhiều tác động đến anh

Sự hình thành cá tính thơ Bùi Chí Vinh bắt nguồn từ nhiều sự ảnh hưởng khác nhau Có lẽ anh là “hậu duệ” của những nhà thơ trước 1975 của

đô thị Sài Gòn như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên, Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn, Thanh Tâm Tuyền là một trong vài nhà thơ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất không những ở miền Nam từ 1954 đến 1975 mà còn của cả nước thời kỳ hậu Giơ-ne-vơ nói chung Thơ Thanh Tâm Tuyền, cho đến nay, vẫn còn là một nguồn cảm hứng lớn đối với nhiều nhà thơ có khát vọng đổi mới

Với Tô Thuỳ Yên, là tác giả của những bài thơ nổi tiếng như Trường Sa hành,

Chiều trên Phá Tam Giang, Hề - ta trở lại ngôi nhà cỏ, là người miền Nam

duy nhất có mặt trong giai đoạn hình thành tạp chí Sáng Tạo của văn nghệ

miền Nam trước 1975 Chúng ta chia sẻ với Tô Thùy Yên cái hơi thở phát tiết

từ trí tuệ tỏa ngát hương trầm của truyền thống ngàn năm của tinh thần Lạc Việt Yêu thương mà không mê muội Bao dung chứ không bao giờ bi lụy khuất phục Ông mang tâm thức hùng tráng của bậc hành giả lên đường, khám phá những am mây đạo hạnh, khai mở những thảo nguyên an bình; những ngọn đỉnh của Tình Thương Rồi cũng có thể Bùi Chí Vinh đã ngưỡng mộ, bắt chước Bùi Giáng:

Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa

Gọi tên là một hai ba Ðếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm

thể hiện bản chất đa mang, nỗi hiện sinh hoang tưởng trong một "đạo khờ"

gắn bó với đoạn trường tái tân thanh (chữ của Bùi Giáng) tiếp nhận Nguyễn

Du như một thông đạo, thông thư, thông mệnh văn học

Tất nhiên, Bùi Chí Vinh vẫn luôn là mình với phong cách rong chơi, lãng mạn, tinh nghịch, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, luôn luôn đưa ra những lời vấn

Trang 28

đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ tồn sinh, về những chuyện phù du, dâu

bể, ẩn khuất một dục tình khép mở Xuân Hương:

Bỏ hai chân xuống một vùng Nước truông là lá thu rừng xuống khe

(Bỏ hai chân) Với Nguyễn Đức Sơn, có lẽ Bùi Chí Vinh “kết” cái vẻ ngang tàng, cà chớn, suồng sã, thô tục:

Tôi định một ngày nào thật thảnh thơi Leo lên trời

Ỉa

(Tôi định một ngày nào)

Có lẽ chính vì vậy mà Nguyễn Đức Sơn đánh đổi cuộc đời mình cho

“Ông Nghệ Thuật” nhưng mãi:

Cớ sao đãng tử bậc thầy Hỏi ra từ đá tới cây lắc đầu.

Bùi Chí Vinh có lẽ đồng cảm nhất với các nhà thơ đi trước ở chỗ khát khao được sống, được dấn thân

Và xét cho cùng, thơ Bùi thi sĩ cũng có khẩu khí của người mang chí làm trai giống nhà thơ Quang Dũng trước đây

Nhìn chung, có nhiều nguồn thơ đã ảnh hưởng đến phong cách thơ Bùi Chí Vinh Dĩ nhiên, sự ảnh hưởng tổng hợp là điều dễ hiểu Nhưng điều cơ bản nhất, thơ Bùi Chí Vinh mang hơi thở của cuộc sống Sài Gòn, là tiếng nói trung thực nhất, thẳng thắn nhất đại diện cho cư dân mới ở đô thị

Trang 29

1.2.3 Tính “gây sự” của thơ Bùi Chí Vinh và các hệ quả

Bùi Chí Vinh không chịu được cái không khí nghiêm trang của thói quen tiếp nhận thơ ca kiểu cũ, của cái đạo mạo nề nếp mà thơ ca cũ đã ăn sâu trong tâm lí con người Việt Nam Anh muốn tung hê, muốn bứt phá, muốn cải

tổ Anh muốn gây sự với kiểu thơ dìu dặt, du dương của thời kì Thơ mới và cả thơ Cách mạng Loại thơ mũ cao áo dài, ngay ngắn về hình thức, thể hiện những quan niệm xưa cũ trong cuộc sống và cách nhìn nhận về cuộc sống…, với anh, không còn thích hợp Bùi Chí Vinh tuyên bố rằng làm thơ phải đem lại cái mới, ghi lại dấu ấn, đối thoại với những cái quen thuộc, nhàm chán một cách công khai và trực tiếp Cũng như các nhà thơ kim cổ đông tây, anh cũng viết về tình yêu, nhưng tình yêu trong thơ anh không quá rưng rưng, không dùng những mỹ từ như thời Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, mà đó là tiếng cười sảng khoái của anh chàng đa tình trong những câu thơ tươi mới, trẻ trung Văn học cổ không hiếm sự tích về ý thức cá nhân, về tri âm, tri kỷ, tri ngộ Văn chương bày tỏ khát vọng, ước mơ, phẫn nộ và dự cảm về số phận con người muốn vượt thoát khỏi giới hạn của thời đại Thế nhưng tư tưởng chính thống của phong kiến là trung quân ái quốc, không nhìn thấy số phận cá nhân Chế

độ phong kiến không chấp nhận cá nhân, các nhà thơ cổ người thì bị coi là nghịch sĩ, người bị coi là nghịch tử và nghịch thần nếu không bàn đến đại sự Với Bùi Chí Vinh, thơ xuất phát từ bàn nhậu, từ hiện thực đầy biến động của

cuộc sống với những hỉ, nộ, ái, ố; cả những chuyện thường nhật như Cách

nhậu với Nguyễn Đức Sơn, Ca ngợi lợn, Tỏ tình đứng… cũng ùa vào thơ anh

Bùi Chí Vinh là một kẻ làm thơ dám lập ngôn và đương đầu với những cái lớn hơn trong cuộc đời Đôi khi nhà thơ như cố tình gây sự với quan niệm

quen thuộc về cái nên thơ, uỷ mị Trong bài Lộ bản chất, anh thật thà khai:

“Khi viết những dòng này tôi sẽ từ bỏ luôn ý niệm “biến thủy tinh thành cát”:

…Chƣa kể những đêm say xỉn đã đời Anh rất giống kẻ tình nghi hình sự

Trang 30

Anh cũng hay “kên xì po” với đám du côn ngoài chợ

Và thích so găng với những kẻ cầm còi

Em chỉ cần sáng trí một chút thôi

Sẽ thấy anh xa huy chương mà rất gần tù tội

Sẽ có người đọc nhăn mặt trước những ngôn từ lượm nhặt ở vỉa hè để cấu trúc thành thơ Nhưng Bùi Chí Vinh muốn làm cuộc hành trình đi tìm kiếm thơ, thay thế cái hay cũ bằng cái hay mới Điều này cũng có nghĩa là đi tìm kiếm sự đồng hành của một thế hệ mới Bởi một nền thơ không có thế hệ

kế thừa thì chỉ là nền thơ đang thời suy tàn Nhưng nếu lặp lại và nằm mãi trong bóng rợp của cái hay cũ thì thế hệ đó vẫn chưa hiện hình Nhà thơ muốn làm hiện hình một thế hệ mới, và phát hiện thế giới mới trong một thế giới đã rất cũ trong mỗi người chúng ta Nhà thơ cũng muốn (trong khả năng của mình) hồi phục nghệ thuật đã mất và tinh thần nhân bản của thơ trong một thế giới đầy tính cực đoan và bạo lực, hậu quả của những trào lưu tiền phong và ý thức hệ của thời hiện đại

Trang 31

Chương 2 ĐẶC SẮC THƠ BÙI CHÍ VINH TRÊN PHƯƠNG DIỆN ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO

2.1 Quan niệm thơ của Bùi Chí Vinh

Quan niệm thơ là cách nhìn những giá trị cuộc đời qua đôi mắt của người nghệ sĩ hòa quyện với con người xã hội, được nuôi dưỡng từ khí chất của dân tộc, được thẩm thấu từ nguồn sống nhân loại Cái cách nhìn đó, có khi được phát ngôn trực tiếp như Phan Bội Châu, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh…, nhưng cũng có khi được hàm chứa trong những đứa con tinh thần của người nghệ sĩ Quan niệm văn chương của mỗi cá nhân nghệ sĩ là lí tưởng thẩm mĩ mà họ thực hiện nó trong suốt cuộc đời làm tằm nhả tơ, làm kẻ thương vay khóc mướn với đời Quan niệm văn chương vừa có tính cá thể, vừa mang tính khái quát, mang dấu ấn thời đại - thời đại lịch sử và thời đại văn học nghệ thuật Trong cuộc đời thơ của mình, Bùi Chí Vinh nhiều lần bộc

lộ trực tiếp quan niệm của anh về thi ca Có thể đó là những phát ngôn trực tiếp trên báo chí, trong hồi kí; hay đó là những quan niệm ẩn tàng, mang tính chất vô ngôn thể hiện gián tiếp trong các sáng tác của anh Có lẽ, với anh, làm thơ, bình thơ là một cuộc đối thoại: đối thoại với chính bản thân mình, đối thoại với cuộc sống thường nhật , đối thoại với con người kim cổ đông tây

2.1.1 Thơ với nhà thơ

Từ xưa đến nay, nhà thơ quan niệm rằng họ làm thơ là hướng đến những giá trị chung lớn nhất, đó là tính nhân văn và tính thẩm mỹ Và tất nhiên nhà thơ, gián tiếp qua tác phẩm của mình mang đến cho con người ánh sáng, sự tiến bộ, niềm hạnh phúc cùng những giá trị mỹ cảm khác như thanh lọc tâm hồn, hướng thiện, đả phá cái xấu, tự trào - tự phê mà những phẩm chất cơ bản trên có trong sáng tác tạo nên

Trang 32

Bùi Chí Vinh cũng hoà theo dòng chảy đó, nhưng cái mới lạ của anh là anh đối thoại trực tiếp – bằng thơ – với những nhà thơ đã khuất, những nhà thơ cùng thời Đối thoại một cách thẳng thắn và đầy nhiệt huyết về những điều mà có người không dám nói, vì kiêng dè, cả nể, kính sợ Từ đó, anh thể hiện những quan niệm về thơ ca, về trách nhiệm của những người làm thơ:

Đời anh là cuộc rong chơi lớn Thơ rượt theo cũng đủ mỏi giò

(Lộ bản chất) Cuộc sống bộn bề, chật vật, cần lắm những phút giây ngưng lặng để lắng nghe những xung động nội tâm Mọi thứ, kể cả chính bản thân mỗi người cũng cần được xem xét lại một cách tỉnh táo, đầy đủ, sâu sắc và đa diện Lòng tin, niềm vui, nỗi buồn… không còn là làn sóng tình cảm chung của toàn xã hội, của thời đại mà trở nên phức tạp, đổi thay, đan xen trong tâm hồn, trong suy nghĩ của Bùi Chí Vinh Qua thơ anh, nhân vật trữ tình là người phát ngôn

cho một tư tưởng, một tình cảm lớn Trong Nhắn Nguyễn Du, Bùi Chí Vinh

“chỉ e một nỗi văn chương chết chìm”:

Mười tuổi Học và làm thơ Năm hai mươi tuổi Giang hồ và yêu…

Ba mươi Trai gái đã nhiều Gớm thay cái gã Thuý-Kiều-đàn-ông Trót yêu động

Lỡ thương phòng Mái chèo khiêu khích dòng sông Tiền Đường Tuột quần

Không sợ đoạn trường

Trang 33

Chỉ e một nỗi văn chương chết chìm Nguyễn Du ơi, gặp Đạm Tiên

Nhắn dùm có gã nọ thèm chiêm bao

Chính vì vậy, Bùi Chí Vinh đưa ra tuyên ngôn:

Bằng sáng tác của mình Tôi xuất bản không cần trang bị Sách vở cung đình đang chờ cân kí Tôi cân kí-lô cái lưỡi của mình

… Cũng may mà tôi không biết dạ biết thưa Nên cái lưỡi vẫn còn nguyên mùi vị Mỗi lần lưỡi cong là nhảy ra thằng thi sĩ

(Mở) Trong thơ Bùi Chí Vinh, ta thấy anh luôn trăn trở với những điều được

- mất, với những gì không suôn sẻ thăng bằng hoặc những mong mỏi bình dị nhất mà anh không bao giờ với tới Bản thân anh rất nhiều lần quay trở về nói chuyện với trái tim mình, về những gì đã trải nghiệm và những gì đang cảm nhận… Và anh gửi hết vào thơ:

Chẳng thà một lòng quăng con chuỷ thủ Ngồi khạc thơ coi lũ cá hoá rồng

(Sự nhẹ dạ của Nguyễn Trãi) Bùi Chí Vinh cũng không ngại ngần khi thể hiện cái sự bộc tuệch, thẳng thắn, không hề làm dáng, không hề e ngại cái phần quê kệch, bụi bặm, bất cần, tếu táo của mình trước mặt mọi người, đặc biệt là các bậc tiền bối, để nói lên quan điểm, tư tưởng của mình về thơ:

Ái chà, ta làm thơ tự do

Tự do chữ, tự do vần tuyệt đối Không câu nệ, chẳng từ chương

Trang 34

Đời te tua như hủi

(Gia huấn ca) Hay:

Thơ tình của tôi không xẻ rãnh đào mương

Mà thuỷ lợi hơn rất nhiều cuốc xẻng

(Lời cầu hôn) Không thể tìm đâu ra được cái cao đạo, khoác áo tao nhân mặc khách, cũng không có tính triết nhân khệnh khạng táo bón trong thơ Bùi Chí Vinh Càng không thấy bóng dáng của sự rao giảng phán truyền hay tính chất phi chính trị mà đó chính là cái phong cách vừa cực bụi lại vừa cực nghiêm, chân thành và nặng lòng với tất cả, đó là những gì anh làm được khi cầm bút

2.1.2 Thơ với đời

Lòng nhân ái là cõi mênh mông trong đó tất cả đều im tiếng, đó là đại ý

một câu thơ Pháp Dựa trên đó, có thể suy luận triết lí sống của Bùi Chí Vinh trong thơ: lẽ sống của con người là lẽ sống của tình thương, lẽ sống của cái thật Đó chính là cái nhìn nhân bản, biện chứng về lẽ sống của con người trong cuộc đời thường mà bất cứ ai đọc thơ Bùi thi sĩ cũng bắt gặp điều đó

Với ý niệm lẽ sống con người là lẽ sống của tình thương, Bùi Chí Vinh luôn nhận thức rõ lương tâm của người cầm bút Bùi Chí Vinh không chọn vùng sáng tác cho mình, không chỉ hướng về những gì đang diễn ra ở nước

mình như nạn đói ở Sài Gòn những năm sau thống nhất đất nước (Đói, Đói

liên tục) mà thơ anh còn đề cập đến những vấn đề mang tính nhân loại, tính

thời sự, mang ý nghĩa toàn cầu như chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo, ô nhiễm môi trường, tốc độ đô thị hóa, sự phát triển của thời đại công nghiệp khiến cho lũ rô-bốt tự cao:

Chào các đồng đội năm 2000 Các người máy Đức, Nga, Nhật, Mỹ

Trang 35

Chúng ta ngoại hạng về sinh lý Không cần đàn ông, bất chấp đàn bà

(Tâm sự của người máy) Thời đại hậu công nghiệp khiến cái nhìn về loài người của anh có phần chua chát:

Lúc no bụng chúng bắt đầu nói triết Lúc đói meo chúng thiết lập trại hòm Chúng đánh đòn đồng loại chúng bằng bom

Và dỗ ngọt chỉ bằng vài lon gạo Chúng vừa khát máu lại vờ quý máu

(Tâm sự của người máy) Qua thơ, anh không hề lãng tránh những chấn động của xã hội, cái cách anh nhìn sự việc có nét riêng, đầy lo lắng và cũng ăm ắp tình người:

Tạp chí Pháp Paris Match thông báo về một khả năng lạ lùng Của người phụ nữ vùng Cap-ca kì diệu

Tờ Sự thật Thanh niên Liên-xô cũng nhiều lần phát biểu

Về đôi bàn tay ghê gớm ấy kia mà Những người sắp chết từ nay sẽ khỏi lo phúng điếu Nếu được nhìn và điều trị bởi Juna

(Hiện tượng Juna) Mang ý niệm lẽ sống của con người là lẽ sống của cái thật, tuy cuộc sống còn nhiều vất vả, thơ anh vẫn có ánh sáng của niềm tin Anh luôn cố gắng hoàn thành trọng trách và bổn phận của một công dân Anh luôn thẳng thắn nói lên quan niệm, suy nghĩ của mình:

Thành phố bây giờ chim sẻ nhảy Ưng lớn làm sao chịu nhốt chuồng Ưng lớn giũ lông chờ gió lại

Xoè chân ngậm mỏ xuống đại dương

Trang 36

(Bài ca con chim lớn)

Ý thức được trách nhiệm công dân của thời đại mới, Bùi Chí Vinh cũng sớm nhận ra rằng cần có một tiếng nói riêng, một cách nói riêng để bộc lộ suy nghĩ của mình Không thể đứng mãi trong dàn đồng ca, cứ hát lên những lời giống nhau theo cùng một sự chỉ đạo mà cần mạnh dạn tìm giai điệu riêng Cảm hứng trữ tình công dân không phát ngôn thành những lời trực tiếp về Tổ quốc mà ẩn đằng sau những sự kiện đời thường đầy biến động Anh viết trong hồi kí của mình: “Nhiều người cho rằng tôi có tài tiên tri Họ nói rằng tôi có khả năng đoán việc sắp xảy ra cho vận mệnh đất nước từ những bài thơ thời

sự mang tính dụ ngôn Chẳng hạn các bài thơ như Con đỉa, Tâm sự của người

máy… Bài thơ Con đỉa tôi đã chớm thai nghén ý tưởng từ những chuyến viễn

du ra Bắc, tiếp xúc với các giới thân hào nhân sĩ trí thức ngoài đó, để rồi thấy rằng dòng sông Bến Hải oan nghiệt hơn cả một cuộc chiến tranh ba mươi năm Sự đứt khúc tạo nên hai chủ nghĩa xuất phát ngược chiều nhau không dễ

gì hàn gắn chỉ trong vài thế hệ”:

Thế giới đứt làm đôi Như đứt đôi con đỉa Mỗi con lớn lên không hề ngắm nghía Phía phần đuôi đau nhức của mình

Chất "tranh đấu" trong thơ Bùi Chí Vinh ngày nay không còn là sự tìm kiếm hòa bình, thống nhất cho một quê hương nữa mà là cho nhân phẩm và giá trị nhân bản của toàn xã hội, và ở mọi nơi nơi Không dừng lại ở sự thống nhất cho địa dư xứ sở một thời, anh còn muốn tìm tới sự liền lạc mãi mãi giữa

mọi tâm hồn người trong những câu thơ tưởng chừng đơn giản ấy

Bùi Chí Vinh còn muốn đi sâu, phát hiện những vấn đề nhức nhối của

xã hội, bộc lộ những khía cạnh bi đát của cuộc sống đương đại Anh nhớ lại:

“Sau một đêm nhậu đã đời, chúng tôi đã đi lang thang trên đường phố chỉ toàn

xe đò chạy bằng than, nhìn thấy những chiếc xích lô kiếp ngựa thồ mà phu xe

Trang 37

toàn là cựu chiến binh bộ đội lẫn quân đội chế độ cũ, chúng tôi tiếp tục nhìn thấy những giọt lệ ứa ra từ các mệnh phụ phu nhân, các tiểu thư nghèo khổ

phải “đứng đường” đón khách kiếm tiền độ nhật” Anh chất vấn tìm căn nguyên, lối thoát:

Trong mắt ta cái dằm là

Nên trong em, cái cột nhà thì như

(Cái dằm) Anh gào lên giữa một xã hội mà tuổi trẻ không dám yêu nhau, sẵn sàng

vì địa vị mà sống giả dối với nhau theo kiểu:

Em ơi dang ra cho anh làm cách mạng

Nhích lại gần anh là mất Đoàn, mất Đảng

(Lộ bản chất) Rồi cả sự thật:

Khi anh dùng văn chương làm yến tiệc triều nghi

Em lấy cái lưỡi đong từng lon gạo chạy Khi anh đổ bia lên đầu những tên thừa tướng, thái sư bằng giấy

Em chắt sữa tươi đi đóng thuế riêng mình

(Vợ)

Trong bài Gác kiếm ở Bình Dương, tâm trạng của một người có tài

không thực thi được tài năng và hoài bão của mình được khắc hoạ rõ nét trong những câu thơ cuối bài càng làm tăng tính chất nghiệt ngã của số mệnh tài tử trong đại dương cuộc đời của Bùi Chí Vinh:

Văn như thánh Quát cũng chìm Thà làm viên sỏi nằm im đáy hồ

Thà làm một chữ trong thơ Đợi trang giấy đẹp bất ngờ ta reo

Tấm lòng dằn vặt trăn trở và tình cảm sâu sắc ấy ắt không bao giờ là của một con người xu thời, phản trắc và không phẩm hạnh Cuộc đời đã run

Trang 38

rủi và đưa anh trôi dạt dẫu đến đâu, và dẫu thế nào đi nữa, thì trong thơ ca,

vẫn chứa chan những tình cảm chân thành, nồng nàn, sâu sắc…

Có thể nói, mảng thơ với đời của Bùi Chí Vinh là mảng thơ thuộc kiểu

nhà thơ trữ tình công dân có từ trước đó trong văn học với nhiều thế hệ và nhiều vị thế phát ngôn khác nhau Nhưng tựu trung lại, đó là tiếng nói chiêm nghiệm của một người đi ra từ cuộc chiến, chứng kiến bao đổi thay của thời cuộc, bao sự đời “bãi biển nương dâu”, con người tồn tại trong cuộc đời này không chỉ là một cá thể mà còn như một “sinh thể chính trị” trong lòng một quốc gia với những vấn đề quan tâm chung của cả một cộng đồng, nên không chỉ riêng thơ trữ tình công dân của Bùi Chí Vinh mà thơ của cả những người sáng tác khác cũng sẽ tồn tại lâu dài như một bộ phận của nền thơ dân tộc, bởi

vì, như Nguyễn Đình Thi nói, đại ý: làm thơ là đang sống, không phải chỉ

nhìn lại sự sống Bùi Chí Vinh đã “viết như là sống” bằng tâm thế của một

con người đã trải qua bao thăng trầm cuộc đời

2.1.3 Thơ với độc giả

Quan niệm không tạo ra tài năng nhưng có khả năng làm nảy sinh phong cách Có lẽ Bùi Chí Vinh đã quan niệm thơ ca của mình là để trải lòng với đời, với thời cuộc nên những đối tượng hướng đến của anh rất gần gũi, thân quen, có thể nhận diện được họ trong “cuộc trăm năm” này Vì thế, những đề tài, chủ đề mà anh hướng đến cũng là những vấn đề thân thuộc, giản đơn trong cuộc sống

Bùi đã từng dõng dạc tuyên bố: “Tôi là một thằng thi sĩ gần như trung tâm và chủ lực đọc thơ trong bàn nhậu trước đủ dạng quần hùng, trong đó có cán bộ lãnh đạo lẫn nhân dân đủ kiểu Gặp người tri âm hoặc kẻ tâm đầu ý hợp về thơ, tôi sẵn sàng chép tay bài thơ vừa đọc mà họ ưa thích Qua truyền khẩu, họ có thể thuộc lòng bằng trí nhớ hoặc bằng bản chép tay” Chính vì vậy, thơ anh dường như thể hiện cái nhìn dân chủ, thân thiện với lớp độc giả

Trang 39

bình dân Độc giả có thể sánh đôi, bá vai bá cổ nhà thơ Giữa nhà thơ và độc giả không còn khoảng cách

Cái nhìn dân chủ, bình đẳng với những “đồng nghiệp” được thể hiện

trong Ve chai hành:

Gặp nhau không cần coi lịch ngày

Ai đội mũ rơm, chân mang hài Lại đây cùng uống quốc doanh tửu Gặm đậu phộng rang mà nghe say

Độc giả của Bùi Chí Vinh còn là những người bạn thân thiết Anh kể:

“Tôi có dịp giao du với những họa sĩ, điêu khắc gia vừa có tài năng vừa hào

khí ngất trời trong… bàn rượu, đủ để làm được bài thơ Hoạ hành (sau này đổi tên là Thơ hội họa in trong tập Thơ đời) Đó là các họa sĩ từng vẽ chân dung

tôi mà tôi còn lưu giữ như Nguyễn Trung, Nguyễn Trọng Khôi, Khánh Trường, Vi Vi Võ Hùng Kiệt Đó còn là các bậc đàn anh tên tuổi khác như Hiếu Đệ, Rừng, Nguyên Khai, Hồ Thành Đức, Hồ Hữu Thủ, Trịnh Thanh Tùng…” Bài thơ có đoạn thật hào sảng:

Mỗi tên cầm cọ dăm người mẫu Chữ mẫu nghe đâu giống mẹ hiền Các em làm mẫu, ta làm phụ Phụ mẫu kề nhau dễ đảo điên

Và những câu thơ cách nay hơn 30 năm của Bùi Chí Vinh như:

Chúng ta không tồi tệ Nhưng đời đầy vết thương Yêu nhau thường dọc đường

Xa nhau trong quán trọ Loài người như bầy thỏ Ngơ ngác giữa khu rừng

Dù biết kẻ đi săn

Trang 40

Mỗi ngày giương cung bắn

(Em và Paris) Những câu thơ này là thơ viết cho lớp độc giả bình dân lao động, dễ đọc dễ hiểu, chứ không phải là những câu thơ bác học, đầy những ước lệ khó hiểu xưa kia Sáng tác như vậy là anh sáng tác cho nhân dân, đứng về phía nhân dân, về phía độc giả bình dân mà không hề có một động thái nào như kiểu lôi kéo Bùi Chí Vinh cũng cùng suy nghĩ như Phùng Quán trong bài

Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe:

Thì thơ không thể khác Dân máu lệ khốn cùng Thơ chết áo đắp mặt

Và anh cũng cùng chung suy nghĩ với Ngô Minh trong bài tham luận ở Đại hội Nhà văn lần VIII (tháng 8 năm 2010): “Muốn có tác phẩm hay nhà văn phải có tài, có tâm với nhân dân, có chính kiến mạnh và có bản lĩnh vững vàng, không run sợ trước bất cứ thế lực nào, mới đủ tâm lực để có những tác phẩm văn chương đích thực Tình hình đất nước, xã hội bức xúc hiện nay là thời cơ vàng để các nhà văn viết được những tác phẩm để đời Chúng ta không làm văn chương cho một thế hệ, cho một nhóm người Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử làm văn chương vì Con người Việt Nam muôn đời Cứ lặng lẽ viết, lặng lẽ bày tỏ chính kiến của mình, không in lúc này thì sẽ in lúc khác

Bây giờ thời đại Internet, điều kiện để công bố tác phẩm rất rộng mở”

2.2 Đề tài, chủ đề thơ Bùi Chí Vinh

Người ta thường nói: thơ là tiếng lòng – một tiếng lòng chất chứa nhiều rung cảm Với Bùi Chí Vinh, tiếng lòng ấy là cả một phức điệu những cảm xúc đan xen Tâm hồn của thi sĩ ấy vừa dữ dội, ồn ào nhưng cũng lắm nhạy cảm, lắng đọng Điều đó thể hiện qua các mảng đề tài anh viết Trong hành

Ngày đăng: 16/12/2015, 11:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Adler, “Nhà thơ - người thợ lành nghề hay nhà tiên tri”, http://www.chungta.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thơ - người thợ lành nghề hay nhà tiên tri”
2. Admin, “Loại tác phẩm trữ tình”, http://nguvan.sky.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Loại tác phẩm trữ tình”
3. Trịnh Xuân An (1971), Thời đại mới, văn học mới, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời đại mới, văn học mới
Tác giả: Trịnh Xuân An
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1971
4. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt tự điển, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt tự điển
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2005
5. Nguyễn Kim Anh, Vũ Ngọc, Hà Thanh Vân, Hoàng Tùng (nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu, 2002), Văn thơ nữ Nam Bộ thế kỉ XX, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn thơ nữ Nam Bộ thế kỉ XX
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
6. Vũ Tuấn Anh (1998), “Đôi nét về quy luật vận động thơ Việt Nam hiện đại”, 50 năm văn học sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi nét về quy luật vận động thơ Việt Nam hiện đại”, "50 năm văn học sau Cách mạng tháng Tám
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
7. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001
8. Lại Nguyên Ân (biên soạn, 1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
9. Mikhail Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Mikhail Bakhtin
Năm: 1992
10. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc trong thơ ca hiện đại
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1998
11. S.Barnet, W. Burto (1992), Nhập môn văn học, Hoàng Ngọc Hiến dịch, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn văn học
Tác giả: S.Barnet, W. Burto
Năm: 1992
12. Phạm Quốc Ca (2002), Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975- 2000, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975- 2000
Tác giả: Phạm Quốc Ca
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2002
13. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1987
14. Huy Cận, Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, tái bản lần 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca
Tác giả: Huy Cận, Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
15. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ học Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
16. Nguyễn Huệ Chi (1976), “Từ nghĩa rộng đến nghĩa hẹp hai chữ văn học trong quá khứ”, Tạp chí Văn học, (5), tr. 14-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ nghĩa rộng đến nghĩa hẹp hai chữ "văn học" trong quá khứ”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1976
17. Jean Cohen (1998), “Thơ và nghiên cứu thơ”, Đỗ Lai Thúy dịch, Văn học nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và nghiên cứu thơ”, Đỗ Lai Thúy dịch
Tác giả: Jean Cohen
Năm: 1998
18. Nguyễn Văn Dân (1998), Lý luận văn học so sánh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1998
19. Joseph Duemer (2003), “Thơ Việt Nam nhìn từ bên ngoài”, H.H dịch, Lao động, (Tết Quý Mùi), tr. 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam nhìn từ bên ngoài”, H.H dịch, "Lao động
Tác giả: Joseph Duemer
Năm: 2003
20. Trương Đăng Dung (2003), “Phương thức tồn tại của tác phẩm văn học”, Văn học nước ngoài, (4), tr 38-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương thức tồn tại của tác phẩm văn học”," Văn học nước ngoài
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w