Đôi nét về tiểu sử và hành trình thơ

Một phần của tài liệu luận văn đặc sắc nghệ thuật thơ bùi chí vinh (Trang 23 - 26)

Chương 1. THƠ BÙI CHÍ VINH TRONG BỐI CẢNH THƠ TRẺ VIỆT

1.2. Sự xuất hiện của Bùi Chí Vinh

1.2.1. Đôi nét về tiểu sử và hành trình thơ

Nhà thơ Bùi Chí Vinh sinh ngày 23 tháng10 năm 1954 tại Sài Gòn.

Anh từng tâm sự trong hồi kí của mình: “Tôi là một đứa trẻ mồ côi cha từ năm 17 tuổi (cha tôi chết năm 1971 vì những vết thương do bị tra tấn trong nhà tù khi hoạt động cách mạng)”. Tuổi thơ anh sống với mẹ, từng khoác áo lính và thuộc lớp nhà thơ thứ nhất bước ra từ cuộc chiến của dân tộc, anh gói ghém tâm tư đặt hết vào trang viết của mình. Sáng tác của anh hầu hết nằm ở thời kì sau 1975 nên được xếp vào loại thơ trẻ. Anh là tác giả của hàng loạt bài thơ ứng khẩu được yêu thích.

Bùi Chí Vinh sinh trưởng tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong sự lật trở nhiều bề của thời kì hậu chiến đầy phức tạp, anh đã nhận thức sâu sắc về sự tồn tại của các giá trị: không thể sống thiếu các giá trị vĩnh cửu của nền văn hóa truyền thống và cũng không thể chỉ sống bằng những giá trị tức thời. Để giữ được bản sắc riêng trước những xô đẩy của hoàn cảnh mới, Bùi Chí Vinh đã không ngần ngại lăn vào nhiều công việc khác nhau – cả những việc của thơ và những việc dường như chẳng liên quan gì đến thơ.

Những sáng tác đoạt giải của anh chưa phải đã “tầm cỡ”, nhưng nó chứng tỏ khả năng của anh khi đến với văn chương. Một số giải thưởng đã đưa tên tuổi Bùi Chí Vinh đến với độc giả. Năm 15 tuổi, Bùi Chí Vinh đoạt giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Viết trên quê hương điêu tàn của nhật báo Tin Sáng. Năm 23 tuổi, anh nhận giải Giải thưởng văn học Thành phố Hồ Chí Minh năm 1976 - 1977 với tập thơ Hạnh phúc có thật. Sau đó là giải đặc biệt của lực lượng Thanh niên xung phong với kịch thơ Thành Taberd. Bài thơ

Blao của anh được giải thưởng Thơ hay báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Tiểu thuyết Tóc tiên được độc giả báo Mực Tím bầu chọn là truyện ngắn hay nhất năm 1991. Bộ truyện phiêu lưu mạo hiểm thiếu niên Năm Sài Gòn (gồm 40 tập) được tặng thưởng đặc biệt của nhà xuất bản Kim Đồng.

Bùi Chí Vinh đã xuất bản Thơ Tình Bùi Chí Vinh (tái bản nhiều lần) và một loạt tiểu thuyết: Yểu điệu thục nữ, Tóc tiên, Cỏ ven đường, Luật nhân quả, Tiểu thƣ, Anh hùng tứ xứ, Ba trong một được độc giả đón chào nồng nhiệt. Anh cũng là tác giả bộ truyện tranh màu Hải đại bàng (gồm 15 tập) và phóng tác bộ truyện Tứ quái TTKG (gồm 70 tập) của nhà văn Stefan Wolf người Đức. Trong trang bìa tập Thơ tình (cũng như Thơ đời), Bùi Chí Vinh công bố tên các tác phẩm sẽ xuất bản là: Thơ Đạo Bùi Chí Vinh; Thơ Quậy Bùi Chí Vinh; Kịch thơ Thành Taber.

Bùi Chí Vinh “bao sân” nhiều thể loại, song có điều, với nhiều độc giả, trước tiên anh vẫn là một nhà thơ, một nhà thơ độc đáo khiến người này yêu mến hết lòng, người khác thẳng tay cự tuyệt. “Đến với thơ anh, ta như được sánh đôi với gã “ba trợn” Lệnh Hồ Xung trong “Tiếu ngạo giang hồ”. Có lúc lại như đang sống trong buổi man sơ của châu Mỹ với những gã lãng tử đang dạo chơi trên những cánh đồng thơ đầy cỏ dại với xương rồng” [105, 6].

Tiềm năng và tài nghệ của Bùi thi sĩ còn thể hiện qua tâm sự sau đây của anh: “Thuở ấy Hồ Nguyễn phụ trách tờ Long An Bóng đá và tờ Long An Cuối tuần rất ưu ái tài nghệ làm thơ đa hệ và hoàn cảnh bi đát của tôi bèn đề nghị cứ mỗi số báo ra tôi phải có một bài thơ về thể thao hoặc trào phúng hài hước. Nhờ vậy tôi đã chế tạo thêm một trường phái mới về thơ là Thơ bóng đá với hơn 300 bài thơ đã đăng báo kể từ 1978 đến nay. Hơn 300 bài thơ trên đã được nhà báo Huy Vĩnh công nhận như một thứ kỷ lục Việt Nam trong cuốn Guiness Thể thao do anh là tác giả. Những bài thơ thành một loại biên niên sử ghi chép các giải World Cup, Euro lẫn các giải vô địch Việt Nam mà sau này nếu có dịp tôi sẽ in ra”.

Về quan điểm nghệ thuật, anh khẳng định: “Theo tôi, sự tiên tri và cảnh báo những bi kịch của thời đại không chỉ dành độc quyền cho cá nhân tôi mà là tài sản tinh thần chung của các thi sĩ có tài năng bẩm sinh, từng trải vốn sống và chịu sự vùi dập sóng gió của định mệnh. Vấn đề là kẻ nào “dám ăn dám nói, dám viết đầu tiên”. Những kẻ đi tiền phong trong lãnh vực thơ tiên tri đều có sứ mạng thiêng liêng như các thánh tông đồ trong Thiên Chúa Giáo hoặc các hành giả trong Phật Giáo. Họ có thể tử đạo vì thơ của mình nhưng tên tuổi họ mãi mãi bất tử trong lòng quần chúng”.

Có thể nhìn chung diện mạo thơ anh qua bài thơ tự bạch sau:

BÌNH CHÍ VUI

Bùi Chí Vinh, Bình Chí Vui”

Không bình chí, chắc tiếng cười mất tiêu Chí trong bình, chí mốc meo

Chui ra bình, chí mới nhiều nhục vinh Bùi làm thiên hạ giật mình Sờ ngay “cái đó” kẻo em mếch lòng

“Bùi như lạc” nhậu sướng không?

“Trần nhƣ nhộng” Bùi tồng ngồng đái chơi Bất bình nên chí chƣa vui

Các em nên gọi ông Bùi Chí Vinh.

Cũng cần nói thêm rằng, nhà thơ Bùi Chí Vinh hiện là một trong những trường hợp cá biệt của làng văn nghệ, khi không ăn lương ở bất cứ cơ quan nhà nước nào mà vẫn sống bình thản. Anh sống bằng nghề cầm bút thuần túy, nhưng không phải nhờ thơ mà nhờ truyện. Mảng truyện chính là mảng cơm áo gạo tiền, nguồn thu nhập duy nhất của cả gia đình anh. Bùi Chí Vinh là một trong những cây bút rất có duyên với thiếu nhi, đã xuất bản 40 tập truyện Năm Sài Gòn, 14 tập Sài Gòn tứ kiệt, 15 tập Hải đại bàng, phóng tác 70 tập truyện thiếu nhi Tứ quái TKKG,… Ngoài ra, anh còn xuất bản nhiều tập tiểu thuyết

và kịch bản phim, đặc biệt là serie phim ma hợp tác với hãng phim của Nguyễn Chánh Tín. Một thành quả đáng nể của một con người ham chơi nhưng cũng hết sức cần mẫn trong lao động nghệ thuật, một con người đầy chất giang hồ Nam Bộ nhưng có tấm lòng nhân hậu, từng lăn lóc mưu sinh để tồn tại bằng nhiều nghề lương thiện khác nhau: khuân vác, đạp xích lô, phu xe, đi bộ đội và cả làm báo, đóng phim… như lời “tự thú” của chính anh:

“Khi bị đẩy đến chân tường, tôi như một lò xo nén, bật ra và biết thu vào bằng ngòi bút sinh kế và sáng tạo của mình”.

Khi nhắc đến Bùi Chí Vinh trước hết là nhắc đến một thi sĩ, một thi sĩ bẩm sinh. Tuy nhiên, trong khi đã có đến hàng trăm tập văn xuôi và kịch bản phim của Bùi Chí Vinh ra mắt thì đến nay anh chỉ mới in hai tập thơ riêng là Thơ tìnhThơ đời. Anh đang rụch rịch muốn cho ra đời Thơ đạo, Thơ bóng đá,… Nghĩa là tài-sản-thơ chưa chính thức công bố của anh còn “giàu sụ”!

Dù có nhiều tranh luận khác nhau, nhưng Bùi Chí Vinh thực sự là một hiện tượng độc đáo của nền thi ca Việt Nam cuối thế kỷ XX và sức sáng tạo của anh còn vắt sang thế kỷ XXI. Thơ cũng giống như cuộc đời thật của Bùi Chí Vinh: mạnh mẽ, ngang tàng, phóng túng, bụi bặm và cũng đầy những trắc ẩn về thân phận con người, về xã hội, về đất nước. Một phong cách thơ riêng biệt. Một quái kiệt giữa đời thường.

Một phần của tài liệu luận văn đặc sắc nghệ thuật thơ bùi chí vinh (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)