Chương 3. ĐẶC SẮC THƠ BÙI CHÍ VINH TRONG NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC NGÔN TỪ
3.1. Sự lựa chọn thể loại và nghệ thuật tổ chức bài thơ
3.1.1. Sự lựa chọn thể loại
Sự phát triển, đổi mới nội dung, cảm xúc, giọng điệu... kéo theo sự đổi mới về thể loại thơ. Các thể thơ 4 tiếng (trước đây là những bài vè), 5 tiếng (trước đây là ngũ ngôn), 6 tiếng (lục ngôn, thỉnh thoảng được sử dụng trong Bạch Vân thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm), 7 tiếng (gọi là thất ngôn), 8 tiếng (là ca trù biến thành, ra đời trước 1936, nghĩa là trước khi ông Thao Thao đề xướng; yêu vận mất, phần nhiều vần liên châu), lục bát... vẫn được Bùi Chí Vinh sử dụng song không còn giữ nguyên niêm luật, nhịp điệu chặt chẽ như trước mà có sự cách tân, sáng tạo phù hợp với nội dung cảm xúc. Cùng với thể tự do, Bùi Chí Vinh đã tạo ra một phong cách thơ riêng, tuy không đặc sắc, “lạ hóa” hay táo bạo nhưng cũng đủ để chuyển tải ý tưởng và nội dung.
Sau đây là hai bảng thống kê tỉ lệ về thể loại thơ được Bùi Chí Vinh lựa chọn sáng tác trong hai tập Thơ tình và Thơ đời:
Bảng thống kê tỉ lệ các thể loại thơ trong tập Thơ tình Thể
thơ
4 tiếng 5 tiếng 6 tiếng 7 tiếng 8 tiếng Tự do và hợp thể
Lục bát Tổng cộng
Số bài 1 11 5 27 12 32 22 110
Tỉ lệ (%)
0.9 10.0 4.5 24.6 10.9 29.1 20.0 100,0
Bảng thống kê tỉ lệ các thể loại thơ trong tập Thơ đời Thể
thơ
4 tiếng 5 tiếng 6 tiếng 7 tiếng 8 tiếng Tự do và hợp
thể
Lục bát
Tổng cộng
Số bài 1 4 1 22 6 18 8 60
Tỉ lệ (%)
1.7 6.7 1.7 36.6 10.0 30.0 13.3 100.0
Hai tập thơ của anh tổng cộng có 170 bài, nhưng có hai bài trùng lặp (đều hiện diện trong cả hai tập), đó là bài Cây dương ốm (thơ 8 tiếng) và bài Đêm Mo-na Li-sa (thơ tự do). Như vậy, khi khảo sát, những tỉ lệ xác suất chúng tôi dựa trên số lượng tổng cộng là 168 bài.
Bảng thống kê tổng hợp tỉ lệ các thể loại thơ trong cả hai tập thơ:
Thể thơ
4 tiếng 5 tiếng 6 tiếng 7 tiếng 8 tiếng Tự do và hợp
thể
Lục bát
Tổng cộng
Số bài 2 15 6 49 17 49 30 168
Tỉ lệ (%)
1.2 8.9 3.6 29.2 10.1 29.2 17.8 100.0
Qua bảng thống kê tổng hợp trên, ta thấy Bùi Chí Vinh sử dụng nhiều nhất là thơ tự do - hợp thể và thơ 7 tiếng với tỉ lệ tương đương; thơ lục bát chiếm vị trí thứ ba. Thể thơ tám tiếng vốn là đặc trưng của Thơ mới thì đến thơ đương đại vẫn được nhà thơ sử dụng nhiều. Thể loại thơ bốn tiếng được sử dụng với tỉ lệ khiêm tốn (hai bài cho cả hai tập, bài Chuyện trong rừng và bài Ghẹo Phạm Thiên Thƣ). Bùi Chí Vinh không sử dụng nhiều thể loại này.
Điều này khu biệt phong cách nghệ thuật của Bùi Chí Vinh với các nhà thơ cùng thời, đó là một phong cách thơ vừa mang những nét đặc trưng của thi ca hiện đại - vừa truyền thống, lại vừa bộc lộ cá tính dân dã, dung dị nhưng gân guốc của con người Bùi Chí Vinh.
3.1.1.1. Thơ tự do
Thuật ngữ thơ tự do ít được nhắc đến trong thời kỳ hình thành và phát triển của phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 - 1945, mặc dù khi ấy đã xuất hiện các bài thơ làm theo thể loại này. Có thể kể đến bài Tình già của Phan Khôi hay xuất sắc hơn thì có Tiếng trúc tuyệt vời của Thế Lữ, Xuân về của
Lưu Trọng Lư, Mùa đông của Nam Trân và một số bài thơ của các nhà thơ khác. Trong bài Tiếng trúc tuyệt vời , Thế Lữ đã vận dụng những âm điệu và tiết tấu đặc biệt, những câu thơ dài ngắn xen lẫn để nâng nhạc điệu câu thơ lên, khi bay bổng, khi tha thiết dìu dặt, gợi ra một không gian mùa thu xa vắng, mơ màng, rất giống “tiếng trúc tuyệt vời”:
Tiếng địch thổi đâu đây Cớ sao nghe réo rắt
Lơ lửng cao đƣa tận lƣng trời xanh ngắt Mây bay… gió quyến mây bay
Tiếng vi vút nhƣ khuyên van nhƣ dìu dặt Nhƣ hắt hiu cùng hơi gió heo may
Ánh chiều thu Lướt mặt hồ thu
Sương hồng lam nhẹ lan trên sóng biếc Rặng lau già xao xác tiếng reo khô
Như khua động nỗi nhớ nhung thương tiếc Trong lòng người đứng bên hồ
Những câu thơ dẫn ra ở trên là những câu thơ tự do. Nhà thơ đã phô diễn nhạc điệu và hình thái của câu thơ cho phù hợp với tính chất của đối tượng miêu tả nên những qui tắc cách luật cố định đã bị phá vỡ. Như vậy, nói dễ hiểu hơn thì thơ tự do là một thể thơ ít bị ràng buộc về mặt vần điệu, về sự hạn định câu từ, là nơi dung chứa vừa vặn những tứ thơ bay bổng mà đôi khi những thể loại khác chưa làm được. Hiện thực phong phú của đời sống sau giải phóng đã tạo điều kiện cho thơ tự do phát triển và đi đến đỉnh cao. Càng về sau, các nhà thơ hiện đại thường sử dụng thể thơ này để phô diễn tất cả những ngóc ngách, mạch nguồn cảm xúc.
Thơ Bùi Chí Vinh, một mảnh đất màu mỡ cho hình thức thơ tự do và hợp thể, bởi mỗi nhà văn, nhà thơ đều có một thế giới tinh thần riêng với
những đề tài, chủ đề, cách cấu tứ, những mô-típ sáng tạo riêng biệt. Dấu ấn của sự sáng tạo chủ quan thể hiện ở những phát hiện và nhấn mạnh trong đối tượng khách quan, yếu tố nào là quan trọng và phù hợp với trạng thái tâm hồn và năng lực diễn tả của mình. Đọc thơ tự do của anh là giao cảm với một lối thơ không định hình trước hình thức. Hình thức tự nó tìm đến tuỳ độ chín của cảm xúc và những biến đổi tinh vi của các sắc thái tâm trạng. Đến với thơ tự do Bùi Chí Vinh, ta bắt gặp những phút giây thăng hoa của chủ thể sáng tạo trước hiện thực được nói đến. Thơ tự do của anh đem đến cái mới trong thơ, một cái mới hình thành từ nội lực nhà thơ trải nghiệm cùng thế sự, thời cuộc.
Trong cả hai tập thơ của Bùi Chí Vinh, có 49 bài thơ (tỉ lệ 29.2 % trong tổng số 168 bài) anh sử dụng thể thơ tự do. Đây là thể loại thơ mà anh vận dụng để sáng tác nhiều nhất. Nếu như ở những thể thơ khác, thơ anh ít có sự biến động về hình thức và tâm trạng thể hiện, thì, với thể tự do, về hình thức có những câu dài ngắn khác nhau, về tâm trạng cũng phức tạp và ngổn ngang.
Bàn về thơ, Viên Mai khẳng định: “Thơ nên đạm, không nên nồng, nhưng là cái đạm sau khi đã nồng”. Thơ Bùi Chí Vinh cũng như thế, càng ngày thơ anh càng gần đời thường hơn. Cảm xúc thơ bắt nguồn từ cuộc sống, không xa lạ, không màu mè, bóng bẩy mà thực sự là thơ.
Đó là một tình yêu được giãi bày rất tự nhiên:
Vì anh là con cháu Adam, các em là con cháu Eva Eva có khi là tiểu thƣ, có khi là nội trợ
Có khi lỡ yêu nhau ở một thời kì trái đất hơn bốn tỉ người theo điều tra dân số Nên anh hóa thành xấp hộ khẩu bỏ không
Mà các em có thể ghi tên tạm trú lúc xiêu lòng.
(Điểm danh)
Niềm vui, nỗi buồn trong cõi nhân sinh đều được anh thể hiện thành thơ. Những trải nghiệm trong cuộc đời thật vô giá sau những chặng đường,
anh đã lắng nghe thanh âm cuộc sống, tiếng gọi tha thiết của tình người trước hiện thực:
Tôi mang cơn đói về nhà
Các em tôi đứng chờ với cái bụng lò xo Đôi mắt các em tôi chảy nước miếng
Giá tôi biến đƣợc thành cục thịt bò màu tím Đƣợc ram cẩn thận ở nhà hàng Lê Lai…
(Đói)
Nếu để ý, ta bắt gặp cách xưng hô anh – em, ta – các em. Trong thơ Bùi Chí Vinh, lối xưng hô này giúp tác giả bộc bạch lòng mình một cách tự nhiên nhất trong những hoàn cảnh khác nhau.
Với thơ tự do, Bùi Chí Vinh viết mà như đang kể chuyện. Thơ anh bao giờ cũng có chuyện, và anh thường là nhân vật trữ tình, nhân vật trung tâm.
Cốt cách và tâm tình của tác giả được gửi gắm qua nhân vật trữ tình:
…Tất nhiên đây không phải là lần đầu
Anh đã cư xử với em như một người phàm tục Dù thân thể anh không có gì xuất sắc
Trán không triết học giống Ăng-ghen, đầu không đƣợc hói giống Lê-nin Sự dũng cảm của anh có khi làm ngứa mắt Pa- ven
Đôi khi anh “mát” làm buồn lòng Các-mác.
(Lộ bản chất)
Một điểm nữa là với Bùi Chí Vinh, anh không cầu kì, “lạ hóa” câu thơ tự do bằng cách xáo trộn trật tự từ ngữ, cú pháp hoặc bằng những mĩ từ luyến láy, sáo rỗng; hoặc cắt xén làm què cụt câu thơ mà ngược lại, câu thơ Bùi Chí Vinh như câu nói thông thường, mộc mạc và bình dị:
…Hãy ngủ thật thanh bình, đừng mộng mị khổ tâm Thơ chẳng vô dụng như đường gươm nhát kiếm
Xưa Trương Chi xấu như ma còn làm Mị Nương chết điếng Huống chi ta ngày nay đâu đến nỗi nào.
(Trước những dòng sông) Có khi anh đưa ra một kết luận:
…Chúng ta sống độc thân, điều này bất biến Không tòa án li hôn, không xô xát gia đình
Chủ nhân tạm thời của chúng ta: loài người nham hiểm Lí sự nhiều mà thật hiếm văn minh
(Tâm sự của người máy)
Để làm được những câu thơ, bài thơ như vậy, thi sĩ phải chịu lắm vất vả, gian nan, phải vắt kiệt mình cho một tình yêu, hay nỗi bất hạnh nào đó.
Nhà phê bình Hoài Thanh và sau đó là Trần Đình Sử đã từng nhận định: trong thơ Việt Nam hiện đại có xu hướng “xâm lăng” của văn xuôi và ngôn ngữ thơ chuyển từ “điệu ngâm” sang “điệu nói”. Bùi Chí Vinh “hiểu luật” nên anh cho phép mình thử nghiệm trong sự hòa điệu giữa nội dung và hình thức. Ngắn gọn, tự nhiên, cô đúc, anh đã đưa yếu tố lời nói vào thơ, khiến cho câu thơ của anh mang tính chất của lời nói, của văn xuôi.
Câu thơ tự do của Bùi Chí Vinh có khi được khuôn vào các khổ, có khi không, tạo ấn tượng mạnh nơi người đọc. Số câu trong một khổ của thơ anh thường không cố định: 1 câu (Vợ ); 2 câu (Đói, A-li-ba-ba); 3 câu (Mở); 4 câu (Ngó lại tiền nhân, Con đỉa, Trước những dòng sông, Tên Cô-dắc - tên thổ phỉ, Cuộc hành trình, Hiền thê, Thằng nhóc, Ngày A-đam gặp E-va, Hoan hô Bra-zil, Anh và con đại thử, Em là ai và em ở đâu); 5 câu (Nỗi buồn của một siêu nhân tí hon, Viện bảo tàng, Sự cố đêm Noel (riêng bài này có 10 khổ, mỗi khổ đều 5 câu); 6 câu (Phản ứng sinh học, Cây trường sinh, Lu-i Mi- ghen - ca sĩ 13 tuổi); 7 câu (Tâm sự của người máy, Điều răn thứ 11; 8 câu (Lời chào năm Giáp Tí, Bàn về nhân tính; Cao và thấp, 9 câu (Đói liên tục, Tình chợ); 10 câu (Ngó lại tiền nhân, Gia huấn ca, Lời cầu hôn, Hãy gõ cửa
một người, Ngựa quen đường cũ, Đêm Mona Lisa (riêng bài này có 4 khổ, mỗi khổ 10 câu, còn khổ cuối có 4 câu) ; 11 câu (Mở); 12 câu (Đói, Hiện tượng Juna, Coi chừng, Điểm danh, Trái mít Bình Dương) ; 13 câu (Anh và em, Mẹ và ông Thánh đa nghi ; 14 câu (Mẹ và con); 21 câu (Cực kì đơn giản); 27 câu (Em hát); thậm chí, có bài thơ có khổ dài 58 câu (Lộ bản chất), hoặc cả bài dài 38 câu, không chia khổ (Tầm quan trọng của phụ nữ).
Những thống kê trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi nhà thơ chia khổ trong bài không theo một khuôn thước cố định nào (ví dụ như bài Tình chợ:
khổ 1 có 8 câu, khổ 2 có 18 câu, khổ 3 có 10 câu). Điều đặc biệt là những sáng tác có khổ thơ mà số lượng câu nhiều, thậm chí không chia khổ, là những sáng tác khi anh bàn về một việc gì đó, mang tính chất tự sự (Lu-i Mi- ghen - ca sĩ mười ba tuổi, Mẹ và con), giãi bày (Tầm quan trọng của phụ nữ, Lộ bản chất, Cuộc hành trình), hoặc nói về những vấn đề thời sự (Khi nghe tin cô gái thứ bảy trên thế giới chịu thí nghiệm sinh con mà không cần đàn ông, Tâm sự của người máy). Có thể khẳng định rằng khi nói đến những vấn đề thời cuộc, thế sự, anh dùng thể thơ này để nói được nhiều hơn, dễ dàng hơn. Có lẽ vì thơ tự do không có những qui tắc chặt chẽ như ở các thể thơ khác, và vì ở đó, cái tôi cá nhân được thể hiện một cách mạnh mẽ.
Về số chữ trong câu, hầu hết các bài thơ của anh là sự đan cài các câu dài ngắn không đều, có khi mỗi câu thơ chỉ có 1, 2 hoặc 3, 4 chữ. Có khi câu thơ đẩy tới 8, 9, 10, 12 chữ như một lời nói thông thường. Cũng có khi câu thơ lên tới 13, 16, 17, 18 chữ; cấu trúc cô đọng như một câu châm ngôn. Hình thức trong câu thơ tự do Bùi Chí Vinh là hình thức tương quan với một nội dung nhất định, để miêu tả thực tế khách quan một cách sinh động qua những rung động và cảm nghĩ của nhà thơ.
Trải theo dòng suy tư và mạch cảm xúc của nhà thơ, câu thơ có chỗ gân guốc nhưng cũng có chỗ hài hòa giữa nội dung và hình thức. Đặc biệt, trong thơ tự do Bùi Chí Vinh, người đọc hiếm khi thấy những dấu ngắt câu,
chấm câu trên từng câu thơ hay ở cuối dòng thơ. Chủ thể trữ tình – anh – đi một mạch từ đầu đến cuối bài thơ. Hình thức viết câu này khiến người đọc liên tưởng đến những bài thơ không có dấu chấm câu của Apollinaire như Vùng, Cầu Mirabeau, Hoàng hôn…
Đêm cứ về giờ cứ điểm
Tháng ngày đi anh vẫn còn đây Ngày qua rồi lại tuần qua Mà quá khứ
Và những cuộc tình không trở lại (Cầu Mirabeau)
Thống kê 50 bài thơ tự do của Bùi Chí Vinh, chỉ có 12/50 bài Bùi Chí Vinh sử dụng 6 lần dấu ba chấm, 8 lần sử dụng dấu chấm hỏi, 16 lần dấu chấm cảm để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình (như các bài Lời chào năm Giáp Tý, Hiện tƣợng Juna, Nỗi buồn của một siêu nhân tí hon…). Còn lại hầu hết nhà thơ đều sử dụng dấu chấm câu để kết thúc bài thơ.
Hình thức ngắt câu như thế rõ ràng đã tương hợp với ý đồ sáng tác của tác giả, là làm cho thơ nói đúng tiếng nói tư tưởng của thời đại và diễn tả đúng tâm hồn con người.
Về cách ngắt nhịp, thơ tự do anh ngắt nhịp rất đa dạng, không có bài thơ nào anh ngắt nhịp theo một kiểu cố định mà thường tùy thuộc vào nhịp điệu tâm hồn của nhà thơ.
Có khi anh ray rứt:
…Đi qua/ đèn đỏ/ đèn xanh Đi /để hiểu thế nào là thui thủi
Đi trong cảm giác của người đang săn đuổi Tự chạy quanh co trước đồ thị cuộc đời…
(Đi) Có khi anh hồ hởi lí giải:
Vì vậy/ anh yêu em
Nhƣ/ con trai/ yêu con gái Nhƣ/ con trống /yêu con mái Nhƣ /đàn ông/ yêu đàn bà
Nhƣ/ ngày xƣa đặt câu với chữ: thì,/ mà,/ là...
Sự tất nhiên/ của bài học vỡ lòng về văn phạm.
(Anh và em)
Trong thơ tự do Bùi Chí Vinh có hiện tượng vắt dòng:
…Bà ngoại tôi không biết phi thuyền không gian bay ở hướng nào Nhƣng biết khoai mì thiếu phân sẽ sƣợng
(Đói) Hay như:
Rồi hai đứa mình hóa thành lửa Nhƣ thần thoại Hy La
Sau này các sử gia
Muốn định nghĩa tình yêu phải tự hỏa thiêu để tìm ra chất liệu (Anh và em)
Nhưng tuyệt nhiên thơ anh không có hiện tượng ngắt câu theo hình thức bậc thang, như những câu thơ sau trong bài Đèo Cả của Hữu Loan (thời kháng chiến chống Pháp):
Tóc
râu
trùm
vai rộng
không nhận ra người làng…
…Sau mỗi lần thắng
những người trấn Đèo Cả về bên suối
đánh cờ người hái cam rừng
ăn nheo mắt Người vá áo
thiếu kim mài sắt người đập mảnh chai
vểnh cằm cạo râu suối mang bóng người
soi những
về
đâu?!
Điều này cho thấy một quy luật tất yếu của sự phát triển thơ ca là đã, đang và sẽ đi theo chiều hướng của thơ tự do. Bùi Chí Vinh không phải là người tiên phong, khơi nguồn, nhưng anh đã đi vào mạch vận động chính của thơ ca hiện đại.
Nói một chút về cách gieo vần trong thơ tự do. Thơ tự do có cách gieo vần không theo một qui luật bắt buộc nào. Nhưng không vì thế mà thơ tự do bị đánh đồng với lối viết tùy tiện, tựa hồ những đoạn văn xuôi chặt khúc.
Những qui luật làm nên thơ tự do là những qui luật nội tại, những định luật vô hình ràng buộc, chứ không phải là những qui định sẵn có và cụ thể như thơ Đường, thơ lục bát… Xuân Diệu, một trong những nhà thơ có những thành công nhất định về thơ tự do đã từng nhận định: “Thơ tự do là mình đặt kỉ luật cho mình, một kỉ luật linh động, tùy theo mỗi trường hợp, nhưng luôn luôn có