Chương 2. ĐẶC SẮC THƠ BÙI CHÍ VINH TRÊN PHƯƠNG DIỆN ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO
2.3. Cảm hứng thơ Bùi Chí Vinh
2.3.2. Đề cao một tình yêu không vụ lợi
“Cảm hứng đề cao một tình yêu không vụ lợi” ở đây là một cách nói ước lệ, dùng để xác định mạch cảm hứng sáng tác về tình yêu với tính cách là một tình yêu “thuần tuý”. Trong văn học chống Pháp, chống Mỹ, rất ít thấy những bài thơ tình đúng nghĩa, ngoại trừ một số trường hợp cá biệt, đồng thời ngoại trừ những sáng tác chỉ nằm im trong sổ tay cá nhân, không được công bố. Phổ biến là hiện tượng nói chuyện tình yêu để nói chuyện yêu nước, yêu nhân dân, yêu Đảng, yêu chế độ hoặc gài lồng chuyện tình yêu vào trong những chuyện lớn lao, hệ trọng của cộng đồng. Những giai cú của một thời chứng minh điều này: Anh yêu em như anh yêu đất nước,… Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời (Nhớ - Nguyễn Đình Thi); …trái tim anh đó/ Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ/ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều/ Phần cho thơ và phần để em yêu… (Bài ca mùa xuân 1961 - Tố Hữu); Em/ Anh ôm
em và ôm cả khẩu súng trường trên vai em (Chia tay trong đêm Hà Nội - Nguyễn Đình Thi); Anh sẽ sống đẹp những gì em chƣa kịp sống/ Sẽ yêu trọn những gì em chƣa kịp yêu… (Bài thơ về hạnh phúc – Dương Hương Ly)…
Từ sau 1975, với các nhà thơ trẻ, trong đó có Bùi Chí Vinh, tình yêu đã bắt đầu và phần nào được nhìn bằng con mắt khác. Tình yêu trước hết là tình yêu. Viết một bài thơ tình trước hết là để bày tỏ thứ tình cảm muôn thuở này của con người với đầy đủ cung bậc của nó. Chính bởi vậy, đọc tập Thơ tình của Bùi Chí Vinh, người đọc có thể cảm thấy hài lòng vì tính chất rất đời, rất dung dị của nó. Chỉ cần điểm qua tên của các bài thơ, ta đã thấy được một cách tư duy mới về tình yêu. Tình yêu hiện lên với tất cả những thứ vốn trước đây bị xem là vụn vặt (ai ngờ được chính điều đó làm nên sự hấp dẫn của tình yêu): Ngón út, Sự cố đêm Noel, Đằng sau những quầy đổi tiền, Sự lợi hại của con mắt, Mừng tuổi cái răng khểnh, Tỏ tình đứng, Ghẹo vợ tương lai, Thân cư thê, Trái mít Bình Dương, Em và việc làm, Anh và ngân hàng… Chính thái độ không cần nghiêm trang, nghiêm trọng hoá tình yêu của Bùi thi sĩ đã làm cho tình yêu hiện lên với vẻ mặt khả ái muôn đời của nó. Kể ra, ở một môi trường sáng tạo khác, cách làm thơ tình của Bùi Chí Vinh là quá đỗi bình thường.
Nhưng trong khí quyển văn chương bao nhiêu năm qua ở ta, cách làm ấy lại có ý nghĩa bứt phá, cách tân. Rõ ràng, trong trường hợp này, tình yêu là một đề tài đang được khám phá lại.
Bùi Chí Vinh nói về tình yêu từ tư cách của một kẻ rất mực đa tình - thấy đáng yêu thế là yêu, thế thôi. Chính bởi vậy, tình yêu trong thơ anh có khuôn mặt thật trong trẻo, thuần khiết, dù nó thường khi được miêu tả, bày tỏ bằng một thứ ngôn ngữ có vẻ bặm trợn, cà chớn (bặm trợn, cà chớn đâu mâu thuẫn với sự chân thành, vô tư?):
Bích ơi, Dung ơi, Thảo ơi Phương ạ, Giang ạ, Kim ạ
Các em có mặt nhƣ những điếu thuốc lá
Để vành môi anh thở ra sương mù
Các em trèo vào đời anh nhƣ những chiếc ghế đu Để đôi tay anh mở ra thành vườn trẻ
Các em xuất hiện bằng đủ mọi danh xƣng: đàn bà, cô bé Để đêm về anh đỏ mặt giống… con trai
Các em đặt vào ngực anh vô số lỗ tai Để thu hết tiếng trái tim đang đập
Hỡi các em: những-khúc-xương-sườn-cụt Chẳng hề hay tiểu sử Eva
(Điểm danh)
Ít ai như Bùi Chí Vinh, từ khởi đầu bài thơ cho đến kết thúc bài thơ, trong rất nhiều trường hợp, chỉ nói xoay quanh một chuyện thấy trước mắt, như không thèm đào sâu để làm bật ra một ý nghĩa nào đó. Theo một cách đọc nghiêm nghị, thơ ấy nhiều khi thật tào lao. Nhưng tào lao mà mua lấy được một ít phút sảng khoái của tâm hồn, điều đó chẳng có ý nghĩa hay sao? Bài Mừng tuổi cái răng khểnh đã được mở đầu có vẻ rất có “chuyện”:
Cô bé có cái răng khểnh Giấu đi định xài một mình Cái răng giống nhƣ bụi trúc Chia đều chỗ mọc mới xinh
Nhưng đi đến hết bài, câu chuyện cũng chỉ có “nhiêu”! Ai quen với thứ thơ hay nặn nọt ý nghĩa, sẽ cảm thấy chưng hửng. Nhưng bản sắc của thơ Bùi Chí Vinh chính là chỗ đó. Nhà thơ muốn vô tư, không áp đặt ý nghĩ lên ai, không ràng buộc ai hết cả.
Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng thơ Bùi Chí Vinh xa lạ với những tình cảm sâu sắc. Anh nói về tình yêu bằng tất cả sự trân trọng tự nhiên, và nỗi xót xa của anh vào một khi nào đó cũng đến rất mực tự nhiên. Tuy nói
Buồn gì đâu nhưng thực ra nỗi buồn của nhà thơ thật thấm thía khi thấy vẻ đẹp tự nhiên, thuần khiết của tình yêu bị xúc phạm bởi cuộc đời phàm tục:
Uống ly cà phê trong quán cóc Ngẩng đầu lên và ngó ra đường Các em thất tiết nhiều hơn trước
Bộ ngực nào cũng nhuốm phong sương.
Đọc thơ Bùi Chí Vinh, nhiều khi phải nhìn ra nỗi đau đó thì mới chia sẻ được với anh niềm ao ước này :
Nửa khuya ta tiễn em về Những-vì-sao-của-Đô-đê trở mình
Ban ngày dơ bụi nhân sinh Ban đêm tinh khiết mối tình của sao
Những vì sao cũng cứới nhau Sao Vua cởi áo long bào cầu hôn
Sao Cày không có hồi môn
Phải làm tý thiếp trong vườn Thần Nông
Những vì sao hoá vợ chồng Cho thơ ngàn tuổi vẫn trồng cây si.
(Những vì sao)
Có thể nói, qua thơ, Bùi Chí Vinh hiện lên như một hiệp sĩ bảo vệ tình yêu chân chính hay một thứ tình yêu không vụ lợi!